Người dưng ở phố
lượt xem 5
download
Trong hiệu bánh ngọt rộn ràng khách, có hai thằng nhóc đeo chiếc cặp to xệ sau lưng đang cặp kè nhau đứng tần ngần trước tủ kính trưng đầy các loại bánh tỏa hương thơm lừng. Đó là một đôi bạn vô cùng tương phản. Một thằng thì nhỏ oắt nhưng gương mặt ranh mãnh trông như trái cây chín ép, còn tên kia thì mắt mũi húp híp vì bệnh béo phì giai đoạn đầu, trông nó chậm chạp và có phần hơi ngơ ngẩn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Người dưng ở phố
- Người dưng ở phố
- Trong hiệu bánh ngọt rộn ràng khách, có hai thằng nhóc đeo chiếc cặp to xệ sau lưng đang cặp kè nhau đứng tần ngần trước tủ kính trưng đầy các loại bánh tỏa hương thơm lừng. Đó là một đôi bạn vô cùng tương phản. Một thằng thì nhỏ oắt nhưng gương mặt ranh mãnh trông như trái cây chín ép, còn tên kia thì mắt mũi húp híp vì bệnh béo phì giai đoạn đầu, trông nó chậm chạp và có phần hơi ngơ ngẩn. Bỏ mặc thằng bạn béo phì đang dán chặt mắt vào tủ kính xếp nghẹt ứ bánh, thằng “chín ép” tự tin tiến đến gần tôi, chìa ra tờ bạc mệnh giá 50 nghìn mới cáu: Chị bán cho em hai chai coca, 2 cái bánh sandwich kẹp jambon và xúc xích! - Giọng thằng nhóc phát âm rành rọt. Tôi chỉ tay lên quầy, trố mắt hỏi: Hai chai coca loại 300ml ấy hả? Em uống hết...? Thằng nhóc lanh chanh cướp lời: Không! Em chỉ uống nửa chai. Còn chai rưỡi là của thằng kia! Nó chỉ tay về phía thằng bạn béo phì, đoạn gọi giật giọng: Mập! Tới đây mau! Thằng tên Mập (mà tôi đoán chắc là biệt danh chứ ai lại đặt tên thật của con mình như thế?) lập tức tiến đến, dáng đi lạch bạch như chú vịt xiêm khá tức cười. Nó hít một hơi căng lồng ngực, mủm mỉm khi nhìn thấy cái bánh tôi đang chuẩn bị đặt ra khay, mắt ánh lên tia khoái trá. Thằng “chín ép” luôn miệng chỉ huy: Ta lại ngồi cái bàn kia ăn đi!
- Rồi cả hai chạy à vào cái bàn trống cuối phòng, nhe răng cười với tôi! Tôi bắt đầu chú ý đến đám thực khách nhóc tì này, thấy rằng hình như cứ cách hai ngày chúng lại đáo qua hiệu bánh một lần, vào khoảng chiều muộn. Vẫn hai chiếc cặp to nặng trĩu sau lưng, mà tôi dám cá là khối lượng của chúng bằng nhau không lệch một gram nào, nhưng khổ nỗi lại xề xệ trên lưng hai dáng hình quá ư tương phản. Lần nào chúng cũng chìa ra tờ bạc năm chục nghìn mới cứng, thức ăn thì có khi thay đổi lung tung tùy theo sự chỉ trỏ của thằng tên Mập, còn thức uống thì tuyệt nhiên không! Chúng chung thủy tuyệt đối với coca! Luôn luôn là hai chai coca và quả nhiên thằng “chín ép” chỉ uống có nửa chai và số còn lại là của thằng béo phì. Thật khiếp vía! Một hôm tôi hỏi: Hai em học tới lớp mấy rồi? Ăn mãi những thứ bánh này không biết chán à? – Nói xong chợt giật thót mình vì đây là một nguyên tắc cấm kỵ đối với người bán! Ai lại muốn thực khách chán ăn những thứ mình bán bao giờ? Tuy nhiên hai thằng nhóc không để ý gì, chúng háo hức nhai nuốt rồi một tên nói, lần này thằng “chín ép” nhượng quyền phát biểu cho thằng Mập. Sau khi thè lưỡi liếm chút bơ thừa chảy vòng quanh mép một cách ngon lành, Mập cất giọng lào
- khào như thể thanh quản đã bị mỡ tràn vào che lấp: Giờ này cha mẹ vẫn chưa về nhà đâu. Tụi em đói. Với lại, ăn xong tụi em đâu có về nhà liền. Còn phải ghé qua Game Center nữa chứ! À ra thế, Game Center là dạng trung tâm chuyên khai thác trò chơi điện tử đang hiện diện khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố này. Thế giới ảo diệu kỳ ấy tung ra lực hút khó cưỡng với hầu hết những ai lỡ “dạo chơi” qua đó một lần. Trách gì những chú bé con hiếu động? Chúng có thể quên ăn sáng bỏ ngủ trưa cốt để “lướt” qua vài màn. Sự thất bại trong một trò game nào đó khiến cho chúng bứt rứt không yên và vì thế, để chứng tỏ trí thông minh và sức mạnh vô địch của mình, chúng lại nối tiếp màn chơi vào ngày hôm sau... Mải miết như thế, cho đến khi nào chúng đạt được mục đích mới thôi. Mà cũng không thể nào thôi, bởi lẽ như để kích thích một thế giới đã phát triển như lốc xoáy càng xoáy lốc hơn, các nhà lập trình xuất chúng lại hăng hái sáng tạo ra một trò chơi nữa, tinh vi hơn, khó khăn hơn và cũng... bạo lực hơn (dĩ nhiên, kèm theo đó là món lợi nhuận cũng gia tăng kếch xù hơn), để cho các khách hàng nhí tha hồ mà đuổi bắt chinh phục. Giới sáng tạo và giới tiêu dùng cứ thế rượt bắt nhau, đòi hỏi nhau, xoay như đèn cù. Vì thế, xem ra cuộc chơi này là vô cùng vô tận Có một lần, anh bạn đồng nghiệp tóc xoăn cằm lẹm cùng trong hiệu bánh đã kể
- cho tôi nghe câu chuyện khá tức cười. Rằng có một ông “phụ huynh” nọ đi tìm cậu con trai sau giờ tan học tự dưng biến mất hàng tiếng đồng hồ. Sau những cú điện thoại dồn dập truy lùng khắp nơi, một đứa bạn tốt bụng nào đó đã mách lẻo cho ông ta rằng “nghịch tử” đang đắm đuối ở một Game Center đầu phố X. Đến nơi, ông như lạc vào trận đồ bát quái với tầng tầng lớp lớp những ô vuông nhỏ ngăn ra từng chỗ ngồi. Tuyệt không tiếng người, chỉ có dòng âm thanh rào rạt vang lên không ngớt bởi tiếng click chuột và gõ phím như vọng lên từ một thế giới nào đó xa lạ với cảnh phố phường chật hẹp ồn ào bên ngoài. Bạt ngàn máy bạt ngàn người, mà Game Center có những ba tầng. Mấy trăm chiếc computer là mấy trăm người chơi. Lớp thì đấu game qua mạng, lớp thì chatmail hoặc chatvidéo, lớp thì truy cập Website (mà nội dung Website là gì thì chỉ có... chính người truy cập mới biết). Ông lượng thấy mình không thể nào đủ sức và đủ thời gian để lách mình lần lượt qua từng dãy bàn, nghiêng ngó vào từng “ô vuông” để truy lùng ra “nghịch tử”. Vừa thử ghé mắt vào một “ô vuông”, thằng oắt con lạ hoắc nào đó đã cau mày lầu bầu tung ra câu hỗn xược: “Bất lịch sự!”. Ông khiếp quá, định tháo lui. Chợt “tiếp viên game” hiện ra sau lưng, quyến rũ với váy ngắn tóc xù, áo body căng tưởng tức cả ngực, tay bưng cốc trà đá miễn phí rực vàng óng ả bốc hơi lạnh hấp dẫn, môi son đỏ nhoẻn cười, chìa tay quá ư lịch sự: “Xin quý khách ngồi vào ghế và online đi ạ!”. Hơi bất ngờ và để đỡ ngượng, “phụ huynh” đành phải ghé mông vào, áp headphones vào tai, giả vờ lướt Net. Thật không ngờ, mới “lả lướt” vài
- đường, “phụ huynh” đã lạc lối vì bị thế giới ảo mê hoặc. Khi ông thoát khỏi sự sa đà để trở về nhà thì “nghịch tử” đang ngủ gật bên bàn ăn. Còn mẹ nó thì mặt mày đỏ gay, **** bới nhặng xị, đánh vật với cái máy giặt đang nhả ra ngồn ngộn áo quần... Tôi chẳng biết câu chuyện trên có thật không hay do anh bạn đồng nghiệp bịa ra. Nhưng việc hai thằng nhóc đứa suy dinh dưỡng đứa béo phì cứ ghé cửa hàng fast- food của tôi bốn lần trong tuần luôn là thật. Đến nỗi từ chỗ buồn cười và hơi thờ ơ, tôi buộc phải tò mò quan tâm đến hai thực khách đặc biệt này. Tôi tự hỏi rằng không biết cha mẹ chúng là ai, làm nghề gì, mà sự chăm lo và quản lý giờ giấc của chúng xem chừng hơi lỏng lẻo. Thằng béo phì luôn ở trong tình trạng thèm ăn vô độ, và qua cách nó xùy ra tờ 50 nghìn mới cáu, tôi đoan chắc gia đình nó thuộc hàng giàu có. Còn thằng suy dinh dưỡng thì khó lòng mà suy diễn chính xác. Bởi lẽ không phải cứ con nhà nghèo mới thiếu ăn mà suy dinh dưỡng. Thời nay không ít đứa con nhà “danh gia vọng tộc” do khảnh ăn nên vẫn suy dinh dưỡng như thường. Chưa kể có khối em gái đang tuổi dậy thì bị ám ảnh quá lớn bởi hình ảnh thành đạt của những top-model mà quên mất rằng mình đang tuổi ăn tuổi lớn, nên cơ thể ngày một xanh xao gầy còm vì nhịn ăn để mong vòng eo đạt chuẩn. Một buổi chiều như hầu hết những buổi chiều bận rộn khác, khi tôi vội vã từ
- trường đại học phóng xe về hiệu fast-food để đóng vai cô hầu bàn thành thạo hòng kiếm chút tiền làm thêm để lấp đầy những khoản chi tiêu ngày một đắt đỏ nơi đô thị lớn, thì nhận ra hai thực khách “Béo phì” và “Suy dinh dưỡng” đang ngồi dật dựa nơi vỉa hè trước cửa hiệu. Vẻ như chúng đang chờ đợi tôi từ lâu lắm. Tôi cười thân thiện với chúng và cúi xuống hỏi: Sao các em không vào ngồi ở bàn trong kia rồi gọi bánh?[/font] Hai đứa ngẩng đầu lên, lộ nét buồn rầu. Mặt thằng béo phì chảy ra những ngấn thịt lớn, mắt nó hoe đỏ: Mẹ em không cho em tiền nữa. Em bị cấm ăn. Em không biết phải làm sao. Em đói... - Giọng nó ấp úng đầy tội nghiệp. Thằng suy dinh dưỡng bình thản đến lạ lùng, nó giải thích: Em thì chỉ còn đủ tiền chơi game thôi, nếu ăn là hết vốn! - Nói xong thì nhe răng cười. Tôi ngạc nhiên: Thế các em ngồi đây làm gì? Tụi em ngồi chơi thôi, và ngửi hương bánh cho đỡ thèm... Với lại, tụi em cũng nhớ chị nữa. Tôi không nhịn được cười. Anh bạn đồng nghiệp tóc xoăn cằm lẹm hiện ra giật giật tay áo, nhắc khéo: Vào làm đi, không ông chủ trừ lương bây giờ. Ở đó mà tán dóc với mấy thằng nhãi
- Tôi kéo chúng vào trong, bỏ tiền túi đãi cho chúng hai chiếc bánh ngọt không dồi dào “protein” như những lần chúng tự bỏ tiền mua, nhưng chúng vẫn cám ơn rối rít. Ăn xong, thằng béo phì liếm mép như vẫn còn mơ tưởng tới hương vị coca. Nhưng thằng suy dinh dưỡng đã một mực ẩy nó ra cửa chấm dứt mọi giấc mộng ẩm thực vô độ. Đồng nghiệp tóc xoăn cằm lẹm nhìn tôi xa lạ: Sao cậu tốt với chúng nó quá vậy? Tụi này con nhà giàu có. Nhìn bộ dạng là biết không học hành ra gì rồi. Tụi mình làm thêm cực nhọc kiếm vài trăm bạc ăn học. Thóc đâu mà đãi gà rừng? Khéo chừng cậu bị tụi nó lừa cũng nên. Lừa à? Có bi đát quá không? Mà nếu là bị lừa, thì có đáng gì đâu chục nghìn đồng bạc? Tôi buồn mất mấy hôm, không phải vì giọng hằn học của anh đồng nghiệp mà vì chợt nhận ra trong đời sống xô bồ hai mặt của đô thị, người ta luôn phấp phỏng không yên về cái gọi là lòng tốt. Ai cũng phải đặt mình vào tình trạng “buộc phải” hồ nghi về mọi thứ, và lòng tốt đôi khi trở thành nạn nhân của thói ích kỷ.[/font] [FONT=''Times New Roman'']Mà thôi, tôi buồn cũng chẳng ích gì. Thực khách vào vào ra ra, kêu kêu gọi gọi, tôi phục vụ cũng chóng cả mặt méo cả mồm rồi. Dứt việc thì đã nửa đêm, tôi cọc cạch ngả nghiêng về ký túc xá, leo lên tầng ba vứt túi rồi lại tụt xuống tầng trệt tắm rửa ì ạch. Xong còn kéo màn chong đèn đánh vật với đám bài vở để sáng mai lên lớp. Chừng ấy việc đã hụt hơi thì sức đâu mà buồn
- những chuyện không đâu? Nhưng nói không buồn là nói dối. Vì lâu quá tôi không gặp lại hai thằng nhóc có dáng hình tương phản ngày nào. Chúng là hai đứa duy nhất trong đám thực khách ồn ào xa lạ đã cùng tôi giao tiếp dăm ba câu chuyện. Dù ngắn ngủi và mù mờ nhưng cũng không thể gọi là qua loa được. Tôi tự hỏi hoặc chúng đã dời trường sang khu vực khác nên không tiện ghé, hay đã xảy ra một điều gì? Dịp cuối năm, hệ thống cửa hàng càng bận rộn. Tôi “mù mịt” hơn với những kỳ thi dồn dập cuối học kỳ. Anh bạn đồng nghiệp tóc xoăn cằm lẹm trở nên cáu bẳn bất thường, mồ hôi luôn bò loằng ngoằng trên đôi má hóp vì thiếu ngủ của anh ta. Thảng hoặc, chúng tôi bị khách hàng la ó vì không làm hài lòng họ, hai đứa lén lút kéo nhau ra vỉa hè mua kem que mút như trẻ nít để giảm stress. Không hiểu vì cớ gì mà mắt tôi hoe đỏ, có phải luồng khí lạnh tỏa ra từ que kem đã biến thành vị cay như khói? Anh bạn khốn khó của tôi thở ra một tràng dài thậm thượt, bày tỏ nỗi lo lắng về các môn thi có nhiều nguy cơ bị ách lại. Tôi ** lặng nhìn dòng người hăm hở đổ đi trên phố. Họ thừa mứa lòng nhiệt tình cho dịp mua sắm cuối năm. Tấp nập và chen lấn. Trên các giao lộ và trục đường chính - nơi hội tụ những cửa hàng và trung tâm mua sắm khổng lồ - thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Chúng tôi ngồi trong cửa hiệu lắp kính, nhìn ra chỉ thấy một quầng khói đen đặc. Bên trong,
- những kẻ may mắn vẫn bình thản ngốn bánh và nốc những thứ nước giải khát đóng lon xinh đẹp. Một chiều cuối năm, trên đường trở về sau bốn tiếng đồng hồ chen lấn giành giật với đám đông rồng rắn trên sân ga để mua được cái vé tàu hạng bét, tôi bất ngờ gặp lại “Béo phì”. Nó đứng lấp ló sau một cái tủ bánh mì lề đường còn tôi là thực khách vừa ghé vào để kiếm chút gì lấp bụng rỗng. Thoạt đầu tôi không biết là nó cho đến khi nó nhướng đôi mắt mệt nhọc chào tôi bằng một câu vui vẻ: “Chị fast- food ơi, nhớ em không?”, giọng đã bớt lào khào và tôi chợt nhận ra nó sụt cân nhanh quá. Tôi hỏi tại sao nhưng nó không trả lời, chỉ khịt mũi và thoăn thoắt nhét thịt vào chiếc bánh đưa cho tôi, nói rành rọt: “Đừng! Em không lấy tiền của chị đâu”. Gió về đêm trở lạnh khác thường, tôi ngồi lại với em bên vỉa hè, nhìn em bán hàng một cách “chuyên nghiệp” mà không nói được câu gì. Chốc chốc, em quệt mồ hôi chảy hai bên má phúng phính, đôi má của một cậu nhóc tuổi mười hai hay mười ba, hay hơn? Rất lâu, em lấy ra một chai nhựa có dán nhãn coca nhưng bên trong chứa đầy nước lọc mời tôi. Lúc đó, em mới tâm sự với tôi bằng một câu chuyện ngắn gọn. Rằng cha em đã vào tù rồi. Đơn giản vì ông ấy là một quan chức không trong sạch. Còn mẹ em thì không kịp bán nhà tẩu tán, bỏ trốn đám đông con nợ
- đang nhủng nhẳng gào thét bám sát đuôi. Mẹ em thuê nhà còn em thì bỏ học. Mẹ đầu tư xe bánh mì và tống em ra đường kiếm sống, còn bà thì loanh quanh chỉ đạo với cái nón rộng vành sùm sụp vì sợ người quen phát hiện. Ban đầu em lóng ngóng lắm, lỗ hoài. Nhưng mẹ không mắng, chỉ khóc thôi. Trước đây em chỉ việc ngửa tay xin tiền và ngốn bánh, còn bây giờ... Em bỏ lửng câu nói khiến tôi chạnh lòng. Người lớn đã bày ra cảnh này còn em làm nạn nhân hứng chịu. Tôi không muốn gợi sâu vào nỗi đau, đành hỏi lảng sang chuyện khác, chuyện về thằng bạn suy dinh dưỡng của em. Em cười buồn: Nó không biết em ở đây đâu. Từ khi nghỉ học, cũng lâu rồi em không gặp lại nó nữa. Mà không biết bây giờ nó còn được đi học nữa không. Nhà nó nghèo lắm chị à! Nhưng không hiểu sao em lại chơi thân với nó nhất. Bây giờ em còn nghèo hơn cả nó. Vì ít ra nó còn có nhà mà ở, còn có đủ mẹ đủ cha... Tôi quay mặt đi, môi mặn đắng nóng hổi. Xe cộ nhoáng nhoàng phút chốc nhòe đi, phố xá ngả nghiêng và đèn đường chếch choáng. Ngày lên tàu về Trung, tôi có ghé ngang góc phố tìm em để chào tạm biệt nhưng xe bánh mì không còn ở đấy. Hỏi người đàn ông gầy gò vá xe bên cạnh nhưng ông
- ta cũng không biết nốt, chỉ ậm ờ phán đoán: “Thằng mập ấy à? Hình như có lần nó bị công an dọn dẹp lòng lề đường, chắc dời sang phố khác rồi...”. Tôi loanh quanh một vài con phố gần đó vẫn không tìm thấy, sợ trễ tàu nên đành vội ra ga. Ba lô trĩu nặng trên lưng, tôi về mà tự trách mình sao không kịp hỏi tên em, thôi đành lưu giữ biệt danh “Béo phì” do tôi tự đặt. Dù biết rằng mình chẳng giúp được gì và thành phố thì mênh mông dường ấy, nhưng tôi cứ mong cứ tin là được gặp lại em vào một ngày không xa, bởi trái đất vẫn tròn và em thì hãy còn hai chân để đứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Top 10 thành phố 'đắt đỏ' nhất thế giới
10 p | 120 | 13
-
Nét đẹp văn hóa ở thành phố Seoul
9 p | 127 | 10
-
Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ
8 p | 321 | 8
-
Quán cà phê phố cổ đông đến lạ lùng
5 p | 83 | 8
-
Người đàn bà và cốc rượu vang
6 p | 67 | 7
-
Chanthaburi - Thành phố ánh trăng
5 p | 104 | 6
-
Ứng dụng kênh Airbnb trong kinh doanh dịch vụ lưu trú Homestay tại thành phố Huế
15 p | 129 | 5
-
Phố Tây giữa lòng Nha Trang
4 p | 58 | 5
-
10 Thành Phố Cổ Nên Khám Phá
7 p | 61 | 5
-
10 thành phố lý tưởng để chơi đêm ở Mỹ
7 p | 64 | 4
-
Người đẹp trả thù - Phần 22
5 p | 80 | 4
-
Người Đàn Bà Trong Phố Cổ
23 p | 51 | 3
-
Người Của Thời Đại Sau
16 p | 77 | 3
-
Thành phố màu đại dương
7 p | 88 | 3
-
Lựa chọn giải pháp ứng dụng Thể dục thể thao thích ứng cho người khuyết tật ở Thành phố Hà Nội
6 p | 6 | 3
-
Sarasota - Thành phố trốn tuyết
4 p | 54 | 2
-
Người Bắt Rắn Cuối Cùng
3 p | 89 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn