intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch để phân tích sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý nhà nước (QLNN), Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bài viết khảo sát toàn thể sinh viên ngành QLNN thông qua google form từ ngày 26/1/2024 đến ngày 24/3/2024. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên lựa chọn kênh website và người thân, anh chị đang học tại trường là chủ yếu. Nói cách khác, yếu tố nền và niềm tin chuẩn mực trong mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. NGHIÊN CỨU SỰ LỰA CHỌN KÊNH TIẾP CẬN THÔNG TIN NGÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Ngô Hoài Sơn 1, Nguyễn Thị Hòa 1, Vũ Thị Hiền 1, Nguyễn Trường Sơn 1, Trần Văn Mộng 1, Võ Thị Cẩm Tú 1 1. Khoa khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một Liên hệ email: sonnh@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết sử dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch để phân tích sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý nhà nước (QLNN), Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bài viết khảo sát toàn thể sinh viên ngành QLNN thông qua google form từ ngày 26/1/2024 đến ngày 24/3/2024. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên lựa chọn kênh website và người thân, anh chị đang học tại trường là chủ yếu. Nói cách khác, yếu tố nền và niềm tin chuẩn mực trong mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành. Từ khóa: Lý thuyết hành vi có kế hoạch, Ngành Quản lý nhà nước, Sinh viên, Sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành MỞ ĐẦU Hoạt động truyền thông và quảng bá chương trình đào tạo giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tuyển sinh của các chương trình đạo tạo. Chương trình Quản lý nhà nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập từ năm 2016, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Số lượng tuyển sinh tăng đều và ổn định. Chương trình đào tạo và nội dung đào tạo ngày càng được cải tiến, đổi mới theo yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh gặp hạn chế trong việc tiếp cận thông tin để hiểu biết về ngành. Sự hạn chế về kênh tiếp cận thông tin tác động đến việc lựa chọn ngành của sinh viên. Với mong muốn tìm hiểu kênh tiếp cận thông tin ngành, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu sinh viên ngành Quản lý nhà nước biết tới ngành Quản lý nhà nước thông qua những kết nào; đồng thời cần có những khuyến nghị gì để giúp học viên tiếp cận thông tin của ngành hiệu quả, tích cực và đầy đủ hơn. Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch để khảo sát, phân tích kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên đang học Chương trình Quản lý nhà nước. 1. KHUNG LÝ THUYẾT Vấn đề lựa chọn ngành học ở bậc đại học của học sinh chịu chi phối nhiều yếu tố. Trong số những lý thuyết nghiên cứu vấn đề này có Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behaviour), nghiên cứu hành vi của con người trong xã hội (Ajzen, 2020). Để có thể hiểu được hành vi của một cá nhân, lý thuyết đề xuất một số yếu tố dự báo (predictors) bao gồm hành vi, xã hội và kiểm soát. Ba yếu tố - ba biến này có ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau đến hành vi theo từng bối cảnh nhất định gọi là các yếu tố nền (Przygoński, 2019). Các yếu tố nền gồm ba nhóm yếu tố cá nhân xã hội và thông tin. Các yếu tố này được biểu diễn theo Sơ đồ sau: 335
  2. Sơ đồ 1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch Nguồn: Przygoński (2019) Yếu tố nền: Niềm tin Thái độ đối với hành vi hành vi - Yếu tố cá nhân: tính cách, tâm trạng, cảm xúc, giá trị, trí tuệ, hình mẫu và kinh nghiệm - Yếu tố xã hội: tuổi, giáo dục, giới tính, thu Niềm tin Cảm nhận áp Dự định Hành nhập, tôn giáo, dân tộc, chuẩn lực chuẩn mực vi chủng tộc, văn hóa, mực luật - Yếu tố thông tin: Kiến thức, truyền thông, sự tác động can Kiểm sát thiệp Niềm tin Cảm nhận kiểm thực tế kiểm soát soát hành vi hành vi Theo sơ đồ trên, hành vi của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành vi, sự chuẩn mực và kiểm soát. Những yếu tố nền như yếu tố cá nhân, xã hội và thông tin ảnh hưởng đến niềm tin hành vi. Cụ thể: Niềm tin hành vi (behavioral beliefs) là những niềm tin và đánh giá cơ bản mà cá nhân có về những kết quả có thể xảy ra khi thực hiện một hành vi cụ thể. Thái độ đối với hành vi (Attitude toward behavioral) là sự đánh giá tổng thể hoặc cảm nhận của cá nhân về sự thuận lợi hoặc bất lợi của một hành vi cụ thể. Nó phản ánh sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về hành vi và các kết quả liên quan. Niềm tin hành vi (Behavioral Beliefs) là những niềm tin và đánh giá cơ bản mà cá nhân có về các hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện một hành vi cụ thể. Các niềm tin này bao gồm suy nghĩ và kỳ vọng của cá nhân về những gì sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi. Niềm tin hành vi tích cực liên quan đến thái độ thuận lợi đối với hành vi, trong khi niềm tin hành vi tiêu cực liên quan đến thái độ không thuận lợi (Roxana et al., 2019) Niềm tin chuẩn mực (Normative Beliefs) liên quan đến nhận thức của cá nhân về các chuẩn mực xã hội và kỳ vọng của mọi người xung quanh một hành vi. Nó liên quan đến niềm tin về những gì người khác nghĩ rằng họ nên hoặc không nên làm. Niềm tin chuẩn mực bị ảnh hưởng bởi sự ảnh hưởng xã hội, chẳng hạn như ý kiến và kỳ vọng của những người quan trọng hoặc nhóm tham chiếu. Niềm tin chuẩn mực đóng vai trò trong việc hình thành ý định hành vi của cá nhân. Chuẩn mực chủ quan (Subjective Norm) đại diện cho nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội hoặc ảnh hưởng đối với việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể. Nó bị ảnh hưởng bởi niềm tin chuẩn mực và liên quan đến sự nhận thức của cá nhân về việc người khác đồng ý hay không đồng ý với hành vi đó. Chuẩn mực chủ quan đóng vai trò trong việc hình thành ý định hành vi của cá nhân (Li & Ernesto, 2022). Niềm tin kiểm soát (Control Beliefs) phản ánh nhận thức của cá nhân về mức độ họ kiểm soát được hành vi. Cảm nhận kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) liên quan đến niềm tin của cá nhân về khả năng thành công của họ trong việc thực hiện một hành vi. Nó phản ánh sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tự hiệu quả, kỹ năng, tài nguyên và rào cản bên ngoài (Guro et al., 2021). Ý định (Intention) là sự sẵn sàng và kế hoạch của cá nhân để thực hiện một hành vi cụ thể. Nó bị ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và niềm tin kiểm soát hành vi. Ý định được coi là một chỉ báo gần gũi của hành vi thực tế và được coi là yếu tố quyết định quan trọng của hành vi. Hành vi thực tế (Actual Behavior) là những hành động hoặc thực hiện của một hành vi trong một tình huống cụ thể (Qiancheng et al., 2020). 336
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mục đích lấy ý kiến của toàn thể sinh viên ngành QLNN về hình thức sinh viên tiếp cận và biết đến ngành, Chương trình QLNN, Khoa Khoa học quản lý đã tiến hành khảo sát sinh viên ngành (từ skhóa D20 đến khóa D23). Từ kết quả khảo sát, chương trình có những đánh giá khách quan và toàn diện về phương thức tiếp cận ngành để đề xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả cho công tác truyền thông và phương thức tuyển sinh trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Thời gian khảo sát từ ngày 26/1/2024 đến ngày 24/3/2024. Khảo sát được thực hiện qua công cụ Google Form. 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 3.1. Mô tả mẫu khảo sát Tổng số sinh viên ngành QLNN thực hiện khảo sát: 590 sinh viên, trong đó: Sinh viên khóa D20 là 80 sinh viên (chiếm 13,6%); Sinh viên khóa D21 là 139 sinh viên (chiếm 23,6%); Sinh viên khóa D22 là 132 sinh viên (chiếm 22,4%); Sinh viên khóa D23 là 239 sinh viên (chiếm 40,5%). Về giới tính, có 361 sinh viên nữ (chiếm 61,4%) và 227 sinh viên nam (chiếm 38,6%). Về tỉnh/thành cư trú, số sinh viên phản hồi là 588 sinh viên, được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1. Địa phương cư trú của sinh viên tham gia khảo sát Tên Tỉnh/Thành Số lượng % Bình Dương 406 69.05 Tp. Hồ Chí Minh 55 9.35 Tây Ninh 23 3.91 Bình Phước 18 3.06 Đồng Nai 12 2.04 Thanh Hóa 10 1.7 Đồng Tháp 7 1.19 Bình Định 6 1.02 Đắk Nông 6 1.02 Đắk Lăk 5 0.85 Cà Mau 5 0.85 Long An 4 0.68 Phú Yên 4 0.68 Ninh Thuận 4 0.68 Kiên Giang 3 0.51 Tiền Giang 3 0.51 An Giang 2 0.34 Bình Thuận 2 0.34 Trà Vinh 2 0.34 Gia Lai 2 0.34 Sóc Trăng 1 0.17 Lâm Đồng 1 0.17 Quảng Bình 1 0.17 Bến Tre 1 0.17 Ninh Bình 1 0.17 Bạc Liêu 1 0.17 Hà Nam 1 0.17 Quãng Ngãi 1 0.17 Lào 1 0.17 Nguồn: Kết quả khảo sát Có thể thấy số lượng sinh viên học ngành QLNN đến từ tỉnh Bình Dương chiếm phần lớn (69,05%), tiếp theo là những sinh viên đến từ các tỉnh lân cận với Bình Dương, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (9,35%), Tây Ninh (3,91%), Bình Phước (3.06%), Đồng Nai (2.04%), còn lại là một số ít sinh viên đến từ các tỉnh Tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Long An,…), các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lăk, Gia Lai,…), và một số tỉnh duyên hải Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa,….) và một sinh viên đến từ Lào. 3.2. Kết quả khảo sát kênh tiếp cận thông tin ngành Quản lý nhà nước 337
  4. Về hình thức tiếp cận và biết đến ngành QLNN, trường đại học Thủ Dầu Một, kết quả khảo sát được thể hiện dưới biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Kết quả khảo sát phương thức tiếp cận ngành QLNN Nguồn: Kết quả khảo sát Khác 25 Qua Tiktok (do thích một bạn đang học ngành… 15 Xem livestream của ngành QLNN 35 Do xem được Tờ rơi tuyển sinh của Trường… 126 Xem fanpage của Trường hoặc các trang… 122 Có anh/chị đã học ở trường Đại học Thủ Dầu… 144 Do người quen giới thiệu 148 Qua Website của trường Đại học Thủ Dầu Một 324 0 50 100 150 200 250 300 350 Qua Biểu đồ 1 có thể thấy, số lượng sinh viên tiếp cận đến ngành qua Website của trường khá nhiều 324 phiếu (chiếm 54,9%), các phương thức tiếp theo chiếm số lượng khá là do người quen giới thiệu 148 phiếu (chiếm 25,1%) và tiếp cận do có anh/chị đã học ở trường Đại học Thủ Dầu Một giới thiệu 144 phiếu (chiếm 24,4%), phương thức ít hơn là xem fanpage của trường có 122 phiếu (chiếm 20,7%) và xem Tờ rơi tuyển sinh của Trường là 126 phiếu (chiếm 21,4%), các phương thức còn lại chiếm tỷ lệ ít hơn là xem livestream của ngành QLNN 35 phiếu (chiếm 5,9%) và qua Tiktok (do thích một bạn đang học ngành QLNN trên Tiktok) 15 phiếu (chiếm tỷ lệ 2,5%). Về câu trả lời khác, có 25 phiếu trả lời khác, có thể thống kê một số ý kiến đáng chú ý ở bảng sau: Bảng 2. Phương thức tiếp cận ngành QLNN khác Nội dung ý kiến Số lượng câu trả lời Qua tự tìm hiểu 8 Do yêu thích ngành QLNN 5 Do Thầy cấp 3 giới thiệu 1 Do người thân định hướng 2 Tham gia hoạt động Đoàn và chống dịch tại địa phương tiếp xúc với các anh chị thành đoàn - tỉnh đoàn. Được biết các anh chị đều theo ở học viện hành chính và trường đại học Thủ Dầu Một ngành QLNN 1 Do anh/chị không học ở trường giới thiệu 1 Do ngành chính trị học chuyển qua 1 Em biết đến ngành này qua tìm hiểu về ngành luật. Ban đầu em thích ngành luật. Tuy 1 nhiên em thấy việc tập trung vào luật không thì sẽ không đa dạng và có phần cứng nhắc. Nên em đã chú ý đến ngành QLNN. Sau đó em cũng có thời gian tìm hiểu, tìm tòi về ngành. Nên đã quyết định chọn nó để theo học. Thi khối C nên lựa chọn ngành của khối C 1 Do trường đưa ra đề nghị chuyển ngành khi tuyển sinh 1 Nguồn: Kết quả khảo sát 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, việc lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành QLNN của sinh viên ngành QLNN chủ yếu thuộc về yếu tố nền tảng như yếu tố cá nhân (kinh nghiệm, hình mẫu); yếu tố xã hội (văn hóa, giới tính); yếu tố thông tin (truyền thông, sự tác động). Trong những 338
  5. yếu tố chính, yếu tố niềm tin chuẩn mực (ảnh hưởng của người quen – do người quen giới thiệu, có anh chị học ở Trường) ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên. Theo kết quả nghiên cứu này yếu tố truyền thông (thuộc yếu tố nền) có ảnh hưởng mạnh nhất và tiếp theo đó là yếu tố niềm tin chuẩn mực có ảnh hưởng thứ hai đến sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Để thúc đẩy khả năng tiếp cận của học sinh biết đến ngành QLNN, trường đại học Thủ Dầu Một nhiều hơn, kết quả khảo sát cho thấy chủ yếu sinh viên đề xuất đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, kết quả được tóm tắt như sau: Thứ nhất, nhóm các hình thức tuyên truyền qua mạng xã hội: truyền thông và tuyên truyền qua mạng xã hội là hình thức mà sinh viên đề xuất nhiều nhất, đẩy mạnh hoạt động tổ chức tuyên truyền, truyền thông cho ngành QLNN qua wesite của nhà trường, facebook, fanpage của ngành, tiktok (được sinh viên đề xuất nhiều vì gần gũi với giới trẻ), chạy quảng cáo trên facebook,…về cách thức, nội dung tuyên truyền sinh viên đề xuất khá phong phú, như là quảng bá về ngành, livestream trực tiếp đến các trường THPT, làm content trên tiktok video hài hước, làm video clip ngắn đăng tải lên facebook, tiktok, cho các bạn sinh viên hoặc cựu sinh viên làm review về ngành, giới thiệu, đăng tải nhiều hình ảnh, hoạt động của ngành QLNN lên fanpage, các mạng xã hội khác để các bạn học sinh biết đến và hiểu về ngành QLNN hơn, giới thiệu về cơ hội việc làm trên các nền tảng mạng xã hội, tạo ra nhiều trend đang hót trên tik tok với chủ đề chuyên ngành của mình …. Thứ hai, nhóm các hình thức truyền thông trực tiếp: nhiều sinh viên cho rằng giảng viên cần tuyên truyền và tổ chức tư vấn trực tiếp ở các trường THPT, giới thiệu tới các bạn học sinh về ngành QLNN và phát tờ rơi tuyển sinh, hoặc tổ chức cho các bạn sinh viên đến các trường THPT để review về ngành QLNN để các em học sinh hiểu rõ hơn về ngành, về chương trình đào tạo, về trải nghiệm khi học ngành QLNN,…; Đẩy mạnh giới thiệu về ngành QLNN thông qua việc tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo hoặc diễn đàn với sự tham gia của các chuyên gia và nhà quản lý hiện thực. Ngoài ra, việc tạo ra các chương trình giáo dục ngoại khóa, thực tập hoặc chương trình giao lưu với các cơ quan và tổ chức liên quan cũng có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngành; Đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá( văn nghệ, thiện nguyện, …) và tổ chức các hoạt động giới thiệu quảng bá ở các trường THPT; Đẩy mạnh về việc tổ chức các chương trình giao lưu giữa sinh viên các ngành để mọi người có thêm những hiểu biết về ngành; Tổ chức, thành lập câu lạc bộ cấp trường, đẩy mạnh các hoạt động phong trào có nét riêng của ngành để thu hút sự chú ý của các bạn sinh viên (ví dụ như Quốc Hội giả định,...); Đẩy mạnh truyền thông để các bạn học sinh thấy được tầm quan trọng của quản lí nhà nước và lợi ích khi học ngành này, cơ hội việc làm sau khi ra trường, tích cực phối hợp các hoạt động với bên đoàn để giới thiệu nhiều hơn tới các đoàn viên, thanh niên ở các trường THPT về ngành, thiết kế brochure, infographic, video clip giới thiệu về ngành QLNN một cách sinh động để gửi tới học sinh khi đi tuyển sinh, tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên và giảng viên, sinh viên với cựu sinh viên từ đó đẩy mạnh truyền thông cho ngành... Nhóm nghiên cứu đã cố gắng khảo sát toàn bộ sinh viên của ngành để có kết quả khách quan nhất. Tuy nhiên có một số sinh viên thực hiện khảo sát hơn 1 lần nên số lượng câu trả lời thu về cao hơn so với số lượng sinh viên thực tế. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu. Hạn chế khác của nghiên cứu này còn là không chạy mô hình như kiểm định độ tin cậy, không kiểm chứng tương quan và hồi quy cho nên vẫn chưa thật sự nhận ra rõ ràng sự tác động của các yếu tố đến sự lựa chọn kênh tiếp cận ngành học của sinh viên. Trong thời gian tới, cần có nhiều nghiên cứu hơn tập trung làm rõ những vấn đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen. (2020). The theory of planned behavior: Frequently asked questions. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/hbe2.195 2. Guro, Knut, Geir, & Maria. (2021). Control beliefs among people with dementia: a systematic review. https://karger.com/dem/article-abstract/50/3/205/827966 339
  6. 3. Julia, & Kerstin. (2018). Consumption-intention formation in education for sustainable development: An adapted model based on the theory of planned behavior. https://www.mdpi.com/2071- 1050/10/10/3455 4. Li, & Ernesto. (2022). Shifting normative beliefs: On why groups behave more antisocially than individuals. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0014292122000538. 5. Przygoński, K. (2019). Applying the theory of planned behaviour to account for students’ choice of a target accent (part 1). Studia Linguistica Universitatis Iagellonicae Cracoviensis, 136(2), 169–179. https://doi.org/10.4467/20834624sl.19.014.10609. 6. Qiancheng, Hsi-Hsien, Hung-Lin, Yaotian, & Izzy. (2020). Psychological and demographic factors affecting household energy-saving intentions: a TPB-based study in Northwest China. https://www.mdpi.com/2071-1050/12/3/836 7. QuillBot. (2024). QuillBot Flow. (May 2024 version) [Large Language Model]. Retrieved May 5, 2024, from https://quillbot.com/flow 8. Roxana, Jürgen, negative, & therapist. (2019). The struggle of behavioral therapists with exposure: self-reported practicability, negative beliefs, and therapist distress about exposure-based interventions. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S000578941830087X 340
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1