intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

140
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu chọn giống chịu mặn ở IRRI 1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta: Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn

  1. Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn Nghiên cứu chọn giống chịu mặn ở IRRI 1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta: Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường. Biện pháp thứ hai, đó là chọn lọc giống lúa có khả năng chịu mặn hoặc thay đổi cấu trúc gen của cây lúa để có thể thích ứng với vùng trồng nhiễm mặn. Đây là khả năng có triển vọng, ít tốn kém và là biện pháp được chấp nhận về mặt kinh tế và xã hội. Biện pháp này nhằm vào khả năng cho cây trồng chịu đựng áp lực mặn đến mức độ tối đa để quản lý tài nguyên một cách tối ứu. Đây là căn cứ để phát triển những giống cây trồng hoàn toàn thích hợp và có khả năng chịu đựng độ mặn cao, phát triển tốt trong vùng đất bị nhiễm mặn. Ngoài 2 biện pháp trên, còn có biện pháp thứ ba có thể gọi là biện pháp hỗn hợp. Vì đây là biện pháp kết hợp cả sự làm thay đổi môi trường và biện phát sinh học. Biện pháp thứ ba này được cho là biện pháp đầy hữu ích, ít tốn kém và kinh tế, có khả năng áp dụng nhất. Ngày nay, các chương trình khai hoang bao
  2. gồm cả hai phương pháp sinh học và hỗn hợp để khai thác vùng đất nhiễm mặn phục vụ cho trồng trọt. Ví dụ như việc áp dụng giống lúa chịu mặn kết hợp với bón thạch cao (gypsum) đã làm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa. Trong một nghiên cứu ở IRRI cho thấy: Với giống lúa chịu mặn CSR13, khi bón kết hợp 25% thạch cao, cây lúa phát triển khá trong điều kiện đất nhiễm mặn. Trong khi đó, giống lúa địa phương, không bón thạch cao đã bị chết rụi hầu như hoàn toàn. 2. Các yêu cầu cho việc phát triển giống lúa chịu mặn: - Phổ biến đổi rộng trong quỹ gen sẵn có của giống lúa: Việc lựa chọn quỹ gen để chọn tạo giống chịu mặn rất quan trọng, quyết định sự thành công của chương trình chọn giống lúa. Việc sưu tầm quỹ gen có phổ biến đổi rộng cung cấp một nguồn đa dạng di truyền có ích cho các đặc tính nghiên cứu. - Mô tả các đặc điểm của vùng mặn được canh tác: Trước khi thiết kế bất cứ một loại cây trồng lý tưởng nào, việc quan trọng nhất là xác định đất và các điều kiện khí hậu nông học của vùng mục tiêu mà từ đó cây trồng phát triển. Kiểu di truyền thích hợp những vùng ven biển có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các loại đất có nhiều natri hoặc đất mặn trong nội địa và ngược lại. Vì vậy, sự mô tả đặc điểm vị trí canh tác một cách chính xác là một khía cạnh rất quan trọng để phục vụ cho mục tiêu đề ra. - Sự sẵn sàng của các đặc tính giống được xác định/tiêu chuẩn chọn lọc giống: Các đặc tính được cải thiện hoặc kết hợp gen của quỹ gen theo lý tưởng nên khác biệt càng nhiều càng tốt. Các đặc điểm khác không nên thay đổi quá nhiều. Mặt khác, việc giữ lại tất cả các đặc điểm mong muốn trở nên rất khó khăn.
  3. - Kỹ thuật thanh lọc lập lại: Các kỹ thuật thanh lọc có tính lập lại và tin cậy là chỗ dựa chính của bất cứ chương trình chọn tạo giống nào, đặc biệt là đối với chọn tạo giống chịu áp lực hữu sinh và vô sinh. Thông qua các kỹ thuật thanh lọc thay đổi với các loài cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và kiểu áp lực, cây trồng phải chống chịu nhanh chóng, tái sản xuất được dễ dàng. 3. Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu mặn: Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nghiên cứu về giống lúa chịu mặn phục vụ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng nhiễm mặn. Kết quả nghiên cứu từ năm 2009 đến nay đã bước đầu tìm 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn là những dòng lúa kế thừa, được phát hiện chịu mặn qua nhiều lần thanh lọc trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Để đánh giá khả năng chịu mặn, Viện đang phối hợp khảo nghiệm ở một số trung tâm giống của các tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2