TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 27, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC ĐA PHỐI TỬ TRONG HỆ<br />
Ho (III)1(2PYRIDYLAZO)2NAPHTOL (PAN)AXIT AXÊTIC <br />
VÀ CÁC DẪN XUẤT CLO CỦA NÓ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG<br />
Nguyễn Đình Luyện, Lê Thị Bích Ngọc<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong các công trình trước, chúng tôi đã thông báo kết quả nghiên cứu sự tạo <br />
phức đơn và đa của nguyên tố đất hiếm Ho(III) với PAR [1] và Ho(III) PAR HX <br />
[2]; Ho(III) PAN [3]. Trong công trình này, chúng tôi tiếp tục thông báo kết quả <br />
nghiên cứu các phức đa phối tử trong hệ Ho(III) 1(2pyridylazo) 2 naphtol (PAN) <br />
HX (HX: CH3COOH; CH2ClCOOH; CHCl2COOH; CCl3COOH) trong môi trường <br />
nước.<br />
PHẦN THỰC NGHIỆM<br />
Dung dịch nguyên tố đất hiếm Ho(III) được điều chế từ Ho2O3 có độ tinh <br />
khiết phân tích, nồng độ của nó được xác định bằng phương pháp chuẩn độ <br />
complexon dùng dung dịch chuẩn DTPA chỉ thị là Asenazo (III) trong đệm axetat. Các <br />
dung dịch được pha chế từ dung dịch gốc. PAN là thuốc thử tinh khiết được pha chế <br />
bằng cách cân một lượng chính xác trên cân phân tích sau đó hòa tan bằng axêtôn rồi <br />
định mức đến vạch cần pha. Các dung dịch PAN loãng cũng được pha chế từ dung <br />
dịch gốc này. PAN tạo phức với nhiều ion như Fe(III) [4, 5, 6]; Ni(II)... Các dung <br />
dịch axit HX, NaOH... cũng được pha chế từ hóa chất tinh khiết phân tích. pH của <br />
dung dịch được đo trên máy pH meter của hãng Hanan. Mật độ quang được đo trên <br />
máy Spectro 2000 (Automain Spectrophotometer) (Mỹ) và máy UV 1201 Shmadzu <br />
(Nhật).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hiện ứng tạo phức đa phối tử của hệ Ho(III) PAN HX:<br />
Phổ hấp thụ electron của PAN, phức đơn Ho(III) PAN và các phức đa phối <br />
tử Ho(III) PAN HX được biểu diễn trên hình 1. Qua hình 1 cho thấy khi có mặt của <br />
phối tử thứ hai HX thì max của phức chuyển từ 535 nm đến 570 nm (2 cực đại) và <br />
mật độ quang tăng đáng kể, phức của Ho(III) HX không màu. Vậy trong các hệ trên <br />
<br />
1<br />
đã xảy ra sự tạo phức đa phối tử Ho(III) PAN HX. Các thí nghiệm nghiên cứu tiếp theo <br />
được đo ở bước sóng 570 nm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
A<br />
0.<br />
8<br />
<br />
0.<br />
7<br />
<br />
0.<br />
6 (1)<br />
(nm)<br />
0. (2)<br />
5<br />
(3)<br />
0. (4)<br />
4 (5)<br />
<br />
0.<br />
3 48 50 52 54 56 58 60 62<br />
0 0 0 0 0 0 0 0<br />
Hình 1: Phổ hấp thụ electron của các phức<br />
1. Ho(III) PAN CH3COOH 3. Ho(III) PAN CH Cl2COOH<br />
2. Ho(III) PAN CH2 ClCOOH 4. Ho(III) PAN C Cl3COOH<br />
5. Ho(III) PAN <br />
2. Sự phụ thuộc mật độ quang của phức vào tỷ lệ Vaxêton : Vnước và thời <br />
gian:<br />
Kết quả sự phụ thuộc của mật độ quang phức màu Ho(III) PAN <br />
CH3COOH vào tỷ lệ Vaxêton : Vnước được ghi ở bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ phức <br />
tối ưu là Vaxêton : Vnước = 1 : 3. Các dung dịch phức đa phối tử khác cũng cho tỷ lệ tạo <br />
phức tối ưu như vậy.<br />
Bảng 1: Sự phụ thuộc A vào tỷ lệ Vaxeton: Vnước của dung dịch phức Ho(III)PAN <br />
CH3COOH.<br />
<br />
Vaxeton: Vnước 1:10 1:9 1:8 1:6 1:4 1:3 1:2 1:1<br />
A 0,176 0,719 0,724 0,732 0,738 0,744 0,738 0,706<br />
<br />
Các phức đa phối tử Ho(III) PAN HX ổn định sau 10 phút kể từ khi pha chế <br />
và kéo dài trong vòng 45 phút. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho nghiên cứu phức <br />
chất.<br />
3. Ảnh hưởng của pH đến sự tạo phức:<br />
Mật độ quang của các phức đa phối tử phụ thuộc vào pH được biểu diễn trên <br />
hình 2. Qua hình 2 cho thấy, pH tối ưu của phức Ho(III) PAN CH3COOH từ 9,5 <br />
3<br />
11; Ho(III) PAN CH3ClCOOH từ 9 11; Ho(III) PAN CHCl 2COOH từ 8,5 11; <br />
Ho(III) PAN CCl3COOH từ 8,0 10,5 .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A<br />
<br />
0.8<br />
<br />
<br />
0.7<br />
<br />
<br />
0.6<br />
<br />
<br />
0.5 1<br />
2<br />
0.4 3<br />
4<br />
0.3 pH<br />
<br />
0.2<br />
6 7 8 9 10 11 12<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Sự phụ thuộc A của các phức Ho(III) PAN HX vào pH.<br />
1. Ho(III) PAN CH3COOH 3. Ho(III) PAN CH Cl2COOH<br />
2. Ho(III) PAN CH2 ClCOOH 4. Ho(III) PAN C Cl3COOH<br />
4. Xác định thành phần của các phức đa phối tử Ho(III) PAN HX.<br />
a. Xác định tỷ lệ Ho(III) : PAN.<br />
Dùng phương pháp hệ đồng phân tử gam (bảng 2); phương pháp tỷ số mol, <br />
phương pháp Staric Bacbanen [7] để xác định tỷ lệ Ho(III): PAN kết quả thực <br />
nghiệm cho thấy Ho(III): PAN = 1 : 2.<br />
Bảng 2: Kết quả xác định tỷ lệ Ho(III): PAN<br />
<br />
CHo(III).105M 1 2 3 4 5 6 7 8<br />
CPAN .105M 8 7 6 5 4 3 2 1<br />
∆A 0,162 0,305 0,438 0,569 0,692 0,834 0,685 0,579<br />
b. Xác định tỷ lệ Ho(III): HX<br />
Để xác định tỷ lệ Ho(III): HX, chúng tôi dùng phương pháp chuyển dịch cân <br />
bằng, sau khi đã xử lý thống kê [8] kết quả cho thấy tỷ lệ Ho(III) : HX = 1 : 1. Điều <br />
kiện tạo phức tối ưu là khi: Nồng độ CH3COOH gấp 267 lần nồng độ Ho3+; nồng độ <br />
<br />
4<br />
CH2ClCOOH gấp 300 lần nồng độ Ho3+ ; nồng độ CHCl2COOH gấp 333 lần nồng độ <br />
Ho3+; nồng độ CCl3COOH gấp 400 lần nồng độ Ho3+.<br />
Như vậy bằng các phương pháp xác định thành phần khác nhau, chúng tôi đã <br />
xác định được thành phần của các phức đa phối tử:<br />
Ho(III): PAN: HX = 1 : 2 : 1.<br />
5. Xây dựng phương trình đường chuẩn và xác định hệ số hấp thụ phân <br />
tử gam:<br />
Hệ số hấp thụ phân tử gam của các phức đa phối tử Ho(III) PAN HX được <br />
xác định theo pháp Cama [8]. Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn và xác <br />
định hệ số hấp thụ phân tử gam ( ) như sau:<br />
Bảng 3: Phương trình đường chuẩn và xác định hệ số hấp thụ phân tử gam:<br />
<br />
Phức đa phối tử Phương trình đường chuẩn Hệ số hấp thụ phân tử <br />
gam<br />
Ho(III) PAN CH3COOH A = 0,088 + 2,503.10 C4<br />
Ho<br />
3 = (2,497 0,045)104<br />
<br />
Ho(III) PAN CH2ClCOOH A = 0,087 + 2,484.104. CHo 3 = (2,496 0,039)104<br />
<br />
Ho(III) PAN CHCl2COOH A = 0,084 + 2,476.104. CHo 3 = (2,455 0,014)104<br />
<br />
Ho(III) PAN CCl3COOH A = 0,084 + 2,472.104. CHo 3 = (2,447 0,026)104<br />
<br />
6. Nghiên cứu cơ chế tạo phức, tính bằng số bền của phức:<br />
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ chế tạo phức đa phối tử [9] <br />
đối với các hệ nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Dạng kim loại đi vào phức là <br />
Ho(OH)2+, thuốc thử đi vào phức dạng R và axit đi vào phức ở dạng X (CH3COO , <br />
CH2ClCOO ...), hằng số bền của các phức đa phối tử như sau:<br />
Ho(III) PAN CH3COOH có lg = 21,472 0,458<br />
Ho(III) PAN CH2ClCOOH có lg = 21,410 0,546<br />
Ho(III) PAN CHCl2COOH có lg = 21,352 0,565<br />
Ho(III) PAN CCl3COOH có lg = 21,321 0,566<br />
Như vậy HX đi từ CH3COOH đến CCl3COOH thì phức đa phối tử tương ứng <br />
của nó có hằng số bền giảm dần.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Đã nghiên cứu các phức đa phối tử trong hệ Ho(III) PAN HX (CH 3COOH, <br />
CH2ClCOOH...) bằng phương pháp trắc quang, kết quả đạt đượ c là:<br />
<br />
<br />
5<br />
* Xác định được các điều kiện tạo phức tối ưu, thành phần của các phức, cơ <br />
chế tạo phức cũng như xác định hệ số hấp thụ phân tử gam ( ), hằng số bền ( ) của <br />
các phức.<br />
* Các phức đa phối tử với phối tử thứ 2 (HX) đi từ CH3COOH đến <br />
CCl3COOH thì các tham số định lượng của phức cũng thay đổi. Cụ thể là độ bền của <br />
phức và hệ số hấp thụ phân tử gam giảm dần; khoảng pH tối ưu dịch chuyển vào <br />
vùng axit hơn.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Đức Vượng. Nghiên cứu sự tạo phức trong hệ <br />
Ho(III) PAR bằng phương pháp trắc quang . Thông báo khoa học trường <br />
ĐHSP Huế số 1 (41) (2002) 209 213.<br />
2. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Hữu Hiền. Nghiên cứu các phức đaligan trong hệ <br />
Ho(III) PAR axit axêtic và các dẫn xuất Clo của nó bằng phương pháp trắc <br />
quang. Tạp chí Hóa học, T40, (2002) 57 59 .<br />
3. Nguyễn Đình Luyện, Lê Thị Bích Ngọc. Nghiên cứu sự tạo phức trong hệ Ho(III) <br />
PAN bằng phương pháp trắc quang. Thông báo khoa học trường ĐHSP Huế số <br />
1 (47), (2004) 139 143 .<br />
4. Lâm Ngọc Thụ, Nguyễn Phạm Hà, Lê Thị Vinh. Nghiên cứu sự tạo phức của <br />
Fe(III) với PAN trong dung dịch nước và ứng dụng ...Tạp chí Hóa học. T38, số <br />
4, (2000) 6 9 <br />
5. Lâm Ngọc Thụ, Nguyễn Phạm Hà, Lê Thị Vinh. Nghiên cứu sử dụng phức của <br />
Fe(III) với PAN để làm giàu và xác định sắt trong nước cất một lần bằng <br />
phương pháp chiết trắc quang. Tạp chí Hóa học, T39, số 1 (2001) 14 16 .<br />
6. Lâm Ngọc Thụ, Nguyễn Phạm Hà, Lê Thị Vinh. Nghiên cứu cơ chế tạo phức <br />
giữa Fe(III) với PAN trong dung dịch nước axêtôn. Tạp chí Hóa học T40, số 3 <br />
(2002) 20 23 .<br />
7. Hồ Viết Quý. Phức chất trong hóa học. NXB KHKT Hà Nội (1999).<br />
8. Hồ Viết Quý, Nguyễn Tinh Dung. Các phương pháp phân tích hóa lý. ĐHSP Hà <br />
Nội (1999)<br />
9. Hồ Viết Quý. Nghiên cứu cơ chế tạo phức giữa ion kim loại và thuốc thử hữu <br />
cơ. Thông báo khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 1 (1992) 28 30 <br />
<br />
A STUDY ON THE MULTI LIGAND COMPLEXES <br />
IN THE SYSTEM Ho (III) 1(2 PYRIDYLAZO) 2NAPHTOL (PAN) HX <br />
(CH3COOH. CH2ClCOOH ...) BY SPECTROPHOTOMETRIC METHOD<br />
6<br />
Nguyen Dinh Luyen, Le Thi Bich Ngoc<br />
College of Pedagogy, Hue University.<br />
SUMMARY<br />
<br />
The multi ligand complexes in the system Ho (III)1(2pyridylazo) 2naphtol (PAN) <br />
HX (CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH; CCl3COOH) were studied using <br />
spectrophotometric method. The composition, mechanism of the multiligand complexes <br />
formation was established. The form of the metallic ion, of the ligand in the formed complexes <br />
and their molar absorption, conditional stability constants were determined.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />