intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý thống kê kinh tế

Chia sẻ: Nguyễn Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

99
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, phân tích, giải thích và trình bày các dữ liệu (Hoàng Trọng, 2008).Tổng thể thống kê (Population): là tập hợp các đơn vị (phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu. Mẫu (Sample): Mẫu là một bộ phận của tổng thể nghiên cứu được chọn ra để quan sát và suy rộng cho tổng thể đó. Quan sát (Observation): là cơ sở để thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Mỗi đơn vị của mẫu sẽ là một quan sát....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý thống kê kinh tế

  1. 1/3/2013 Nội dung chính 1. Thống kê là gì? 2. Các khái niệm thường dùng 3. Các loại thang đo 4. Thu thập thông tin 1
  2. 1/3/2013 1. Thống kê là gì? • Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, phân tích, giải thích và trình bày các dữ liệu (Hoàng Trọng, 2008). 1. Thống kê là gì? - Thống kê ứng dụng: bao gồm thống kê mô tả và thống kê suy luận. - Thống kê suy - Thống kê mô tả luận (Inferential (Descriptive statistics): dựa statistics): các trên dữ liệu đã phương pháp tóm tóm tắt, giải thích tắt hoặc mô tả dữ sự biến động của liệu. dữ liệu và rút ra các kết luận. 2
  3. 1/3/2013 II. Các khái niệm thường dùng • Tổng thể thống kê (Population): là tập hợp các đơn vị (phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu. • Mẫu (Sample): Mẫu là một bộ phận của tổng thể nghiên cứu được chọn ra để quan sát và suy rộng cho tổng thể đó. • Quan sát (Observation): là cơ sở để thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Mỗi đơn vị của mẫu sẽ là một quan sát. 2. Các khái niệm thường dùng • Tiêu thức thống kê (Biến – Variable): là các đặc điểm quan trọng của đơn vị tổng thể, có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu. – Tiêu thức thuộc tính (Biến định tính): phản ánh loại hoặc tính chất của đơn vị tổng thể. VD: giới tính, nghề nghiệp, lĩnh vực kinh doanh,… – Tiêu thức số lượng (Biến định lượng): là các đặc trưng của đơn vị tổng thể được thể hiện bằng con số. VD: tuổi, thu nhập, năng suất,… • Loại rời rạc: Biến chỉ nhận giá trị nguyên dương. VD: Số sinh viên, số con trong gia đình,… • Loại liên tục: Biến nhận tất cả các giá trị. VD: Chiều cao của cây,… 3
  4. 1/3/2013 3. Các loại thang đo Bậc cao nhất THANG ĐO TỶ LỆ Không có giá trị 0 THANG ĐO KHOẢNG Có sự hơn kém THANG ĐO THỨ BẬC Bậc thấp nhất THANG ĐO ĐỊNH DANH 3. Các loại thang đo • 1. Thang đo định danh (Nominal scale): sử dụng cho dữ liệu thuộc tính mà các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém và khác biệt về thứ bậc, chỉ mang tính chất mã hoá. • VD: – Tiêu thức giới tính có thể đánh số 1 là nam, 2 là nữ – Tình trạng hôn nhân của anh/chị? • 1. Có gia đình • 2. Độc thân • 3. Ly dị • 4. Trường hợp khác 4
  5. 1/3/2013 3. Các loại thang đo • 2. Thang đo thứ bậc (Ordinal scale): thường dùng cho các dữ liệu thuộc tính. Tuy nhiên trường hợp này dữ liệu có thể hiện sự hơn kém. • VD: – Thu nhập của anh/chị hàng tháng: • 1. Dưới 3 triệu đồng • 2. Từ trên 3 triệu đến dưới 10 triệu • 3. Trên 10 triệu 3. Các loại thang đo • 3. Thang đo khoảng (Interval scale): là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Thường dùng để đo các dữ liệu số lượng nhưng không có điểm 0 tuyệt đối. • VD: – Nhiệt độ hôm qua là 60C, hôm nay là 120C: Ta không thể cho rằng hôm nay ấm gấp 2 lần hôm qua. – Nhiệt độ ở mức 00C  không có nghĩa là không có nhiệt độ. 5
  6. 1/3/2013 3. Các loại thang đo • 4. Thang đo tỷ lệ (Ratio scale): Thang đo này có đặc tính của thang đo khoảng. Là loại thang đo dùng cho dữ liệu số lượng, cho phép lấy tỷ lệ so sánh giữa 2 giá trị thu thập. • VD: – Thu nhập hàng tháng là 10 triệu đồng: gấp đôi thu nhập hàng tháng là 5 triệu đồng. 4. Thu thập thông tin 1. Xác định nội dung thông tin cần thu thập: tùy vào mục đích nghiên cứu 1. Thích đáng: Số liệu phải phù hợp 2. Chính xác: Đáng tin cậy, phản ánh đúng đặc điểm bản chất của hiện tượng 3. Kịp thời: Phục vụ kịp thời công tác quản lý, ra quyết định 4. Khách quan: Không bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người thu thập và người cung cấp số liệu 6
  7. 1/3/2013 4. Thu thập thông tin 2. Nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp (Secondary Data) (Primary Data) • Có sẵn, đã qua tổng • Thu thập trực tiếp từ hợp đối tượng nghiên cứu • Thu thập nhanh, chi phí • Thu thập lâu, chi phí thấp, độ đáp ứng thấp cao, độ đáp ứng cao • Nguồn: • Nguồn: • Số liệu nội bộ • Điều tra toàn bộ • Ấn phẩm, báo, tạp chí • Điều tra chọn mẫu • Thông tin của tổ chức, hiệp hội, các công ty chuyên thu thập thông tin 4. Thu thập thông tin 3. Các phương pháp thu thập thông tin Quan sát Gởi thư Phỏng vấn qua Phỏng vấn trực điện tiếp thoại 7
  8. 1/3/2013 4. Thu thập thông tin 3. Các phương pháp thu thập thông tin Đặc điểm của các phương pháp thu thập thông tin Quan Gởi Phỏng vấn Phỏng vấn Tính chất sát thư điện thoại trực tiếp Linh hoạt Kém Kém Tốt Tốt Khối lượng thông tin Ít Đầy đủ Hạn chế Đầy đủ Tốc độ thu thập thông tin Chậm Chậm Nhanh Nhanh Tỷ lệ câu hỏi được trả lời Hạn chế Thấp Cao Cao Chi phí Tốn kém Tiết kiệm Tốn kém Tốn kém Câu hỏi • Thống kê là gì? • Phân biệt các khái niệm tổng thể, mẫu, quan sát? • Phân biệt các loại thang đo trong thống kê? • Có những phương pháp thu thập thông tin nào? Ưu và nhược điểm của mỗi loại? 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2