VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 38-45<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC NĂNG LỰC THỰC HIỆN<br />
CỦA GIÁO VIÊN TOÁN<br />
Phạm Anh Giang - Trường Đại học Hồng Đức<br />
Ngày nhận bài: 16/09/2018; ngày biên tập: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 18/12/2018.<br />
Abstract: Approach competency in teacher training is a popular trend today. Based on the results<br />
of theoretical research on implementation competency and the survey results of lecturers who are<br />
training math teachers in 8 universities in Vietnam, we propose the structure of implementation<br />
competency of a math teacher based on skills and indicators, including two basic groups: the skills<br />
of curriculum analysis, design of learning materials and teaching skill.<br />
Keywords: Implementation competency, teacher, math, skills, structure.<br />
lạc” [2]. Crick định nghĩa “Một năng lực được mô tả như<br />
là một sự kết hợp phức tạp của kiến thức, KN, sự hiểu<br />
biết, các giá trị, thái độ và mong muốn dẫn đến hiệu quả,<br />
thể hiện hành động của con người trong một lĩnh vực cụ<br />
thể” [3]. Văn bản chính thức Chương trình giáo dục phổ<br />
thông của tỉnh Quebec Canada quy định: “Năng lực là sự<br />
kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, KN<br />
với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm<br />
đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động<br />
trong bối cảnh nhất định” [4]. Theo Gharajedaghi, “năng<br />
lực là tổ hợp các yếu tố tâm - sinh lí, các tri thức và KN<br />
hành động của cá nhân mang lại hiệu quả cao trong việc<br />
giải quyết các tình huống cụ thể” [5]. Theo Nguyễn Thị<br />
Kim Dung và cộng sự [6]; tr 30], “năng lực là tổ hợp các<br />
kiến thức, KN, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép<br />
thực hiện cáo trách nhiệm và hiệu quả các hành động,<br />
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống<br />
khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá<br />
nhân”.<br />
Phạm Minh Hạc cho rằng, năng lực là tổ hợp các đặc<br />
điểm tâm lí của một con người/nhân cách (trích theo [6]).<br />
Theo Từ điển Tâm lí học của tác giả Vũ Dũng, năng lực<br />
là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá<br />
nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi<br />
cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định [7].<br />
Weinert lại đơn giản coi năng lực là các khả năng và<br />
KN nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được…<br />
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực<br />
cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động<br />
cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một<br />
cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong<br />
những tình huống thay đổi [8].<br />
Như sơ lược trình bày ở trên, có thể thấy có ba cách<br />
tiếp cận khái niệm năng lực: năng lực là thuộc tính tâm<br />
lí; năng lực gồm kiến thức, KN, thái độ, và một số phẩm<br />
chất tâm lí; năng lực gồm các KN. Trong nghiên cứu này,<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về năng lực và năng<br />
lực giáo viên (GV) cũng như nghiên cứu về vấn đề đào<br />
tạo GV theo hướng tiếp cận năng lực. Trong các nghiên<br />
cứu đó, cũng đã có những nghiên cứu về “năng lực thực<br />
hiện” (NLTH) nhưng chủ yếu là những nghiên cứu về<br />
lĩnh vực đào tạo nghề. Trong đó, các nghiên cứu về đào<br />
tạo nghề sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện<br />
(NLTH), cho đối tượng là GV toán vẫn chưa có những<br />
kết quả hệ thống, hoàn thiện.<br />
Bài báo này sẽ trình bày những phân tích về một số<br />
khái niệm, công bố trước đây như năng lực, năng lực sư<br />
phạm, chuẩn GV, chuẩn đào tạo (đầu ra) của một số cơ<br />
sở đào tạo, hiệp hội nghề sư phạm để từ đó đề xuất khái<br />
niệm và cấu trúc của NLTH của GV Toán trung học phổ<br />
thông. Đương nhiên, đề xuất này là định hướng cho việc<br />
đào tạo GV Toán trong trường đại học, trình độ cử nhân.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số nghiên cứu về năng lực và năng lực thực hiện<br />
Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ<br />
“năng lực” được ý niệm rất sớm từ những năm 1970 và<br />
có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều<br />
hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau.<br />
Rychen & Salganik, 2003, coi năng lực là “khả năng<br />
đáp ứng nhu cầu phức tạp, bằng cách vẽ và huy động các<br />
nguồn lực tâm lý xã hội trong bối cảnh - tức là một hệ<br />
thống hành động phức tạp bao gồm kiến thức (cũng<br />
ngầm); kĩ năng (KN) nhận thức và thực tiễn; thái độ như<br />
động lực, định hướng giá trị, cảm xúc” Rychen, D.S. Salganik, L.H. (2003). Key Competencies for a<br />
successful life and a well-functioning society.<br />
Göttingen: Hogrefe & Huber. Theo Koster &<br />
Dengerink, 2008, thì năng lực là “sự kết hợp của kiến<br />
thức, KN, thái độ, giá trị và đặc điểm cá nhân, trao quyền<br />
cho GV hành động một cách chuyên nghiệp và thích hợp<br />
trong một tình huống, triển khai chúng một cách mạch<br />
<br />
38<br />
<br />
Email: phamanhgiang@hdu.edu.vn<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 38-45<br />
<br />
chúng tôi thiên về tiếp cận KN: coi năng lực bao gồm và<br />
được thể hiện, đánh giá được thông qua KN.<br />
2.2. Năng lực sư phạm<br />
<br />
sự dạy học một cách hiệu quả; Tạo và duy trì sự hỗ trợ<br />
và môi trường học an toàn; Đánh giá, cung cấp những<br />
phản hồi và tổng kết, phản ánh về kết quả học của HS);<br />
Kết nối và tương tác chuyên môn (Lôi cuốn HS tham gia<br />
vào quá trình học tập một cách chuyên nghiệp; Phối hợp<br />
một cách chuyên nghiệp với đồng nghiệp, gia đình hay<br />
cộng đồng trong quá trình dạy học) [9]. Trong đó, họ đều<br />
mô tả cho các mức độ: tốt nghiệp (sinh viên vừa tốt<br />
nghiệp - graduate), thành thạo proficient), thành thạo cao<br />
(highly accomplished) và chuyên gia (lead).<br />
Hội đồng GV của New Zealand xây dựng chuẩn dựa<br />
trên chuẩn nghề nghiệp GV để đáp ứng đòi hỏi về chất<br />
lượng của tất cả sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình<br />
đào tạo GV khác nhau. Chuẩn này mô tả những tiêu chí<br />
và giáo sinh ở thời điểm tốt ngiệp, sau đào tạo cần phải<br />
có, cụ thể gồm các lĩnh vực sau [6]; tr 43-44]: + Kiến<br />
thức chuyên môn; + Thực tiễn chuyên môn; + Các giá trị<br />
và các mối quan hệ nghề nghiệp.<br />
Chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm của Đức<br />
(Germany) thì gồm 4 lĩnh vực (dạy học, giáo dục, đánh<br />
giá, đổi mới) và 11 năng lực được cụ thể hoá thành các<br />
chuẩn. Chẳng hạn, về lĩnh vực dạy học (GV là các<br />
chuyên gia về dạy và học), có thể chỉ ra 3 năng lực thành<br />
phần như sau: + Năng lực 1: GV lập kế hoạch dạy học<br />
phù hợp với chuyên môn và tiến hành kế hoạch đó một<br />
cách khách quan, cụ thể; + Năng lực 2: GV hỗ trợ việc<br />
học của học sinh qua việc tổ chức tình huống học, động<br />
viên học sinh và tạo cho họ năng lực thiết lập cá mối liên<br />
hệ và sử dụng cái đã học; + GV khuyến khích khả năng<br />
tự quyết định việc học và làm chủ của học sinh.<br />
Theo [6] thì chuẩn đầu ra đối với năng lực sư phạm<br />
bao gồm 5 nhóm năng lực và 28 tiêu chí, có thể tóm lược<br />
chỉ ra như sau: + Năng lực dạy học; + Năng lực giáo dục;<br />
+ Năng lực định hướng sự phát triển cá nhân học sinh;<br />
+ Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội; + Năng<br />
lực phát triển cá nhân.<br />
Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã ban quy định chuẩn nghề<br />
nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông, ngày 22/8/2018<br />
[11]. Đây là một văn bản xác định các tiêu chí quan trọng<br />
cho không chỉ các nhà trường phổ thông, GV phổ thông<br />
mà còn cho các trường có đào tạo GV.<br />
Có thể hiểu, mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra của sinh<br />
viên sư phạm phải đạt được mức thấp nhất của chuẩn<br />
nghề nghiệp GV trong mỗi giai đoạn nhất định. Đương<br />
nhiên, không hẳn mọi tiêu chí cụ thể trong khung đánh<br />
giá, sinh viên sư phạm mới ra trường đều đạt yêu cầu tối<br />
thiểu, chẳng hạn rất có thể năng lực sử dụng công nghệ<br />
thông tin của sinh viên sẽ đạt được cao hơn mức tối thiểu.<br />
Mức độ chênh lệch giữa năng lực của sinh viên vừa tốt<br />
nghiệp so với chuẩn nghề nghiệp GV “chủ yếu do mức<br />
<br />
Theo Nguyễn Thị Kim Dung, “năng lực sư phạm là<br />
tổ hợp các kiến thức, KN, giá trị, thái độ nghề nghiệp cho<br />
phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các nhiệm vụ,<br />
vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc lĩnh vực<br />
nghề nghiệp GV, và đem đến kết quả dạy học - giáo dục<br />
tốt” [7]; tr 32].<br />
Theo Hội liên hiệp đánh giá và hỗ trợ GV Mĩ<br />
(Interstate New Teachers Assessment and Support<br />
Consortium - INTASC), GV cần đáp ứng những yêu cầu<br />
dưới đây - có thể hiểu là những thành tố của năng lực sư<br />
phạm cần thiết của GV [9]: + Sự hiểu biết về nội dung<br />
môn học: bao gồm nội dung dạy học, mối liên hệ bên<br />
trong và bên ngoài với nội dung dạy học; + Tri thức sư<br />
phạm: Tổ chức và nhận biết mức độ nhận thức của học<br />
sinh trong quá trình dạy học; + Tri thức về sự phát triển:<br />
GV cần nắm rõ kinh nghiệm, phong cách học, tư duy,<br />
hứng thú... của học sinh (HS) và có khả năng hỗ trợ, giúp<br />
đỡ HS phát triển trong một số lĩnh vực như xã hội, thể<br />
chất,...; + Hiểu biết về sự khác biệt: GV có khả năng hiểu<br />
biết HS về sự khác biệt chẳng hạn như là văn hoá, gia<br />
đình,... và những sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ<br />
sự khác biệt đó đến quá trình học tập; + Hiểu biết về động<br />
cơ: GV đề ra được nhiệm vụ phù hợp, khuyến khích, hỗ<br />
trợ phù hợp đối tượng HS; + Có tri thức về việc học tập:<br />
GV có tri thức về các phương pháp dạy học khác nhau<br />
và sử dụng một cách hiệu quả trong dạy học; + Làm chủ<br />
được các chiến lược - phương pháp, hình thức tổ chức<br />
dạy học: GV sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác<br />
nhau cho phù hợ với các phương pháp học tập (phong<br />
cách học) đa dạng của HS; + Hiểu biết về việc đánh giá<br />
học sinh; + Hiểu biết về các nguồn tìm kiếm thông tin<br />
khác nhau nhằm giúp HS khai thác thông tin để giải<br />
quyết vấn đề; + Am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác: sự<br />
cộng tác thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động hợp tác<br />
của HS trong quá trình học, GV hợp tác với GV khác và<br />
phụ huynh trong quá trình dạy học, giáo dục; + Khả năng<br />
phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học, tức là có<br />
khả năng tự đánh giá, điều chỉnh, cải thiện quá trình dạy<br />
học của mình.<br />
Tổ chức nghề giáo quốc gia Úc (Organisation of the<br />
National Professional Standards for Teachers) đã đưa ra<br />
Chuẩn chuyên môn quốc gia dành cho GV (National<br />
Professional Standards for Teachers) với một số nội dung<br />
cơ bản đánh giá về lĩnh vực dạy học như sau: + Kiến thức<br />
chuyên môn (Hiểu HS và hiểu cách học của họ (hiểu HS<br />
học như thế nào); Hiểu nội dung và cách dạy các nội<br />
dung dạy học đó); + KN chuyên môn (Kế hoạch cho và<br />
<br />
39<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 38-45<br />
<br />
độ trải nghiệm nghề nghiệp trong thực tiễn nhà trường...<br />
NĂNG LỰC DẠY HỌC TOÁN<br />
của sinh viên còn thấp” [12]; tr 40].<br />
2.3. Năng lực thực hiện và năng lực thực hiện của giáo<br />
KN<br />
KN tổ<br />
KN quản<br />
Thái độ<br />
viên Toán<br />
dạy<br />
chức tài<br />
lí môi<br />
dạy học<br />
học<br />
liệu học<br />
trường<br />
của GV<br />
2.3.1. Năng lực thực hiện<br />
tập<br />
và<br />
học<br />
tập<br />
Khái niệm NLTH (thuật ngữ tiếng Anh là<br />
trình bày<br />
competence) thường dùng để chỉ những gì tối thiểu (mức<br />
bài giảng<br />
chuẩn) cá nhân cần phải có để tiến hành được một công<br />
Hình 1. Sơ đồ mô hình năng lực dạy học của GV toán<br />
việc. Từ đó, NLTH của GV toán sẽ được xem xét như là<br />
(mô tả từ công bố của Leou, 1998 [12])<br />
một hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí mà GV toán cần có,<br />
Từ<br />
trình<br />
bày trên, có thể thấy, Leou coi năng lực dạy<br />
cần đạt với những mức độ khác nhau.<br />
học của GV bao gồm các KN (3 nhóm KN) và thái độ<br />
Chuẩn đánh giá GV toán xuất sắc tại các trường học<br />
(nhóm thái độ trong dạy học). Và theo cách trình bày đó,<br />
Úc (Hiệp hội GV toán học Úc, 2002) gồm các nội dung<br />
thứ tự ban đầu là KN dạy học, KN tổ chức tài liệu học<br />
cơ bản như dưới đây. + Kiến thức chuyên môn: Kiến thức<br />
tập và trình bày bài giảng, KN quản lí môi trường học tập<br />
về học sinh; Kiến thức về toán học; Kiến thức về việc<br />
và, thứ tư là thái độ dạy học của GV.<br />
học toán học của học sinh. + Thuộc tính nghề nghiệp:<br />
2.3.2. Đề xuất cấu trúc năng lực thực hiện của giáo viên toán<br />
Thuộc tính cá nhân; Phát triển chuyên môn cá nhân;<br />
Từ những trình bày ở trên, chúng tôi quan niệm:<br />
Trách nhiệm cộng đồng ; + Thực hành chuyên môn: Môi<br />
NLTH của GV toán được thể hiện và bao gồm các thành<br />
trường học tập; Lập kế hoạch học tập (cho việc học của<br />
phần: KN phân tích chương trình và thiết kế tài liệu học<br />
học sinh); Dạy trong qua và bằng hoạt động; Thẩm định,<br />
tập; KN dạy học. Nói như vậy chúng tôi cơ bản thống<br />
lượng định, đánh giá [9].<br />
nhất với các nghiên cứu về NLTH về thành phần của<br />
Để thấy một bức tranh rõ ràng hơn, có thể tham khảo<br />
năng lực chính là các KN. Nghĩa là, chúng tôi tập trung<br />
bảng đánh giá các NLTH dành cho GV toán dưới đây<br />
vào các KN dạy học hơn là tập trung vào thái độ của GV<br />
(Leou, 1998, [12]): KN dạy học; KN tổ chức tài liệu học<br />
tập và trình bày bài giảng; KN quản lí môi trường học dù vẫn thống nhất với cách trình bày của Leou.<br />
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về các<br />
tập; và thái độ dạy học của GV. Có thể mô tả cấu trúc<br />
năng lực dạy học Toán theo quan điểm của Leou như sơ KN và KN thành phần của NLTH như sau:<br />
đồ dưới đây (hình 1):<br />
Nhóm 1. KN phân tích chương trình và thiết kế tài liệu học tập<br />
NHÓM KN<br />
THÀNH PHẦN<br />
1.1. Phân tích chương<br />
trình, trong đó đặc biệt<br />
là xác định mục tiêu<br />
dạy học<br />
<br />
Mã hoá<br />
1.1.1<br />
1.1.2<br />
1.2.1<br />
<br />
1.2. Kế hoạch sắp xếp<br />
nội dung và tổ chức dạy<br />
học thích hợp (KN thiết<br />
kế kế hoạch dạy học)<br />
<br />
1.2.2<br />
1.2.3<br />
1.2.4<br />
<br />
Nhóm 2. KN dạy học<br />
NHÓM KN<br />
THÀNH PHẦN<br />
2.1. Trình bày bài giảng<br />
một cách hiệu quả<br />
<br />
Mô tả chi tiết (tiêu chí)<br />
Phân tích thực hành dạy học nhằm rút ra kinh nghiệm và tự học về quá trình<br />
dạy học<br />
Xác định mục tiêu dạy học dựa trên chương trình và sách giáo khoa (năng<br />
lực phân tích chương trình)<br />
Sắp xếp một cách hợp lí tài liệu để kiến tạo nhận thức và năng lực học tập<br />
cho HS<br />
Thiết kế tốt một kế hoạch dạy học<br />
Sắp xếp lại bài học dựa trên nội dung và hoạt động học tập của HS<br />
Lường trước những sự phù hợp của bài học dựa trên nội dung dạy học và<br />
hoạt động học tập của HS<br />
<br />
Mã hoá<br />
2.1.1<br />
2.1.2<br />
<br />
Mô tả chi tiết (tiêu chí)<br />
Trình bày chính xác nội dung bài học<br />
Tạo các thông báo, ghi chú để ra tăng hiểu biết của HS<br />
<br />
40<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 38-45<br />
<br />
2.2. Giúp HS hiểu được<br />
mối quan hệ giữa các<br />
khái niệm và sự vận<br />
dụng của toán học<br />
2.3. Nêu rõ mục tiêu và<br />
chương trình (kế<br />
hoạch) học tập mỗi chủ<br />
đề (môn, phân môn,<br />
chương, bài, ...) cho HS<br />
2.4. Chọn lựa các chiến<br />
lược dạy học phù hợp<br />
giúp học sinh hiểu rõ<br />
các khái niệm toán học<br />
<br />
2.2.1<br />
2.2.2<br />
<br />
Sử dụng các phương tiện điện tử, truyền thông và học liệu một cách hiệu<br />
quả<br />
Giúp HS hiểu được mối liên hệ giữa các khái niệm toán học<br />
Nhấn mạnh sự kết nối giữa toán học và các môn học khác (lĩnh vực khác)<br />
<br />
2.2.3<br />
<br />
Nhấn mạnh vào sự vận dụng của toán học trong cuộc sống<br />
<br />
2.3.1<br />
2.3.2<br />
<br />
GV trình bày rõ ràng mục đích học tập trước khi dạy học<br />
GV thông báo cho HS cơ bản kế hoạch học tập mỗi chủ đề (chương, bài, ...)<br />
<br />
2.3.3<br />
<br />
GV thông báo cho HS về mục tiêu và nội dung của mỗi chủ đề<br />
<br />
2.5. Tổ chức các hoạt<br />
động tư duy tích cực<br />
cho HS<br />
<br />
2.5.1<br />
<br />
2.1.3<br />
<br />
2.6. Giải thích cho<br />
những hiểu biết sai của<br />
HS tại những thời điểm<br />
thích hợp<br />
2.7. Vận dụng các hoạt<br />
động dạy học một cách<br />
hiệu quả<br />
2.8. Đánh giá quá trình<br />
dạy học để đưa ra<br />
những điều chỉnh kịp<br />
thời cho phù hợp với<br />
năng lực của học sinh<br />
2.9. Khả năng diễn đạt<br />
ý tưởng, thông tin một<br />
cách rõ ràng<br />
2.10. Về các KN viết bảng<br />
<br />
2.5.2<br />
2.5.3<br />
2.6.1<br />
<br />
Sử dụng các chiến lược dạy học hiệu quả để tương thích với các nội dung<br />
và những đặc trưng khác nhau<br />
Sử dụng các chiến lược dạy học phù hợp với năng lực học tập và trình độ<br />
hiểu biết của HS<br />
GV đưa ra những câu hỏi hợp lí để dẫn dắt học sinh tư duy một cách rõ ràng<br />
trong quá trình học<br />
GV sử dụng các tài liệu liên quan để giúp HS tư duy tích cực<br />
GV đưa ra quá trình tư duy giúp HS học toán một cách sáng tạo<br />
Đưa ra những giải thích rõ ràng khi HS không hiểu<br />
<br />
2.6.2<br />
<br />
Làm sáng sủa, dễ hiểu từ những ý tưởng rắc rối của HS<br />
<br />
2.7.1<br />
2.7.2<br />
2.7.3<br />
2.8.1<br />
<br />
Sắp xếp lại chương trình và từng bước thực hiện cho mỗi lớp học<br />
Phối hợp các tình huống dạy học và sắp xếp theo trật tự các hoạt động học<br />
Đưa ra kết luận cuối cùng khi kết thúc một chuyên đề, vấn đề<br />
Hiểu được trình độ kiến thức nền của HS thông qua quá trình dạy học<br />
Đưa ra những câu hỏi vấn đáp để đánh giá khả năng hiểu bài của HS trong<br />
quá trình dạy học<br />
Đưa ra bài kiểm tra ở giai đoạn cuối mỗi bài học, chuyên đề<br />
Ghi hồ sơ đánh giá HS trong và sau khi kết thúc bài học<br />
Sử dụng chính xác nhóm các biểu diễn khác nhau cho một khái niệm toán<br />
học<br />
Tạo một bài giảng có trật tự logic<br />
Dạy học với một âm lượng và tốc độ vừa phải<br />
Vẽ chính xác các biểu đồ, đồ thị,... để đạt mục tiêu dạy học<br />
Viết ngắn gọn và chính xác<br />
Sắp xếp các nội dung, phần trình bày bảng một cách hợp lí<br />
<br />
2.4.1<br />
2.4.5<br />
<br />
2.8.2<br />
2.8.3<br />
2.8.4<br />
2.9.1<br />
2.9.2<br />
2.9.3<br />
2.10.1<br />
2.10.2<br />
2.10.3<br />
<br />
trình đào tạo GV, chuẩn nghề nghiệp GV đều có nhắc tới<br />
năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy<br />
học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi không<br />
tập trung vào việc bồi dưỡng năng lực này trong quá trình<br />
nghiên cứu.<br />
2.4. Khảo sát và kết quả khảo sát về cấu trúc năng lực<br />
thực hiện<br />
<br />
Như trình bày ở đây, chúng tôi tập trung vào năng lực<br />
dạy học chứ không tập trung vào các năng lực giáo dục<br />
(thông qua bộ môn), năng lực phát triển các nhân, năng<br />
lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội của giáo sinh.<br />
Hơn nữa, để hướng tới NLTH, được biểu hiện thông qua<br />
kết quả và quá trình hoạt động, chúng tôi dùng “KN” để<br />
mô tả NLTH. Cũng lưu ý rằng, dù rằng trong các chương<br />
<br />
41<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 38-45<br />
<br />
2.4.1. Mục tiêu khảo sát<br />
Mục tiêu của việc khảo sát nhằm đánh giá về quan niệm<br />
của các giảng viên đang giảng dạy đào tạo GV toán tại một<br />
số trường sư phạm về thành phần, cấu trúc của NLTH.<br />
2.4.2. Đối tượng khảo sát<br />
Đối tượng khảo sát là: 66 giảng viên khoa Toán, đang<br />
dạy các bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn<br />
Toán tại một số trường đại học: Trường Đại học Vinh;<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên;<br />
Trường Đại học Tây Bắc; Trường Đại học Sư phạm Hà<br />
<br />
chúng tôi còn thực hiện phỏng vấn một số giảng viên về<br />
các nội dung trong phiếu khảo sát, để thấy được đánh giá<br />
trực tiếp của họ về các nội dung khảo sát. Từ đó, có thể<br />
đưa ra những đánh giá nhiều chiều, chính xác hơn về vấn<br />
đề nghiên cứu.<br />
2.4.4. Kết quả khảo sát và phân tích<br />
Đánh giá về mức độ quan trọng của các KN thành<br />
phần của NLTH, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br />
Như vậy, đa số giảng viên đánh giá về KN Phân tích<br />
chương trình và thiết kế tài liệu học tập, trong đó đặc biệt<br />
<br />
Bảng 1. Bảng kết quả khảo sát giảng viên về mức độ quan trọng của Nhóm KN phân tích chương trình<br />
và thiết kế tài liệu học tập<br />
Nhóm KN 1<br />
<br />
Thứ tự đánh giá mức độ quan trọng (giảm dần từ 1, 2, 3, 4)<br />
<br />
Điểm<br />
trung bình<br />
<br />
Thứ tự<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
45<br />
<br />
15<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
0,89<br />
<br />
2<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
50<br />
<br />
7<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0,87<br />
<br />
1<br />
<br />
Nội 2; Trường Đại học Đồng Tháp; Trường Đại học<br />
Hồng Đức và Trường Đại học Tây Nguyên. Đối tượng<br />
khảo sát gồm các giảng viên trẻ cũng như các giảng viên<br />
có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo GV toán. Trình độ<br />
giảng viên từ thạc sĩ tới tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.<br />
<br />
là xác định mục tiêu dạy học (1.1) và KN thiết kế kế<br />
hoạch sắp xếp nội dung và tổ chức dạy học thích hợp<br />
(KN thiết kế kế hoạch dạy học) (1.2) có tầm quan trọng<br />
ngang nhau, dù rằng họ đánh giá KN 1.2 có tầm quan<br />
trọng hơn nhóm KN 1.1.<br />
Đánh giá về mức độ của các KN thành phần, chúng<br />
tôi thu được kết quả như các sơ đồ dưới đây (theo tỉ lệ<br />
phần trăm và mức độ).<br />
<br />
2.4.3. Cách thức khảo sát<br />
Chúng tôi gửi phiếu khảo sát qua bưu điện hoặc qua<br />
thư điện tử tới các giảng viên, xin ý kiến phản hồi (từ<br />
tháng 9 đến tháng 11/2018). Cùng với việc khảo sát,<br />
KĨ NĂNG 1.1.1<br />
<br />
KĨ NĂNG 1.1.2<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0,9<br />
0,8<br />
0,7<br />
0,6<br />
0,5<br />
0,4<br />
0,3<br />
0,2<br />
0,1<br />
0<br />
<br />
0,6<br />
0,5<br />
0,4<br />
0,3<br />
0,2<br />
0,1<br />
0<br />
Không<br />
cần thiết<br />
<br />
Tương Cần thiết Rất cần<br />
đối cần<br />
thiết<br />
thiết<br />
<br />
Không Tương Cần thiết Rất cần<br />
cần thiết đối cần<br />
thiết<br />
thiết<br />
<br />
42<br />
<br />