intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phân lập một số chủng vi nấm biển có hoạt tính kháng viêm từ vùng biển Bái Tử Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu phân lập một số chủng vi nấm biển có hoạt tính kháng viêm từ vùng biển Bái Tử Long nghiên cứu phân lập và đánh giá hoạt tính kháng viêm các chủng vi nấm biển tại vùng biển khu vực Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phân lập một số chủng vi nấm biển có hoạt tính kháng viêm từ vùng biển Bái Tử Long

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM BIỂN CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM TỪ VÙNG BIỂN BÁI TỬ LONG Đỗ Anh Duy1, Trần Văn Hướng1, Hoàng Thị Hồng Liên2, Vũ Thị Thu Huyền3, Lê Thị Hồng Minh3, Đoàn Thị Mai Hương3, Phạm Văn Cường3, Hye Gwang Jeong4, Nguyễn Văn Hùng5, Cao Đức Tuấn5 TÓM TẮT Vùng biển Bái Tử Long, thuộc Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh có giá trị đa dạng sinh học cao, tài nguyên sinh vật phong phú, có tiềm năng lớn cho nuôi cấy, phân lập các chủng vi nấm biển có hoạt tính sinh học. Kết quả thu thập mẫu vật từ ngày 27/8/2019 - 02/9/2019 tại vùng biển Bái Tử Long bằng phương pháp lặn sâu có khí tài SCUBA đã thu thập được 128 mẫu vật gồm 15 mẫu nước, 15 mẫu trầm tích và 98 mẫu sinh vật biển phục vụ cho nghiên cứu phân lập vi nấm biển. Trong các mẫu vật sinh vật biển, Hải miên thu thập được 42 mẫu của 24 loài; tiếp đến là động vật Thân mềm (26 mẫu, 13 loài); động vật Da gai (14 mẫu, 8 loài); San hô mềm (5 mẫu, 3 loài); động vật Giáp xác (3 mẫu, 2 loài); Rong biển (1 mẫu, 1 loài) và các nhóm khác (Hải quỳ, Hải tiêu, Giun đốt: 7 mẫu, 5 loài). Từ các mẫu biển thu thập đã phân lập được 25 chủng vi nấm biển với hình thái và màu sắc khuẩn lạc khác nhau. Các chủng vi nấm biển đã phân lập có nguồn gốc đa dạng, trong đó Hải miên có số lượng vi nấm biển được phân lập nhiều nhất (9 chủng); tiếp đến là trầm tích (6 chủng); động vật Da gai (3 chủng); động vật Thân mềm (2 chủng); Hải quỳ (2 chủng) và Rong biển (2 chủng). Thử nghiệm hoạt tính kháng viêm cho thấy 18/25 chủng vi nấm biển thể hiện hoạt tính ức chế sản sinh NO kích hoạt bởi LPS trên tế bào RAW264.7 ở các nồng độ thử nghiệm. Trong đó, đã xác định được giá trị IC50 của 3 chủng vi nấm biển (M561, M425 và M586) và chủng M561 có giá trị IC50 tương tự với chứng dương Butein (9,63 ± 0,23 µg/ml so với 4,57 ± 0,22 µg/ml). Các kết quả thu nhận được cho thấy vi nấm biển tại vùng biển Bái Tử Long là nguồn nguyên liệu tiềm năng để phân lập các hợp chất có hoạt tính kháng viêm phục vụ cho các ngành công nghiệp, y học và dược liệu biển. Từ khoá: Bái Tử Long, kháng viêm, sinh vật biển, vi nấm biển, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 33F 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ba Mùn, Vườn Quốc gia Bái Tử Long bao gồm hệ thống các đảo nổi và một phần biển thuộc thềm đảo một 1 tỉnh Quảng Ninh thành Vườn Quốc gia Bái Tử Long km, nằm trong vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện Vân bao gồm phần đảo và phần biển. Phần đảo thuộc ranh Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có toạ độ địa lý: 20o55'05" - giới hành chính của 3 xã Minh Châu, Vạn Yên và Hạ 21o15'10" vĩ độ Bắc và 107o30'10" - 107o46'20" kinh Long, khu vực bao gồm 40 đảo và đảo đá được chia độ Đông. Vườn Quốc gia Bái Tử Long được thành thành 3 nhóm đảo là nhóm đảo Ba Mùn, nhóm đảo Trà Ngọ và nhóm đảo Sậu với tổng diện tích đảo vào lập theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày khoảng 6.125 ha. Phần biển bao gồm phần lạch biển giữa các đảo và phần biển phía ngoài các đảo cách bờ 1 Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đảo 1 km với tổng diện tích vào khoảng 9.658 ha. nông thôn Ngoài ra, Vườn Quốc gia Bái Tử Long còn có vùng 2 Trường Đại học Buôn Ma Thuột đệm có diện tích 16.534 ha thuộc 5 xã là Minh Châu, 3 Viện Hóa Sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Vạn Yên, Bản Sen, Quan Lạn và Hạ Long. nghệ Việt Nam 4 Vườn Quốc gia Bái Tử Long bao gồm hệ sinh College of Pharmacy, Chungnam National University, Republic of Korea thái biển với diện tích mặt biển chiếm 2/3 diện tích 5 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Vườn và là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động thực Email: daduy@rimf.org.vn; hthlien@bmtu.edu.vn; vật quý hiếm với nhiều loài nằm trong Sách Đỏ Việt cdtuan@hpmu.edu.vn Nam. Kết quả đã ghi nhận được 840 loài sinh vật 342 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ biển thuộc 429 giống, 237 họ; trong đó thực vật phù học Dược, Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc du có số loài nhiều nhất 210 loài, tiếp đến là động từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2020. vật thân mềm 197 loài, san hô 106 loài, động vật phù - Đối tượng nghiên cứu, phân tích: Là các mẫu vật du 90 loài, cá biển 68 loài, giun đốt 60 loài, rong biển ở vùng biển Bái Tử Long và các chủng vi nấm biển 44 loài, da gai 32 loài, giáp xác 22 loài và thực biển phân lập từ mẫu vật biển đã thu nhận. vật ngập mặn 11 loài. Trong số các loài sinh vật này, nhiều loài có giá trị kinh tế quan trọng, góp phần 2.2. Mặt cắt thu thập mẫu vật vào việc phát triển kinh tế của địa phương [5]. Tại khu vực vùng biển Bái Tử Long, số mặt cắt Mặc dù có giá trị lớn về nguồn lợi sinh vật biển, được thiết kế để thu thập mẫu vật là 5 mặt cắt đại nhưng những nghiên cứu trước đây vẫn chưa khai diện cho các khu vực vùng triều đáy cứng (rạn đá, thác hết được tiềm năng này, đặc biệt đối với các lĩnh rạn san hô), vùng triều đáy mềm (đáy cát, cát bùn, vực về y học, dược liệu biển. Trong những năm gần bùn cát) và ven rừng ngập mặn. Các mặt cắt được đặt đây, nghiên cứu phát triển thuốc mới từ nguồn tài vuông góc với đường bờ, trên mỗi mặt cắt mẫu vật nguyên biển, đặc biệt là các nhóm sinh vật biển ngày được thu thập tại 3 điểm đại diện từ bờ trở ra. Vị trí càng nhận được nhiều sự quan tâm. Đến nay, đã có các mặt cắt thu thập mẫu vật được thể hiện ở hình 1. trên 30.000 hợp chất mới từ biển được công bố với cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng [13]. Trong đó, số lượng các hợp chất mới từ vi sinh vật, vi nấm biển tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2015, số lượng hợp chất mới từ vi sinh vật biển đã chiếm đa số (nhiều hơn các hợp chất có nguồn gốc khác từ biển) [10]. Các chủng vi nấm biển là nguồn nguyên liệu quý cho nghiên cứu, bào chế các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đặc hiệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Chính vì lẽ đó, đã tiến hành nghiên cứu phân lập và đánh giá hoạt tính kháng viêm các chủng vi nấm biển tại vùng biển khu vực Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Tại vùng biển ven đảo Ba Mùn thuộc vùng biển Vườn Quốc gia Bái Tử Long đến độ sâu khoảng 8 m - 10 m nước trở vào so với 0 m hải đồ. - Thời gian nghiên cứu: + Thời gian khảo sát, thu thập mẫu vật biển tại thực địa: Từ ngày 27/8/2019 đến ngày 02/9/2019. + Thời gian nghiên cứu, phân tích, định danh Hình 1. Sơ đồ vị trí các mặt cắt thu thập mẫu sinh vật biển tại Phòng thí nghiệm Khoa học mẫu vật biển, Viện Nghiên cứu Hải sản từ tháng 8/2019 đến tháng 10/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu + Thời gian nghiên cứu, nuôi cấy, phân lập, thử 2.3.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu vật nghiệm hoạt tính các chủng vi nấm biển tại thực địa Mẫu vật biển được thu thập bằng phương pháp và trong Phòng thí nghiệm của Trường Đại học Y lặn sâu có khí tài SCUBA theo quy trình hướng dẫn Dược Hải Phòng, Viện Hóa Sinh biển và Trường Đại của English và cs (1997) [14]. Ba thợ lặn có chứng chỉ lặn quốc tế (PADI Open Water Diver) của Viện TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 343
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Nghiên cứu Hải sản với chuyên môn phù hợp được - Đối với mẫu động vật Giáp xác: Định danh bố trí để tiến hành thập mẫu vật. Sau khi xác định mẫu vật dựa theo tài liệu của Bianchi (1984) [8]; được vị trí thu mẫu, tại mỗi điểm thu, một thợ lặn sẽ Carpenter & Niem (1998) [9]. tiến hành rải dây mặt cắt vuông góc với đường bờ, - Đối với mẫu động vật Da gai: Định danh mẫu hai thợ lặn sẽ tiến hành lặn thu thập mẫu vật trên vật dựa theo tài liệu của Conand (1990) [11], [9]. dây mặt cắt. - Đối với mẫu Rong biển: Định danh mẫu vật Mẫu nước được thu tại tầng nước sát đáy, mẫu dựa theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1969) [4]; trầm tích được thu tại tầng mặt nền đáy. Các mẫu [2], [29], [6]. sinh vật biển được thu trên nền đáy và trong lớp trầm tích bằng dụng cụ thu mẫu chuyên dụng. 2.3.3. Phương pháp phân lập vi nấm biển Trước khi thu mẫu, tiến hành chụp ảnh phân bố Mẫu vật sau thu thập, được bảo quản lạnh, sinh thái của mẫu vật. Mỗi mẫu vật ngay sau khi thu chuyển về phòng phân lập tại thực địa đã được vô dưới nước được cho riêng biệt vào từng túi zip và trùng trước bằng đèn cực tím và tiến hành xử lý ghi thông tin sơ bộ về mẫu (địa điểm thu, thời gian trong 24 giờ. Đầu tiên, 0,5 g mỗi mẫu biển được thu, kí hiệu mẫu, loại mẫu). nghiền nhỏ, trộn đều với 4,5 mL nước cất vô trùng Tại từng địa điểm thu mẫu, mẫu sau khi thu bằng votex trong 1 phút. Hỗn hợp sau đồng nhất được tiến hành phân loại sơ bộ trên thuyền theo được sốc nhiệt ở 60oC trong 6 phút để loại bỏ vi từng nhóm mẫu, sau đó được chuyển lưu giữ trong khuẩn gram âm. Sau đó, 0,5 mL dịch được pha các ống Fancol vô trùng, bảo quản lạnh trong thời loãng nối tiếp bằng nước cất vô trùng đến tỷ lệ 10-3. gian vận chuyển mẫu về phòng phân lập tại thực địa 50 µL dung dịch đã pha loãng được cấy trải trên đĩa để tiến hành phân lập vi nấm biển trong vòng 24 giờ petri chứa các môi trường rắn, có bổ sung 1% kể từ khi thời điểm thu mẫu. Polymyxin B sulfat (10 mg/ml) bao gồm: A1 (10 g/L soluble starch, 4 g/L yeast extract, 2 g/L Các mẫu vật sau khi được phân lập vi nấm biển peptone, 30 g/L instant ocean, 15 g/L agar); ISP2 tại thực địa sẽ được cố định bằng dung dịch cồn 70o (Soluble starch: 5 g/L; Yeast extract: 2 g/L; Malt để bảo quản, lưu giữ mẫu sinh vật phục vụ cho công extract: 10 g/L; Glucoza: 10 g/L; Instant ocean: 30 tác định danh mẫu vật trong phòng thí nghiệm. Đối g/L; Agar: 15 g/L); MEA - malt extract agar (5 g/L với mỗi mẫu vật được thu thập, ghi đầy đủ thông tin malt extract, 1 g/L peptone, 30 g/L instant ocean, về mẫu để phục vụ cho công tác tra cứu về sau. 15 g/L agar); PDA - potato dextrose agar (30 g/L 2.3.2. Phương pháp định danh mẫu sinh vật potato extract, 20 g/L dextrose 5 g/L soluble Mẫu sinh vật được định danh đến giống, loài tại starch, 30 g/L instant ocean, 15 g/L agar); PMDA Phòng thí nghiệm Khoa học biển, Viện Nghiên cứu (30 g/L potato extract, 20 g/L dextrose, 10 g/L Hải sản bằng phương pháp hình thái so sánh và Malt extract, 30 g/L instant ocean, 15 g/L agar); phân tích cấu trúc vi xương, tuân thủ về nguyên tắc NZSG (20 g/L soluble starch, 5 g/L yeast extract, phân loại sinh vật theo hướng dẫn của Nguyễn Anh 10 g/L glucose, 5 g/L NZ amine A, 30 g/L instant Diệp và cs. (2007) [1]. ocean, 15 g/L agar); SCA (soluble starch: 10 g/L; - Đối với mẫu San hô mềm: Định danh mẫu vật K2HPO4: 2 g/L; KNO3: 2 g/L; casitone: 300 mg/L; dựa theo tài liệu của Verseveldt (1980, 1982, 1983) MgSO4·7H2O: 50 mg/L; FeSO4·7H2O: 10 mg/L; [24], [25], [26], Fabricius và Alderslada (2001)[15]. instant ocean: 30 g/L; CaCO3: 2 mg/L; Aagar: 15 g/L). Đĩa peptri đã được trải mẫu được quấn kín - Đối với mẫu Hải miên: Định danh mẫu vật dựa bằng Parafilm, vận chuyển về phòng thí nghiệm để theo tài liệu của Hooper & Rope (2002) [12]. tiếp tục nuôi cấy trong 5 ngày - 15 ngày. Sau đó, các - Đối với mẫu động vật Thân mềm: Định danh khuẩn lạc thu nhận tiếp tục được làm sạch, thuần mẫu vật dựa theo tài liệu của Lamprell & Whitehead chủng bằng cách cấy chuyền lên đĩa petri chứa môi (1992) [19], Gosliner và cs (1996)[16], Hydleberg trường rắn PDA [20], [7]. và cs (2003)[18], Okutari (2000)[21]. 344 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.3.4. Phương pháp nuôi cấy, tạo cặn chiết thô để Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính của cặn sàng lọc hoạt tính chiết vi nấm biển được thực hiện ít nhất 3 lần và lấy Các chủng vi nấm biển đã phân lập được nuôi giá trị trung bình. Phân tích, xử lý số liệu trên phần trong các bình tam giác 1.000 mL có chứa 500 mL mềm Microsoft Excel 2016. môi trường PDA, ở điều kiện 28oC lắc 170 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vòng/phút. Sau 7 ngày nuôi cấy, dịch nuôi được 3.1. Kết quả thu thập các mẫu sinh vật biển chiết với 300 mL ethyl acetate (5 lần × 15 phút). Chất chiết xuất sau đó được làm bay hơi dưới áp Trong thời gian khảo sát, thu thập mẫu sinh vật suất giảm (250 mbar, bể gia nhiệt ở 45oC) để loại tại vùng biển Bái Tử Long từ ngày 27/8/2019 đến dung môi, thu cặn chiết thô. ngày 02/9/2019, bên cạnh 15 mẫu nước và 15 mẫu 2.3.5. Phương pháp thử hoạt tính kháng viêm trầm tích, đã thu thập được tổng số 98 mẫu sinh vật các loại, được định danh với 56 loài, cụ thể được thể Hoạt tính kháng viêm được xác định dựa vào khả năng ức chế sản sinh NO kích hoạt bởi hiện ở hình 2. Lipopolysaccharide (LPS) trên dòng tế bào RAW Như vậy, hai nhóm Hải miên và động vật Thân 264.7, cung cấp bởi Phòng nghiên cứu Độc học, Đại mềm có số lượng mẫu vật và số loài thu thập được học Dược, Đại học quốc gia Chung nam, Hàn Quốc nhiều nhất, lần lượt là 42 mẫu và 26 mẫu, với số loài [28]. Tế bào RAW 264.7 được nuôi cấy trong môi được xác định lần lượt là 24 loài và 13 loài. Tiếp đến trường Dulbecco Modified Eagle (DMEM), bổ sung là nhóm động vật Da gai (14 mẫu, 8 loài); San hô 10% FBS và 2 loại kháng sinh penicillin 100 U/mL mềm (5 mẫu, 3 loài); động vật Giáp xác (3 mẫu, 2 và streptomycin 100 μg/mL ở 37°C, độ ẩm 95% và loài) và Rong biển (1 mẫu, 1 loài). Các nhóm khác 5% CO2. Cặn chiết vi nấm biển được hòa tan trong (Hải quỳ, Hải tiêu, Giun đốt) gồm 7 mẫu, 5 loài. dimethyl sulfoxide (DMSO) và pha loãng với dung Việc thu thập được một số lượng lớn các nhóm mẫu dịch nuôi cấy tế bào đến nồng độ 100 μg/mL, 50 như Hải miên, động vật Thân mềm, động vật Da gai μg/mL; 20 μg/mL và 10 μg/mL. bởi đây là những nhóm loài phân bố cố định hay di Trước tiên, tế bào RAW264.7 được nuôi trên đĩa chuyển chậm giúp cho việc thu thập được mẫu dễ 96 giếng, mật độ 5 x 104 tế bào/mL trong 24 giờ. dàng. Các nhóm loài này cũng thích nghi tốt hơn Sau đó, loại bỏ môi trường nuôi cấy ban đầu và nuôi các nhóm sinh vật biển khác trong điều kiện môi bằng môi trường DMEM không có FBS trong 3 giờ. trường sống bất lợi [3]. Với giá trị đa dạng sinh học Tế bào sau đó được ủ với cặn chiết vi nấm biển ở cao, tài nguyên sinh vật vùng biển Bái Tử Long có các nồng độ khác nhau trong 2 giờ trước khi được tiềm năng lớn cho nuôi cấy, phân lập các chủng vi kích thích sản sinh NO bằng 100 ng/mL LPS trong nấm biển phục vụ cho các ngành công nghiệp, y 24 giờ. Hỗn hợp này được ủ tiếp ở nhiệt độ phòng học, dược liệu biển. trong 20 phút, khả năng ức chế sản sinh NO được xác định sử dụng Kit Griess Reagent System (Promega Cooperation, WI, USA) và đo độ đục (OD) bằng máy ELISA plate reader ở bước sóng 540 nm. Quy trình thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất [22], trong đó, mẫu đối chứng âm không xử lý tế bào bằng cặn chiết vi nấm biển đồng thời không ủ với LPS và mẫu đối chứng dương không xử lý tế bào bằng cặn chiết vi nấm biển, chỉ ủ với LPS (100 ng/mL). Bên cạnh đó, cặn chiết vi nấm biển cũng được Hình 2. Số lượng mẫu, loài sinh vật biển kiểm tra độc tính đối với tế bào RAW264.7 sử dụng thu thập được thuốc thử MTT theo phương pháp đã công bố [23]. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 345
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 3.2. Kết quả phân lập vi nấm biển từ các mẫu biển chủng), trầm tích (6 chủng). Cụ thể tại bảng 1 và thu thập được hình 3. Từ kết quả phân lập vi nấm biển từ các mẫu vật 128 mẫu vật biển đã thu thập được sử dụng để thu thập được tại vùng biển khu vực Bái Tử Long phân lập vi nấm biển theo các phương pháp đã mô cho thấy, các chủng vi nấm đã phân lập có nguồn tả, kết quả thu được 25 chủng vi nấm với các gốc khá đa dạng (bảng 2), trong đó nhóm Hải miên khuẩn lạc có màu sắc và hình thái khác nhau. cho kết quả nuôi cấy, phân lập các chủng vi nấm Trong đó, nhóm Hải miên phân lập được 9 chủng biển tốt nhất (9/25 chủng). Kết quả này cũng phù vi nấm, động vật Da gai (3 chủng), động vật Thân hợp với công bố về phân lập vi nấm biển ở vùng Cô mềm (3 chủng), Rong biển (2 chủng), Hải quỳ (2 Tô, Thanh Lân [3]. Bảng 1. Kết quả phân lập vi nấm từ mẫu vật biển thu thập ở vùng biển Bái Tử Long Ký Môi Tên tiếng Việt TT hiệu trường Mô tả khuẩn lạc Kí hiệu mẫu vật Tên khoa học chủng phân lập Khuẩn lạc màu rêu, mép màu Hải miên 1 M401 CZ trắng xám, bề mặt nhăn, làm môi BTL-4-1-2 Tethya robusta trường chuyển màu hồng (Bowerbank, 1873) Rong biển Khuẩn lạc hơi bột màu xanh 2 M402 PDA BTL-1-1-2 Amphiroa beauvoisii J. xám, mép màu trắng V. Lamouroux, 1816 Khuẩn lạc màu rêu, có phủ lớp Rong biển 3 M403 SWA màng trắng, mép màu trắng BTL-1-1-2 Amphiroa beauvoisii J. xám, có vòng phân giải V. Lamouroux, 1816 Hải miên 4 M404 PDA Khuẩn lạc màu trắng, hơi bông BTL-2-3-7 Haliclona sp. Khuẩn lạc màu rêu, có phủ lớp Hải miên 5 M406 A1 màng trắng, mép màu trắng, BTL-4-1-2 Tethya robusta không có vòng phân giải (Bowerbank, 1873) Khuẩn lạc màu đen, bề mặt 6 M425 ISP2 BTL-1-1-1TT Trầm tích khuẩn lạc mịn như nhung Khuẩn lạc màu trắng, mép khuẩn lạc rất mỏng tạo thành 7 M428 CZ BTL-1-1-1TT Trầm tích các tia. Khuẩn lạc làm môi trường chuyển màu tím nhạt Khuẩn lạc dạng bông ngắn màu 8 M431 ISP2 xám, bề mặt khuẩn lạc mịn, mép BTL-1-1-1TT Trầm tích khuẩn lạc mỏng màu trắng xám Khuẩn lạc dạng bông ngắn màu 9 M432 PMDA BTL-1-1-1TT Trầm tích trắng, mép khuẩn lạc mỏng Khuẩn lạc màu trắng, phát sinh 10 M447 ISP2 BTL-2-TT Trầm tích bào tử dạng núi lửa Khuẩn lạc màu trắng ngà, giữa khuẩn lạc nhăn ăn sâu vào môi 11 M448 MEA BTL-2-TT Trầm tích trường, mép khuẩn lạc mỏng tạo thành các đường vân tròn 346 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Khuẩn lạc màu trắng. Bề mặt khuẩn lạc dạng hơi bông, mép Hải quỳ 12 M501 ISP2 BTL-2-1-6 khuẩn lạc hơi mỏng, ăn sâu vào Heteractis sp. môi trường Hải sâm Khuẩn lạc màu nâu, bề mặt Colochirus 13 M508 A1 khuẩn lạc hơi nhăn, mép khuẩn BTL-3-1-7 quadrangularis Trosc lạc mỏng màu nâu đậm hel, 1846 Hải miên Khuẩn lạc bột màu xanh đen, bề Echinodictyum 14 M516 A1 BTL-2-3-8 mặt nhẵn conulosum Kieschnick, 1900 Khuẩn lạc tròn màu trắng, mép Ốc nón 15 M520 PMDA khuẩn lạc mỏng tạo vòng phân BTL-4-3-3 Trochus maculatus giải Linnaeus, 1758 Khuẩn lạc màu xanh rêu, mép Hải miên 16 M561 PMDA BTL-2-3-10 khuẩn lạc mỏng màu trắng Haliclona sp. Hải sâm Khuẩn lạc màu rêu, bề mặt Holothuria 17 M571 MEA khuẩn lạc dạng nhung mịn, mép BTL-2-1-7 (Mertensiothuria) khuẩn lạc mỏng leucospilota (Brandt, 1835) Hải sâm Khuẩn lạc màu xanh cổ vịt, mép 18 M574 A1 BTL-3-2-2 Pearsonothuria graeffei khuẩn lạc mỏng màu trắng (Semper, 1868) Khuẩn lạc bông màu trắng, giữa Ốc nón 19 M581 A1 khuẩn lạc nhăn chia thùy, mép BTL-2-2-7 Trochus maculatus khuẩn lạc hơi mỏng màu trắng Linnaeus, 1758 Khuẩn lạc bột màu xanh rêu, Hải miên 20 M583 MEA BTL-1-2-1 mép khuẩn lạc mỏng màu trắng Haliclona sp. Khuẩn lạc bông màu xanh, bề mặt khuẩn lạc tạo thành các vòng Hải miên 21 M584 ISP2 BTL-2-3-10 lõm ăn sâu vào môi trường, mép Haliclona sp. khuẩn lạc mỏng màu trắng xanh Khuẩn lạc bông màu xanh rêu, bề mặt khuẩn lạc phủ lớp bông Hải quỳ 22 M586 PDA BTL-2-1-6 trắng, mép khuẩn lạc hơi mỏng Heteractis sp. màu trắng Khuẩn lạc màu trắng, bông, phát Hải miên 23 M598 ISP2 tiển nhanh. Sau 7 ngày nuôi cấy BTL-1-3-9 Callyspongia diffusa phát triển kín đĩa thạch (Ridley, 1884) Khuẩn lạc màu trắng, bông, phát Ốc nón 24 M601 PDA triển nhanh. Sau 7 ngày nuôi cấy BTL-2-2-7 Trochus maculatus phát triển kín đĩa thạch Linnaeus, 1758 Khuẩn lạc màu vàng nâu, mép Hải miên 25 M612 MEA BTL-3-3-3 khuẩn lạc mỏng màu trắng Cliona sp. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 347
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ M401 M402 M428 M501 M508 M601 Hình 3. Khuẩn lạc một số chủng vi nấm phân lập từ 6 nhóm mẫu vật biển đã thu nhận So với nghiên cứu trước về tiềm năng phân lập 3.3. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng viêm của vi nấm biển ở vùng Cô Tô, Thanh Lân [3], nghiên các chủng vi nấm biển đã phân lập cứu này đã thực hiện phân lập vi nấm từ các mẫu Các cặn chiết vi nấm biển được kiểm tra mức trầm tích. Kết quả cho thấy có 6/25 chủng vi nấm độ gây độc tế bào đối với tế bào RAW264.7 ở nồng đã được phân lập từ 2 mẫu trầm tích, phù hợp với độ 10 µg/ml, 20 µg/ml, 50 µg/ml và 100 µg/ml. Kết nhận định về tiềm năng phân lập vi nấm từ trầm tích quả cho thấy với các nồng độ ≤ 50 µg/ml không có biển [17]. Bên cạnh đó, hiệu suất phân lập vi nấm mẫu cặn chiết vi nấm biển nào thể hiện độc tính. còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường phân lập và Sau đó, cặn chiết được sàng lọc về tác dụng ức điều kiện nuôi cấy [27], do đó để tăng hiệu suất chế sự sản sinh NO của tế bào RAW264.7 bị kích phân lập vi nấm từ sinh vật biển, cần thực hiện các thích với LPS. Quá trình sàng lọc này được tiến nghiên cứu sâu hơn. hành ở các nồng độ không gây tác dụng độc tính trên các tế bào thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Kết quả thử hoạt tính kháng viêm thông qua khả năng ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW264.7 của các chủng vi nấm phân lập từ vùng biển Bái Tử Long Ký hiệu % ức chế sản sinh NO (trung bình ± lệch chuẩn) IC50 (µg/ml) TT chủng Nồng độ 50 µg/ml Nồng độ 20 µg/ml Nồng độ 10 µg/ml 1 M401 0 0 0 - 2 M402 0 0 0 - 3 M403 0 0 0 - 4 M404 0 0 0 - 5 M406 0 0 0 - 6 M425 72,1 5± 0,16 50,02 ± 0,15 22,96 ± 0,21 19,93 ± 0,18 7 M428 18,34 ± 0,23 9,38 ± 0,24 1,64 ± 0,21 - 8 M431 30,93 ± 0,24 17,9 8 ± 0,20 3,8 5 ± 0,24 - 9 M432 16,96 ± 0,23 8,49 ± 0,23 1,34 ± 0,24 - 10 M447 40,2 3± 0,25 24,86 ± 0,23 10,34 ± 0,25 - 11 M448 17,57 ± 0,22 9,45 ± 0,21 4,69 ± 0,23 - 12 M501 19,36 ± 0,28 8,50 ± 0,24 4,62 ± 0,24 - 13 M508 29,57 ± 0,21 14,43 ± 0,23 2,87 ± 0,21 - 348 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ký hiệu % ức chế sản sinh NO (trung bình ± lệch chuẩn) IC50 (µg/ml) TT chủng Nồng độ 50 µg/ml Nồng độ 20 µg/ml Nồng độ 10 µg/ml 14 M516 39,75 ± 0,22 21,75 ± 0,26 10,94 ± 0,23 - 15 M520 30,51 ± 0,24 18,49 ± 0,25 5,64 ± 0,24 - 16 M561 81,89 ± 0,2 61,18 ± 0,27 50,99 ± 0,24 9,63 ± 0,23 17 M571 19,45 ± 0,19 10,05 ± 0,24 3,68 ± 0,22 - 18 M574 18,65 ± 0,23 9,65 ± 0,23 5,32 ± 0,25 - 19 M581 23,87 ± 0,24 13,96 ± 0,24 8,01 ± 0,24 - 20 M583 38,05 ± 0,24 21,76 ± 0,23 10,38 ± 0,24 - 21 M584 27,07 ± 0,23 23,34 ± 0,24 8,90 ± 0,23 - 22 M586 50,41 ± 0,19 13,52 ± 0,24 2,95 ± 0,24 49,28 ± 0,21 23 M598 0 0 0 - 24 M601 0 0 0 - 25 M612 38,76 ± 0,22 10,94 ± 0,23 0 - 26 Butein 100 100 100 4,57 ± 0,22 Ghi chú: - là IC50 > 50 µg/ml Thử nghiệm hoạt tính đối với 25 chủng vi nấm 13 loài); động vật Da gai (14 mẫu, 8 loài); San hô mềm đã phân lập, cho thấy 18/25 chủng thể hiện hoạt tính (5 mẫu, 3 loài); động vật Giáp xác (3 mẫu, 2 loài); ức chế sản sinh NO kích hoạt bởi LPS trên tế bào Rong biển (1 mẫu, 1 loài) và các nhóm khác (Hải quỳ, RAW264.7 ở các nồng độ thử nghiệm. Ba chủng Hải tiêu, Giun đốt: 7 mẫu, 5 loài). M561, M425 và M586 có hoạt tính tốt, trong đó Đã phân lập được 25 chủng vi nấm biển từ các chủng M561 có giá trị IC50 tương tự với chứng dương mẫu biển thu thập được tại vùng biển Bái Tử Long. Butein (9,63 ± 0,23 µg/ml so với 4,57 ± 0,22 µg/ml). Các chủng vi nấm biển đã phân lập có nguồn gốc và hình thái, màu sắc khuẩn lạc khác nhau, trong đó Các dữ liệu đã công bố cho thấy, vi nấm có nhóm Hải miên có số lượng vi nấm biển được phân lập nguồn gốc từ sinh vật biển đóng vai trò quan trọng, nhiều nhất (9 chủng); tiếp đến là trầm tích (6 chủng); là nguồn sản xuất nhiều hợp chất thứ cấp có hoạt động vật Thân mềm (3 chủng); động vật Da gai (3 tính sinh học [10]. So sánh mô tả hình thái khuẩn chủng); Hải quỳ (2 chủng) và Rong biển (2 chủng). lạc của các chủng vi nấm đã phân lập với vi nấm Thử nghiệm hoạt tính kháng viêm cho thấy biển phân lập từ Cô Tô - Thanh Lân [20], [3]; từ Cát 18/25 chủng thể hiện hoạt tính ức chế sản sinh NO Bà [7] cho thấy các chủng vi nấm đã phân lập khác kích hoạt bởi LPS trên tế bào RAW264.7 ở các nồng với các vùng trên. Với sự đa dạng về nguồn gốc và độ thử nghiệm. Trong đó, đã xác định được giá trị hoạt tính kháng viêm tốt có thể dự đoán các chủng IC50 của 3 chủng vi nấm biển (M561, M425 và vi nấm biển đã phân lập là nguồn nguyên liệu quý M586). Đặc biệt, chủng M561 có giá trị IC50 tương để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về thành phần tự với chứng dương Butein (9,63 ± 0,23 µg/ml so với hóa học cũng như hoạt tính sinh học. Kết quả thử 4,57 ± 0,22 µg/ml), là nguồn nguyên liệu tiềm năng nghiệm hoạt tính cho thấy chủng M561, M425 và cho nuôi cấy, phân lập các hợp chất có hoạt tính M586 là nguồn rất tiềm năng trong nghiên cứu tìm sinh học phục vụ cho các ngành công nghiệp, y học kiếm các hợp chất có hoạt tính kháng viêm. và dược liệu biển. 4. KẾT LUẬN LỜI CẢM ƠN Đã thu thập được 128 mẫu vật biển gồm 15 mẫu Xin chân thành cảm ơn đề tài mã số nước, 15 mẫu trầm tích và 98 mẫu sinh vật biển tại HNQT/SPĐP/11.19: “Nghiên cứu sàng lọc một số vùng biển Bái Tử Long phục vụ cho nghiên cứu phân chủng vi nấm biển khu vực phía Bắc để chiết xuất lập các chủng vi nấm biển. Trong các nhóm sinh vật các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn biển, Hải miên thu thập được 42 mẫu vật của 24 loài gây độc tế bào”, thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu sinh vật biển; tiếp đến là động vật Thân mềm (26 mẫu, song phương và đa phương về khoa học và công nghệ TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 349
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ đến năm 2020, đã hỗ trợ về kinh phí và cho phép chúng 9. Carpenter K.E. and Niem V.H. (Eds), 1998. tôi sử dụng số liệu để hoàn thành bài báo này. The living marine resource of the Western TÀI LIỆU THAM KHẢO Central Pacific. Vol. I, II, III. FAO, Rome. 10. Carroll A.R., Copp B.R., Davis R.A., Keyzers R.A. 1. Nguyễn Anh Diệp, Trần Ninh và Nguyễn Xuân and Prinsep M.R., 2019. Marine natural products. Quýnh, 2007. Nguyên tắc phân loại sinh vật. Nhà Nat. Prod. Rep. 36(1): 122-173. xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 225tr. 11. Conand C., 1990. The fishery resources of 2. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Pacific Island countries. Part 2: Holothurians. Ngọc Bút và Nguyễn Văn Tiến, 1993. Rong biển FAO Fisheries Technical. FAO, Rome. 143p. Việt Nam, phần phía Bắc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 364tr. 12. Hooper J.N.A. and Van Soest R.W.M., 2002. Systema Porifera: A Guide to the Classification 3. Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Phùng Văn of Sponges. Kluwer Academic/Plenum Giỏi, Hoàng Thị Hồng Liên, Nguyễn Mai Anh, Publishers, New York. 1810p. Lê Thị Hồng Minh, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Young Ho Kim, Đặng Văn 13. Hu G.P, Yuan J., Sun L., She Z.G., Wu J.H., Lan Chức, Nguyễn Văn Hùng, Cao Đức Tuấn, 2020. X.J., Zhu X., Lin Y.C. and Chen S.P., 2011. Kết quả nghiên cứu ban đầu về tiềm năng sinh Statistical research on marine natural products vật biển khu vực Cô Tô - Thanh Lân phục vụ based on data obtained between 1985 and 2008. nghiên cứu phân lập vi nấm biển. Tạp chí Nông Mar. Drugs, 2011. 9(4): 514-525. nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11/2020: 14. English S., Wilkinson C. and Baker V. (Eds), 112-121. 1997. Survey Manual for Tropical Marine 4. Phạm Hoàng Hộ, 1969. Rong biển Việt Nam, Resources. Australian Institute of Marine phần phía Nam. Bộ Giáo dục và Thanh niên. Science, Twonsville. 390p. Trung tâm Học liệu xuất bản Sài Gòn, 258tr. 15. Fabricius K. and Alderslade P., 2001. Soft 5. Lăng Văn Kẻn, 2004. Bảo tồn biển Vườn Quốc corals and sea fans: A comprehensive guide to gia Bái Tử Long, Quảng Ninh. Báo cáo tổng the tropical shallow water genera of the kết dự án. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, central-west Pacifc, the Indian Ocean and the Hải Phòng. Red Sea. Australian Institute of Marine Science: Townsville, Queensland. 264p. 6. Tsutsui Isao, Huỳnh Quang Năng, Nguyễn Hữu Dinh, Arai Shogo và Yushida Tadao, 2005. 16. Gosliner T.M., Behrens D.W. and Williams Thực vật biển thường thấy ở phía Nam. Hội G.C., 1996. Coral reef animals of the Indo- rong biển Nhật Bản xuất bản. In tại Hoozuki- Pacific: Animal life from Africa to Hawaii Syoseki Inc, 250tr. exclusive of the vertebrates. California USA: Sea Challengers. 314p. 7. Cao Đức Tuấn, Trần Thị Thu Hiền, Bùi Hải Ninh, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Hùng, 17. Hall D., 2019. Marine Microbes, Hoàng Thị Hồng Liên, Đỗ Anh Duy, Trần Văn https://ocean.si.edu/ocean- Hướng, Phùng Văn Giỏi, Nguyễn Mai Anh, Vũ life/microbes/marine-microbes. Ngày truy Thị Quyên, Lê Thị Hồng Minh, Đoàn Thị Mai cập: 14/8/2020. Hương, Phạm Văn Cường, 2019. Nghiên cứu 18. Hylleberg J. and Kilburn R.M., 2003. Marine phân lập vi nấm biển từ trầm tích khu vực biển molluscs of Vietnam: Annotations, voucher Cát Bà, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Tạp material, and species in need of verification. chí Y học Việt Nam, 484 (11): 570-576. Tropical Marine Mollusc Programme. 300p. 8. Bianchi G., 1984. FAO species identification 19. Lamprell K. and Whitehead T., 1992. Bivalves sheets for fishery purposes. Field guide to the of Australia - Vol.1. Colorcraft Ltd Printed, commercial marine and brackish-water species Hong Kong. 182p. of Pakistan. FAO, Rome. 200p. 350 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  10. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 20. Le Thi Hong Minh, Nguyen Mai Anh, Vu Thi 25. Verseveldt J., 1982. A revision of the genus Quyen, Vu Thi Thu Huyen, Doan Thi Mai Sarcophyton Lesson (Octocorallia: Alcyonacea). Huong, Pham Van Cuong and Chau Van Minh, Zool. Verh. Leiden. 192(1): 1-91. 2018. Isolation, screening antimicrobial activity 26. Verseveldt J., 1983. A revision of the genus and identification of fungi from marine Lobophytum von Marenzeller (Octocorallia: sediments of the area Thanh Lan, Co To, Alcyonacea). Zool. Verh. Leiden. 200(1): 1-103. Vietnam. Vietnam Journal of Biotechnology, 27. Vieira F.C.S. and Nahas E., 2005. Comparison 2018. 16(4): 721-728. of microbial numbers in soils by using various 21. Okutani T., 2000. Marine Mollusk in Japan. culture media and temperatures. Takai University Press, Japan. 1173p. Microbiological Research. 160(2): 197-202. 28. Yang E.J., Moon J.Y., Kim S.S., Yang K.W., Lee 22. Promega Corporation, 2009. Technical W.J., Lee N.H. and Hyun C.G., 2014. Jeju Bulletin: Griess Reagent System, instructions seaweeds suppress lipopolysaccharide- for use of product G2930. stimulated proinflammatory response in RAW 23. Tim M., 1983. Rapid colorimetric assay for 264.7 murine macrophages. Asian Pac J Trop cellular growth and survival: Application to Biomed. 4(7):529-37. proliferation and cytotoxicity assay. Journal of 29. Yoshida T., 1998. Marine algae of Japan. immunological methods. 65: 55-63. Tokyo: Uchida Rokakuho Publishing, 1222p. 24. Verseveldt J., 1980. A revision of the genus Sinularia May (Octocorallia: Alcyonacea). Zool. Verh. Leiden. 179(1): 1-128. ANTI - INFLAMMATORY MARINE DERIVED FUNGI FROM BAI TU LONG BAY Do Anh Duy, Tran Van Huong, Hoang Thi Hong Lien, Vu Thi Thu Huyen, Le Thi Hong Minh, Doan Thi Mai Huong, Pham Van Cuong, Hye Gwang Jeong, Nguyen Van Hung, Cao Duc Tuan Summary The Bai Tu Long Bay, part of Bai Tu Long National Park - Quang Ninh province, known to have rich marine resources with very high biodiversity, has high potentials for isolation of biological active marine- derived fungi. In the period of August 27 to September 2, 2019, a marine sample collection field trip was carried with the aid of SCUBA diving. During that time, 128 samples of 15 sediments, 15 waters and 98 marine organisms were collected for the purpose of marine fungi isolation, of which, there were 42 samples of 24 sponge species; 26 samples of 13 mollusk species; 14 samples of 8 echinoderms species; 5 samples of 3 soft coral species; 3 samples of 2 crustacean species; 1 sample of 1 seaweed species; and others (sea anemone, sea pepper, sea worms: 7 samples of 5 species). From the collected marine samples, 25 strains of marine-derive fungi was isolated with the distinct color and morphological appearances. These strains had diverse origins, including, sponges predominated (9/25 strains), followed by sediments (6/25 strains), echinoderms (3/25 strains); mollusks (3/28 strains), sea anemone (2/25 strains) and algae (2/25 strains). Among isolated marine-derived fungi strains, 18/25 strains shown anti-inflammatory activities through the inhibition of NO formation induced by LPS in RAW264.7 cells. Of which, the IC50 value of 3 strains had been determined (M561, M425 and M586) and the strain M561 had the IC50 value similar to that of positive reference Butein (9,63 ± 0,23 µg/ml in comparison with 4,57 ± 0,22 µg/ml). Obtained results shown that the isolated fungi strains are a good source for further studies in identification of anti-inflammatory compounds toward applications in industries, medicals and pharmaceuticals. Keywords: Anti-inflammatory, Bai Tu Long, marine organism, marine-derived fungi, Vietnam’s East Sea. Người phản biện: GS.TS. Đỗ Công Thung Ngày nhận bài: 12/7/2021 Ngày thông qua phản biện: 12/8/2021 Ngày duyệt đăng: 20/8/2021 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 351
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0