intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tảo độc thuộc ngành Cyanobacteria trong Hồ chứa Dầu Tiếng và Hồ Trị An

Chia sẻ: Tu Khuyen Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan trắc thường xuyên nhằm bổ sung hoàn thiện cơ sở dữ liệu đã nghiên cứu về phân loại, phân bố của Vi khuẩn lam độc tại hai Hồ Dầu Tiếng và Trị An.  Triển khai các nội dung nghiên cứu về sinh học, sinh thái và độc tố của Vi khuẩn lam độc ở hai Hồ Dầu Tiếng và Trị An.  Dự báo và đề xuất giải pháp quản lý tảo độc, góp phần sử dụng nước sinh hoạt an toàn cung cấp cho các đô thị lớn và phát triển nuôi trồng thuỷ sản....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tảo độc thuộc ngành Cyanobacteria trong Hồ chứa Dầu Tiếng và Hồ Trị An

  1. Nghiên cứu tảo độc thuộc ngành Cyanobacteria trong Hồ chứa Dầu Tiếng và Hồ Trị An Nội dung: Mục tiêu: Quan trắc thường xuyên nhằm bổ sung hoàn thiện cơ sở dữ liệu đã nghiên cứu  về phân loại, phân bố của Vi khuẩn lam độc tại hai Hồ Dầu Tiếng và Trị An. Triển khai các nội dung nghiên cứu về sinh học, sinh thái và độc tố của Vi  khuẩn lam độc ở hai Hồ Dầu Tiếng và Trị An. Dự báo và đề xuất giải pháp quản lý tảo độc, góp phần sử dụng nước sinh hoạt  an toàn cung cấp cho các đô thị lớn và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nội dung nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài triển khai thực hiện các nội dung sau: Nghiên cứu đặc trưng các yếu tố tự nhiên và hiện trạng môi trường nước trong  mối tương quan với quy hoạch phát triển lưu vực và nuôi trồng thuỷ sản ven và trên hai Hồ chứa Trị An và Dầu Tiếng. Nghiên cứu khảo sát bổ sung hoàn thiện khu hệ Vi khuẩn lam có khả năng gây  độc cho môi trường nước: Thành phần loài, phân bố, các độc tố và khả năng gây độc của chúng Xây dựng quy trình phân lập và nuôi 1-2 loài chính đại diện thuộc chi  Microcystis Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp an toàn trong nước  cấp tại các nhà máy nước Hoá An và Tân Hiệp.
  2. Kết quả đạt được: Sau hai năm thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã thực hiện đầy đủ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra. Từ những kết quả nghiên cứu đề tài rút ra kết luận sau: Khu hệ Vi khuẩn lam ở Hồ Dầu Tiếng, Hồ Trị An, Trạ m Bơm nước Hóa An  trên Sông Đồng Nai và tại Trạ m Bơm nước Bến Than trên Sông Sài Gòn rất phong phú. Đã xác định được 69 loài thuộc 21 chi, 11 họ. Một số chi có số loài lớn như: Oscillatoria có 14 loài, Anabaena 13 loài, Microcystis 8 loài,… Một số chi có thể sản sinh ra độc tố như: Microcystis, Anabaena, Lyngbya, Ocsillatoria. Sau hai năm phân tích hơn 100 mẫu nước lấy từ Hồ Dầu Tiếng, Hồ Trị An và  các trạm cấp nước sinh hoạt trên Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn đã xác định có 45 mẫu chứa độc tố microcystin. Trong đó, Hồ Dầu Tiếng có 34 mẫu, Hồ Trị An 8 mẫu và Trạ m Bơm nước Hóa An 3 mẫu. Số mẫu có nồng độ microcystin cao vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép của WHO dành cho nước uống là 3 mẫu (hai mẫu ở Hồ Trị An và một mẫu ở Hồ Dầu Tiếng). Điểm Trạm Bơm nước Bến Than trên Sông Đồng Nai không phát hiện mẫu nào chứa microcystin. + Số mẫu chứa microcystin của năm 2009 là: 26. + Số mẫu chứa microcystin của năm 2008 là: 19. + Số mẫu chứa microcystin ở tầng 1 m: 22. + Số mẫu chứa microcystin ở tầng 5 m: 23. + Số mẫu chứa microcystin tại 5 giờ sáng: 20. + Số mẫu chứa microcystin tại 12 giờ trưa: 4. + Số mẫu chứa microcystin tại 18 giờ chiều: 9. Hàm lượng độc tố microcystin phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng (chủ  yếu là Nitơ và Photpho) của nước. Khi độ phì của nước đạt đến mức phú dưỡng hóa (eutrophic) (bậc 6/9 theo thang của Viện Hàn lâm khoa học Hungari: ∑P = 0,04 – 0,06mg/l và ∑N = 0,5 – 0,8 mg/l) là lúc nồng độ tế bào tảo độc đạt đến 106 tế bào/lít và độc tố microcystin tới ngưỡng.
  3. Biến động theo mùa trong năm của tảo độc thể hiện không rõ rệt. Ở Hồ Trị An,  Vi khuẩn lam độc xuất hiện quanh năm, trong khi đó tại Hồ Dầu Tiếng mùa mưa xuất hiện thường xuyên hơn và các Trạm Bơm nước Hóa An, Bến Than xuất hiện vào mùa khô nhiều hơn mùa mưa. Các loài Vi khuẩn lam được phát hiện là những loài nước ngọt, có biên độ sinh  thái rộng, phần lớn chúng là loài toàn cầu, phân bố rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Các điều kiện sinh thái như: ánh sáng, nhiệt độ đều phù hợp với chúng. Bên cạnh đó, hai nhân tố sinh thái ảnh hưởng nhiều tới chúng là độ chua (pH) và độ dinh dưỡng (độ phì). + Khi độ dinh dưỡng tăng, số lượng tế bào Vi khuẩn lam tăng đến 106 tế bào/lít là lúc độc tố microcystin tới ngưỡng. Theo thang xếp loại mức nở hoa của Vi khuẩn lam của Topachevski (1975) trong các thủy vực chỉ chấp nhận loại 1 và loại 2. Khi nước ở mức phú dưỡng hóa là đã ở trạng thái 3/5 và xuất hiện microcystin tới ngưỡng, chất lượng nước không thể chấp nhận được. Vì vậy khi nước chưa nở hoa (1/5) hoặc bắt đầu nở hoa (2/5) là chưa có lo lắng về độc tố. + Khi yếu tố pH = 4 – 5,5 thì Vi khuẩn lam độc rất ít và độc tố microcystin không xuất hiện. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu tại trạm bơm nước Bến Than. Các điểm cuối hồ trước khi xả nước xuống sông (DT1, TA1) có hiện tượng bị  nhiễ m bẩn cao, Ban quản lý hồ cần phải có biện pháp giả m thiểu sự ô nhiễ m ở khu vực này. Những cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực này cần lưu ý khi sử dụng nguồn nước tại đây cho sinh hoạt, vì khả năng bị nhiễ m độc tố microcystin của Vi khuẩn lam là rất cao. Việc nuôi cá bè, nuôi vịt trên sông, hồ, thải nước thải sinh hoạt thành phố, các  khu dân cư, nước thải công nghiệp, nước xả thải chăn nuôi không xử lý, nước của các khu vực sản xuất nông nghiệp lạm dụng phân hóa học đều là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của Vi khuẩn lam độc. Vì vậy, cần khống chế nghiêm ngặt quá trình phú dưỡng hóa. Nhất thiết không để các thủy vực bị phú
  4. dưỡng hóa, nếu không hậu quả sẽ không lường đối với việc cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng và an toàn vệ sinh môi trường. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đối với việc xây dựng các chính sách quản lý thủy vực: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin tương đối đầy đủ về những loài Vi khuẩn lam có khả năng tiết độc tố ra môi trường, loại độc tố (Microcystin) xuất hiện trong hai thuỷ vực và ở các họng lấy nước dùng cho sinh hoạt có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, các khuyến cáo có cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý chất lượng nước trong các thủy vực nước ngọt dạng hồ. Kết quả ứng dụng: - Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu: Chuyển giao kết quả của đề tài đến các cơ quan có nhu cầu sử dụng, như Ban quản lý hai Hồ Trị An, Hồ Dầu Tiếng, Ban quản lý 2 Nhà máy Nước Hóa An và Tân Hiệp, các Sở Tài Nguyên Môi trường của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh, các nhà máy nước khác có lấy nguồn nước từ các Sông Sài Gòn, Đồng Nai. Trên cơ sở những thông tin của đề tài có những quyết định trong vấn đề quản lý và sử dụng nguồn nước an toàn hơn. Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu sẽ chuyển tải rộng rãi  những thông tin về sự xuất hiện tảo độc trong những thuỷ vực thường xuyên dùng làm nước uống và những tác hại của tảo lam độc đến sức khoẻ cộng đồng. Qua đó nâng cao ý thức cho các cơ quan quản lý lưu vực (các sở thuộc các tỉnh liên quan) và người dân trong việc bảo vệ chất lượng môi trường nước ở những lưu vực trọng yếu của khu vực. Trên cơ sở những số liệu đưa ra về tần xuất xuất hiện của Vi khuẩn lam, các nhà máy nước trên hai lưu vực Sài Gòn – Đồng Nai sẽ có kế hoạch lấy nước vào xử lý sao cho phù hợp, giảm được chi phí xử lý và đảm bảo độ an toàn cao. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học và những giải pháp lựa chọn có khả năng làm giả m thiểu sự nở hoa của tảo độc,
  5. làm nền tảng cho việc quản lý chất lượng môi trường nước ở các thuỷ vực dạng hồ nói chung. Kết quả đào tạo: Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, trong việc sử dụng các nhóm loài sinh vật, đặc biệt đối với các nhóm loài sinh vật gây hại trong quan trắc, đánh giá và phân loại chất lượng môi trường nước. Và không chỉ dựa vào các chỉ tiêu hoá lý truyền thống, mà còn dựa trên cơ sở phân tích các đặc trưng sinh thái chủ yếu như thành phần loài, mật độ, phân bố và khả năng tiết độc tố của các loài sinh vật được lựa chọn và mối tương quan với các tác động của môi trường xung quanh, trong đó có tác động của hoạt động nhân tác. Mô tả bởi người đăng: Thời gian thực hiện: 2008- 2009 Cơ quan chủ trì: Viện Sinh học nhiệt đới Chủ nhiệm: KS. Đỗ Thị Bích Lộc Cán bộ tham gia: KS. Đỗ Thị Bích Lộc, CN. Phạm Thanh Lưu, CN. Phan Doãn Đăng, ThS. Hồ Thị Thu Hoài, CN. Thái Thị Minh Trang, ThS. Nguyễn Xuân Đồng, CN. Huỳnh Vũ Ngọc Quý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2