intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng câu hỏi vật lý 2

Chia sẻ: đinh Trọng Thông | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

410
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 2.1: (2điểm) 1. Thiết lập biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động điện từ điều hoà. 2. Một mạch dao động điện từ điều hoà gồm tụ điện có điện dung C = 0,25μF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1H, điện tích trên hai bản tụ biến thiên theo phương trình: q = 2,5.10-6cosωt (C). a. Viết phương trình biểu diễn sự biến thiên theo thời gian của cường độ dòng điện trong mạch. b. Tìm năng lượng điện từ trong mạch....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng câu hỏi vật lý 2

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI VẬT LÝ 2 CÂU HỎI LOẠI 2 ĐIỂM Câu 2.1: (2điểm) 1. Thiết lập biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động điện từ điều hoà. 2. Một mạch dao động điện từ điều hoà gồm tụ điện có đi ện dung C = 0,25µF và cu ộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1H, điện tích trên hai bản tụ bi ến thiên theo ph ương trình: q = 2,5.10-6cosωt (C). a. Viết phương trình biểu diễn sự biến thiên theo thời gian của c ường đ ộ dòng đi ện trong mạch. b. Tìm năng lượng điện từ trong mạch. Câu 2.2: (2điểm) 1. Thiết lập biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động điện từ tắt dần. 2. Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C = 0,4µF, cu ộn dây có đ ộ t ự c ảm L = 10-2H và điện trở thuần của toàn mạch R = 2Ω. Xác định: a. Chu kỳ dao động của mạch và lượng giảm loga. b. Sau thời gian bao lâu biên độ hiệu điện thế trên hai bản tụ giảm đi 3 lần. Câu 2.3: (2điểm) 1. Cho hai dao động điều hoà cùng tần số có phương vuông góc: x = A1cos(ωt + φ1) y = A2cos(ωt + φ2) Viết phương trình dao động tổng hợp. Khi nào dao động tổng h ợp có dạng đ ường th ẳng, đường elip chính tắc, đường tròn? 2. Một nguồn âm phát ra một âm có tần số 200Hz chuyển đ ộng l ại g ần m ột ng ười quan sát với vận tốc 15m/s. Hỏi người quan sát nghe thấy âm có tần số bao nhiêu? Cho vận t ốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 2.4: (2điểm) 1. Định nghĩa sóng dọc, sóng ngang, sóng phẳng, sóng cầu. 2. Một viên đạn đang bay với vận tốc 100m/s. Hỏi độ cao c ủa ti ếng rít thay đ ổi bao nhiêu l ần khi viên đạn bay qua đầu một người quan sát đứng yên. Cho v ận t ốc truy ền âm trong không khí là 340m/s. Câu 2.5: (2điểm) 1.Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số: x1 = A1cos(ωt + φ1) x2 = A2cos(ωt + φ2) Viết phương trình dao động tổng hợp. Khi nào biên độ dao đ ộng t ổng h ợp đ ạt giá tr ị c ực đ ại, cực tiểu? 2. Một mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn dây thuần cảm có đ ộ t ự c ảm L = 1H và t ụ điện có diện dung C. Điện tích trên hai bản tụ biến thiên theo thời gian theo ph ương trình: q = 5.10-6cos4000πt (C). Tìm:
  2. a. Chu kỳ dao động, điện dung của tụ b. Viết phương trình cường độ dòng điện tức thời trong mạch c. Tính năng lượng điện từ trong mạch Câu 2.6: (2điểm) Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,025µF và m ột cu ộn dây thu ần c ảm có độ tự cảm L = 1,015H. Điện tích trên hai bản tụ biến thiên theo phương trình: q = 2,5.10-6cosωt (C). a. Viết phương trình biểu diễn sự biến thiên của hiệu đi ện thế trên hai b ản t ụ và c ường đ ộ dòng điện trong mạch theo thời gian. b. Tìm các giá trị của hiệu điện thế giữa các bản tụ và c ường đ ộ dòng đi ện trong m ạch t ại các thời điểmT/8, T/4 và T/2. Câu 2.7: (2điểm) Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,025µF và m ột cu ộn dây thu ần c ảm có độ tự cảm L = 1,015H. Điện tích trên hai bản tụ biến thiên theo phương trình: q = 2,5.10-6cosωt (C). a. Viết phương trình biểu diễn sự biến thiên của năng lượng điện trường, năng l ượng t ừ trường, năng lượng điện từ trong mạch theo thời gian. b. Tìm các giá trị của năng lượng điện trường, năng l ượng t ừ tr ường, năng l ượng toàn ph ần trong mạch tại các thời điểmT/8, T/4 và T/2, (T là chu kỳ dao động). Câu 2.8: (2điểm) Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C = 7µF, m ột cu ộn dây có h ệ s ố t ự cảm L = 0,23H và điện trở của mạch R = 40Ω. Tụ điện được tích đến điện tích cực đại Q0 = 5,6.10-4C. Tìm a. Chu kỳ dao động của mạch, lượng giảm loga của dao động b. Viết phương trình biểu diễn sự biến thiên theo thời gian của hiệu điện thế trên hai bản tụ. c. Tìm giá trị của hiệu điện thế tại các thời điểm T/2, T, 3T/2, 2T, (T là chu kỳ dao động). Câu 2.9: (2điểm) 1. Thiết lập biểu thức cường độ dòng điện trong mạch dao động điện từ cưỡng bức. 2. Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C = 250pF và một cu ộn dây có đ ộ tự cảm L = 100µH. Hỏi mạch dao động này cộng hưởng với bước sóng đi ện t ừ nào g ửi tới.Cho vận tốc sóng điện từ trong chân không c = 3.108m/s. Câu 2.10 ( 2 điểm). Để làm giảm sự mất mát ánh sáng do phản chiếu trên một tấm thuỷ tinh người ta ph ủ lên thuỷ tinh một lớp mỏng chất có chiết suất n' = n , trong đó n là chiết suất của thủy tinh. Trong trường hợp này, biên độ của những dao động sáng ph ản x ạ t ừ hai m ặt c ủa l ớp m ỏng sẽ bằng nhau. Hỏi bề dày nhỏ nhất của lớp màng mỏng bằng bao nhiêu để khả năng phản xạ của thủy tinh theo hướng pháp tuyến sẽ bằng 0 đối với ánh sáng có b ước sóng λ = 0,6μm? Cho biết n = 1,5. Câu 2.11: ( 2 điểm). 1. Hãy trình bày các loại tán xạ ánh sáng mà anh (chị) được biết.
  3. 2. Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song vuông góc với một khe h ẹp. B ước sóng ánh 1 sáng bằng bề rộng của khe hẹp. Hỏi cực tiểu nhiễu xạ thứ ba được quan sát dưới góc 6 lệch bằng bao nhiêu? Câu 2.12: ( 2 điểm). 1. Trình bày nhiễu xạ của tia X trên tinh thể. Công thức Vulf- Bragg. Nêu ứng d ụng c ủa hi ện tượng nhiễu xạ tia X. 2. Cho một chùm tia sáng đơn sắc song song chi ếu vuông góc vào m ặt c ủa m ột cách t ử ph ẳng có chu kỳ d = 2μm. Xác định bậc lớn nhất của các vạch cực đại trong quang phổ nhiễu xạ cho bởi cách tử đối với ánh sáng đỏ có bước sóng λ 1 = 0,7μm và đối với ánh sáng tím có bước sóng λ2 = 0,42μm. Câu 2.13: ( 2 điểm). 1. Phát biểu và viết biểu thức của định luật Malus đối với sự phân cực ánh sáng. 2. Một chùm tia sáng tự nhiên sau khi truyền qua một c ặp kính phân cực và kính phân tích, cường độ sáng giảm đi 4 lần; coi phần ánh sáng bị hấp thụ không đáng k ể. Hãy xác đ ịnh góc hợp bởi tiết diện chính của hai kính trên. Câu 2.14: ( 2 điểm). 1. Trình bày hiện tượng lưỡng chiết nhân tạo và nêu ứng dụng của hiện tượng 2. Một bản thạch anh được cắt song song với quang tr ục và có đ ộ dày d = 1mm. Chi ếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6μm vuông góc với m ặt bản. Tính hi ệu pha c ủa tia th ường và tia bất thường truyền qua bản thạch anh, biết rằng chi ết suất c ủa bản đ ối v ới tia th ường và tia bất thường lần lượt bằng n0 = 1,544, ne = 1,535. Câu 2.15: ( 2 điểm). 1. Hãy định nghĩa sự tán sắc ánh sáng? nêu ý nghĩa c ủa đường cong tán sắc và đ ộ tán s ắc. Điều kiện để xảy ra sự tán sắc trong môi trường. Hãy phân bi ệt tán s ắc th ường và tán s ắc d ị thường. 2. Một chùm tia sáng phân cực thẳng có bước sóng trong chân không λ = 0,589 μm được rọi thẳng góc với quang trục của một bản tinh thể băng lan. Chi ết suất của tinh th ể băng lan đ ối với tia thường và tia bất thường lần lượt bằng n0 = 1,658 và ne = 1,488. Tìm bước sóng của tia thường và tia bất thường trong tinh thể. Câu 2.16: ( 2 điểm). 1. Trình bày cách tạo ra ánh sáng phân cực elip. Xét các trường h ợp đặc bi ệt ( b ề dày b ản m ột phần tư bước sóng, bản nửa bước sóng và bản một bước sóng) 2. Giữa hai kính nicôn song song người ta đặt m ột bản th ạch anh có các m ặt vuông góc v ới quang trục. Khi bản thạch anh có độ dày d 1 = 2mm thì mặt phẳng phân cực của ánh sáng đơn sắc truyền qua nó bị quay đi một góc φ 1 = 530. Xác định độ dày d2 của bản thạch anh này để ánh sáng đơn sắc không truyền qua được kính nicôn phân tích. Câu 2.17: (2 điểm) 1. Phát biểu hai tiên đề Einstein của thuyết tương đối hẹp. Viết phép biến đổi Lorentz. Khi nào thì quay trở về cơ học cổ điển Newton - Galileo.
  4. 2. Tìm vận tốc của hạt electrôn để năng lượng toàn phần của nó l ớn gấp 10 l ần năng lượng nghỉ của nó. Câu 2.18: (2 điểm) 1. Dùng phép biến đổi Lorentz giải thích sự co lại của không gian. 2. Một hạt vi mô trong các tia vũ trụ chuyển động với v ận t ốc bằng 0,95 l ần v ận t ốc ánh sáng. Hỏi khoảng thời gian theo đồng hồ người quan sát đứng trên trái đ ất ứng v ới khoảng “thời gian sống” một giây của hạt đó. Câu 2.19: (2 điểm) 1. Dùng phép biến đổi Lorentz giải thích sự giãn ra của thời gian. 2. Hạt electrôn phải được gia tốc bởi một hiệu điện thế U bằng bao nhiêu đ ể đ ạt v ận tốc bằng 95% vận tốc ánh sáng. Cho e = 1,6.10-19 C, me = 9,1.10-31 kg. Câu 2.20: (2 điểm) 1. Viết và nêu ý nghĩa của hệ thức Einstein về năng lượng. 2. Tìm hiệu điện thế tăng tốc U mà prôtôn vượt qua để cho kích thước của nó trong hệ qui chiếu gắn với trái đất giảm đi hai lần. Cho mp = 1,67.10-27 kg, e = 1,6.10-19 C. Câu 2.21: (2 điểm) 1. Dùng phép biến đổi Lorentz giải thích tính tương đối của sự đồng thời. 2. Hỏi vận tốc của hạt phải bằng bao nhiêu để động năng của hạt b ằng năng l ượng nghỉ. Câu 2.22: (2 điểm) 1. Dùng phép biến đổi Lorentz giải thích tính bất biến của thứ tự nhân quả. 2. Khối lượng của hạt electrôn chuyển động lớn gấp hai lần khối lượng c ủa nó khi đ ứng yên. Tìm động năng của hạt. Cho me = 9,1.10-31 kg. Câu 2.23: (2 điểm) 1. Phát biểu và viết biểu thức của các định luật phát xạ của vật đen tuyệt đối . 2. Trong mỗi giây một lò nung phát ra một năng lượng bằng 6,28 calo qua m ột l ỗ nh ỏ có kích thước bằng 5 cm2. Coi bức xạ được phát ra từ một vật đen tuyệt đối. Tìm nhiệt độ c ủa lò nung đó. (Cho hằng số Stefan – Boltzman σ = 5,67.10-8 W/m2K4, 1calo = 4,18J) Câu 2.24: (2 điểm) 1. Định nghĩa hiện tượng bức xạ nhiệt. Thế nào là bức xạ nhiệt cân bằng ? 2. Trong quang phổ phát xạ của mặt trời, bức xạ mang năng lượng c ực đ ại có b ước sóng λ m = 0,48 μm. Coi mặt trời là vật đen lý tưởng. Tìm công su ất phát xạ toàn ph ần c ủa m ặt tr ời và mật độ năng lượng nhận được trên mặt trái đất. Cho biết bán kính mặt trời r = 6,5.10 5 km, khoảng cách từ mặt trời đến trái đất d = 1,5.10 8 km, hằng số Stefan – Boltzman σ = 5,67.10-8 W/m2K4, hằng số Wien b = 2,898.10-3mK. Câu 2.25: (2 điểm) 1. Phát biểu thuyết lượng tử của Planck.
  5. 2. Một ngôi nhà gạch trát vữa có diện tích mặt ngoài t ổng c ộng là 800 m 2, nhiệt độ của mặt bức xạ là 27oC và hệ số hấp thụ khi đó bằng 0,8. Tìm năng lượng bức xạ trong một ngày đêm từ ngôi nhà đó. (Cho hằng số Stefan – Boltzman σ = 5,67.10-8 W/m2K4) Câu 2.26: (2 điểm) 1. Định nghĩa năng suất phát xạ toàn phần, hệ số phát xạ đơn sắc c ủa b ức xạ nhi ệt cân b ằng ở nhiệt độ T. 2. Tìm diện tích bức xạ của một vật đen tuyệt đối có công su ất b ức xạ bằng 10 5 kW, nếu bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 0,6μm. Cho h ằng s ố Stefan – Boltzman σ = 5,67.10-8 W/m2K4, hằng số Wien b = 2,898.10-3m.K. Câu 2.27: (2 điểm) 1. Định nghĩa hiện tượng quang điện. Viết phương trình Einstein cho hi ện t ượng quang đi ện và giải thích. o 2. Tia X quang có bước sóng 0,50 A bị tán xạ Compton trên một kim loại. Cho bi ết góc tán xạ bằng 90o. Hỏi năng lượng của electron và của photon sau tán xạ bằng bao nhiêu? (λc=2,426.10-12 m, h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s) Câu 2.28: (2 điểm) 1. Phát biểu giả thuyết de Broglie về lưỡng tính sóng hạt của vi hạt. 2. Electrôn đang chuyển động tương đối tính với vận tốc 2.10 8m/s. Tìm bước sóng de Broglie của nó. Cho h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s, moe=9,1.10-31 kg. Câu 2.29: (2 điểm) 1. Viết biểu thức hàm sóng cho vi hạt chuyển động tự do, gi ải thích các đ ại l ượng có trong biểu thức. 2. Tìm động lượng và bước sóng của electrôn chuyển động với vận tốc v = 0,6c . Cho h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s , moe=9,1.10-31 kg. Câu 2.30: (2 điểm) 1. Hãy nêu ý nghĩa thống kê của hàm sóng và các điều kiện của nó. 2. Electrôn không vận tốc ban đầu được gia tốc bởi một hiệu điện thế U. Tính U biết rằng sau khi gia tốc hạt chuyển động ứng với bước sóng de Broglie 2.10-10m. Cho h=6,625.10-34Js, moe=9,1.10-31 kg. Câu 2.31: (2 điểm) Hạt electron có vận tốc ban đầu bằng không đ ược gia t ốc b ởi m ột hi ệu đi ện th ế U=510kV. Tìm bước sóng de Broglie của hạt sau khi được gia tốc. Cho h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s, moe=9,1.10-31 kg, 1eV=1,6.10-19J. Câu 2.32: (2 điểm) 1. Phát biểu và nêu ý nghĩa của hệ thức bất định Heisenberg cho vị trí và động lượng. 2. Electrôn có động năng Eđ = 15eV, chuyển động trong một giọt kim loại kích thước d = 5.10-7m. Xác định độ bất định về vận tốc (ra %) của hạt đó. Cho h=6,625.10-34Js, moe=9,1.10-31 kg, 1eV=1,6.10-19J.
  6. Câu 2.33: (2 điểm) 1. Hãy nêu các kết luận của cơ học lượng tử về nguyên tử Hiđrô: a. Năng lượng của electrôn trong nguyên tử Hiđrô. b. Cấu tạo vạch của quang phổ Hiđrô. c. Độ suy biến của mức năng lượng En. 2. Electrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ mức năng lượng th ứ t ư về m ức năng l ượng th ứ nhất. Xác định bước sóng của bức xạ điện từ do nó phát ra. (Cho R = 3,27.10 15 Hz, c=3.108 m/s) Câu 2.34: (2 điểm) 1. Viết biểu thức năng lượng của electrôn hóa trị trong nguyên tử Hiđrô và nguyên t ử kim lo ại kiềm. Nêu sự khác nhau giữa hai biểu thức đó. 2. Xác định bước sóng lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy Balmer trong quang phổ hiđrô. (Cho R = 3,27.1015 Hz, c=3.108 m/s) Câu 2.35: (2điểm) 1. Hãy chứng tỏ rằng, nếu xét đến spin thì ứng với mức năng lượng E n của electron trong nguyên tử Hidro, có thể có 2n2 trạng thái lượng tử khác nhau ít nhất ở một trong bốn số lượng tử n, l, m, ms. 2. Xác định bước sóng của vạch quang phổ thứ ba, thứ tư trong dãy Balmer c ủa quang ph ổ hiđrô. (Cho R = 3,27.1015 Hz, c=3.108 m/s) Câu 2.36: (2 điểm) 1. Sự phân bố các electron trong bảng tuần hoàn Menddeeleeep tuân theo những nguyên lí nào? Phát biểu những nguyên lí đó. 2. Tính giá trị hình chiếu mômen động lượng quĩ đạo của electron ở trạng thái d. Câu 2.37: (2điểm) Khảo sát sự tách vạch quang phổ: mD – nP trong từ trường yếu. CÂU HỎI LOẠI 3 ĐIỂM Câu 3.1: (3 điểm). Hai khe Young cách nhau một khoảng l = 1mm, được chiếu bằng ánh sáng đ ơn s ắc có b ước sóng chưa biết. Màn quan sát được đặt cách mặt phẳng ch ứa hai khe m ột đo ạn D = 2m. Khoảng cách từ vân sáng thứ nhất đến vân sáng thứ bảy là 7,2mm. Tìm: a) Bước sóng của ánh sáng chiếu tới. b) Vị trí của vân tối thứ ba và vân sáng thứ tư. c) Độ dịch chuyển của hệ vân giao thoa trên màn quan sát, n ếu đặt tr ước m ột trong hai khe một bản mỏng song song, trong suốt, chiết suất n =1,5, bề dày e = 0,02mm. Câu 3.2: (3 điểm). 1. Ðịnh nghĩa hiện tượng giao thoa ánh sáng, điều kiện giao thoa ánh sáng.
  7. 2. Hai khe Young cách nhau một khoảng  = 1mm, được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng chưa biết. Khi hệ thống đặt trong không khí cho kho ảng cách gi ữa hai vân sáng liên tiếp i = 0,6mm. Màn quan sát được đặt cách mặt phẳng chứa hai khe D = 1m. a) Tìm bước sóng của ánh sáng chiếu tới. b) Nếu đổ vào khoảng giữa màn quan sát và mặt phẳng chứa hai khe m ột ch ất l ỏng thì khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp i/ = 0,45mm. Tìm chiết suất của chất lỏng. Câu 3.3: (3 điểm). 1. Mô tả hiện tượng giao thoa khi dùng ánh sáng trắng. 2. Để đo chiết suất của khí Clo, người ta làm thí nghiệm sau: Trên đường đi c ủa chùm tia sáng do một trong hai khe của máy giao thoa Young phát ra. Ng ười ta đ ặt m ột ống th ủy tinh dài d= 2cm có đáy phẳng và song song với nhau.Lúc đ ầu trong ống ch ứa không khí, sau đó thay không khí bằng khí Clo, người ta quan sát thấy h ệ th ống vân giao thoa d ịch chuy ển đi một đoạn bằng 20 lần khoảng cách giữa hai vân sáng liên ti ếp (tức là 20 l ần kho ảng vân). Toàn bộ thí nghiệm được thực hiện trong buồng yên tĩnh và được gi ữ ở m ột nhiệt đ ộ không đổi. Máy giao thoa được chiếu bằng ánh sáng vàng Natri có bước sóng λ = 0,589 μm. Chi ết suất của không khí n =1,000276. . Tìm chiết suất của khí Clo. Câu 3.4: (3 điểm). 1. Thế nào là sóng ánh sáng kết hợp ? Cách tạo ra sóng ánh sáng kết hợp? 2. Một chùm sáng trắng được rọi vuông góc với bản thuỷ tinh m ỏng hai mặt song song, b ề dày e = 0,4 μm, chiết suất n = 1,5. Hỏi trong phạm vi quan phổ thấy đ ược c ủa chùm ánh sáng trắng (bước sóng từ 0,4 đến 0,7 μm), những chùm tia phản chi ếu có b ước sóng nào s ẽ đ ược tăng cường. Câu 3.5: (3 điểm). 1. Trình bày hiện tượng giao thoa gây bởi bản mỏng có bề dày thay đổi 2. Một chùm ánh sáng đơn sắc song song có bước sóng λ = 0,5μm chi ếu vuông góc v ới m ột mặt của nêm không khí. Quan sát trong ánh sáng phản xạ, người ta đo đ ược đ ộ r ộng c ủa m ỗi vân giao thoa bằng i = 0,5mm. a) Xác định góc nghiêng của nêm. b) Chiếu đồng thời vào mặt nêm không khí hai chùm tia sáng đ ơn sắc có b ước sóng lần lượt là λ1 = 0,5µm , λ 2 = 0,6µm . Tìm vị trí tại đó các vân tối cho bởi hai chùm sáng nói trên trùng nhau. Coi cạnh của bản mỏng nêm không khí là vân tối bậc không. Câu 3.6: (3 điểm). 1. Trình bày hiện tượng giao thoa cho bởi nêm không khí và ứng dụng. 2. Một bản mỏng nêm thuỷ tinh có góc nghiêng α = 2′ và chiết suất n = 1,52. Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song vuông góc với m ột m ặt c ủa bản. Xác đ ịnh b ước sóng c ủa chùm sáng đơn sắc nếu khoảng cách giữa hai vân tối kế tiếp bằng i = 0,3mm. Câu 3.7: (3 điểm). 1. Trình bày thí nghiệm và kết luận của Loyd về sự giao thoa của ánh sáng. 2. Cho một chùm sáng đơn sắc song song chiếu vuông góc với m ặt phẳng c ủa bản m ỏng không khí nằm giữa bản thuỷ tinh phẳng đặt tiếp xúc với m ặt cong c ủa m ột th ấu kính ph ẳng - lồi. Bán kính mặt lồi thấu kính là R = 8,6m. Quan sát h ệ vân tròn Newton qua chùm sáng
  8. phản xạ và đo được bán kính vân tối thứ tư là r 4 = 4,5mm. Xác định bước sóng của chùm sáng đơn sắc. Coi tâm của hệ vân tròn Newton là vân số 0. Câu 3.8: ( 3 điểm). 1. Hãy viết công thức định luật Bouger-Lambert và định luật Lambert – Beer v ề h ấp th ụ ánh sáng, Ý nghĩa của các định luật này. 2. Một thấu kính có một mặt phẳng và một mặt lồi, với mặt cầu có bán kính cong R = 12,5m, được đặt trên một bản thủy tinh phẳng. Đỉnh của m ặt c ầu không ti ếp xúc v ới bản th ủy tinh phẳng vì có một hạt bụi. Người ta đo được các đường kính của vân tròn t ối Newton th ứ 10 và thứ 15 trong ánh sáng phản chiếu lần lượt bằng D 1=10mm và D2=15mm. Xác định bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm. Câu 3.9: ( 3 điểm). 1. Trình bày hiện tượng giao thoa gây bởi bản mỏng có bề dày không đổi. 2. Mặt cầu của một thấu kính một mặt phẳng, m ột mặt lồi đ ược đ ặt ti ếp xúc v ới m ột b ản thủy tinh phẳng. Chiết suất của thấu kính và của bản th ủy tinh l ần l ượt b ằng n 1 = 1,5 và n2 = 1,7. Bán kính cong của mặt cầu của thấu kính là R = 100 cm., kho ảng không gian gi ữa th ấu kính và bản phẳng chứa đầy một chất có chi ết suất n = 1,63. Xác đ ịnh bán kính c ủa vân t ối Newton thứ 5 nếu quan sát vân giao thoa bằng ánh sáng phản xạ. Cho b ước sóng c ủa ánh sáng λ= 0,5 μm. Câu 3.10: (3 điểm). 1. Trong sự giao thoa cho bởi khe Young, tìm đi ều kiện cực đại, c ực ti ểu giao thoa, v ị trí các vân giao thoa cực đại và cực tiểu, bề rộng của các vân giao thoa . 2. Người ta dùng giao thoa kế Michelson để đo độ dãn n ở dài c ủa m ột v ật. Ánh sáng đ ơn s ắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng λ = 0,6.10-6m. Khi dịch chuyển gương di động từ vị trí ban đầu (ứng với lúc vật chưa bị nung nóng) đến vị trí cuối ( ứng v ới lúc sau khi v ật đã b ị nung nóng), người ta quan sát thấy có 5 vạch dịch chuyển trong kính quan sát. H ỏi sau khi dãn nở vật đã dài thêm bao nhiêu? Câu 3.11: (3 điểm). 1. Trình bày nguyên lý và nêu ứng dụng của giao thoa kế Milchelson. 2. Để đo chiết suất của khí Amoniac, trên đường đi của một chùm tia trong giao thoa k ế Michelson, người ta đặt một ống đã rút chân không có độ dài là l = 14 cm, đ ầu ống đ ược nút kín bởi các bản thủy tinh phẳng mặt song song. Khi bơm đầy khí Amoniac vào ống, ng ười ta thấy hình giao thoa dịch đi 180 vân. Tìm chiết suất của khí Amoniac, bi ết rằng ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng λ=0,59μm. Câu 3.12:( 3 điểm). 1. Dùng phương pháp đới cầu Fresnel, giải thích hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn nhỏ. Xét các trường hợp lỗ tròn chứa một số lẻ đới cầu, một số chẵn đới cầu, đặc biệt chứa một đới cầu và hai đới cầu. 2. Một màn ảnh được đặt cách một nguồn sáng điểm đơn sắc ( λ= 0,5 μm) một khoảng 2m. Chính giữa khoảng ấy có đặt một lỗ tròn đường kính 0,2cm. Hỏi hình nhiễu xạ trên màn ảnh có tâm sáng hay tối.
  9. Câu 3.13: ( 3 điểm). 1. Phát biểu nguyên lí Huygens-Fresnel; Định nghĩa và các tính chất đới cầu Fresnel. 2. Giữa nguồn sáng điểm và màn quan sát, người ta đặt một lỗ tròn. Bán kính của lỗ tròn bằng r và có thể thay đổi được trong quá trình thí nghiệm. Kho ảng cách gi ữa lỗ tròn và ngu ồn sáng R = 100 cm, giữa lỗ tròn và màn quan sát b = 125cm. Xác định bước sóng ánh sáng dòng trong thí nghiệm nếu tâm của hình nhiễu xạ có độ sáng cực đại khi lỗ r 1 = 1,0 mm và có độ sáng cực đại tiếp theo khi bán kính lỗ r2 = 1,29 mm Câu 3.14: (3 điểm). 1. Dùng phương pháp đới cầu Fresnel, giải thích hiện tượng nhi ễu xạ ánh sáng qua đĩa tròn nhỏ. Xét các trường hợp đĩa tròn chứa một số lẻ đới cầu, một số chẵn đới cầu, đặc biệt chứa một đới cầu và nhiều đới cầu. 2. Đặt một màn quan sát cách một nguồn sáng điểm phát ra ánh sáng đ ơn s ắc b ước sóng λ = 0,6µm một khoảng x. Chính giữa khoảng x đặt một đĩa tròn nhỏ chắn sáng đ ường kính 1mm. Hỏi x bằng bao nhiêu để điểm M 0 trên màn quan sát có độ sáng gần giống như chưa đặt đĩa tròn, biết điểm M0 và nguồn sáng đều nằm trên trục của đĩa tròn. Câu 3.15: ( 3 điểm). 1. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ của sóng ánh sáng phẳng tới vuông góc với mặt gồm nhiều khe hẹp . Vẽ ảnh nhiễu xạ (phân bố cường độ sáng) của sóng ph ẳng t ới vuông góc qua nhiều khe hẹp song song ,cách đều nhau, nằm trên một mặt phẳng. 2. Một chùm tia sáng được rọi vuông góc với một cách tử. Bi ết rằng góc nhi ễu xạ đ ối v ới vạch quang phổ λ1 = 0,65μm trong quang phổ bậc hai bằng φ1 = 450. Xác định góc nhiễu xạ ứng với vạch quang phổ λ2 = 0,5μm trong quang phổ bậc ba. Câu 3.16: ( 3 điểm). 1. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua m ột khe h ẹp. Tìm đi ều ki ện c ực đ ại, c ực ti ểu nhiễu xạ. 2. Cho một chùm tia sáng đơn sắc song song có bước sóng λ = 0,7μm chiếu vuông góc với mặt của một cách tử truyền qua. Trên mặt phẳng tiêu của thấu kính h ội t ụ đ ặt ở sát phía sau cách tử, người ta quan sát thấy vạch quang phổ bậc ba lệch ϕ = 48 0 36′ . Xác định: a. Chu kỳ cách tử và số khe trên 1cm chiều dài của cách tử. b. Số cực đại chính nằm trong khoảng giữa hai cực tiểu chính bậc nhất trong ảnh nhiễu xạ. Cho biết mỗi khe của cách tử có độ rộng b = 0,7μm, sin 48 0 36′ = 0,75 Câu 3.17: (3 điểm). 1. Phân biệt nhiễu xạ của sóng phẳng qua khe hẹp và qua cách tử phẳng. 2. Cho một cách tử phẳng có chu kỳ cách tử d = 2μm. Sau cách t ử đ ặt m ột th ấu kính h ội t ụ, trên màn quan sát đặt tại mặt phẳng tiêu của thấu kính người ta quan sát th ấy kho ảng cách giữa hai quang phổ bậc nhất ứng với bước sóng λ 1 = 0,4044μm và λ2 = 0,4047μm bằng 0,1mm. Xác định tiêu cự của thấu kính. Câu 3.18: (3 điểm). 1. Định nghĩa hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Phát biểu nguyên lí Huygens, dùng nguyên lí Huygens giải thích định tính hiện tượng nhiễu xạ.
  10. 2. Trong thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng, người ta dùng m ột cách t ử ph ẳng truyền qua dài 5cm, ánh sáng tới vuông góc với mặt của cách tử. Đ ối với ánh sáng Natri ( λ= 0,589 μm ) góc nhiễu xạ ứng với vạch quang phổ bậc nhất là 17 018’ Đối với ánh sáng đơn sắc có bước sóng cần đo, người ta quan sát thấy vạch quang phổ bậc ba dưới góc nhiễu xạ 38022’ a) Tìm tổng số khe trên cách tử. b) Xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc cần đo. Câu 3.19: ( 3 điểm). 1. Trình bày hiện tượng tán xạ ánh sáng, các nguyên nhân d ẫn đ ến hi ện t ượng tán x ạ ánh sáng? 2. Cho một cách tử có chu kỳ là 2μm a. Hãy xác định số vạch cực đại chính tối đa cho bởi cách tử n ếu ánh sáng dùngtrong thí nghiệm là ánh sáng vàng của ngọn lửa Natri (λ = 5890A0 ) b. Tìm bước sóng cực đại mà ta có thể quan sát được trong quang phổ cho b ởi cách t ử đó. Câu 3.20: ( 3 điểm). 1. Trình bày sự phân cực do phản xạ, khúc xạ.; các loại kính phân c ực; các b ản pôlarôit làm giảm thiểu độ chói như thế nào? 2. Một chùm tia sáng sau khi truyền qua m ột chất lỏng đ ựng trong m ột bình thu ỷ tinh, ph ản xạ trên đáy bình. Tia phản xạ bị phân cực toàn phần khi góc tới trên đáy bình b ằng 42 0 37 ′ , chiết suất của bình thuỷ tinh n = 1,5. Tính: a. Chiết suất của chất lỏng. b. Góc tới trên đáy bình để chùm tia phản xạ trên đó phản xạ toàn phần. Câu 3.21: ( 3 điểm). 1. Phân biệt ánh sáng tự nhiên và ánh sáng phân cực toàn phần, ánh sáng phân c ực m ột ph ần, ánh sáng phân elip, phân cực tròn. 2. Một bản tinh thể được cắt song song với quang trục và có b ề dày d = 0,25 mm đ ược dùng làm bản 1/4 bước sóng (đối với bước sóng λ = 0,530 μm). Hỏi, đối với những bước sóng nào của ánh sáng trong vùng quang phổ thấy được, nó cũng là m ột b ản 1/4 b ước sóng? Coi r ằng đối với mọi bước sóng trong vùng khả ki ến ( λ = 0,4 μm ÷ 0,7 μm), hiệu chiết suất của tinh thể đối với tia bất thường và tia thường, đều bằng nhau và bằng: n0 – ne =0,009. Câu 3.22: ( 3 điểm). 1. Trình bày sự phân cực do tính lưỡng chiết của tinh thể. 2. Một bản thạch anh được cắt song song với quang trục và đ ược đặt vào gi ữa hai ni-côn b ắt chéo nhau sao cho quang trục của bản hợp với mặt phẳng chính c ủa các ni-côn m ột góc α = 450. Tìm bề dày nhỏ nhất của bản để ánh sáng bước sóng λ1 = 0,643 μm có cường độ sóng cực đại, còn ánh sáng bước sóng λ2 = 0,564 μm có cường độ sáng cực tiểu, sau khi chúng truyền qua hệ thống hai ni-côn trên. Coi hiệu chiết suất c ủa bản th ạch anh đ ối v ới tia b ất thường và tia thường ứng với cả hai bước sóng trên đều bằng n0 – ne =0,009. Câu 3.23: ( 3 điểm). 1. Ttrình bày hiện tượng quay mặt phẳng phân cực và nêu ứng dụng c ủa hi ện t ượng này. (0.5đ)
  11. 2. Một bản thạch anh được cắt song song với quang tr ục c ủa nó v ới đ ộ dày không v ượt quá 0,5mm. Xác định độ dày lớn nhất của bản thạch anh này để chùm ánh sáng phân cực phân cực thẳng có bước sóng λ = 0,589μm sau khi truyền qua bản thoả mãn điều kiện sau: a. Mặt phẳng phân cực bị quay đi một góc nào đó. b. Trở thành ánh sáng phân cực tròn. Cho biết hiệu số chiết suất của tia thường và tia bất thường đối với bản th ạch anh n e – n0 = 0,009. Câu 3.24: (3 điểm) 1. Trình bày và giải thích hiệu ứng Compton. 2. Phôtôn có năng lượng 200keV bay đến va chạm với m ột electrôn đứng yên và tán xạ Compton theo góc 1200. Xác định năng lượng và động lượng của phôtôn tán xạ. (λ c = 2,426.10- 12 m, 1eV=1,6.10-19J, h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s) Câu 3.25: (3 điểm) 1. Phát biểu thuyết phôtôn của Einstein. Trình bày về động lực học photon (năng l ượng, kh ối lượng, động lượng của photon). 2. Trong hiện tượng tán xạ Compton, bước sóng ban đầu của phôtôn là λ = 0,02Å và vận tốc của electron bắn ra là v=βc=0,6c. Xác định độ tăng bước sóng ∆ λ và góc tán xạ θ . (λc = 2,426.10-12m, h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s, moe=9,1.10-31 kg ) Câu 3.26: (3 điểm) 1. Trình bày và nêu ý nghĩa của hiệu ứng Compton. 2. Trong hiện tượng tán xạ Compton, bức xạ Rơngen có bước sóng λ đ ến tán xạ trên electrôn tự do. Tìm bước sóng đó, cho biết động năng c ực đại c ủa electron b ắn ra b ằng 0,1MeV. (λ c = 2,426.10-12m, 1eV=1,6.10-19J, h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s) Câu 3.27: (3 điểm) 1. Phát biểu 3 định luật quang điện và giải thích. 2. Trong thí nghiệm Compton, phôtôn ban đầu có năng lượng 0,6MeV tán x ạ trên m ột electrôn tự do và thành phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng b ằng b ước sóng Compton. Tính góc tán xạ và năng lượng của phôtôn tán xạ. (λc = 2,426.10-12m, 1eV=1,6.10-19J, h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s) Câu 3.28: (3 điểm) 1. Để tìm công thức Compton người ta đã vận dụng những định lu ật b ảo toàn nào cho h ệ “tia X-electron” ? Viết các phương trình tương ứng. 2. Tìm động năng và động lượng của electrôn khi có phôtôn b ước sóng λ = 0,04A 0 đến va chạm và tán xạ theo góc θ = 900. Lúc đầu electrôn đứng yên. (λc = 2,426.10-12m, h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s) Câu 3.29: (3 điểm) 1. Trình bày lí thuyết vùng năng lượng theo phép gần đúng đi ện t ử liên k ết ch ặt và s ự t ạo thành các vùng: vùng cho phép, vùng cấm, vùng hóa trị trong vật r ắn tinh th ể. Gi ải thích s ự phân loại vật rắn thành chất dẫn điện (kim loại), bán dẫn và chất cách điện (điện môi). 2. Xác định bước sóng de Broglie của electrôn có động năng 100eV. Cho h=6,625.10-34Js, moe=9,1.10-31 kg, 1eV=1,6.10-19J.
  12. Câu 3.30: (3 điểm) 1. Phân biệt các loại liên kết trong mạng tinh thể của vật rắn. 2. Xác định bước sóng de Broglie của electrôn có động năng 1MeV. Cho h=6,625.10-34Js, c=3.108 m/s, moe=9,1.10-31 kg, 1eV=1,6.10-19J. Câu 3.31: (3 điểm) 1. Trình bày về bán dẫn tinh khiết, bán dẫn n, bán dẫn p (c ấu t ạo, vùng năng l ượng, h ạt t ải điện). 2. Hạt electron có vận tốc ban đầu bằng không đ ược gia t ốc b ởi m ột hi ệu đi ện th ế U=51V. Tìm bước sóng de Broglie của hạt sau khi được gia tốc. Cho h=6,625.10-34Js, moe=9,1.10-31 kg, 1eV=1,6.10-19J. Câu 3.32: (3 điểm) Một vi hạt chuyển động trong giếng thế năng một chiều có bề rộng a và thành cao vô cùng: 0< x
  13. 2. Xác định các giá trị khả dĩ của mômen động lượng quĩ đạo c ủa electrôn trong nguyên t ử hiđrô bị kích thích, cho biết năng lượng kích thích bằng E = 12,1eV. (Cho R = 3,27.10 15 Hz, h=6,625.10-34Js, 1eV=1,6.10-19J) Câu 3.36: (3 điểm) 1. Tìm biểu thức mômen từ µ của electrôn quay xung quanh hạt nhân nguyên tử của nó, m ối quan hệ với mômen động lượng quĩ đạo. Hình chiếu c ủa mômen từ theo ph ương z. Vi ết qui tắc lựa chọn cho số lượng tử từ. 2. Năng lượng liên kết của electrôn hoá trị trong nguyên t ử Liti ở trạng thái 2s b ằng 5,59eV, ở trạng thái 2p bằng 3,54eV. Tính các số bổ chính Rydberg đối với các số hạng quang ph ổ s và p của liti. (Cho R = 3,27.1015 Hz, h = 6,625.10-34 Js, 1eV=1,6.10-19J) Câu 3.37: (3 điểm) 1. Trình bày khái niệm Spin của electron trong nguyên tử. 2. Tìm bước sóng của các bức xạ phát ra khi nguyên tử Li chuyển trạng thái 3S → 2S cho bi ết các số bổ chính Rydberg đối với nguyên tử Li: ∆ s = −0,41, ∆ p = −0,04 . (Cho R = 3,27.1015 Hz, c=3.108 m/s) Câu 3.38: (3 điểm) 1. Hãy giải thích vạch kép đôi trong quang phổ kim loại kiềm do có sự tồn tại của Spin. 2. Bước sóng của vạch cộng hưởng của nguyên tử kali ứng với sự chuyển d ời 4P → 4S b ằng 7665A0. Bước sóng giới hạn của dãy chính bằng 2858A 0. Tìm số bổ chính Rydberg ∆ s và ∆ p đối với kali. (Cho R = 3,27.1015 Hz, c=3.108 m/s)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2