intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân Trúng thực ngày Tết

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa Xuân, mùa của những lễ hội vui chơi và ăn uống. Những món ngon ngày Tết và sự thay đổi trong thói quen ăn uống là những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị trúng thực trong dịp này. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ cách nhận biết những rối loạn xảy ra cho bé và cách chăm sóc tại nhà để tránh mất vui khi những ngày Tết phải vào bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân Trúng thực ngày Tết

  1. Trúng thực ngày Tết Mùa Xuân, mùa của những lễ hội vui chơi và ăn uống. Những món ngon ngày Tết và sự thay đổi trong thói quen ăn uống là những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị trúng thực trong dịp này. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ cách nhận biết những rối loạn xảy ra cho bé và cách chăm sóc tại nhà để tránh mất vui khi những ngày Tết phải vào bệnh viện. Khi nào trẻ bị trúng thực? Trúng thực hay từ y khoa gọi là ngộ độc thức ăn là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ em vào dịp Tết. Nguyên nhân là do trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn có chứa trong thức ăn. Thức ăn ngày Tết có đặc điểm là: thức ăn chế biến sẵn được dự trữ, dùng trong nhiều ngày như: lạp xưởng, thịt kho trứng, cá kho, giò chả, bánh tét, bánh chưng. Thức ăn, uống chứa nhiều đường như: mứt, bánh kẹo, nước ngọt, sirô. Những thức ăn trên là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ngộ
  2. độc nếu không đảm bảo trong quá trình chế biến, bảo quản và sử dụng. Tết còn là dịp mọi người được vui chơi thoải mái nên trẻ có thể ăn chơi, ăn dài dài, vừa ăn vừa chơi bất kỳ lúc nào trẻ muốn. Trẻ cũng thường bốc ăn ngay thức ăn để sẵn, chưa kịp hâm lại, để lâu ngoài tủ lạnh. Chưa kể ngày Tết đi chơi nhiều nên trẻ cũng thường được cho ăn uống những thức ăn ngoài hàng quán, bên đường cũng là những nguy cơ khiến trẻ dễ bị ngộ độc thức ăn.
  3. Nhận biết trẻ bị trúng thực Trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày Tết thường biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ 1 giờ trở đi. Nôn ói vài lần hoặc rất dữ dội, liên tục. Đau bụng quặn từng cơn, sau đó có thể đi tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn. Thực tế, đa số trẻ thường bị nôn ói rất nhiều do tác dụng
  4. của độc tố. Nếu không được chăm sóc thích hợp, nôn ói nhiều thường dẫn đến những biến chứng nặng như: hít sặc, hạ đường huyết, rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Những triệu chứng: sốt, tiêu đàm, tiêu máu là dấu hiệu nhiễm trùng gây tổn thương ruột. Ngoài ra, một số ít trẻ bị ngộ độc thức ăn có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Chăm sóc tại nhà như thế nào? Chăm sóc đúng tại nhà khi trẻ bị nôn ói làm giảm tình trạng ói ọc và ngăn ngừa biến chứng. Nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Lưu ý bồi hoàn nước và các chất điện giải bị mất do nôn ói. Những thay đổi trong chế độ ăn sẽ làm dịu triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ: - Trẻ còn bú mẹ, cho bú nhiều lần hơn, mỗi 30 phút đến 1 giờ. Sau 8 giờ, khi trẻ không ói nữa, cho bú lại bình thường. - Trẻ lớn cần cho uống nước biển khô để bồi hoàn lượng nước và điện giải bị mất theo hướng dẫn y tế, ăn thức ăn lỏng như nước cháo. Không nên uống nước ngọt, ăn bánh
  5. kẹo ngọt vì sẽ làm bệnh thêm nặng. Nếu trẻ vẫn nôn ói trong quá trình này, tạm ngưng ăn 1 giờ, sau đó cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn. Sau 4 giờ mà trẻ không nôn ói thì nên cho ăn nhiều hơn bằng cách tăng gấp đôi lượng thức ăn. Những thức ăn tiếp theo là thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, cơm, bánh mì, bánh tây lạt, súp nghiền và cho trẻ ăn lại bình thường trong vòng 24 giờ. Lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, không thể uống được hoặc bỏ bú, trẻ bị làm kinh co giật, hoặc khi thấy trẻ mệt nhiều, sốt cao, tiêu phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bệnh kéo dài trên 2 ngày...
  6. Phòng ngừa trúng thực ngày Tết? Cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn ngày Tết tốt nhất là đảm bảo thức ăn tươi ngon và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, thân nhân rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc cho trẻ ăn.
  7. BS.CKII. NGUYỄN THỊ KIM THOA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2