Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VI KHUẨN PROBIOTIC TỪ RUỘT TÔM SÚ<br />
(PENAEUS MONODON) LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT<br />
CHẾ PHẨM PROBIOTIC TRONG NƯỚC<br />
STUDY ON ISOLATION PROBIOTIC BACTERIA FROM TIGER SHRIMP GUT (PENAEUS MONODON)<br />
AS A SOURCE OF DOMESTIC MATERIAL FOR PROBIOTIC PRODUCTS<br />
Phạm Thị Hiền Hòa1, Nguyễn Hữu Dũng2<br />
Ngày nhận bài: 08/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 09/8/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu nhóm vi khuẩn có đặc tính probiotic đang là một xu hướng mới trong những năm gần đây. Nhóm vi khuẩn<br />
probiotic có nhiều đặc tính ưu việt, trong đó phải kể đến khả năng ức chế một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật<br />
thủy sản. Các loài vi khuẩn probiotic phân lập được là nguồn nguyên liệu đầu tiên để có thể sản xuất chế phẩm probiotic.<br />
Bài báo này trình bày kết quả phân lập vi khuẩn từ ruột tôm sú (Penaeus monodon ) và kết quả nghiên cứu đặc tính<br />
probiotic của chủng vi khuẩn phân lập được. Kết quả định danh bằng kỹ thuật 16S rDNA cho thấy chủng vi khuẩn phân lập<br />
được là Pseudomonas stutzeri. Loài vi khuẩn này thể hiện được đặc tính cô lập, sản sinh hoạt chất kháng khuẩn và ức chế<br />
sinh trưởng 02 chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên động vật thủy sản V. alginolyticus và V. parahaemolyticus.<br />
Từ khóa: Phân lập, vi khuẩn, probiotic, ruột tôm sú, Pseudomonas stutzeri, V. alginolyticus, V. parahaemolyticus<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Study on probiotic bacteria is a new trend in recent years. The probiotic bacteria has many advanced properties,<br />
especially some characteristics on colonization, producing bactericidal substance and growth inhibition on pathogenic<br />
bacteria. Probiotic bacteria isolated will be a initial material for production of probiotic products.<br />
This article showed the result of isolation probiotic bacteria strain from tiger shrimp gut (Penaeus monodon) and<br />
probiotic properties of isolated bacteria strain. Result from 16S rDNA identification revealed that the isolated bacteria<br />
was Pseudomonas stutzeri. This strain could produce bactericidal substance, colonize and inhibit the growth of pathogen<br />
bacteria V. alginolyticus and V. parahaemolyticus.<br />
Keywords: Isolation, bacteria, probiotic, Pseudomonas stutzeri, V. alginolyticus, V. parahaemolyticus<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Với tiềm năng mặt nước rất phong phú và<br />
đa dạng, các hình thức và thủy vực nuôi trên cả<br />
nước được chia thành nuôi nước ngọt (nuôi ao,<br />
nuôi lồng), nuôi ven biển (nuôi ao, đầm, lồng), đem<br />
lại nhiều cơ hội cho phát triển về nuôi biển, nuôi<br />
nước lợ và nuôi nước ngọt trên khắp mọi miền<br />
đất nước. Hiện nay, tổng số loài nuôi nước ngọt là<br />
544 loài, nuôi nước lợ và mặn là 186 loài. Trong đó,<br />
đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha.<br />
Gần đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích<br />
trên dưới 6.000ha, với sản lượng xuất khẩu đạt gần<br />
1<br />
2<br />
<br />
ThS. Phạm Thị Hiền Hòa: Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng<br />
TS. Nguyễn Hữu Dũng: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
600.000 tấn trong năm 2008 (gấp 3 lần sản lượng<br />
tôm xuất khẩu.<br />
Mật độ giống thả tăng cao trong mô hình nuôi<br />
thâm canh/công nghiệp sẽ dẫn đến môi trường bị ô<br />
nhiễm và chất lượng môi trường trở nên khó kiểm<br />
soát, vật nuôi dễ bị rơi vào trạng thái “stress”, các<br />
vấn đề liên quan đến bệnh và sự suy giảm chất<br />
lượng môi trường thường xuyên xảy ra, trong đó có<br />
vấn đề phát sinh dịch bệnh.<br />
Sử dụng kháng sinh trong giai đoạn sản xuất<br />
giống hoặc nuôi thương phẩm đều ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến sinh vật, như làm cho ấu trùng chậm lớn,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
các giai đoạn biến thái xảy ra không đều, dẫn đến<br />
tỷ lệ sống của ấu trùng thấp, tích lũy kháng sinh vào<br />
trong thịt. Xu hướng mới hiện nay được áp dụng<br />
với nhiều đối tượng nuôi biển là sử dụng chế phẩm<br />
probiotic gồm các nhóm vi khuẩn có ích, giúp hạn<br />
chế khả năng bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhiễm và<br />
cải thiện chất lượng môi trường nước. Yasuda và<br />
Taga (1980) chỉ ra rằng vi khuẩn không chỉ hữu hiệu<br />
cho thực phẩm mà còn là chất ức chế vi khuẩn gây<br />
bệnh trên cá và là chất hoạt hóa quá trình tái tạo<br />
dinh dưỡng.<br />
Xu hướng nghiên cứu phân lập một số vi khuẩn<br />
có tiềm năng sử dụng là nhóm vi khuẩn hữu ích<br />
(probiotic trong NTTS đang là một hướng nghiên cứu<br />
mới, được phát triển ở thế giới từ những năm 1990.<br />
Ở Việt Nam, mặc dù nghề NTTS đã phát triển từ khá<br />
lâu nhưng hướng nghiên cứu này còn rất mới mẻ,<br />
chưa có nhiều nghiên cứu lựa chọn các chủng vi<br />
khuẩn từ vùng nuôi để dùng làm chế phẩm probiotic<br />
phù hợp với điều kiện thực tiễn NTTS Việt Nam.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu tôm sú (Penaeus monodon) (5 con/mẫu,<br />
khối lượng 25 ÷ 30g/con) và mẫu bùn (0,5kg/mẫu)<br />
được thu ở đầm nuôi tôm tại khu vực Quý Kim phường Hải Thành - quận Dương Kinh - thành phố<br />
Hải Phòng. Các chủng vi khuẩn được phân lập<br />
trong trong mẫu ruột tôm sú và mẫu bùn được sử<br />
dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
2. Các môi trường nuôi cấy vi khuẩn<br />
a. Môi trường phân lập và nuôi cấy bao gồm môi<br />
trường NA (Nutrient agar), NB (Nutrient broth) có bổ<br />
sung thêm 1,5% NaCl (w/v).<br />
b. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn Vibrio alginolyticus<br />
và V. parahaemolyticus: môi trường TCBS<br />
(Thiosulphate citrate Bilesalt Sucroza agar), môi<br />
trường LB (Luria Bertani broth) (hai chủng vi khuẩn<br />
gây bệnh do Trung tâm nghiên cứu môi trường và<br />
dịch bệnh - Viện Nghiên cứu NTTS 1 cung cấp).<br />
3. Phương pháp thu mẫu<br />
- Các mẫu tôm sú và bùn được lấy ngẫu nhiên<br />
trong đầm nuôi tôm sú vào lúc sáng sớm, lưu giữ<br />
trong tú PE vô trùng và đưa về phòng thí nghiệm<br />
ngay sau khi thu mẫu.<br />
4. Phương pháp xử lý mẫu<br />
- Mẫu tôm được rửa sạch bằng dung dịch NaCl<br />
1,5%, dùng dao chuyên dụng mổ lấy ống tiêu hóa (ruột<br />
và dạ dày). Ống tiêu hóa được nghiền nát bằng chày<br />
<br />
Số 4/2014<br />
và cối sứ, sau đó hòa vào 5ml dung dịch NaCl<br />
1,5%, sốc nhiệt bằng cách ủ trong bể nước nóng<br />
800C trong 20 phút, sau đó ngâm ngay vào nước<br />
lạnh (nước máy). Sử dụng dịch huyền phù này để<br />
phân lập vi khuẩn.<br />
- Mẫu bùn được pha vào dung dịch NaCl 1,5%.<br />
Sử dụng dịch huyền phù này để phân lập vi khuẩn.<br />
5. Phương pháp phân lập, chọn lọc, tinh sạch và<br />
giữ giống vi khuẩn<br />
Vi<br />
khuẩn<br />
Vibrio<br />
alginolyticus<br />
và<br />
V. parahaemolyticus được nuôi cấy riêng rẽ trong<br />
môi trường TCBS ở nhiệt độ 28 - 300C trong 24h.<br />
- Các chủng vi sinh vật phân lập được từ mẫu<br />
tôm và mẫu bùn được cấy chuyển sang ống thạch<br />
nghiêng bằng cách cấy ria, ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ<br />
300C trong 24h, sau đó bảo quản ở nhiệt độ 40C,<br />
được lưu giống bằng dung dịch Glycerol 20% ở<br />
nhiệt độ -800C.<br />
6. Thí nghiệm xác định đặc tính lấn át chủng vi<br />
khuẩn gây bệnh<br />
+ Cô lập chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus<br />
và V. parahaemolyticus, đồng nuôi cấy trong nước<br />
biển: thực hiện theo phương pháp của Lemos et al.,<br />
và Purivirojkul et al., thí nghiệm được lặp lại 3 lần.<br />
7. Phân loại và định danh vi khuẩn<br />
+ Phương pháp nhuộm gram (Nguyễn Lân<br />
Dũng, 1983).<br />
+ Phương pháp xác định đặc điểm sinh lý, sinh<br />
hóa (Nguyễn Lân Dũng, 1983).<br />
+ Phương pháp định danh vi khuẩn dựa trên<br />
gen 16 S rDNA. Kết quả các thí nghiệm được xử<br />
lý bằng phần mềm Excel 2003, phần mềm BLAST,<br />
CLUSTAL X (1,81), MEGA 4.2.<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Phân lập và lựa chọn một số chủng vi khuẩn<br />
probiotic từ ruột tôm sú và bùn đáy đầm nuôi<br />
tôm sú tại Hải Phòng<br />
Từ mẫu bùn đáy ao nuôi và ruột tôm sú thu tại<br />
Quý Kim đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn trên<br />
môi trường NA sau khi nuôi cấy từ 2 đến 5 ngày.<br />
Sau khi phân lập được các chủng trên, tiến<br />
hành thử hoạt tính sinh catalase thu được 8 chủng<br />
có phản ứng dương tính. Các chủng vi khuẩn phân<br />
lập được từ mẫu tôm và mẫu bùn đều cho kết quả<br />
dương tính với catalase, trong đó mẫu QKR2 là<br />
mẫu từ ruột tôm cho thấy hoạt tính mạnh nhất và<br />
khả năng phát triển tốt nhất. Do đó, các nghiên cứu<br />
tiếp theo nhằm kiểm tra hoạt tính probiotic được tập<br />
trung tiến hành đối với chủng QKR2.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
ghi nhận được sự có mặt của nhóm vi khuẩn thuộc<br />
chi Bacillus là cao nhất.<br />
<br />
Hình 1. Chọn lọc chủng vi khuẩn probiotic<br />
bằng phản ứng catalase<br />
Wiangyos et al., nghiên cứu về đa dạng vi<br />
khuẩn phân lập ở bùn đáy ao nuôi tôm sú từ tháng 9<br />
đến tháng 10 ở đầm nuôi tôm của Thái Lan cũng đã<br />
<br />
2. Khả năng đối kháng của chủng vi khuẩn phân<br />
lập với vi khuẩn gây bệnh tôm sú Vibrio spp<br />
* Cô lập vi khuẩn V.<br />
alginolyticus và<br />
V. parahaemolyticus<br />
Khả năng cô lập V. alginolyticus và<br />
V. parahaemolyticus của chủng vi khuẩn QKR2<br />
phân lập từ ruột tôm sú nuôi ở Quý Kim được thể<br />
hiện ở các hình 2 và 3. Khi nuôi cấy chung với<br />
V. parahaemolyticus trên môi trường NA có bổ<br />
sung 1,5% NaCl sau 24h vi khuẩn QKR2 đã bắt<br />
đầu phát triển mạnh bao vây toàn bộ vi khuẩn<br />
V. parahaemolyticus (hình 2B). Sau 48h, đường cấy<br />
vi khuẩn V. parahaemolyticus tại vị trí giao nhau của 2<br />
đường cấy chỉ còn là một vệt trắng mờ và bị vi khuẩn<br />
QKR2 mọc trùm lên trên (hình 2C). Hiện tượng tương<br />
tự cũng được quan sát thấy khi nuôi cấy chung chùng<br />
phân lập QKR2 với vi khuẩn V. alginolyticus trên môi<br />
trường NA bổ sung 1,5% NaCl (hình 3B, 3C).<br />
<br />
Hình 2. Đĩa thạch NA nuôi cấy chung vi khuẩn V. parahaemolyticus (đường cấy ngang)<br />
với chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) khi mới cấy (A),<br />
sau 24h (B) và sau 48h (C)<br />
<br />
Hình 3. Đĩa thạch NA nuôi cấy chung vi khuẩn V. alginolyticus (đường cấy ngang)<br />
với chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) khi mới cấy (A), sau 24h (B)<br />
và sau 48h (C)<br />
<br />
Một số nghiên cứu cũng đã ghi nhận được<br />
khả năng cô lập vi khuẩn Vibrio spp của vi khuẩn<br />
Bacillus spp. Purivirojkul et al., đã thông báo kết quả<br />
nghiên cứu về khả năng cô lập chủng V. harveyi của<br />
chủng B. pumilus, sau 12h và 24h nuôi cấy. Chủng<br />
B. pumilus được phân lập từ ruột tôm sú (Penaeus<br />
monodon) từ trang trại nuôi tôm ở tỉnh<br />
Chachoengsao (Thái Lan).<br />
* Ức chế sự phát triển của vi khuẩn V. alginolyticus<br />
và V. parahaemolyticus trong môi trường lỏng<br />
<br />
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Chủng vi khuẩn đối chứng được nuôi cấy riêng<br />
rẽ trong môi trường nước biển đều có khả năng phát<br />
triển tốt dù môi trường rất nghèo về dinh dưỡng.<br />
TCBS là môi trường đặc hiệu cho vi khuẩn Vibrio<br />
spp nên có thể sử dụng làm môi trường kiểm tra sự<br />
phát triển của vi khuẩn Vibrio spp trong thí nghiệm<br />
này. Kết quả thí nghiệm đồng nuôi cấy chủng vi<br />
khuẩn phân lập với vi khuẩn Vibrio spp cho thấy<br />
3 chủng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng<br />
lấn át được sự phát triển của chủng Vibrio spp<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
sau 96h nuôi cấy trong môi trường nước biển<br />
(20ppt) (bảng 1, hình 4).<br />
So sánh với kết quả nghiên cứu của Purivirojkul<br />
và cs., về khả năng lấn át sự sinh trưởng của<br />
chủng Bacillus W120 và Bacillus W1106 với chủng<br />
V. harveyi sau 120h nuôi cấy trong môi trường nước<br />
biển 20 ppt cũng cho kết quả tương tự.<br />
<br />
Hình 4. Số lượng khuẩn lạc V. alginolyticus và<br />
V. parahaemolyticus trong dịch đồng nuôi cấy<br />
với chủng QKR2 theo thời gian<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả ức chế chủng vi khuẩn<br />
Vibrio spp của chủng vi khuẩn QKR2 (theo tỷ lệ %)<br />
Tên chủng<br />
<br />
V. alginolyticus<br />
<br />
V. parahaemolyticus<br />
<br />
QKR2<br />
<br />
28,5%<br />
<br />
45%<br />
<br />
Mặc dù kết quả thí nghiệm cho thấy có sự lấn<br />
át về sinh trưởng của chủng vi khuẩn phân lập với<br />
chủng Vibrio spp nhưng đây cũng chỉ là những<br />
nghiên cứu ban đầu do quy mô thí nghiệm rất nhỏ<br />
<br />
Số 4/2014<br />
(10ml), mật độ chủng vi khuẩn gây bệnh thủy sản<br />
còn cao. Nghiên cứu của Sudthongkong cho biết<br />
số lượng vi khuẩn phát sáng ở khu vực ven biển<br />
trong khoảng 0,7x101 đến 7,3 x 101 CFU/ml. Trong<br />
ao nuôi cá, theo nghiên cứu của Al-Harbi cho thấy,<br />
mật độ vi khuẩn tổng số từ 1,8 ± 0,9 x 102 đến<br />
6,0 ± 1,2 x 104. Tuy nhiên, trong thí nghiệm đồng<br />
nuôi cấy của tác giả Purivirojkul và cs, chủng vi<br />
khuẩn gây bệnh được thử nghiệm với mật độ cao<br />
(106tb/ml) nên kết quả về khả năng ức chế vi khuẩn<br />
gây bệnh của chủng phân lập được có thể chưa<br />
thực sự có ý nghĩa. Từ kết quả nghiên cứu về sự lấn<br />
át của các chủng Bacillus spp với V. harveyi trong<br />
thí nghiệm đồng nuôi cấy, Seel-audom et al., cho<br />
rằng có tiềm năng ứng dụng các chủng Bacillus spp<br />
như là chủng vi khuẩn probiotic trong nuôi tôm he<br />
chân trắng (L. vannamei) (mật độ của V. harveyi ban<br />
đầu là 105 CFU/ml).<br />
Như vậy, từ các kết quả thí nghiệm về khả<br />
năng đối kháng với chủng vi khuẩn gây bệnh thủy<br />
sản V. alginolyticus và V. parahaemolyticus của<br />
chủng QKR2 cho thấy chủng vi khuẩn phân lập<br />
được có tiềm năng ứng dụng là nhóm vi khuẩn<br />
probiotic trong NTTS.<br />
4. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa và hình thái<br />
vi khuẩn phân lập<br />
Kết quả quan sát hình thái và nhuộm Gram<br />
chủng vi khuẩn QKR2 và một số đặc điểm sinh hóa<br />
được thể hiện ở bảng 2 và các hình 5 A, 5B.<br />
<br />
Hình 5. Hình thái khuẩn lạc (A) và tế bào nhuộm Gram (B) của chủng QKR2<br />
<br />
Bảng 2. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa và hình thái tế bào của các chủng vi khuẩn QKR2<br />
Các đặc điểm sinh hóa, sinh lý và hình thái tế bào<br />
<br />
Catalase<br />
Oxidaza<br />
Gram<br />
Di động<br />
Màu sắc khuẩn lạc<br />
Hình thái tế bào<br />
Kích thước tế bào<br />
Hô hấp hiếu khí<br />
Sinh trưởng ở độ muối (% NaCl)<br />
Sinh trưởng ở nhiệt độ (0C)<br />
Sinh trưởng ở khoảng pH<br />
<br />
QKR2<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
Trắng đục<br />
Hình que<br />
3,3 - 0,4 x 1,2 - 1,8µm<br />
+<br />
0÷5<br />
15 ÷ 45<br />
5 ÷ 9,5<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
5. Phân tích trình tự gen 16S rDNA và xây dựng cây phát sinh chủng loại của chủng vi khuẩn phân lập<br />
Phân tích trình tự gen và so sánh với các dữ liệu về chủng chuẩn trên ngân hàng lưu trữ quốc tế DDBJ,<br />
EMBL và GenBank cho kết quả như sau:<br />
+ Trình từ gen 16S rDNA của chủng QKR2 tương đồng 99,9% với đoạn gen 16S của vi khuẩn<br />
Pseudomonas stutzeri.<br />
Cây phát sinh chủng loại của chủng QKR2 (hình 7) cho thấy chỉ có 2 loài Pseudomonas trong cây chủng<br />
loại này. Chủng QKR2 nằm khác nhóm với loài Pseudomonas khác. Nhánh Pseudomonas này có họ hàng gần<br />
với một số loài thuộc chi Bacillus.<br />
<br />
Hình 6. Sản phẩm PCR của các chủng vi khuẩn phân lập trên gel agarose 1%<br />
Đường 1: Marker (1,5 Kb ladder) ; Đường 2: chủng QKR2<br />
<br />
Chủng vi khuẩn P. stutzeri được biết đến là loài<br />
vi khuẩn chuyển hóa nitrat rất có hiệu quả, khoảng<br />
99% ở nồng độ 200 mg/L NO3- (Rezaee et al.,). Loài<br />
vi khuẩn này rất có tiềm năng ứng dụng trong xử lý<br />
môi trường cho những vùng có hàm lượng nitrat cao,<br />
trong đó có ao NTTS thâm canh. Một số nghiên cứu<br />
đã phân lập và xác định được khả năng khử nitrate<br />
của P. stutzeri trong ao nuôi cá tra (Be et al., Diep<br />
et al.,). Mặc dù chưa có ghi nhận về sự xuất hiện của<br />
<br />
P. stutzeri trong ruột tôm, tuy nhiên Bogatyrenko<br />
và cs, đã ghi nhận được sự có mặt của loài này<br />
trong hệ tiêu hóa của loài hải sâm Apostychopus<br />
japonicus tại vùng Viễn Đông (Bogatyrenko et al.,).<br />
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện ra<br />
loài P. stutzeri có khả năng tổng hợp các enzym tiêu<br />
hóa với hoạt tính cao (amylase, chondroitin sulfatase,<br />
chitinase, và alginate lyase), được nhận định là có<br />
tiềm năng sử dụng là vi khuẩn probiotic.<br />
<br />
Hình 7. Cây phát sinh chủng loại của chủng QKR2 và các loài có quan hệ họ hàng gần<br />
<br />
44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />