intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGOẠI GIAO PHONG KIẾN BẤT LỰC NGOẠI GIAO CÁCH MẠNG XUẤT HIỆN

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Harmand với tư cách toàn quyền đại diện của Pháp và Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp là chánh, phó khâm sai của triều đình Huế đã cùng ký hoà ước Việt - Pháp ngày 25 tháng 8 năm 1883 (âm lịch là 23 tháng bảy năm Quý Mùi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGOẠI GIAO PHONG KIẾN BẤT LỰC NGOẠI GIAO CÁCH MẠNG XUẤT HIỆN

  1. VI. NGOẠI GIAO PHONG KIẾN BẤT LỰC NGOẠI GIAO CÁCH MẠNG XUẤT HIỆN Harmand với tư cách toàn quyền đại diện của Pháp và Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp là chánh, phó khâm sai của triều đình Huế đã cùng ký hoà ước Việt - Pháp ngày 25 tháng 8 năm 1883 (âm lịch là 23 tháng bảy năm Quý Mùi). Hoà ước gồm 27 điều. Điều quan trọng đầu tiên của hoà ước là để cho Pháp nắm quyền ngoại giao của Việt Nam; triều đình nhà Nguyễn không được tự ý quan hệ với các nước ngoài. Với hoà ước này, Việt Nam mất cả độc lập và quyền ngoại giao. Những điều chủ yếu khác trong hoà ước có thể tóm tắt như sau: - Tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kỳ để Pháp trực tiếp cai trị.
  2. - Từ tỉnh Khánh Hòa, phía trên Bình Thuận ra tới Đèo Ngang, do triều đình Huế cai trị. Nhưng Pháp đóng quân tại Đèo Ngang và tại Thuận An, bên cạnh triều đình Huế. Một cơ quan hành chính của Pháp đặt tại Huế do một viên khâm sứ Pháp đứng đầu, nắm quyền giám sát triều đình Huế và công việc hành chính ở các tỉnh từ Khánh Hòa ra Đèo Ngang. Viên khâm sứ Pháp được chỉ định sẵn là Champeaux có mặt ngay lúc đó và cùng ký tên vào hoà ước. - Từ Đèo Ngang ra Bắc, việc cai trị ở các tỉnh, phủ, huyện, vẫn do các quan lại Việt Nam đảm nhiệm, nhưng chỉ là chính quyền bù nhìn tay sai. Mỗi tỉnh có một cơ quan của Pháp, gọi là tòa công sứ, do chánh, phó công sứ Pháp cầm đầu, kiểm soát và điều hành mọi công việc trong tỉnh. Ký xong hoà ước, Harmand ra Bắc chỉ huy tiếp việc
  3. đánh chiếm miền Bắc. Triều đình Huế phải cho mấy viên thượng thư, tham tri đi theo Harmand ra để hiểu dụ nhân dân và lệnh cho quan quân nhà Nguyễn ở miền Bắc rút cả về Huế. Nhưng lệnh của triều đình Huế không đủ sức ngăn chặn chiến tranh ở miền Bắc. Bấy giờ là giữa năm 1883, Hiệp Hòa lên ngôi vua, truyền dụ ra Bắc: "Lập tức triệt binh dõng lui, để tỏ điều tin với Đại Pháp. Còn toán quân Lưu Vĩnh Phúc và quân Tàu, không phải quyền mình sai khiến được, nên đã giao ước để mặc quân Đại Pháp làm sao thì làm, không còn thuộc gì nước mình; nên đem thực tình việt thư cho quý toàn quyền .rõ, như vậy mới hợp thời thế". Thời thế đây là thời thế của kẻ hèn nhát, chịu dể mất nước. Chỉ bốn tháng sau, Hiệp Hòa bị triều thần giết chết. Triều đình đưa người con nuôi thứ ba của Tự Đức là Kiến Phúc lên làm vua. Kiến Phúc mới 15 tuổi, lên
  4. ngôi được hơn sáu tháng thì chết do bệnh đậu mùa. Sau Kiến Phúc là Hàm Nghi 13 tuổi lên thay. Công việc triều đình đều trong tay hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Việc nước, việc dân, lúc ấy rối ren nghiêm trọng. Ở ngoài Bắc, chiến tranh tiếp diễn. Quân Trung Quốc của Lưu Vĩnh Phúc ở miền tây bắc và quân chính quy của nhà Thanh ở miền đông bắc nước ta vẫn giao chiến với quân Pháp. Lệnh rút quân của triều đình Huế không có hiệu lực gì với họ. Lưu Vĩnh Phúc đương có toàn quyền cai quản miền Tây Bắc nước ta, không dễ gì lại bó thân về với triều đình ở Huế. Quân chính quy Trung Quốc do triều đình Huế mời sang cứu nguy cho mình thì cũng không dễ gì bảo họ rút về Trung Quốc, vì họ cũng có ý đồ của họ. Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, triều đình nhà Nguyễn cho Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu nhà Thanh. Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là Trương Thụ Thanh làm một sớ tâu vua Thanh, đại ý nói: "Nước Nam và
  5. Trung Quốc tiếp giáp nhau, thế lực của nước Nam rất suy yếu, không thể tự chủ được nữa. Ta nên mượn tiếng sang đánh giặc, đem quân đóng giữ các tỉnh thượng du. Khi có biến, ta sẽ chiếm lấy các tỉnh ớ phía bắc sông Hồng". Do đấy, quân Thanh sang đóng ở các tỉnh từ Lạng Sơn tới Bắc Ninh, từ Lào Cai tới Sơn Tây. Hai kẻ thù tiến hành xâm lược miền Bắc nước ta đã đánh nhau một số trận. Quân Thanh thua. Nhưng không phải vì thế mà quân Pháp đẩy họ ra khỏi biên giới Việt Nam một cách dễ dàng, mặc dầu Pháp đã đánh vào miền duyên hải Trung Quốc. Pháp thay đổi chiến lược, dùng ngoại giao thay quân sự. Pháp nhờ một người Đức là Détring phụ trách thương chính của nhà Thanh ở Quảng Đông giúp việc thương lượng giữa hai nước Pháp và Trung Quốc. Détring có quan hệ thân mật với tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương là một đại thần có thế lực lớn của triều đình nhà Thanh. Lý Hồng Chương chấp nhận đứng ra hòa
  6. giải. Ngày 18 tháng 4 năm Giáp Thân, trung tá hải quân Fournier đại diện Pháp và Lý Hồng Chương đại diện Trung Quốc ký hoà ước tại Thiên Tân. Nội dung chủ yếu của hoà ước Thiên Tân năm 1884 là Trung Quốc cam kết rút hết quân Trung Quốc đóng tại Bắc Kỳ về nước, để mặc Pháp tự do hoành hành ở Việt Nam. Sau hoà ước Thiên Tân, quân Trung Quốc vắng bóng ở Bắc Kỳ; thực dân Pháp ra sức hoàn tất việc chiếm đóng của chúng, thẳng tay đàn áp nhân dân Việt Nam, ép buộc triều đình Huế ký giấy đầu hàng, cam chịu mất độc lập, mất ngoại giao, cúi đầu chịu sự thống trị của chúng. Giấy đầu hàng ký tại triều đình Huế ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (tức ngày 6 tháng 6 năm 1884). Ký xong, triều đình Huế phải đem ấn phong vương của
  7. Trung Quốc khi trước ra thiêu hủy trước mặt đại điện Pháp. Từ đây, triều đình Huế chỉ là chính quyền bù nhìn, hoàn toàn chịu sự điều khiển, giám sát của Pháp. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bị Pháp xóa bỏ. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác không được Pháp cho phép. Như thế là triều đình Huế mất hẳn quyền ngoại giao. Quyền ngoại giao của triều đình Huế chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt toàn bộ nền ngoại giao phong kiến. Năm 1884 tuy triều đình Huế bắt buộc phải ký giấy đầu hàng Pháp, nhưng ngọn lửa đấu tranh chống Pháp vẫn âm ỉ trong lòng vua tôi nhà Nguyễn từ đây. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cùng những người yêu nước ở Huế phát động chiến tranh, bắn súng vào nhà khâm sứ
  8. Pháp và đánh trại lính Pháp ở thành Huế. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết thua trận, đưa vua Hàm Nghi lên miền núi Quảng Trị, rồi sang Thượng Lào. Ngày 2 tháng 8 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi tới vùng Cửu Châu thuộc Savanakhét được nhân dân nước bạn Lào hết lòng giúp đỡ và tiếp sức cho phong trào chống Pháp của Việt Nam dâng cao. Cùng với cuộc chiến đấu chống Pháp của Tôn Thất Thuyết là phong trào khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, có nhiều gắn bó với nhân dân Lào. Cuối năm 1895, nhân dân Lào đã đưa nghĩa quân Phan Đình Phùng tới tạm trú ở bản Kiên trên đất Lào để chuẩn bị các trận đánh Pháp. Nghĩa quân luôn luôn được nhân dân Lào tiếp sức. Từ những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động ngoại giao
  9. của Việt Nam gắn chặt với phong trào cách mạng trong nước đang chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù mới. Cách mạng càng dâng cao thì quan hệ ngoại giao càng mở rộng. Ngoại giao cách mạng xuất hiện và ngày càng hưng khởi, góp phần rất lớn vào thành công của cách mạng Việt Nam. * ** Trải mấy nghìn năm lịch sử nền ngoại giao thời phong kiến đã góp công sức lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở rộng sự giao hảo với các nước, để lại nhiều kinh nghiệm quý giá về ngoại giao cho nhân dân các đời sau.
  10. Về đường lối ngoại giao của dân tộc ta thời phong kiến, nhà sử học Phan Huy Chú ở thế kỷ XIX đã ghi tóm tắt: "Trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù là rất quan hệ không thể xem thường... Người có quyền trị nước phải nên cẩn thận" (Bang giao chí). Vua Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV chỉ thị cho những người đi sứ, tức những người làm ngoại giao với nước ngoài: "Một thước núi, một tấc sông của ta, không nên vất bỏ. . . Nếu người dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì phải tội tru di " (Đại Việt sử ký toàn thư) . Đây cũng là những lời di văn, di chúc của nền ngoại
  11. giao nước ta thời phong kiến để lại cho chúng ta thời nay suy ngẫm và có thể nói theo tới muôn đời sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2