Từ khi phong trào nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp ở Bạc Liêu phát triển, diện tích nuôi tôm và sản lượng không ngừng nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề chất lượng tôm thịt trước khi thu hoạch ít được người nuôi quan tâm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng tôm thương phẩm trước khi thu hoạch
- Nâng cao chất lượng tôm thương phẩm trước khi thu hoạch
Nguồn: vietlinh.com.vn
Từ khi phong trào nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp ở Bạc Liêu
phát triển, diện tích nuôi tôm và sản lượng không ngừng nâng lên. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, vấn đề chất lượng tôm thịt trước khi thu hoạch ít được người nuôi quan
tâm. Tôm khi thu hoạch thường kém chất lượng do bị mất phụ bộ (mòn đuôi, cụt
râu) hay đóng rong, đen mang, dẫn đến giá thành sản phẩm của tôm giảm sút.
Những vấn đề trên phát sinh là do gần cuối vụ thu hoạch tôm nuôi, người nuôi
không quan tâm đến bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất cho tôm hay để cho môi
trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để khắc phục và hạn chế những vấn đề
trên, người nuôi tôm cần thực hiện một số cách làm sau:
Biện pháp phòng ngừa
Biện pháp phòng ngừa tối ưu nhất để có sản phẩm tôm thịt đạt giá trị cao
nhất thì cần phải giữ môi trường luôn luôn ổn định.
- Đối với tôm nuôi giai đoạn cuối vụ, bà con nên tăng cường chạy quạt để
tạo dòng nước gom chất thải, tạo ôxy cho tôm, đồng thời kích thích tôm hoạt động
nhiều hơn.
- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có hướng xử lý kịp thời.
- Sử dụng vi sinh định kỳ.
- Kiểm tra mẫu nước thường xuyên, từ đó có thể xác định được mật độ vi
khuẩn có hại trong ao để có hướng xử lý kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra tôm cũng như cho ăn hợp lý để tránh dư thừa thức
ăn trong ao vừa gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường. Mặt khác, không để
tôm thiếu thức ăn gây nên hiện tượng cắn lẫn nhau làm tổn thương các phụ bộ của
tôm.
- Một số biện pháp phòng trị
Đối với hiện tượng mòn râu, cục râu, mất phụ bộ (sâu đuôi)
Khi kiểm tra, tôm xuất hiện rất nhiều vết thương trên thân, phụ bộ bị mất
một phần hay mất hẳn, tôm bắt mồi kém, bơi lội mất phương hướng, sinh trưởng
và phát triển chậm. Nếu quá nặng tôm sẽ bị đục một phần thân và gây chết.
- Nguyên nhân: Do chất lượng thức ăn không đảm bảo, do thiếu thức ăn
làm cho tôm cắn nhau; nuôi tôm với mật độ quá dày.
Vào cuối vụ, lượng mùn bã hữu cơ tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn
có hại phát triển mạnh và tấn công các phụ bộ của tôm.
- Cách khắc phục: Nếu tôm thiếu thức ăn thì ta tiến hành bổ sung thêm thức
ăn cho vừa đủ. Thức ăn kém chất lượng thì phải đổi ngay thức ăn có chất lượng tốt
hơn.
Nếu tôm nuôi mật độ quá dày thì phải bố trí nuôi thưa. Nếu có điều kiện thì
thay nước và sử dụng chế phẩm sinh học với liều cao để làm sạch và ổn định môi
trường ao nuôi.
Nếu tôm do vi khuẩn tấn công ta tiến hành diệt khuẩn bằng một số loại hóa
chất như Iodin, BKC… Sau đó 2 ngày, cấy lại vi sinh liều cao để ổn định lại môi
trường ao nuôi, đồng thời trộn thêm vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề
kháng cho tôm. Tôm sẽ khỏi sau khi lột xác.
Hiện tượng đóng rong, đóng nhớt trên thân tôm
- Biểu hiện: tôm thường tấp mé, trên thân đóng một lớp nhớt có màu vàng.
Nếu nặng, tôm sẽ chuyển sang màu xanh hay nâu, làm cho tôm bơi lội chậm chạp,
mất phương hướng, bắt mồi kém. Bị bệnh này, tôm sinh trưởng chậm, phát triển
không đồng đều.
- Nguyên nhân do vi khuẩn leucothrixmucor gây ra. Do quản lý chất lượng
nước không tốt, làm cho tảo phát triển quá mức, đáy ao dơ do thức ăn và chất thải
- từ tôm, môi trường sinh khí độc tạo điều kiện cho nấm nguyên sinh động vật bám
trên thân tôm.
- Biện pháp khắc phục: Lớp rong bám trên thân tôm sẽ bị loại sau khi lột
xác.
Cần quản lý tốt môi trường ao nuôi. Dùng hóa chất để tiêu diệt nấm,
nguyên sinh động vật bám trên thân tôm, sau 2 - 3 ngày cấy lại vi sinh để ổn định
môi trường ao nuôi.
Bệnh đen mang
- Biểu hiện bệnh: mang tôm có màu đen hay nâu, gây khó khăn cho quá
trình hô hấp và gây chết.
- Nguyên nhân: Do kim loại nặng (sắt, đồng, kẽm) có trong nước, hóa chất
hay do pH thấp, nguyên sinh động vật, nấm.
Do xác tảo tàn và lượng thức ăn dư thừa bị phân hủy tạo thành một lớp mùn
đáy ao dơ (có màu đen) sinh ra nhiều khí độc như như NH3, NO2.
- Biện pháp khắc phục: Nếu trong nước có nhiều kim loại nặng thì dùng
EDTA để trung hòa lượng kim loại nặng có trong ao.
Nếu trong ao có nhiều khí độc, cần tiến hành cấy vi sinh phân hủy nền đáy,
đồng thời bón vôi ổn định màu nước và giảm khoảng 30% lượng thức ăn trong
ngày cho đến khi môi trường ổn định trở lại và mang tôm hết đen.
Nếu tôm bị nguyên sinh động vật thì ta dùng hóa chất để diệt khuẩn, nấm
và sau đó cấy lại vi sinh để phân hủy, đồng thời bổ sung thêm vitamin, khoáng
chất để tăng cường sức khỏe cho tôm.