Nghiên cứu và chế tạo vật liệu phát quang chứa đất hiếm trên nền florit
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu chế tạo các dạng đơn pha của NaYF4: Er3+,Yb3+; nghiên cứu chế tạo hai loại cấu trúc lõi/ vỏ từ các vật liệu: NaYF4:Er3+,Yb3+; Silica; và NaYF4; nghiên cứu sự thay đổi tính chất quang của vật liệu cấu trúc lõi/vỏ so với vật liệu không bọc vỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu phát quang chứa đất hiếm trên nền florit
- Nghiên cứu và chế tạo vật liệu phát quang chứa đất hiếm trên nền florit Trần Ngọc Đạt Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành: Vật Lý Chất Rắn; Mã số 60 44 01 04 Người hướng dẫn: GS.TS Lê Quốc Minh Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Chế tạo thành công vật liệu nano phát quang chuyển đổi ngược NaYF4 đồng pha tạp ion Er3+ và Yb3+ với tỉ lệ 2% Er3+ và 19% Yb3+ bằng phương pháp khuôn mềm. Sử dụng khuôn mềm IPA, ở 1400C chế tạo thành công cấu trúc đơn pha α-NaYF4:Er3+,Yb3. Khi sử dụng khuôn mềm DEG, ở 1800C, chế tạo thành công dạng cấu trúc đơn pha β-NaYF4:Er3+,Yb3+. Ngoài ra sử dụng khuôn mềm IPA kích thước hạt nano NaYF4:Er3+,Yb3+ giảm xuống hơn hai lần so với vật liệu khuôn mềm DEG. Chế tạo được cấu trúc lõi/vỏ với các dạng cấu trúc β-NaYF4:Er3+,Yb3+ @NaYF4 với lớp vật liệu lõi β-NaYF4:Er3+,Yb3+ kích thước 80÷100nm và lớp vỏ NaYF4 kích thước từ 40÷80 nm. Chế tạo thành công hai cấu trúc lõi vỏ sau: SiO2- x(OH)x@β-NaYF4:Er3+,Yb3+ với lõi silica kích thước trong khoảng 200÷250nm và sau khi bọc vỏ β-NaYF4:Er3+,Yb3+ có kích thước từ 210÷260 nm; và SiO2- x(OH)x@α-NaYF4:Er3+,Yb3+ với lớp lõi silica kích thước 200÷250nm và lớp vỏ vật liệu α-NaYF4:Er3+,Yb3+ kích thước 60-80nm. Đã nghiên cứu chi tiết và lý giải hiệu ứng huỳnh quang chuyển đổi ngược của NaYF4 đồng pha tạp ion 2%Er3+ và 19%Yb3+. Đồng thời đã xác định được sự gia tăng cường độ phát quang chuyển đổi ngược của vật liệu nano cấu trúc lõi/vỏ. Xác định cường độ huỳnh quang các mẫu cấu trúc lõi/vỏ β-NaYF4:Er3+,Yb3+ @NaYF4 và SiO2-x(OH)x@β-NaYF4:Er3+,Yb3+ gấp khoảng 9 lần so với mẫu β-NaYF4:Er3+,Yb3+ “trần”. Đã xác định ảnh hưởng của cấu trúc lõi vỏ đến quá trình biến đổi cường độ phát quang giữa vùng xanh và vùng đỏ trong các vật liệu dạng SiO2-x(OH)x@α, β-NaYF4:Er3+,Yb3+ so với vật liệu α, β- NaYF4:Er3+,Yb3+ “trần”. Đặc biệt đã phát hiện hiệu ứng phát quang truyền năng
- lượng theo cơ chế hấp thụ 3 photon trong vật liệu nanô SiO2-x(OH)x@β- NaYF4:Er3+,Yb3+ (làm xuất hiện đỉnh phát quang vùng tím ở 408 nm). Keywords. Vật Lý Chất Rắn; Vật liệu phát quang; Chất hiếm; Florit; Vật liệu nano phát quang; Khoa học vật liệu; Vật lý. Content MỞ ĐẦU Khoa học và Công nghệ nano đánh dấu bước phát triển lịch sử của khoa học và công nghệ trên thế giới, trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần thay đổi không chỉ khoa học công nghệ, mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế luôn đặt ra các yếu cầu bức thiết đối với khoa học công nghệ về các giải pháp về năng lượng, vật liệu và thiết bị với hiệu quả vượt trội và tính năng đột phá. Trong bối cảnh đó, công nghệ nano ra đời đã phần nào giải quyết được các vấn đề cấp thiết, và việc ứng dụng công nghệ nano vào các ngành khoa học và cuộc sống ngày càng được quan tâm phát triển. Các nhu cầu về điện năng, năng lượng mới, sức khoẻ và môi trường tạo tiền đề cho các ứng dụng của khoa học và công nghệ nano. Theo xu thế phát triển chung của công nghệ nano, các vật liệu cấu trúc nano phát quang như chất mầu hữu cơ, các chấm lượng tử chế tạo từ vật liệu bán dẫn, các vật liệu nano phát quang chứa đât hiếm đã ngày càng được ứng dụng nhiều và đa dạng hơn trong các ngành kinh tế kĩ thuật và đời sống xã hội. Gần đây, một loại vật liệu nano phát quang trở thành đối tượng khá “hot” của nghiên cứu cơ bản và ứng dụng là vật liệu nano phát quang chứa đất hiếm. Loại vật liệu này thu hút được sự quan tâm nghiên cứu phát triển nhằm triển khai các ứng dụng trong in bảo mật [1,2], công nghệ lượng tử ánh sáng [13], hiển thị hình ảnh [19, 44], đánh dấu sinh y học [8, 23]… Vật liệu nano chứa ion đất hiếm có tính chất đa dạng khác nhau, khi kết hợp với mạng nền khác nhau thì chúng thể hiện những đặc tính phát quang rất lý thú. Một trong số đó là hiệu ứng huỳnh quang chuyển đổi ngược. Vật liệu phát quang chuyển đổi ngược là vật liệu có tính chất đặc biệt khác với những vật liệu phát quang thông thường, bởi vì khi kích thích bằng ánh sáng hồng ngoại sẽ thu được phát xạ ánh sáng vùng khả kiến. Hay nói khác đi, khi dùng ánh sáng có năng lượng thấp để kích thích chúng ta có thể thu được ánh sáng với năng lượng cao. Đó chính là cơ sở hứa hẹn cho khả năng ứng dụng đặc sắc của vật liệu khối (micro) và vật liệu nano phát quang chuyển đổi ngược vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời sống. Với đối tượng ứng dụng là sinh y học, các vật liệu nano phát quang chuyển đổi ngược có hai ưu thế cơ bản so với vật liệu phát quang thông thường. Trước hết, chúng có khả năng tạo
- thành hệ keo bền trong các môi trường sinh lý; thứ đến là ánh sáng kích thích lại nằm ở vùng hồng ngoại gần, nơi các vật liệu sống hấp thụ rất thấp. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình công bố về các loại vật liệu nano phát quang chuyển đổi ngược khác nhau. Trong đó vật liệu nền oxit, florua…của Ytri và Gadolini pha tạp ion đất hiếm như Eu3+, Tb3+, Sm3+, Pr3+, Er3+, Yb3+, Tm3+ là nổi bật hơn cả. Trong các mạng nền của flo (F) các nghiên cứu cho thấy mạng nền NaYF4 ở kích thước nanomet sẽ tạo ra hiệu ứng phát quang chuyển đổi ngược với hiệu suất phát quang cao, bền trong các điều kiện ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy, vật liệu này hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng vào thực tế như: đánh dấu bảo mật, chế tạo máy nhìn đêm, chế tạo pin mặt trời và đặc biệt là ứng dụng trong y học với những giải pháp chẩn đoán và điều trị mới. Đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu về vật liệu NaYF4 pha tạp ion đất hiếm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, biện luận đánh giá về tính chất vật liệu còn nhiều tranh luận. Rất gần đây, khi tạo ra cấu trúc lõi/vỏ thích hợp không chỉ làm tăng độ bền môi trường mà còn tăng rất mạnh hiệu suất phát quang chuyển đổi ngược của vật liệu nano NaYF4: Er3+,Yb3+. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tăng hiệu suất của quá trình chuyển đổi ngược thì cần phải có những nghiên cứu tiếp tục, do các vật liệu loại này hứa hẹn tạo ra các ứng dụng nổi bật hoặc đột phá trong nhiều lĩnh vực khác nhau về năng lượng, thông tin, nông sinh y và môi trường. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu và chế tạo vật liệu nano phát quang chứa đất hiếm trên nền florit”. Chúng tôi chọn mạng nền NaYF4 vì vật liệu này có năng lượng phonon thấp, dải bước sóng phát quang rộng… Ion pha tạp được chọn là Er3+và Yb3+. Mục tiêu chính của đề tài bao gồm: Nghiên cứu chế tạo các dạng đơn pha của NaYF4: Er3+,Yb3+ Nghiên cứu chế tạo hai loại cấu trúc lõi/ vỏ từ các vật liệu: NaYF4:Er3+,Yb3+; Silica; và NaYF4 Nghiên cứu sự thay đổi tính chất quang của vật liệu cấu trúc lõi/vỏ so với vật liệu không bọc vỏ. Từ đó tạo cơ sở định hướng ban đầu cho các nghiên cứu phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực sinh y học, quốc phòng- an ninh và các nguồn năng lượng mới tái tạo được v.v. Luận văn được thực hiện tại phòng Quang hóa Điện tử, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo sẽ gồm 3 phần chính sau: Chương 1: Tổng quan về vật liệu nano phát quang chứa đất hiếm Chương 2: Thực nghiệm Chương 3: Kết quả và thảo luận Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Kim Anh (2008), Nghiên cứu xây dựng công nghệ chế tạo và ứng dụng của vật liệu Nano phát quang và vật liệu quang điện Polymer dẫn lai hạt kim loại Nanô, Báo cáo nghiệm thu Đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ cấp Viện KH & CN Việt Nam. 2. Trần Kim Anh, Đinh Xuân Lộc, Nguyễn Vũ, Vũ Văn Nhan, Vũ Thanh Xuân, Chu Việt Khoa (2009), Chế tạo và nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano phát quang trong công nghệ in bảo mật, Hội nghị vật lý chất rắn và khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ VI, tr. 1219-1222. 3. Trần Kim Anh, Lê Đắc Tuyên, Nguyễn Vũ, Lâm Thị Kiều Giang, Trần Kim Chi, Lê Quốc Minh (2005), Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang dung dịch nano pha đất hiếm, Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc lần thứ VI, tr. 266-269, Hà Nội. 4. Vũ Định Cự và Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nano điều khiển đến từng phân tử, nguyên tử, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 5. Lâm Thị Kiều Giang (2011), Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano thấp chiều trên nền Yttri, Ziriconi và tính chất quang của chúng, Luận án Tiến sĩ khoa học Vật liệu, Hà Nội. 6. Nguyễn Đại Hưng và Phan Văn Thích (2005), Giáo trình huỳnh quang, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 7. Trần Thu Hương (2007), Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang học, quang phổ của vật liệu dẫn sóng trên nền silica biến tính, Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu, Hà Nội. 8. Trần Thu Hương, Trần Kim Anh, Lê Quốc Minh (2009), Liên hợp hóa sinh vật liệu nano phát quang YVO4:Eu3+ nhằm ứng dụng đánh dấu huỳnh quang y sinh, Hội nghị vật lý chất rắn và khoa học vật liệu toàn quốc lần thứ 6, tr. 887-891.
- 9. Lê Quốc Minh (2008), Tổng hợp, cấu trúc, tính chất và xử lý vật liệu lai chức năng giữa nhóm hữu cơ Acrylics và ôxit kim loại nano Y2O3 và TiO2 nhằm ứng dụng trong quang điện tử, Báo cáo nghiệm thu Đề tài Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Tự nhiên, mã số 4. 088.06, Viện Khoa học Vật liệu, Viện KH & CN Việt Nam, Hà Nội. 10. Hoàng Nhâm (2004), Hóa học vô cơ tập 3, NXB Giáo dục, tr. 273-275. 11. Nguyễn Vũ, Trần Kim Anh, Mẫn Hoài Nam, Lê Quốc Minh, Trần Kim Chi và Charles Barthou (2003), Vật liệu phát quang Y2O3 pha Sm, Er hiệu ứng chuyển đổi ngược, Tuyển tập các báo cáo tại Hội nghị vật lý chất rắn toàn quốc lần thứ IV, Núi Cốc 5- 7/11/2003, Những vấn đề hiện đại của vật lý chất rắn, Tập III-A, tr. 155-158. Tài liệu tiếng Anh 12. Tran Kim Anh, Dinh Xuan Loc, Lam Thi Kieu Giang, Wieslaw Strek and Le Quoc Minh (2009) , “Preparation, optical properties of ZnO, ZnO:Al nanorods and Y(OH)3:Eu nanotube”, Journal of Physics :Conference Series, 146, ID 012001. 13. Tran Kim Anh, Paul Benalloul, Charles Barthou, Lam Thi Kieu Giang, Nguyen Vu and Le Quoc Minh (2007), “Luminescence, Energy Transfer, and Upconversion 3+ 3+ 3+ 3+ Mechanisms of Y2O3 Nanomaterials Doped with Eu , Tb , Tm , Er , and 3+ Yb Ions” , Journal of Nanomaterials. 14. Atif F. Khan, Ravishanker Yadav, P. K. Mukhopadhya, Sukhvir Singh, Charu Dwivedi, Viresh Dutta, Santa Chawla (2011), “Core–shell nanophosphor with enhanced NIR– visible upconversion as spectrum modifier for enhancement of solar cell efficiency”, J Nanopart Res, 13, pp.6837–6846. 15. Bhushan B. (2004), Springer Handbook of Nanotechnology, Springer-Verlag, Berlin, Germany. 16. Blasse G., B. C. Grabmaier (1994), Luminescent Materials, Springer, Berlin. 17. Bondioli F., Braccini S., Chudoba T., Ferrari A. M., Grzanka E., Leonelli. C., Łojkowski W., Opalińska A., Palosz B., Pellacani G. C. (2003), “Microwave-hydrothermal synthesis of nanocrystalline Pr-doped zirconia powders at pressures up to 8 Mpa”, Diffus. Defect Data B, 94, pp. 193-96. 18. Boyer JC, Vetrone F, Cuccia LA, Capobianco JA. (2006), "Synthesis of colloidal upconverting NaYF4 nanocrystals doped with Er3+, Yb3+ and Tm3+, Yb3+ via thermal decomposition of lanthanide trifluoroacetate precursors." J Am Chem Soc, 128:7444- 5.
- 19. Chatterjee D. K., Rufaihah A. J., Zhang Y. (2008), “Upconversion fluorescence imaging of cells and small animals using lanthanide doped nanocrystals”, Biomaterials, 29, pp. 937-943. 20. Claus Feldmann (2003), "Polyol-Mediated Synthesis of Nanoscale Functional Materials", Advanced functional materials, 13(7), pp. 511-516. 21. Erdmann, E. et al (1984), “Vanadate and its significance in biochemistry and pharmacology”, Biochemical pharmacology, 33, pp. 945-950. 22. Eric D. Jones (2001), Light emitting diodes (LEDS) for general illumination, Sandia National Laboratories, Published by Optoelectronics Industry Development Association. 23. Feng Wang, Wee Beng Tan, Yong Zhang, Xianping Fang and Minquang Wang (2006), “Luminescent nanomaterials for biological labeling”, Institute of physic Publishing, Nanotechnology 17, pp. R1-13. 24. Feng Shi, Xuesong Zhai, Kezhi Zheng, Dan Zhao, and Weiping Qin (2011), “Synthesis of monodisperse NaYF4:Yb,Tm@SiO2 nanoparticles with intense ultraviolet upconversion luminescence”, Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 11, pp. 9912–9915. 25. Lam Thi Kieu Giang, Tran Kim Anh, Nguyen Thanh Binh and Le Quoc Minh (2010), “Soft template synthesis and upconversion luminescence of nanostructured NaYF4:Er3+, Yb3+ ”, IWAMSN2010, Hanoi, Vietnam. 26. Lam Thi Kieu Giang, Tran Ngoc Dat, Tran Thu Huong, Tran Kim Anh, Nguyen Thanh Binh and Le Quoc Minh (2012), “ Fabrication and characterization of the colloidal core/shell Structured nanoluminophores NaYF4:Er3+,Yb3+@ NaYF4 and SiO2@NaYF4:Er3+,Yb3+”, IWAMSN2012, Ha Long City, Vietnam. 27. Gordon B.Haxel, James B.Hedrick, Greta J.Orris, Peter H Stauffer and James W.Hendley II (2002), “Rare Earth Elements-Critical Resources for High Technology”. 28. Hari Singh Nalwa (2000), “Handbook of Nanostructure Materials and Nanotechnology”, Academic Press, Vol 4. 29. Hebbink G. A. (2002), “Luminescent Materials based on Lanthanide Ions”, Publisher: Twente University Press.
- 30. Hreniak D., Głuchowski P., Stręk W., Bettinelli M., Kozłowska A., Kozłowski M. (2006), “Preparation and upconversion properties of Er3+, Yb3+:Y2Si2O7 nanocrystallites embedded in PVA polymer nanocomposites”, Mater. Sci. Poland, 24, pp. 405-413. 31. Jana N. R., Gearheart L., Murphy C. J. (2001) , “Wet chemical synthesis of silver nanorods and nanowires of controllable aspect ratio”, Chem. Commun., pp. 617-618. 32. Jiyoung Ryu, Hye-Young Park, Keumhyun Kim, Heeyeon Kim, Jung Ho Yoo, Moonsik Kang, Kangbin Im, Regis Grailhe, Rita Song (2010), “Facile synthesis of ultrasmall and hexagonal NaGdF4:Yb3+, Er3+ nanoparticles with magnetic and upconversion imaging properties” J. Phys. Chem. C, 114 (49), pp 21077–21082. 33. Karl A. Gschneidner Jr., Jean-Claude G.Bünzli, Vitalij K. Pecharsky, “Handbook on the physics and chemistry of rare earths“, 422-427. 34. K. Byrappa và T. Adschiri (2007), Hydrothermal technology for nanotechnology, Progress in Crystal Growth and Characterization of Materials, 53, 117e166. 35. Kyung-Hee Lee,Yun-Yeong Bea, Song-Ho Byeon (2010), “pH Dependent Hydrothermal Synthesis and photoluminescence of Gd 2O3:Eu nanostructures”, Nanowires Science and Technology, pp. 345-366. 36. Li C., Dong B., Ming C., Lei M. (2007), “Application to Temperature Sensor Based on Green Up-Conversion of Er3+Doped Silicate Glass”, Sensors, 7, pp. 2652-2659. 37. Marc Humphries, “Rare Earth Elements: The Gloabal Supply Chain”, Congressional Research Service, 30 September 2010, pp. 1. 38. Matsuura D. (2002), “Red, green, and blue upconversion luminescence of trivalent rare- earth ion-doped Y2O3 nanocrystals”, Appl. Phys. Lett. , 8,1 pp. 4526-4529. 39. Meng Wang, Jin-Ling Liu, Yi-Xin Zhang, Wei Hou, Xian-Long Wu, Shu-Kun Xu (2009), “Two-phase solvothermal synthesis of rare-earth doped NaYF4 upconversion fluorescent nanocrystals”, Materials Letters, 63, pp.325 –327. 40. Le Quoc Minh, Nguyen Thanh Huong, Barthou C., Benalloul P., Stręk W., Tran Kim Anh (2002), “ Eu3+ and Er3+ doped SiO2 – TiO2 sol-gel films for active planar waveguide”, J. Mater. Sci. , 20, pp. 47-52. 41. Mouzon J. (2005), “Synthesis of Yb:Y2O3 Nanoparticles and Fabrication of Transparent Polycrystalline Yttria Ceramics”, Doctoral Dissertation, Luleå University of Technology, Sweden.
- 42. Ota J. R., Srivastava S. K. (2005), “Low temperature micelle-template assisted growth of Bi2S3 nanotubes”, J. Nanotechnol, 10, pp. 2415-2419. 43. Paras N. Prasad (2004), Nanophotonic, Wiley-Interscience. 44. P. Psuja, D. Hreniak and W. Strek (2007) “Rare-Earth Doped Nanocrystalline Phosphors for Field Emission Displays”, Journal of Nanomaterials. 45. Patra A., Friend C. S., Kapoor R., Paras P. N. (2002), “Upconversion in Er3+:ZrO2 Nanocrystals”, J. Phys. Chem. B, 106, pp. 1909-1912. 46. Patra A. (2004), “Effect of crystal structure and concentration on luminescence in Er3+:ZrO2 nanocrystals”, Chem. Phys. Lett.,387, pp. 35–39. 47. Qin RF, Song HW, Pan GH, Hu LY, Yu HQ, Li SW, et al. (2008), “Polyo mediated syntheses and characterizations of NaYF4,NH4Y3F10 and YF3 nanocrystals/sub- microcrystals”, Mater Res Bull, 43:2130-6. 48. Ratna B.R., Dinsmore A.D. et al (1999), Nanophosphors: synthesis, properties and applications, The 5Th Inter. Conf. on the Sci. and Tech. of display phosphor, November 8-10, p.295. 49. Riwotzki, K.Haase, M.Wet (1998), “Chemical synthesis of doped colloidal nanoparticles: YVO4:Ln (Ln = Eu, Sm, Dy)”. J. Phys.Chem. B, 102(50), 10129–10135. 50. Rizzuti A., Corradi A., Leonelli C., Rosa R., Pielaszek R., Łojkowski W. (2010) , “Microwave technique applied to the hydrothermal synthesis and sintering of calcia stabilized zirconia nanoparticles”, J. Nanopart. Res., 12, pp. 327-335. 51. Ronda C.,(2008), Luminescence, WILEY-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim Germany. 52. Shan JN, Qin X, Yao N, Ju YG. (2007), "Synthesis of monodisperse hexagonal NaYF4:Yb,Ln (Ln = Er, Ho and Tm) upconversion nanocrystals in TOPO" Nanotechnology, 18:445607. 53. Shionoya S., Yen W. M. (1999), Phosphor Handbook, CRC Press, Florida, USA. 54. Strümpel C. (2007), “Application of erbium-doped up-converters to silicon solar cells”, Doktors der Naturwissenschaften an der Universität Konstanz Fachbereich Physik, Germany. 55. Suyver J.F., Aebischer A., Biner D., Gerner P., Grimm J., Heer S., Krämer K. W., Reinhard C., Güdel H. U.(2005), “Novel materials doped with trivalent lanthanides and transition metal ions showing near-infrared to visible photon upconversion”, Optical Materials, 27, pp. 1111-1130.
- 56. Wang J., Tanner P. A. (2008), “Energy transfer and photo extinction from Ln3+ to Tb3+ and Eu3+ inaqueous chloride solutions”, J. Lumin.,128, pp. 1846-1850. 57. Wei Y, Lu FQ, Zhang XR, Chen DP.,(2008) "Polyol-mediated synthesis and luminescence of lanthanide-doped NaYF4 nanocrystal upconversion phosphors”, J Alloys Compd, 455:376-84. 58. W. Stöber, A. Fink, E.Bohn, (1968), Journal of Colloid and Interface Science 26, p.62. 59. Xia Y., Yang P., Sun Y., Wu Y., Mayers B., Gates B., Yin Y., Kim F., Yan H. , (2003), “One-Dimensional Nanostructures: Synthesis, Characterization, and applications”, Adv. Mater., 15, pp. 353-389. 60. Yen W. M., Shionoya S., Yamamoto H. (2007), “Practical applications of phosphors”, CRC Press, Boca Raton, Florida, USA. 61. Yi G. S., Chow G. M. (2007), “Water Soluble NaYF4:Yb,Er(Tm)/ NaYF4/ polyme Core/ Shell/ Shell Nanoparticles with significant Enhancement of Upconversion Fluorescence”, Chem. Mater. ,19, pp. 341-343. 62. Yi. G., Lu H., Zhao S., Ge Y., Yang W., Chen D., Guo L. H. (2004), “Synthesis, Characterization, and Biological Application of Size-Controlled Nanocrystalline NaYF4:Yb,Er Infrared-to-visible Up-Conversion phosphors”, Nano Lett., 4, pp. 2191-2196. 63. Zhang YW, Sun X, Si R, You LP, Yan CH. (2005), “Single-crystalline and monodisperse LaF3 triangular nanoplates from a single-source precursor”. J Am Chem Soc, 127:3260-1. 64. Zhiyao Hou, Chunxia Li, Pingan Ma, Ziyong Cheng, Xuejiao Li, Xiao Zhang, Yunlu Dai, Dongmei Yang, Hongzhou Lian, Jun Lin (2012), “Upconversion luminescent and porous NaYF4:Yb3+, Er3+@SiO2 nanocomposite fibers for anti-cancer drug delivery and cell imaging”, Advanced Functional Materials, Vol. 22, Issue 13, pp 2713–2722. 65. Zhu H. (2010), Nanomaterials under High Pressure, Doctor of Philosophy, Texas Tech University, USA.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương luận văn: Nghiên cứu chế tạo vật liệu Geopolymer từ Diatomite
27 p | 70 | 8
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở hỗn hợp nhựa nhiệt rắn kết hợp điều khiển cấu trúc pha
5 p | 129 | 7
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu sử dụng diatomite Phú Yên chế tạo vật liệu gốm lọc nước và ứng dụng xử lý nước nhiễm phèn
89 p | 70 | 6
-
Nghiên cứu và chế tạo thiết bị đo hệ số hấp thụ của dung dịch vi tảo sử dụng cảm biến màu TCS3200
10 p | 39 | 5
-
Nghiên cứu chế tạo thiết bị siêu âm công suất và sử dụng thiết bị chế tạo vật liệu nano TiO2
11 p | 19 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu tăng cường tiếp đất
9 p | 70 | 4
-
Nghiên cứu và chế tạo vật liệu TiO2 Nano bằng phương pháp siêu âm - thủy nhiệt
8 p | 40 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen trong nước từ bùn đỏ
7 p | 93 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme phân hủy sinh học trên cơ sở nhựa polypropylen gia cường bằng sợi nứa
7 p | 113 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano WS2 ứng dụng làm dung dịch hỗ trợ bôi trơn
6 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi Anion từ Polystiren phế thải ứng dụng để xử lý PO4 3- trong môi trường nước
7 p | 95 | 3
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu MnO2/graphene composite và khả năng ứng dụng làm vật liệu điện cực dương cho pin kim loại Zn
6 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite hình thành từ than bã mía kết hợp với polyurethane foam ứng dụng xử lý xanh metylen trong nước thải dệt nhuộm
3 p | 14 | 2
-
Ý nghĩa về mặt phương pháp luận của các trạm thử nghiệm khí hậu của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga trong hệ thống thử nghiệm tự nhiên vật liệu sơn và lớp phủ
6 p | 19 | 2
-
Nghiên cứu và chế tạo để tăng cường tín hiệu raman bề mặt – SERS ZnO có cấu trúc nano/nano Ag trên chất Rhodamine 6G
7 p | 63 | 2
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu chitosan biến tính và ứng dụng để xử lý thuốc nhuộm azo anionic trong nước
3 p | 30 | 1
-
Chế tạo vật liệu hấp phụ dạng màng graphen oxit/polyvinyl alcohol (GO/PVA)
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn