YOMEDIA
ADSENSE
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
50
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bao gồm các thuật ngữ như: Biến động thời vụ, chỉ tiêu thống kê, chỉ số trong thống kê, chỉ số ảnh hưởng kết cấu, chỉ số cấu thành cố định , chỉ số cấu thành khả biến, chỉ số đơn, chỉ số kế hoạch, độ lệch tuyệt đối bình quân, độ lệch tiêu chuẩn,...và nhiều thuật ngữ khác. Mời tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê<br />
<br />
THUẬT NGỮ<br />
<br />
B<br />
Biến động thời vụ<br />
<br />
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện<br />
tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng<br />
thời gian nhất định.<br />
<br />
C<br />
Chỉ tiêu thống kê<br />
<br />
Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh<br />
mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt<br />
chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế –<br />
xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và<br />
không gian cụ thể.<br />
Chỉ số trong thống kê<br />
<br />
Chỉ số trong thống kê là số tương đối (tính<br />
bằng đơn vị lần hoặc %), biểu hiện quan hệ<br />
so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng<br />
nghiên cứu.<br />
Chỉ số ảnh hưởng kết cấu<br />
<br />
Chỉ số ảnh hưởng kết cấu là chỉ số phản ánh<br />
biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh<br />
hưởng của sự thay đổi kết cấu tổng thể theo<br />
tiêu thức nghiên cứu.<br />
Chỉ số cấu thành cố định<br />
<br />
Chỉ số cấu thành cố định là chỉ số phản ánh<br />
biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh<br />
hưởng của sự thay đổi lượng biến tiêu thức<br />
trong điều kiện kết cấu tổng thể không đổi.<br />
Chỉ số cấu thành khả biến<br />
<br />
Chỉ số cấu thành khả biến là chỉ số phản ánh<br />
biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh<br />
hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành.<br />
Chỉ số đơn<br />
<br />
Chỉ số đơn là chỉ số phản ánh sự biến động<br />
của từng đơn vị, hiện tượng cá biệt.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Chỉ số kế hoạch<br />
<br />
Chỉ số kế hoạch là chỉ số biểu hiện quan hệ<br />
so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch<br />
của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm<br />
vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.<br />
Chỉ số không gian<br />
<br />
Chỉ số không gian là chỉ số biểu hiện quan hệ<br />
so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai<br />
điều kiện không gian khác nhau.<br />
Chỉ số nhân tố<br />
<br />
Chỉ số nhân tố là chỉ số phản ánh ảnh hưởng<br />
biến động của từng nhân tố đối với biến động<br />
của hiện tượng phức tạp cấu thành từ nhiều<br />
nhân tố.<br />
Chỉ số phát triển<br />
<br />
Chỉ số phát triển là chỉ số biểu hiện quan hệ so<br />
sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai<br />
thời gian khác nhau.<br />
Chỉ số toàn bộ<br />
<br />
Chỉ số toàn bộ là chỉ số phản ánh sự biến động<br />
của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của các<br />
nhân tố cấu thành.<br />
Chỉ số tổng hợp<br />
<br />
Chỉ số tổng hợp là chỉ số phản ánh sự biến<br />
động chung của nhiều đơn vị hoặc hiện tượng<br />
cá biệt.<br />
Chọn hoàn lại (chọn lặp, chọn nhiều lần)<br />
<br />
Chọn hoàn lại là một phương pháp chọn mẫu<br />
ngẫu nhiên, mỗi khi đơn vị được chọn ra để<br />
điều tra sau đó sẽ được trả lại tổng thể chung<br />
và có cơ hội được chọn lại.<br />
Chọn không hoàn lại (chọn một lần)<br />
<br />
Chọn không hoàn lại là một phương pháp<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên, mỗi khi các đơn vị<br />
được chọn ra để điều tra sau đó sẽ được xếp<br />
riêng ra không trả lại tổng thể chung và<br />
không có cơ hội được chọn lại.<br />
211<br />
<br />
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê<br />
<br />
Chọn mẫu cả khối (mẫu chùm)<br />
<br />
Chọn phi ngẫu nhiên<br />
<br />
Chọn mẫu cả khối là phương pháp chọn mẫu<br />
mà các đơn vị của tổng thể chung được chia<br />
thành các khối (chùm) với số lượng đơn vị có<br />
thể bằng hoặc không bằng nhau. Từ các khối<br />
đó, người ta chọn ngẫu nhiên một số khối để<br />
điều tra. Các đơn vị mẫu lúc này không phải<br />
là từng đơn vị lẻ mà là từng khối đơn vị.<br />
<br />
Chọn phi ngẫu nhiên là phương pháp chọn đơn<br />
vị điều tra phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của<br />
người chọn. Khi đó người ta gọi là điều tra chọn<br />
mẫu phi ngẫu nhiên.<br />
<br />
Chọn mẫu hệ thống (máy móc)<br />
<br />
Dãy số lượng biến là dãy số phân phối mà<br />
tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng.<br />
<br />
Chọn mẫu hệ thống là phương pháp tổ chức<br />
chọn mẫu trong đó mỗi đơn vị được chọn căn<br />
cứ vào từng khoảng cách nhất định từ<br />
danh sách đã được sắp xếp sẵn của tổng thể<br />
chung. Các đơn vị được chọn lần lượt, đơn vị<br />
sau cách đơn vị trước một khoảng xác định<br />
d = N/n.<br />
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản<br />
<br />
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương<br />
pháp tổ chức chọn mẫu một cách hoàn toàn<br />
ngẫu nhiên không qua một sự sắp xếp nào và<br />
có thể dùng phương pháp chọn một lần hoặc<br />
chọn nhiều lần.<br />
Chọn mẫu phân loại (phân tổ)<br />
<br />
Chọn mẫu phân loại (phân bổ) là việc tiến<br />
hành chọn các đơn vị mẫu khi tổng thể chung<br />
đã được phân chia thành các tổ theo tiêu thức<br />
liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.<br />
Việc chọn các đơn vị từ các tổ được tiến hành<br />
theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.<br />
Chọn mẫu phân tầng (chọn nhiều cấp)<br />
<br />
Chọn mẫu phân tầng là phương pháp tổ chức<br />
chọn mẫu phải thông qua ít nhất hai cấp chọn<br />
trung gian. Đầu tiên xác định các đơn vị mẫu<br />
cấp I sau đó các đơn vị mẫu cấp I lại được<br />
phân chia thành các đơn vị chọn mẫu cấp II<br />
và cứ như thế cho đến cấp cuối cùng.<br />
Chọn ngẫu nhiên<br />
<br />
Chọn ngẫu nhiên là phương pháp chọn hoàn<br />
toàn ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý muốn<br />
chủ quan của con người. Khi đó người ta gọi<br />
là điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.<br />
<br />
212<br />
<br />
D<br />
Dãy số lượng biến<br />
<br />
Dãy số phân phối<br />
<br />
Dãy số phân phối là một dãy số được lập nên<br />
do phân phối các đơn vị tổng thể vào các tổ<br />
theo một tiêu thức phân tổ nào đó và được<br />
sắp xếp theo trình tự biến động của lượng<br />
biến tiêu thức phân tổ.<br />
Dãy số thuộc tính<br />
<br />
Dãy số thuộc tính là dãy số phân phối mà tiêu<br />
thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính.<br />
Dãy số thời gian<br />
<br />
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của<br />
chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự<br />
thời gian.<br />
Dự đoán thống kê<br />
<br />
Dự đoán thống kê là việc xác định các mức<br />
độ của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai<br />
bằng việc sử dụng tài liệu thống kê và áp<br />
dụng các phương pháp phù hợp.<br />
<br />
Đ<br />
Điều tra chọn mẫu<br />
<br />
Điều tra chọn mẫu là loại hình điều tra không<br />
toàn bộ, người ta chỉ tiến hành thu thập tài<br />
liệu ở một số đơn vị nhất định được chọn ra<br />
từ tổng thể chung. Các đơn vị này được chọn<br />
theo những qui tắc nhất định để đảm bảo tính<br />
đại biểu và kết quả của điều tra chọn mẫu<br />
được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.<br />
Điều tra chuyên đề<br />
<br />
Điều tra chuyên đề là loại hình điều tra không<br />
toàn bộ, chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê<br />
<br />
một vài đơn vị, thậm chí một đơn vị nhưng đi<br />
sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh.<br />
Điều tra không thường xuyên<br />
<br />
Điều tra không thường xuyên là việc tiến<br />
hành thu thập và ghi chép tài liệu ban đầu của<br />
hiện tượng không gắn với quá trình biến động<br />
của hiện tượng mà khi nào xét thấy cần thiết<br />
mới tiến hành thu thập tại một thời điểm hay<br />
một thời kỳ nào đó.<br />
<br />
Độ lệch tuyệt đối bình quân<br />
<br />
Độ lệch tuyệt đối bình quân là số bình quân<br />
cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng<br />
biến và số bình quân của các lượng biến đó.<br />
Độ lệch tiêu chuẩn<br />
<br />
Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương<br />
sai, tức là số bình quân toàn phương của bình<br />
phương các độ lệch giữa các lượng biến với<br />
số bình quân cộng của các lượng biến đó.<br />
<br />
Điều tra không toàn bộ<br />
<br />
Đường hồi quy lý thuyết<br />
<br />
Điều tra không toàn bộ là việc tiến hành thu<br />
thập tài liệu trên một bộ phận các đơn vị của<br />
hiện tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Đường hồi quy lý thuyết là đường điều chỉnh<br />
bù trừ các chênh lệch ngẫu nhiên vạch ra xu<br />
hướng cơ bản của hiện tượng.<br />
<br />
Điều tra thống kê<br />
<br />
Đường hồi quy thực nghiệm<br />
<br />
Điều tra thống kê là việc tổ chức thu thập tài<br />
liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã<br />
hội một cách khoa học, theo một kế hoạch<br />
thống nhất nhằm phục vụ cho quá trình nghiên<br />
cứu thống kê.<br />
Điều tra thường xuyên<br />
<br />
Điều tra thường xuyên là việc thu thập tài liệu<br />
được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn<br />
liền với quá trình biến động của hiện tượng<br />
qua thời gian.<br />
Điều tra toàn bộ<br />
<br />
Đường hồi quy thực nhiệm là đường được hình<br />
thành bởi các tài liệu thực tế.<br />
<br />
G<br />
Giới hạn dưới<br />
<br />
Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất hình<br />
thành nên một tổ.<br />
Giới hạn trên<br />
<br />
Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất mà nếu<br />
vượt quá nó thì sẽ hình thành một tổ khác.<br />
<br />
Điều tra toàn bộ là việc tiến hành thu thập tài<br />
liệu trên tất cả các đơn vị của hiện tượng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Giả thiết không<br />
<br />
Điều tra trọng điểm<br />
<br />
Giả thiết đối<br />
<br />
Điều tra trọng điểm là loại hình điều tra<br />
không toàn bộ, người ta chỉ tiến hành điều tra<br />
trên một bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu<br />
nhất của hiện tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Giả thiết đối là giả thiết đối lập với giả thiết<br />
không, có đặc điểm là không có dấu bằng, chỉ<br />
có dấu >, < hoặc ≠ nhưng phải bao hàm hết<br />
các trường hợp có thể xảy ra.<br />
<br />
Đối tượng điều tra<br />
<br />
Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị<br />
thuộc hiện tượng nghiên cứu có các dữ liệu<br />
cần thiết khi tiến hành điều tra.<br />
Đơn vị điều tra<br />
<br />
Đơn vị điều tra là từng đơn vị cá biệt thuộc<br />
đối tượng điều tra và được xác định sẽ điều<br />
tra thực tế.<br />
v1.0<br />
<br />
Giả thiết không là giả thiết cần kiểm định, có<br />
đặc điểm là luôn có dấu bằng (=).<br />
<br />
Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng<br />
(giảm) liên hoàn<br />
<br />
Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm)<br />
liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh sự kết hợp giữa<br />
số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, nó biểu<br />
hiện cứ 1% tăng hay giảm liên hoàn thì tương<br />
ứng với 1 trị số tuyệt đối là bao nhiêu.<br />
<br />
213<br />
<br />
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê<br />
<br />
H<br />
<br />
Khoảng biến thiên<br />
<br />
Hiện tượng số lớn<br />
<br />
Khoảng biến thiên là độ lệch giữa lượng biến<br />
lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Hiện tượng số lớn là hiện tượng mà trong đó<br />
bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt<br />
tạo thành.<br />
Hệ số biến thiên<br />
<br />
Hệ số biến thiên là số tương đối (lần, %) rút ra<br />
từ sự so sánh giữa độ lệch tiêu chuẩn với số<br />
bình quân cộng.<br />
Hệ số hồi quy<br />
<br />
Hệ số hồi quy phản ánh ảnh hưởng trực tiếp<br />
của tiêu thức nguyên nhân x đến tiêu thức kết<br />
quả y.<br />
Hệ số tự do<br />
<br />
Hệ số tự do là điểm xuất phát của đường hồi<br />
quy lý thuyết, nêu lên ảnh hưởng của các<br />
nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác)<br />
ngoài x tới sự biến động của y.<br />
Hệ số tương quan<br />
<br />
Hệ số tương quan là chỉ tiêu đánh giá mức độ<br />
chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến<br />
tính đơn.<br />
Hệ số xác định<br />
<br />
Hệ số xác định dùng để đánh giá sự phù hợp<br />
của mô hình, nó cho biết tỷ lệ % thay đổi của<br />
y được giải thích bởi mô hình.<br />
Hàm xu thế<br />
<br />
Hàm xu thế là một hàm số (hay còn gọi là<br />
phương trình hồi quy) biểu diễn mối liên hệ<br />
của hiện tượng theo thời gian.<br />
Hệ thống chỉ số<br />
<br />
Hệ số chỉ số là một đẳng thức phản ánh mối<br />
liên hệ giữa các chỉ số.<br />
<br />
K<br />
Khoảng cách tổ<br />
<br />
Khoảng cách tổ là chênh lệch giữa giới hạn<br />
trên và giới hạn dưới của một tổ.<br />
214<br />
<br />
L<br />
Lượng biến<br />
<br />
Lượng biến là các trị số biểu hiện mức độ cụ<br />
thể của tiêu thức số lượng.<br />
Lượng biến không liên tục (rời rạc)<br />
<br />
Lượng biến không liên tục (rời rạc) là lượng<br />
biến mà các trị số của nó chỉ có thể biểu hiện<br />
bằng các số nguyên.<br />
Lượng biến liên tục<br />
<br />
Lượng biến liên tục là lượng biến mà các trị<br />
số của nó có thể được biểu hiện bằng số<br />
nguyên hay số thập phân.<br />
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối<br />
<br />
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản<br />
ánh sự biến động về trị số tuyệt đối của chỉ<br />
tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu.<br />
<br />
M<br />
Mật độ phân phối<br />
<br />
Mật độ phân phối là tỷ số giữa tần số (hoặc<br />
tần suất) với trị số khoảng cách tổ.<br />
Mốt<br />
<br />
Mốt là biểu hiện của một tiêu thức phổ biến<br />
nhất hay được gặp nhiều nhất trong tổng thể<br />
hay trong 1 dãy số phân phối.<br />
Mức ý nghĩa<br />
<br />
Mức ý nghĩa là xác suất mắc sai lầm khi bác<br />
bỏ giả thiết không dù nó đúng.<br />
Mức độ bình quân theo thời gian<br />
<br />
Mức độ bình quân theo thời gian là chỉ tiêu<br />
tổng hợp phản ánh mức độ đại biểu của hiện<br />
tượng trong toàn bộ thời gian nghiên cứu<br />
hoặc từng giai đoạn nghiên cứu.<br />
<br />
N<br />
Nội dung điều tra<br />
<br />
Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ<br />
bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều tra<br />
v1.0<br />
<br />
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê<br />
<br />
mà ta cần thu được thông tin hay nói cách<br />
khác, đó là danh mục về các tiêu thức hay đặc<br />
trưng của các đơn vị điều tra cần thu thập.<br />
<br />
và giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc (tiêu<br />
thức kết quả) là nhỏ nhất.<br />
<br />
P<br />
<br />
Phương trình hồi quy tuyến tính đơn là<br />
ˆ<br />
phương trình có dạng: y x = b0 + b1x, được<br />
<br />
Phân tích và dự đoán thống kê<br />
<br />
Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một<br />
cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật<br />
của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội<br />
trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng<br />
số lượng và tính toán các mức độ trong tương<br />
lai, nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định<br />
quản lý.<br />
Phân tổ thống kê<br />
<br />
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một<br />
số tiêu thức nhất định để tiến hành phân chia<br />
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành<br />
các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.<br />
Phương án điều tra thống kê<br />
<br />
Phương án điều tra thống kê là một văn bản<br />
được xây dựng trong bước chuẩn bị điều tra,<br />
trong đó qui định rõ những vấn đề cần phải<br />
được giải quyết hoặc cần hiểu thống nhất<br />
trước, trong và sau khi tiến hành điều tra<br />
thống kê.<br />
Phân tích hồi quy<br />
<br />
Phân tích hồi quy là phương pháp nghiên cứu<br />
mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một<br />
hoặc nhiều biến độc lập khác.<br />
Phân tích tương quan<br />
<br />
Phân tích tương quan là phương pháp nhằm<br />
đo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa<br />
hai biến.<br />
Phân tích hồi quy tương quan<br />
<br />
Phương trình hồi quy tuyến tính đơn<br />
<br />
xây dựng nhằm xác định mối liên hệ giữa hai<br />
biến. Nó được dùng để dự đoán giá trị của<br />
biến phụ thuộc y trên cơ sở giá trị nhất định<br />
của biến độc lập x.<br />
Phương trình hồi quy phi tuyến đơn<br />
<br />
Phương trình hồi quy phi tuyến đơn là<br />
phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa hai<br />
biến nhưng đồ thị của nó không có dạng<br />
đường thẳng mà là các đường cong khác.<br />
Phạm vi sai số chọn mẫu (hay độ chính<br />
xác của suy rộng)<br />
<br />
Phạm vi sai số chọn mẫu (hay độ chính xác<br />
của suy rộng) là chênh lệch giữa các chỉ tiêu<br />
của tổng thể mẫu và các chỉ tiêu tương ứng<br />
của tổng thể chung với độ tin cậy nhất định.<br />
<br />
S<br />
Sai số trong điều tra thống kê<br />
<br />
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch<br />
giữa các trị số của tiêu thức điều tra mà ta thu<br />
thập được so với trị số thực tế của hiện tượng<br />
nghiên cứu.<br />
Số tuyệt đối trong thống kê<br />
<br />
Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ phản<br />
ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng<br />
nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa<br />
điểm cụ thể.<br />
Số tương đối trong thống kê<br />
<br />
Phân tích hồi quy tương quan là phương pháp<br />
phân tích mối liên hệ tương quan giữa các biến.<br />
<br />
Số tương đối trong thống kê là mức độ phản<br />
ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện<br />
tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp bình phương nhỏ nhất<br />
<br />
Số bình quân trong thống kê<br />
<br />
Phương pháp bình phương nhỏ nhất là tổng<br />
bình phương các độ lệch giữa giá trị thực tế<br />
<br />
Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu<br />
hiện mức độ đại biểu cho tất cả các lượng<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
215<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn