intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng và cuộc "dồn điền, đổi thửa"

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hậu quả của việc tín dụng liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua cũng đã, đang dần lộ diện: rủi ro tín dụng tăng, nợ xấu tăng nhanh, thanh khoản ngày càng trở nên khó khăn đối với nhiều ngân hàng thương mại (lãi suất trên thị trường liên ngân hàng từ đầu năm đến nay liên tục tăng, cho dù tín dụng tăng thấp). Tăng trưởng bền vững không còn chỉ là Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, mà bản thân các ngân hàng thương mại cũng phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng và cuộc "dồn điền, đổi thửa"

  1. Ngân hàng và cuộc "dồn điền, đổi thửa" Hậu quả của việc tín dụng liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua cũng đã, đang dần lộ diện: rủi ro tín dụng tăng, nợ xấu tăng nhanh, thanh khoản ngày càng trở nên khó khăn đối với nhiều ngân hàng thương mại (lãi suất trên thị trường liên ngân hàng từ đầu năm đến nay liên tục tăng, cho dù tín dụng tăng thấp). Tăng trưởng bền vững không còn chỉ là Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, mà bản thân các ngân hàng thương mại cũng phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình theo hướng này. Ông Tạ Bá Long, Chủ tịch HĐQT GP Bank bày tỏ quan điểm: trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, các ngân hàng phải làm sao giữ được ổn định chứ không phải tăng trưởng. Tuy nhiên, tín dụng xưa nay vốn vẫn là "mảnh ruộng" chính của các n gân hàng thương mại. Thời gian tới, khi mảnh đất canh tác này bị thu hẹp, họ sẽ làm thế nào? Chọn phân khúc nào? Dù nhiều ngân hàng đã cố gắng chuyển dịch cơ cấu nguồn thu theo h ướng tăng thu từ các hoạt động phi tín dụng. Nhưng cho đến giờ với những ngân hàng nổi bật nhất về dịch vụ thì tỷ lệ thu từ dịch vụ cũng chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu. Như vậy giải pháp này không thể mang lại kết quả kinh doanh đột phá. Nếu muốn tồn tại trong giai đoạn mới, các ngân hàng phải dứt khoát, mạnh mẽ hơn. Đã qua rồi cái thời nhà nhà ra thành phố - các ngân hàng đua nhau chuyển đổi từ nông thôn ra đô thị; mở chi nhánh khắp các tỉnh thành, miền núi, vùng sâu vùng xa... Hay như gần đây nhiều ngân hàng ồ ạt đầu tư vào phát hành thẻ, lắp đặt ATM rất tốn kém mà không mang lại hiệu quả đáng kể nào. Một số ngân hàng thậm chí không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi "lợi ích mang lại trong tương lai" như trước đây họ kỳ vọng khi phát triển thẻ ATM nên bắt đầu thu hẹp đầu tư cho mảng này.
  2. Từ đó, một số ngân hàng thay vì đầu tư dàn trải, dịch vụ nào cũng có, khách hàng nào cũng giao dịch… đã chuyển hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn. Những ngân hàng tầm trung như VPbank hay Techcombank chọn phân khúc khách hàng "trên mức trung bình" với việc đầu tư những phòng giao dịch "chuẩn", dịch vụ chất lượng cao; hướng đến chăm sóc khách hàng là những doanh nghiệp có tiếng, thương hiệu lớn hoặc những ngành, lĩnh vực có triển vọng của nền kinh tế… Với các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, không kể Agribank chuyên đầu tư cho "tam nông", thì BIDV đang chuyển từ chính sách "chơi với những ông lớn" sang phân khúc khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu… Và nếu để ý sẽ thấy, Vietcombank không "thích" mở nhiều chi nhánh. Các ch i nhánh của ngân hàng này chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn - nơi khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ cao cấp, liên quan đến ngoại thương, ngoại hối - vốn là thế mạnh của Vietcombank từ khi thành lập đến nay. Còn các ngân hàng thương mại nhỏ thì sao? Không phải ngân hàng nào cũng muốn sáp nhập như Bưu điện Liên Việt. Dù nhỏ, họ cũng có phân khúc thị trường riêng của mình. Một hướng đi đang ngày càng rõ nét hơn là "dồn điền đổi thửa". Thay vì đa dạng về sản phẩm, dịch vụ theo kiểu "mỗi thứ có một tí", một số ngân hàng bắt đầu chấp nhận dồn mạnh "đất canh tác" của mình về những phân khúc nhất định. Mảng nào không có thế mạnh, họ sẵn sàng "nhường" cho đối tác để đổi lấy những lợi ích chắc chắn hơn. Đơn cử, trước sự kiện BIDV ký kết thỏa thuận hợp tác song phương với BacAbank và GP.Bank, có người thì cho rằng đó là "ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Nhưng ngược lại cũng có thể nghĩ: hai ngân hàng nhỏ hẳn có "vấn đề"... còn người trong cuộc là ông Phạm Quyết Thắng, Tổng giám đốc GP.Bank khẳng định: "Với những tiềm năng, thế mạnh của mình, BIDV sẽ hỗ trợ, giúp đỡ GP.Bank tạo được những bước ngoặt và thành công trong thời gian tới".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2