Nghiên cứu mới trong việc cho cá rô phi ăn
lượt xem 20
download
Nghiên cứu mới trong việc cho cá rô phi ăn Trong những năm gần đây sản lượng cá rô phi tăng nhanh chóng, năm 2000 đạt 1,3 triệu tấn (FAO Fishtat, 2002), trong đó Trung Quốc chiếm 50% sản lượng. Nghiên cứu từ CPF Thái Lan đã cho thấy thức ăn viên chứa 20% protein thô có thể tiết kiệm chi phí trong nuôi cá rô phi ao và lồng. Có thể nuôi cá rô phi bằng nhiều phương pháp khác nhau, như nuôi ao bán thâm canh có bón phân và cung cấp thức ăn, nuôi thâm canh trong bể,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu mới trong việc cho cá rô phi ăn
- Nghiên cứu mới trong việc cho cá rô phi ăn Trong những năm gần đây sản lượng cá rô phi tăng nhanh chóng, năm 2000 đạt 1,3 triệu tấn (FAO Fishtat, 2002), trong đó Trung Quốc chiếm 50% sản lượng. Nghiên cứu từ CPF Thái Lan đã cho thấy thức ăn viên chứa 20% protein thô có thể tiết kiệm chi phí trong nuôi cá rô phi ao và lồng. Có thể nuôi cá rô phi bằng nhiều phương pháp khác nhau, như nuôi ao bán thâm canh có bón phân và cung cấp thức ăn, nuôi thâm canh trong bể, nuôi thâm canh lồng và nuôi khép kín (nuôi tuần hoàn). Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng đẩy mạnh nuôi cá rô phi chất lượng cao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ðối tượng cá rô phi đỏ được nuôi nhiều ở Ðông Nam á vì chúng có giá tương đối thấp và thịt ngon nên đã trở thành loài có tính cạnh tranh và là sản phẩm thay thế các loài cá có vây khác như cá vược. Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi: Giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axít amin thiết yếu. Chúng tiêu hoá cácbon hyđrat tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrat và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 - 22%. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Ðể giải quyết vấn đề này, một số nghiên cứu đã được tiến hành. Do cá rô phi có thói quen ăn uống đa dạng nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng cũng rất linh hoạt. Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong thức ăn của cá rô phi, ngoài ra có thể lựa chọn các loại khác như thịt gia cầm, cá ủ xilô, bột tôm, nhuyễn thể... Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cá rô phi là đỗ tương, lạc, hạt bông, hạt hướng dương, hạt cải dầu và lá Leucaena sp. Tuy nhiên, những protein động vật và thực vật trên chỉ có thể thay thế một phần bột cá trong thức ăn của cá rô phi. Ðiều này có thể do sự thiếu cân bằng của các chất dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin và các khoáng chất, do sự hiện diện của các nhân tố phi dinh dưỡng làm giảm tính hấp dẫn của thức ăn, giảm tính ổn định của thức ăn trong nước
- và độ tiêu hoá thức ăn kém. Ðối với chế độ ăn không có bột cá, để đạt được mức tăng trưởng so với chế độ ăn tiêu chuẩn, phải bổ sung thêm 3% dicanxi phosphat và 2% lipit. Chế độ ăn Ðể đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 - 4% trọng lượng cơ thể trong một ngày. Cá có trọng lượng 250-400g thì lượng thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 1,5% trọng lượng cơ thể. Ðối với những loài nuôi trong nước biển thì hằng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể. Số liệu thu được từ những cuộc thử nghiệm về tần suất cho cá rô phi ăn vẫn còn khá mơ hồ. Tung Shiau (1991) chỉ ra rằng cho cá rô phi lai ăn 6 lần/ngày thì cân nặng của chúng tăng nhanh hơn so với cho ăn 2 lần/ngày. Siraj et al.(1988) đạt được sự tăng trưởng và tỷ lệ trao đổi thức ăn (FCR) tốt hơn khi cho cá rô phi lai đỏ ăn ad libitum 2-3 lần/ngày. Nuôi cá rô phi lồng Nuôi lồng có vốn đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với nuôi ao và nuôi bể. Cụ thể là cá được nuôi với mật độ cao và được cho ăn toàn bộ. Mật độ nuôi phải tuỳ theo lượng ôxy có trong nước nuôi. ở Ðông Nam á, khi nuôi thâm canh cá rô phi những người nuôi sử dụng thức ăn chứa 20 - 32% protein. Các số liệu thực tế trong nuôi lồng ở sông Ratchburi (Thái Lan) cho thấy, cá rô phi đỏ dòng Chitralada có trọng lượng ban đầu 58 - 89g, nuôi với mật độ khác nhau và cho ăn thức ăn công nghiệp chứa 20 - 32% protein thô. Sau 120 ngày cá đạt cân nặng 650 - 700g với năng suất thu hoạch 50kg/m3. Các số liệu tương tự cũng thu được từ nuôi cá rô phi ao (Malayxia) và nuôi lồng (hồ chứa nước Jatiluhur, Inđônêxia). Kết hợp nuôi ao và nuôi lồng Việc kết hợp này cho phép quản lý số lượng cá thả và thu hoạch cá. Cho cá ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa 20 - 32% protein thô. Các cuộc thử nghiệm nhằm xác định hiệu suất nuôi cá rô phi lồng (100 m3/lồng) trong điều kiện độ mặn 15 - 20ppt và nhiệt độ 28 - 32oC, với năng suất 20,4; 20,9 và 21,2 tấn/ha/vụ tương ứng với thời gian nuôi là 143; 154 và 167 ngày. Mật độ thả 16300; 16500 và 15300 tương ứng với trọng lượng cá là 127g; 149g và 145g. Các ao nuôi được lắp đặt các guồng quạt nước. Thử nghiệm cho ăn
- Vài cuộc thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu động vật dưới nước Charoen Pokphand (Thái Lan) đã được tiến hành để xác định loại thức ăn và tần suất cho ăn thích hợp cho sự tăng trưởng của cá rô phi. Thử nghiệm 1, để so sánh hiệu suất của hai loại thức ăn cho cá rô phi (loại 20 và loại 25% protein thô). Trong thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ (O.mossambicus x O.hornorum) thả nuôi trong 8 lồng 100m3 với mật độ 5000 con/lồng. Treo các lồng trong ao có diện tích 1ha. 4 lồng đầu, nuôi trong 144 ngày cho cá ăn ad limitum 4 lần/ngày. Ðộ mặn 15 - 18ppt và ôxy hoà tan được duy trì ở mức 3,5ppm (tối thiểu). Nhiệt độ nước trong thời gian thử nghiệm là 28 – 32oC. Ao được trang bị hai quạt nước để lưu thông nước (18 mái chèo và công suất mỗi quạt nước 3 Hp). Kết quả chỉ ra rằng không có sự khác nhau nhiều trong các lồng về cân nặng trung bình và tỷ lệ trao đổi thức ăn. Chỉ có sự khác nhau đáng kể là tăng cân nặng trung bình/ ngày của cá. Chi phí cho loại thức ăn chứa 20 và 25% protein tương ứng là 0,322 và 0,388 USD/kg (giá ở Thái Lan). Với cùng tỷ lệ trao đổi thức ăn như nhau, cá ăn thức ăn chứa 20% protein có chi phí sản suất tương đối thấp. Hiện tại, những người nuôi cá rô phi ở Malaixia và Thái Lan thích sử dụng thức ăn chứa 20% protein hơn. Chi phí thức ăn giảm 17%, vì thức ăn chiếm 50% sản lượng nên tổng chi phí có thể giảm 8,5%. Thử nghiệm 2 để xác định ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến sự tăng trưởng của cá rô phi Trong thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ (O.mossambicus x O.hornorum) có trọng lượng trung bình 320g được nuôi trong 12 lồng, thể tích mỗi lồng 100 m3 với mật độ 3800 con/lồng. Các lồng được treo trong ao rộng 1ha và được ăn thức ăn chế biến sẵn trong cả quá trình nuôi. Cá được cho ăn ad libitum hai, ba và bốn lần/ngày. Sử dụng thức ăn chứa 25% protein trong 60 ngày thử nghiệm. Kết quả có sự khác nhau đáng kể trong quần thể về trọng lượng cá trung bình, tỷ lệ trao đổi thức ăn và khối lượng tăng trung bình hàng ngày. Cho ăn ad libitum ba và bốn lần/ngày thích hợp cho cá rô phi trong giai đoạn tăng trưởng. Cho ăn hai lần/ngày dẫn đến tỷ lệ chuyển hoá thức ăn nhiều hơn. Ðặc điểm kỹ thuật và công thức của thức ăn Ðặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Ðặc điểm này phụ thuộc vào loại hình nuôi, loại thức ăn chế biến, giá trị sản phẩm và nguồn thức ăn có nhiều ở các quốc gia Trong thành phần thức ăn chế biến sẵn cho cá rô phi ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc, những nguyên liệu thô có sẵn ở địa phương thường chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là nguồn cácbon hyđrat ví dụ như cám gạo, cám lúa mỳ, ngô, bột sắn. Những nguyên liệu thô này có tính mùa vụ nhưng thực tế đã chứng minh là chúng có chất lượng cao và mang lại hiệu quả lớn.
- Lời khuyên về chế độ ăn Tỷ lệ cho ăn và tần suất cho ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá và tỷ lệ trao đổi thức ăn. Tỷ lệ cho ăn cao có thể làm cho cá tăng trưởng tốt nhưng không xác định được độ chuyển hoá thức ăn. Bảng sau chỉ ra loại thức ăn và chế độ cho ăn nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thâm canh cá rô phi ao và lồng ở Ðông Nam á. Bảng chế độ ăn này có thể áp dụng với điều kiện nuôi có nhiệt độ nước 28 - 320C. ở điều kiện nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn thì cần điều chỉnh tỷ lệ và tần suất cho ăn hợp lý. Tiêu chuẩn kỹ thuật của thức ăn và chế độ ăn trong nuôi lồng và ao thâm canh A B C D E F G H Vụn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng nấm
6 p | 680 | 60
-
Nghiên cứu lựa chọn chất mang ưng dụng cho lọc sinh học để xử lý nước nuôi thủy sản hoàn lưa
10 p | 198 | 40
-
Nên Tưới tiết kiệm cho cà phê
2 p | 136 | 40
-
Nghiên cứu lựa chọn chất mang ưng dụng cho lọc sinh học để xử lý nước nuôi thủy sản hoàn lưa
9 p | 166 | 35
-
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG RAU
19 p | 140 | 30
-
Cách thụ phấn cho dừa sáp
7 p | 180 | 28
-
Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
3 p | 141 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông caribê và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam - Milestone 10 "
4 p | 142 | 18
-
Trồng tiêu xen cà phê, mô hình hiệu quả cao
3 p | 185 | 16
-
Biofloc - Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm
5 p | 74 | 15
-
Bài giảng Trồng rừng phòng hộ - Cao Đình Sơn
15 p | 122 | 13
-
Các nghiên cứu mới trong việc cho cá rô phi ăn
10 p | 100 | 9
-
Thành phần sinh hóa của quần thể động vật nổi trong ao đất nước ngọt: Sự liên quan về dinh dưỡng trong việc ương nuôi cá
2 p | 143 | 9
-
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò lai Brahman tại Đắk Lắk
7 p | 135 | 9
-
Tưới nước tiết kiệm cho cà phê
2 p | 84 | 6
-
Bệnh thối đọt-mối nguy hiểm cho các vườn dừa
3 p | 64 | 3
-
Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam
5 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn