TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
<br />
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br />
<br />
JOURNAL OF SCIENCE<br />
<br />
KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ<br />
ISSN:<br />
1859-3100 Tập 15, Số 6 (2018): 118-129<br />
<br />
NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY<br />
Vol. 15, No. 6 (2018): 118-129<br />
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA LOÀI GAI MA VƯƠNG<br />
(Tribulus terrestris L.) Ở VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH BÌNH THUẬN<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm*, Trần Huỳnh Bảo Nam, Phạm Văn Ngọt<br />
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh<br />
Ngày nhận bài: 18-4-2018; ngày nhận bài sửa: 05-6-2018; ngày duyệt đăng: 19-6-2018<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao ethanol toàn cây Gai ma vương tại tất cả các nồng độ<br />
khảo sát từ 200 đến 1000 mg/ml đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên cả ba chủng: Bacillus<br />
subtilis, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa. Hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol thể<br />
hiện mạnh nhất trên chủng B. subtilis. Trong khi đó, nước sắc toàn cây của loài chỉ thể hiện hoạt<br />
tính kháng khuẩn đối với chủng B. subtilis và chỉ với nồng độ cao hơn 40%.<br />
Từ khóa: đặc tính kháng khuẩn, Gai ma vương, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa,<br />
Escherichia coli.<br />
ABSTRACT<br />
Antibacterial activity of Tribulus terrestris L. living on sands of Binh Thuan province<br />
The results of this study showed that ethanol extract of Tribulus terrestris L. at any<br />
concentration from 200 to 1.000 mg/ml possessed an anti-bacterial activity against all three<br />
bacteria including Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa, and Escherichia coli. The ethanol<br />
extract was more effective on B. subtilis than the other two strains. However, aqueous extract of<br />
Tribulus terrestris L. showed anti-bacterial activity against B. subtilis only and just at the<br />
concentration of over 40%.<br />
Từ khóa: Antibacterial activity, Tribulus terrestris L., Bacillus subtilis, Pseudomonas<br />
aeruginosa, Escherichia coli.<br />
<br />
Mở đầu<br />
Trong nền y học cổ truyền của nhiều nước châu Á, loài cây Gai ma vương (Tribulus<br />
terrestris L.) được biết đến như một phương thuốc hiệu quả dùng để chữa các bệnh về phổi,<br />
tim mạch; giúp hạ huyết áp, điều hòa miễn dịch, tăng cường hấp thu, kháng viêm, kháng ung<br />
thư. Đặc biệt, loài thực vật này có tác dụng lớn trong việc cải thiện chức năng sinh lí sinh sản<br />
ở nam giới cũng như chữa một số chứng bệnh liên quan đến hệ sinh sản nữ [1].<br />
Do những đặc tính dược liệu quý giá, ngày càng nhiều công trình đã chọn loài Gai<br />
ma vương làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nghiên cứu về loài<br />
cây này còn rất ít, thường tập trung vào việc chọn lọc giống để ứng dụng trồng đại trà<br />
nhằm thu hợp chất saponin steroid mà thiếu đi đánh giá về dược tính của loài. Kết quả<br />
1.<br />
<br />
*<br />
<br />
Email: tamntth@hcmup.edu.vn<br />
<br />
118<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm và tgk<br />
<br />
nghiên cứu của bài báo “Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của loài Gai ma vương<br />
(Tribulus terrestris L.) ở vùng đất cát tỉnh Bình Thuận” nhằm mục đích đánh giá hoạt tính<br />
kháng vi sinh vật của loài Gai ma vương trên ba chủng vi sinh vật phổ biến, có tỉ lệ kháng<br />
thuốc cao, gây bệnh ngoài da, hô hấp, gây viêm nhiễm mô mềm, gây các bệnh và các<br />
chứng ngộ độc qua đường thực phẩm như: Bacillus subtilis, Escherichia coli,<br />
Pseudomonas aeruginosa, từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về dược tính của<br />
loài dược liệu quý này [2],[3].<br />
2.<br />
Địa điểm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Địa điểm thu mẫu<br />
Xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.<br />
2.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: loài Gai ma vương (Tribulus terrestris L.).<br />
Mẫu dùng để thử hoạt tính kháng khuẩn bao gồm cao ethanol và nước sắc toàn cây.<br />
Những chủng vi sinh vật được dùng để khảo sát tính kháng khuẩn bao gồm:<br />
+ Vi khuẩn Bacillus subtilis, Escherichia coli từ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí<br />
Minh, lưu trữ ở Phòng thí nghiệm Vi sinh – Sinh hóa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư<br />
phạm TP Hồ Chí Minh được cấy truyền và thử nghiệm trên môi trường MPA.<br />
+ Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa từ Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh<br />
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM được cấy truyền và thử<br />
nghiệm trên môi trường NA.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Phương pháp thu hái, sơ chế, bảo quản mẫu<br />
Mẫu cây được thu đầy đủ các bộ phận và được phơi dưới nắng 1 ngày trước khi cho<br />
vào bao chứa và đem về phòng thí nghiệm.<br />
Tại phòng thí nghiệm, mẫu cây được tách riêng quả và phần còn lại (bao gồm thân,<br />
lá, rễ – gọi chung là phần toàn cây). Phần toàn cây được cắt nhỏ thành các đoạn dài từ 2 –<br />
5 cm, được rửa sạch đất cát và phơi nắng trong 2 – 3 ngày.<br />
Mẫu sau khi phơi nắng được gói bằng giấy báo và được sấy ở nhiệt độ từ 50 đến<br />
o<br />
60 C cho đến khi khối lượng không đổi. Lúc này, mẫu đạt trạng thái khô hoàn toàn.<br />
Mẫu khi đã khô hoàn toàn được bảo quản trong điều kiện khô thoáng ở phòng thí<br />
nghiệm cho những thử nghiệm tiếp theo.<br />
2.3.2. Phương pháp điều chế cao ethanol<br />
Quy trình tạo cao ethanol được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Kim Phi<br />
Phụng [4].<br />
Mẫu cây sau khi phơi khô sẽ được đem xay thành bột mịn.<br />
Ngâm 100 g bột cây trong 1000 ml dung dịch ethanol 96o.<br />
Sau 48 giờ, dịch chiết được lọc qua giấy lọc để loại cặn.<br />
<br />
119<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 15, Số 6 (2018): 118-129<br />
<br />
Dịch chiết được thu hồi dung môi bằng hệ thống cô quay ở nhiệt độ 50oC và áp suất<br />
175mbar.<br />
Sau khi dịch chiết đã đuổi gần hết dung môi, rót dịch chiết ra một cốc thủy tinh và để<br />
bay hơi tự nhiên.<br />
Khi dung môi đã bay hơi hoàn toàn, ta thu được cao chiết ethanol thô. Cao được bảo<br />
quản trong tối và nhiệt độ thấp (4oC).<br />
Phần bột cây còn lại tiếp tục được ngâm trong dung dịch ethanol 96o với cùng tỉ lệ<br />
như trên. Quá trình chiết lặp lại 3 lần để đảm bảo quá trình diễn ra triệt để [4].<br />
2.3.3. Phương pháp thu nhận nước sắc<br />
Quy trình thu nhận nước sắc được tiến hành theo Hồ Huỳnh Thùy Dương [5].<br />
Ngâm 10 g mẫu khô trong nước cất 10 – 15 phút để rửa mẫu, sau đó bỏ nước ngâm.<br />
Thêm 300 ml nước cất và đun sôi mẫu.<br />
Khi mẫu đã sôi, tiếp tục đun mẫu ở nhiệt độ từ 70 đến 80oC trong 90 phút. Sau đó,<br />
thu lấy nước sắc.<br />
Thêm 200 ml nước cất và đun sôi mẫu lần thứ hai.<br />
Khi mẫu đã sôi, mẫu tiếp tục được đun ở nhiệt độ từ 70 đến 80oC trong 90 phút. Sau<br />
đó thu lấy nước sắc lần thứ hai.<br />
Trộn nước sắc của 2 lần đun lại rồi đem ủ ở nhiệt độ từ 50 đến 60oC để nước bay hơi<br />
sao cho dung dịch nước sắc thu được còn đúng 10 ml.<br />
Dung dịch nước sắc được li tâm ở tốc độ 5000 rpm trong 10 phút để loại cặn.<br />
Nước sắc được thu nhận tương ứng với tỉ lệ 1 g/ml.<br />
Nước sắc sử dụng trong các thử nghiệm được pha loãng đến nồng độ nhất định, sau<br />
đó lọc qua màng lọc vô trùng 0,22 µm và được sử dụng trong ngày [5].<br />
2.3.4. Phương pháp lập phương trình hồi quy tuyến tính giữa độ đục và mật độ tế bào<br />
Để so sánh hoạt tính kháng khuẩn của mẫu thử trên những chủng vi sinh vật khác<br />
nhau, mỗi chủng vi sinh vật cần được sử dụng ở cùng một mật độ tế bào tương đương<br />
5.106 CFU/ml. Do đó, trước khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, mỗi loại vi khuẩn cần<br />
được xác định giá trị OD tại bước sóng 610 nm tương ứng với nồng độ vi khuẩn 5.106<br />
CFU/ml. Để xác định được giá trị OD này, ta cần xây dựng đường hồi quy tuyến tính giữa<br />
độ đục và mật độ tế bào theo quy trình sau:<br />
Pha loãng một huyền phù chứa chủng vi sinh vật cần kiểm nghiệm có mật độ bất kì<br />
thành các huyền phù khác nhau có độ đục đo ở OD 610nm đạt các giá trị lân cận 0,1; 0,2;<br />
0,3; 0,4; 0,5. Đo OD 610nm của các huyền phù vừa pha, ghi nhận số đo thực tế.<br />
Dùng phương pháp đếm khuẩn lạc, xác định mật độ tế bào (N/ml) của các huyền phù này.<br />
Tính giá trị log(N/ml) cho mỗi giá trị mật độ N/ml tương ứng với mỗi độ đục. Xác<br />
định phương trình hồi quy tuyến tính giữa log(N/ml) và OD 610nm [6].<br />
Dựa trên phương trình hồi quy tuyến tính giữa mật độ tế bào và giá trị OD 610nm, ta<br />
xác định được giá trị OD 610nm tương ứng với mật độ tế bào đạt 5.106 CFU/ml.<br />
120<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm và tgk<br />
<br />
2.3.5. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn<br />
Cao ethanol được hòa tan trong dung dịch ethanol 70o với nồng độ 1000 mg/ml. Tiếp<br />
tục dùng dung dịch trên pha loãng ra các nồng độ 800 mg/ml, 600 mg/ml, 400 mg/ml, 200<br />
mg/ml. Chứng âm dùng cho thí nghiệm xác định khả năng kháng khuẩn của cao chiết<br />
ethanol là dung dịch ethanol 35o tương ứng với nồng độ 0 mg/ml. Chứng dương là đĩa giấy<br />
kháng sinh đồ tẩm Streptomycin 10 µg (đối với vi khuẩn Gram dương: B. subtilis) hoặc<br />
Tetracyclin 30 µg (đối với vi khuẩn Gram âm: E.coli và P. aeruginosa). Mỗi nghiệm thức<br />
được lặp lại 3 lần.<br />
Nước sắc toàn cây Gai ma vương được cô đặc về nồng độ 1 g/ml tương ứng với nồng<br />
độ 100% sau đó được pha loãng thành các nồng độ 80%, 60%, 40%, 20%. Chứng âm dùng<br />
cho thí nghiệm xác định khả năng kháng khuẩn của nước sắc toàn cây là nước cất vô trùng<br />
tương ứng với nồng độ 0%. Chứng dương là đĩa giấy kháng sinh đồ tẩm Streptomycin<br />
10µg (đối với vi khuẩn Gram dương: B. subtilis) hoặc Tetracyclin 30 µg (đối với vi khuẩn<br />
Gram âm: E.coli và P. aeruginosa). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.<br />
Vi khuẩn được lấy ra từ ống nghiệm giống sau đó hòa tan vào trong nước cất vô<br />
trùng tạo thành dịch huyền phù. Dịch huyền phù được pha loãng tới giá trị OD 610nm<br />
tương ứng với mật độ tế bào 5.106 CFU/ml.<br />
Rút 0,02 ml dịch huyền phù vi khuẩn cho vào mỗi đĩa Petri đã có môi trường nuôi<br />
cấy thích hợp (tương ứng 100.000 tế bào vi khuẩn trong 1 đĩa Petri). Dịch huyền phù được<br />
trang đều trên bề mặt thạch đến khi bề mặt trở nên không còn dính ướt. Sau đó, một giếng<br />
có đường kính d = 6 mm được khoan trên lớp thạch. Mỗi giếng được nhỏ 0,1 ml dung dịch<br />
thuốc thử ở các nồng độ khác nhau.<br />
Đĩa Petri sau khi đã được nhỏ thuốc thử được gói giấy báo và giữ lạnh ở 4oC từ 4 – 8<br />
giờ để thuốc thử được khuếch tán vào lớp thạch. Sau đó, đĩa Petri được đặt ở nhiệt độ<br />
phòng từ 8 – 12 giờ [7].<br />
Kết quả thí nghiệm được biểu thị bằng việc có hay không có vòng vô khuẩn quanh các<br />
giếng. Nếu có vòng vô khuẩn, đường kính vòng vô khuẩn được tính bằng cách lấy đường<br />
kính vòng vô khuẩn (D) có thể đo được trên đĩa Petri trừ đi đường kính của giếng (d).<br />
Hoạt tính kháng khuẩn của mẫu thử tại các nồng độ được đánh giá bằng đường kính<br />
vòng vô khuẩn theo tiêu chuẩn trong Bảng 1 cũng như so sánh với đường kính vòng vô<br />
khuẩn ở đối chứng dương.<br />
Bảng 1. Bảng đánh giá hoạt tính kháng khuẩn dựa trên giá trị đường kính vòng vô khuẩn<br />
Đường kính vòng vô khuẩn<br />
≥ 15 mm<br />
10 – 14 mm<br />
≤ 9 mm<br />
Không cho vòng vô khuẩn<br />
<br />
Hoạt tính kháng khuẩn<br />
Mạnh<br />
Trung bình<br />
Yếu<br />
Không tác động<br />
<br />
121<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 15, Số 6 (2018): 118-129<br />
<br />
2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu<br />
Phần mềm Microsoft Excel 2013 được sử dụng để xây dựng phương trình hồi quy<br />
tuyến tính giữa độ đục và mật độ tế bào vi khuẩn. Phương trình hồi quy được chấp nhận<br />
khi P value < 0,05 và hệ số tương quan R2 > 90%.<br />
Phần mềm Statistical Package for the Social Sciences 20 được sử dụng để tính giá trị<br />
trung bình và độ lệch chuẩn đường kính vòng vô khuẩn ở các nghiệm thức cũng như so<br />
sánh giá trị trung bình đường kính vòng vô khuẩn giữa các nồng độ mẫu thử và giữa các<br />
chủng vi khuẩn bằng hàm ANOVA một yếu tố ở độ tin cậy 95%.<br />
3.<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol toàn cây Gai ma vương<br />
Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol toàn cây Gai ma vương ở<br />
các nồng độ từ 0 đến 1.000 mg/ml được thể hiện qua Bảng 2 và Hình 1.<br />
Bảng 2. Giá trị đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết ethanol toàn cây Gai ma vương<br />
ở các nồng độ trên 3 chủng vi sinh vật thử nghiệm<br />
Nồng độ cao ethanol<br />
(mg/ml)<br />
1.000<br />
800<br />
600<br />
400<br />
200<br />
0<br />
Streptomycin 10 µg<br />
Tetracyclin 30 µg<br />
<br />
Giá trị đường kính vòng vô khuẩn (mm)<br />
B. subtilis<br />
E. coli<br />
P. aeruginosa<br />
0,509e3<br />
0,334d2<br />
1,018c2<br />
1,072b2<br />
0,882a3<br />
<br />
22,556<br />
19,667<br />
17,778<br />
14,222<br />
11,000<br />
9,867<br />
<br />
19,667 0,882e2<br />
18,889 0,839e2<br />
16,222 0,839d2<br />
12,333 1,202c2<br />
7,667 0,882b2<br />
-<br />
<br />
11,889 0,509c1<br />
10,111 0,192b1<br />
10,111 1,071b1<br />
6,111 0,509a1<br />
5,556 0,193a1<br />
-<br />
<br />
0,897a<br />
2,567<br />
<br />
0,636a1<br />
<br />
11,444<br />
<br />
0,096c2<br />
<br />
(-): không xuất hiện vòng vô khuẩn<br />
a, b, c, d, e: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo hàng dọc<br />
1, 2, 3: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo hàng ngang<br />
<br />
Cao ethanol toàn cây Gai ma vương có hoạt tính kháng cả 3 chủng vi sinh vật thử<br />
nghiệm ở tất cả các nồng độ từ 200 đến 1000 mg/ml. Đối với chủng B. subtilis, có sự khác<br />
nhau có ý nghĩa thống kê về đường kính vòng vô khuẩn giữa các nồng độ mẫu thử. Trong<br />
khi đó, đối với E. coli, đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết ở nồng độ 1000 và<br />
800mg/ml không có sự khác biệt. Đối với P. aeruginosa, đường kính vòng vô khuẩn của<br />
các cặp nồng độ cao ethanol 800 và 600 mg/ml, 400 và 200 mg/ml cũng không có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
122<br />
<br />