intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHÀ ĐIÊU KHẮC – MỸ THUẬ NGUYỄN HẢI (1933-2012)

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

86
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà điêu khắc Nguyễn Hải sinh ngày 05 tháng 10 năm 1933, tại làng Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnh Tiền Giang. Ông có nhiều năm sinh sống và sáng tác tại Hà Nội cho đến ngày giải phóng miền Nam ông chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh. Hiện gia đình ở 77 Trần Quốc Hoàn, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHÀ ĐIÊU KHẮC – MỸ THUẬ NGUYỄN HẢI (1933-2012)

  1. NHÀ ĐIÊU KHẮC – MỸ THUẬ NGUYỄN HẢI (1933-2012)
  2. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải sinh ngày 05 tháng 10 năm 1933, tại làng Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnh Tiền Giang. Ông có nhiều năm sinh sống và sáng tác tại Hà Nội cho đến ngày giải phóng miền Nam ông chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh. Hiện gia đình ở 77 Trần Quốc Hoàn, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, cha ông là hoạ sĩ, soạn giả Tuồng Nguyễn Thế Thanh thường được người hâm mộ gọi là thầy tuồng Ba Nghĩa và mẹ ông là đào hát Phạm Thị Mậu rất nổi tiếng, họ thích cuộc đời nay đây mai đó khắp các tỉnh thành Nam Bộ trên chiếc ghe Bầu là gánh hát Tân Đồng Ban rất nổi tiếng. Vì vậy Nguyễn Hải khi còn nhỏ thường phải lênh đênh theo gia đình hoặc sống xa cha mẹ. Khi bố mất, mẹ ông đã phải gửi con trai cho một bà cụ ở Sóc Trăng nuôi. Lúc còn nhỏ tuổi ông thích dùng đất sét để nặn những pho tượng nhỏ như ông Táo, ông Địa, càn ràn, trâu bò... có lẽ những trò nặn trẻ thơ ấy đã tạo cho Nguyễn Hải sự say mê và phát huy khả năng mỹ thuật sau này.
  3. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thực dân Pháp trở lại gây chiến tranh xâm chiếm Nam Bộ, Nguyễn Hải ở với ông bà và ông bà đã cho ông đến trường làng. Năm 1947, ở tuổi 14 Nguyễn Hải được người chú đưa vào căn cứ Khu VIII để làm văn thư. Do có năng khiếu mỹ thuật, ông được đơn vị cho tham dự một lớp học bổ túc về mỹ thuật tổ chức tại xã. Sau khoá học, ông được giao công việc mới liên quan đến mỹ thuật, đó là khắc các bản gỗ để in báo cho ban tuyên truyền Khu VIII. Mặt khác ông cũng lân la học hỏi ở người bác và người chú tên là Nguyễn Văn Khải là những nghệ nhân thường chuyên đắp tượng, chạm khắc cho chùa chiền, trang trí sân khấu, sau này còn tham gia vẽ tiền cho cách mạng. Ông tham gia quân đội, là chiến sỹ trong tiểu đoàn 307 đơn vị nổi tiếng của chiến trường Nam Bộ. Tại đơn vị sau một thời gian làm giao liên, ông được cử đi học lớp vẽ ngắn hạn rồi trở lại làm công việc trình bày báo của tiểu đoàn 307 cho đến ngày Hiệp định đình chiến được ký kết. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải theo đơn vị bộ đội tập kết ra Bắc. Vào tuổi 21 ông thi vào học hệ trung cấp 2 năm (1956 - 1958), cùng học khóa này có Lê Thược, Tô Sanh, Đinh Trọng Khang, Nguyễn Thế Vinh, Đặng Đức Sinh, Bùi Tuấn Hưng, Thái Đắc Phong, Võ Thành Mỹ... Sau khi tốt nghiệp Trung cấp ngành Hội họa, ông học tiếp hệ Cao đẳng (Đại học) khóa II (1958 - 1963) cùng khóa có Lê Thược, Nguyễn Phước Sanh (sau này đi học ở Liên Xô), Lê Hoàng Anh, Trần Huy Oánh,
  4. Nguyễn Sĩ Tốt, Văn Đa, Trần Thị Thanh Ngọc... Trong thời gian học tập ông đã có tác phẩm tham dự Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1960: Anh thợ học nghề - thạch cao - h 140cm. Và sau đó có tác phẩm tham gia Triển lãm Mỹ thuật các họa sĩ miền Nam trên đất Bắc năm 1962. Sau khi ra trường ông được phân công về làm giảng viên trường Mỹ thuật Công nghiệp (sau này là trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội). Năm 1966 khi trường sơ tán ở Hiệp Hòa - Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang), ông đã sáng tác mẫu và cùng với các sinh viên dựng tượng đài Chiến thắng đặt tại thị trấn Kép một ngã ba đường, gần một sân bay quân sự, nơi đây đã bắn rơi máy bay Mỹ, tượng làm bằng chất liệu bê tông cao 12m bắt đầu thực hiện vào năm 1966 hoàn thành năm 1968. Vào thời kỳ đó miền Bắc chưa nơi đâu xây dựng tượng đài. Tượng đài Chiến thắng Kép cùng với tượng đài Dân quân Nam Ngạn giảng viên và sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội là hai tượng đài đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc. Tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, nhà điêu khắc Nguyễn Hải cùng với nhà điêu khắc Lê Công Thành với những tìm tòi trong ngôn ngữ điêu khắc hiện đại đã sáng tác được nhiều tác phẩm gây ấn tượng và tạo được một dấu ấn quan trọng cho sự phát triển của điêu khắc hiện đại Việt Nam. Cùng với nó là một thế hệ sinh viên khoa Điêu khắc của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sau này trở thành
  5. những tác giả điêu khắc có tiếng như: Tạ Quang Bạo, Hứa Tử Hoài, Trần Tuy, Nguyễn Duy Độ, Trần Hùng, Lê Liên, Nguyễn Văn Quế... Cùng với công tác giảng dạy, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã có một loạt sáng tác tượng nhỏ dựa trên phong cách điêu khắc gỗ Đình làng rất đặc sắc. Tuy nhiên, người ta biết đến ông bằng những tác phẩm mà ông đã sáng tác, trưng bày tại các triển lãm Mỹ thuật Mùa Xuân năm 1967, triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc năm 1973 đó là các tác phẩm: Thánh Gióng, Nguyễn Văn Trỗi, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Những người Mẹ - những người Chị, Cuộc chiến đấu tự vệ, Hồ Xuân Hương... điêu khắc của thế hệ thứ hai mở đường cho điêu khắc hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Hải đã tham gia Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc (1963 - 1973) và các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc: Đước tháng Tám - thạch cao, h=140cm (1985)... Các tác phẩm điêu khắc được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của nhà điêu khắc Nguyễn Hải thời kỳ ở Hà Nội là những tác phẩm điêu khắc quý của bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhiều tác phẩm điêu khắc của ông do điều kiện chiến tranh chỉ mới được thể hiện bằng thạch cao nay đã được bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chuyển thành chất liệu đồng như: Nguyễn Văn Trỗi, Thánh Gióng, Chiến thắng Điện Biên Phủ...
  6. Năm 1975 sau chiến dịch Hồ Chí Minh, đất nước hoàn toàn giải phóng, trong khí thế hân hoan vui mừng của nhân dân cả nước, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã sáng tác tác phẩm Mùa Xuân, đây là một tác phẩm thể hiện người phụ nữ Việt Nam tay bế con, tay dương cao súng trong hình tượng của người chiến thắng. Năm 1977, gia đình ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Trong điều kiện hòa bình, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã sáng tác và xây dựng nhiều tác phẩm tượng đài xuất sắc. Vào đầu năm 1980 ta có thể kể tới các tác phẩm: Thủ Khoa Huân - tượng đá Granit - h = 10m, được hoàn thành năm 1985 dựng tại ngã ba sông Bảo Định và sông Tiền thuộc Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang quê hương ông. Đây là tác phẩm bằng chất liệu đá đầu tiên được xây dựng nặng tới 25 tấn thể hiện được khí phách hiên ngang, kiên trung và bất khuất của Thủ khoa Huân, anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc. Cũng tại Tiền Giang, quê hương ông, ông còn xây dựng 3 tượng đài khác đó là: tượng đài Ba chiến sĩ Gang thép giải phóng quân (Chiến thắng ấp Bắc) - tượng Đồng bệ đá - cao 11m, hoàn thành năm 1998 với hình tượng của ba chiến sĩ: Đừng, Chiến và Sơn đã anh dũng hy sinh tại trận này, một chiến thắng lẫy lừng đánh bại chiến lược trực thăng vận và thiết xa vận của Mỹ Ngụy. Tác phẩm này có chiều cao 18m trong đó phần nhân vật là 12m được đặt tại nơi trận đánh diễn ra: ấp Bắc - xã Tân Phú - Huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang. Tiếp đó là tác phẩm tượng đài Rạch Gầm - Xoài Mút đặt tại huyện Châu Thành - Tiền Giang tượng đúc đồng, bệ đá cao 15m hoàn thành năm 2005 ghi nhận chiến công lẫy lừng
  7. của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Xiêm với ba nhân vật, Nguyễn Huệ - người anh hùng dân tộc và hai cận thần ngồi dương cung ở tư thế phòng thủ, một người nông dân trèo thuyền dẫn đường. Cũng ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã sáng tác và xây dựng tượng đài Trận Bến Lức cao 15 m đặt tại nghĩa trang Huyện Bến Lức tỉnh Long An. Tượng đài Chiến thắng Bàu Bàng đặt tại Bàu Bàng tỉnh Bình Dương. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải có nhiều tượng đài đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu nhất là quần thể tượng đài phù điêu đặt tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Trong quần thể này nổi bật là tượng Bà mẹ tổ quốc bằng chất liệu Đá cao 25m, dựng tại quận 9 hoàn thành năm 1990 hai bên là nhóm tượng Chiến sĩ vô danh cùng với nó là bức phù điêu lớn 300 năm Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích hàng trăm mét vuông. Có thể coi quần thể tượng đài của Nguyễn Hải ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh đã mở đầu cho nhiều quần thể tượng đài khác được xây dựng sau này. Cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, tượng đài Công nhân đấu tranh đã được xây dựng tại Ngã Bảy quận 10 cao 9m hoàn thành năm 1988 bằng đá Granit, Tượng đài Đuốc sống Lê Văn Tám đặt tại TP. Hồ Chí Minh... Vào những ngày kỷ niệm 49 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, được sự đồng ý của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã quyết định dựng tượng đài chiến
  8. thắng Điện Biên trên đồi D1, một trong những quả đồi ghi nhiều chiến tích của quân đội ta tại chiến trường Điện Biên Phủ nay thuộc thị xã Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Tác phẩm được lựa chọn để dựng là tác phẩm Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhà điêu khắc Nguyễn Hải sáng tác năm 1963 được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, và là một tác phẩm được giới Mỹ thuật đánh giá cao. Sau khi được lựa chọn, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã tiến hành làm phác thảo mới cho phù hợp với ngôn ngữ của tượng đài đặt trên đồi D1. Tại Bảo tàng Không quân Hà Nội, các nhà điêu khắc của Công ty Mỹ thuật TW đã tiến hành phóng to tác phẩm lên hơn 10m. Tác phẩm được phóng to bằng đất này đã được nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, và Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao bởi ngôn ngữ tạo hình và nội dung tư tưởng mà tác phẩm đã chuyển tải. Có thể nói nhà điêu khắc Nguyễn Hải là tác giả có tượng đài được xây dựng nhiều nhất ở Việt Nam. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải nổi tiếng không chỉ ở những tác phẩm tượng đài mà trong những năm sáu mươi và bẩy mươi của thế kỷ hai mươi ông đã sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc mở đầu cho sự cách tân ngôn ngữ điêu khắc Việt Nam hiện đại. Từ năm 1957 đến năm 1963 ngay trong thời gian học tập ở nhà trường ông đã có nhiều tác phẩm được đánh giá cao như: tượng Công nhân (1957), Đài hòa bình (1962), Cuộc chiến đấu tự vệ, Những người chị, người mẹ, Công nhân mỏ, đó là
  9. những tác phẩm gắn bó với công cuộc xây dựng miền Bắc và ước vọng hòa bình thống nhất của nhân dân cả nước. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, trong điều kiện gian khổ về vật chất, ông vừa làm công việc giảng dạy, vừa liên tục sáng tác nhiều tác phẩm mới với ngôn ngữ điêu khắc hoành tráng, bề thế mà mang dấu ấn riêng. Các tác phẩm của ông nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi những chiến công của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những huyền thoại anh hùng của dân tộc, về Bác Hồ kính yêu, về những người mẹ, người chị những người phụ nữ anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang, và tố cáo tội ác của giặc Mỹ ta có thể kể đến tác phẩm như: Chiến thắng Điện Biên Phủ, Anh Trỗi (1972), Chiến thắng mùa xuân, Du kích Đồng Tháp, Thần đồng, Bác Hồ về biên giới, Bác Hồ nhà thơ, Thánh Gióng (1972), Hồ Xuân Hương, Mẹ con chim câu, Thiếu nữ xanh, Tội ác phố Khâm Thiên... Tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Hải là những tác phẩm xuất sắc về kháng chiến và cách mạng, ông đã có nhiều tìm tòi sáng tạo, có một phong cách riêng độc đáo, có ảnh hưởng sâu rộng và mở ra một hướng mới cho ngành điêu khắc. Nhiều tác phẩm được đánh giá cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Nhiều tác phẩm của ông đã được trao tặng những giải thưởng xứng đáng hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
  10. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Hội đồng nghệ thuật, Ủy viên Ban chuyên ngành điêu khắc Hội MTVN khóa II (1983 - 1989). Ông là tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật, sống giản dị, gần gũi chân thành với bạn bè, đồng nghiệp, được công chúng và giới Mỹ thuật kính trọng. Trong quá trình sáng tác nhiều tác phẩm của ông đã dành được những giải thưởng xứng đáng như các tác phẩm: tượng Công nhân (1957), tượng đồng Anh Trỗi (1972), tượng Cô tiên bắt cá - đã đạt giải thưởng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh năm 1985, Giải nhất cuộc thi đồ án Nghĩa trang liệt sĩ TP.Hồ Chí Minh. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhì, Huân chương chống Mỹ hạng Nhất. Năm 2001 Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tặng nhà điêu khắc Nguyễn Hải giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2) cho các tác phẩm: Nguyễn Văn Trỗi - tượng đồng, Gióng - tượng thạch cao (1973), Chiến thắng Điện Biên Phủ - nhóm tượng đài, Mùa xuân chiến thắng 1976, Đài tưởng niệm hòa bình - đá cẩm thạch (cao 5m). Ông là tác giả ít tuổi nhất và là tác giả duy nhất tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội sau năm 1954 được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. Nguyễn Hải là nhà điêu khắc hàng đầu của nền Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, những tác phẩm điêu khắc tượng đài và tượng tròn xuất sắc của ông là những tác phẩm về
  11. đề tài kháng chiến và cách mạng. Ông có nhiều tìm tòi sáng tạo, có phong cách riêng độc đáo, là người cách tân nghệ thuật điêu khắc hiện đại Việt Nam, có ảnh hưởng sâu rộng tới các thế hệ kế tiếp và mở ra một hướng đi mới cho ngành điêu khắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2