intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngưỡng chịu đựng của ao tôm

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Càng về cuối vụ nuôi, chất thải (phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) càng tích tụ nhiều ở đáy ao, tạo thành lớp bùn đen và sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo thành khí độc như H2S có thể giết chết tôm chỉ với hàm lượng rất nhỏ 0,01 ppm. Chất thải cũng là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển. Tảo phát triển quá mức sẽ rất dễ bị tàn. Sự phân hủy xác tảo khiến cho nhu cầu ôxy trong ao nuôi tăng vọt....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngưỡng chịu đựng của ao tôm

  1. Ngưỡng chịu đựng của ao tôm Càng về cuối vụ nuôi, chất thải (phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) càng tích tụ nhiều ở đáy ao, tạo thành lớp bùn đen và sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo thành khí độc như H2S có thể giết chết tôm chỉ với hàm lượng rất nhỏ 0,01 ppm. Chất thải cũng là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển. Tảo phát triển quá mức sẽ rất dễ bị tàn. Sự phân hủy xác tảo khiến cho nhu cầu ôxy trong ao nuôi tăng vọt. Trong khi đó, tôm càng lớn thì tổng khối lượng tôm trong ao càng cao. Ao nuôi trở nên chật hẹp so với nhu cầu ngày càng tăng cao của cả đàn tôm. Môi trường biến động xấu làm cho sức khỏe tôm suy yếu, tôm dễ bị nhiễm bệnh và trong nhiều trường hợp người nuôi phải thu tôm khẩn cấp. Việc thu tôm trước dự kiến này sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi vì phải tốn nhiều tiền mua thuốc chữa trị trước đó cộng với việc cỡ tôm nhỏ có giá bán thấp.
  2. Như vậy, theo kinh nghiệm, ai cũng biết các sự cố thường xảy ra kể từ tháng nuôi thứ hai trở đi. Nhưng cụ thể là khi nào? Có cách nào biết trước được thời điểm ao tôm sẽ gặp phải các vấn đề không? Câu trả lời là dựa vào ngưỡng chịu đựng của ao tôm. Ngưỡng chịu đựng của ao tôm là khối lượng tôm tối đa mà ao tôm có thể gánh nổi. Đơn vị tính là kilogram tôm trên mét vuông ao. Ngưỡng chịu đựng này phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng ao nuôi (đáy ao, bờ ao, độ sâu), khả năng đầu tư trang thiết bị (máy quạt, máy thổi khí), chất lượng con giống, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của người nuôi... Theo TS Pornlerd Chanratchakool (Thái Lan) giá trị ngưỡng chịu đựng như sau: - Thái Lan: Ao sâu 1,5 m, 36 mã lực, giá trị ngưỡng 1,8 - 2,5 kg tôm/m2 ao (tôm chân trắng) - Việt Nam: Ao sâu 1,2 m, 25 mã lực/ha, giá trị ngưỡng 1,3 kg (ao đất) - 1,5 kg (ao bạt) tôm/m2 ao (tôm chân trắng) và 0,6 - 0,8 kg tôm/m2 ao (tôm sú) Ứng dụng ngưỡng chịu đựng trong nuôi tôm 1. Xác định lượng giống thả vào ao Ví dụ: Nuôi tôm sú trong 5 năm với năng suất trung bình là 3,4 tấn/ao 5.000 m2, tỷ lệ sống trung bình là 85% (nuôi 4 - 5 tháng), cỡ tôm thu là 50 con/kg (20 g/con). - Năng suất sau khi trừ hao 10% do ao cũ và thời tiết xấu: 3,4 tấn x 90% = 3,06 tấn - Số tôm lúc thu hoạch: 3.060 kg x 50 con/kg = 153.000 con - Số tôm cần thả cho 1 ao 5.000 m2: (153.000 con x 100)/85 = 180.000 con Như vậy, người nuôi không nên thả quá dày với tâm lý tôm hao hụt bớt là vừa mà cần phải chủ động thả mật độ vừa phải để tránh gây áp lực quá lớn lên ao nuôi. 2. Xác định thời điểm ao tôm tới ngưỡng Ví dụ: Ao đất có diện tích 3.500 m2, thả 500.000 tôm thẻ, vào thời điểm kiểm tra tỷ lệ sống khoảng 80% và tôm có cỡ khoảng 100 con/kg (10 g/con). - Lượng tôm trong ao: 500.000 tôm x 80% x 10 g/con = 4.000.000 g = 4.000 kg.
  3. - Sức chịu đựng của ao hiện tại: 4.000 kg/3.500 m2 = 1,14 kg/m2. So với giá trị ngưỡng ao đất là 1,3 kg/m2 thì tôm vẫn còn phát triển tốt vì chưa đạt ngưỡng. Như vậy, trước khi tôm đạt ngưỡng, người nuôi cần chủ động thu tỉa để tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tiếp hoặc chủ động tăng cường quạt khí cũng như kiểm soát mật độ tảo thích hợp (không cho tảo quá dày).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2