intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cạm bẫy luôn chờ doanh nhân mới

Chia sẻ: Le Phuong Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

122
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hy vọng thường tới sau mỗi dịp năm mới. Một số người sẽ cảm thấy yêu quý hơn những công việc tẻ nhạt hàng ngày. Nhiều chủ nhà dọn dẹp nhà kho ẩm mốc, còn một số cô gái có can đảm cắt đứt quan hệ với chàng người yêu bê tha hoặc bất tài. Nhưng một số người lại từ bỏ công việc làm thuê để lập doanh nghiệp cho bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cạm bẫy luôn chờ doanh nhân mới

  1. Những cạm bẫy luôn chờ doanh nhân mới Không thèm viết kế hoạch kinh doanh, muốn có lãi ngay, thích kiểm soát mọi hoạt động của công ty là những sai lầm có thể bóp chết doanh nghiệp mới thành lập Hy vọng thường tới sau mỗi dịp năm mới. Một số người sẽ cảm thấy yêu quý hơn những công việc tẻ nhạt hàng ngày. Nhiều chủ nhà dọn dẹp nhà kho ẩm mốc, còn một số cô gái có can đảm cắt đứt quan hệ với chàng người yêu bê tha hoặc bất tài. Nhưng một số người lại từ bỏ công việc làm thuê để lập doanh nghiệp cho bản thân.
  2. Lập công ty là công việc đầy mạo hiểm trong mọi môi trường. Nó đòi hỏi tầm nhìn, vốn, sự can đảm, lòng tin và thậm chí cả tính kiêu ngạo. Trên thực tế, sự thiếu tự tin có thể bóp chết một công ty non trẻ. Nhưng quá tự tin đến mức thái quá cũng sẽ đẩy các doanh nhân mới vào những sai lầm tai hại. Làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa tự tin và kiêu căng? Theo các chuyên gia của tạp chí Forbes, có 10 cạm bẫy cổ điển mà người mới gia nhập thương trường nên tránh. 1. Coi thường kế hoạch kinh doanh Bạn nghĩ rằng kế hoạch kinh doanh là thứ chỉ dành cho các nhà đầu tư? Nếu quả thật bạn nghĩ vậy thì chắc chắn bạn sai. Kế hoạch kinh doanh là thứ đầu tiên và cơ bản nhất mà mọi doanh nhân cần có. Soạn thảo kế hoạch kinh doanh buộc các tân doanh nhân suy nghĩ về mọi vấn đề cơ bản từ tài chính, tiếp thị cho tới nhân sự. Kế hoạch kinh doanh cũng giúp bạn truyền tải tầm nhìn và quan điểm kinh doanh tới những người làm thuê, kế toán viên, luật sư, đối tác và những đối tượng khác. Ngoài ra, việc viết kế hoạch kinh doanh cũng cho phép doanh nhân đánh giá khả năng hoạt động của công ty. Nếu ai đó không thể đánh giá hoạt động của công ty, chắc chắn người ấy không thể quản lý nó.
  3. 2. Phải có lãi ngay Một người nghiên cứu thành công một loại thuốc chống hói mới và nghĩ rằng nó thật sự ưu việt hơn hẳn những loại thuốc chống hói hiện có. Vì thế anh ta quyết định thành lập công ty để sản xuất thuốc chống hói mới và tin chắc sẽ hốt bạc trong tương lai gần. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của một cá nhân. Những người bị hói chưa chắc chấp nhận mức giá mà vị doanh nhân kia đưa ra, hoặc không quan tâm tới sản phẩm bởi họ chưa biết nhiều về nó. Có thể vị doanh nhân vẫn bán được sản phẩm, nhưng với mức giá thấp đến nỗi anh ta không có lãi sau khi trừ chi phí sản xuất, tiếp thị và phân phối. Có thể sản phẩm của bạn rất tốt và rẻ, song bạn sẽ khó thành công
  4. nếu chưa hiểu thị trường. Vì thế, thay vì tưởng tượng tới một viễn cảnh sáng lạn, việc đầu tiên mà bạn cần làm là nghiên cứu thị trường và đánh giá cơ hội của sản phẩm hoặc dịch vụ mới. 3. Sản phẩm hoàn hảo nên chẳng cần tiếp thị Ngày nay người ta thường nhắc đến một thuật ngữ khá phổ biến là “tiếp thị miệng”. Có thể hiểu nôm na thuật ngữ này như sau: “Chúng ta không tiến hành hoạt động tiếp thị, nhưng sản phẩm của chúng ta tuyệt vời đến nỗi mọi người sẽ biết tới nó thông qua tiếp thị miệng và các mạng xã hội”. Nhưng thực tế không đúng như thế. Tiếp thị miệng chỉ thực sự phát huy tác dụng sau khi công ty tiến hành một dạng tiếp thị nào đó và chi những đồng tiền thực. 4. Ta chẳng có đối thủ cạnh tranh Những nhà đầu tư mạo hiểm nghe câu nói này hàng trăm lần. Có một thực tế mà mọi doanh nhân mới nên biết: Đối thủ cạnh tranh có thể là nhà sản xuất sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác biệt nhưng có thể thay thế sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu bạn không thể xác định được đối thủ cạnh tranh thì có thể do hai nguyên nhân:
  5. Bạn không tìm kiếm họ hoặc chẳng có thị trường nào dành cho sản phẩm, dịch vụ của bạn. 5. Tôi phải kiểm soát mọi hoạt động của công ty Vô số công ty có khởi đầu đầy hứa hẹn nhưng chẳng bao lâu sau rơi vào cảnh phá sản do thiếu vốn đầu tư. Nguyên nhân là người sáng lập công ty không chịu nhường vị trí giám đốc điều hành cho một người có kinh nghiệm và tài năng hơn để nhận một khoản đầu tư lớn. Những doanh nhân ít vốn nhưng thích làm giám đốc điều hành nên nhớ rằng trong nhiều trường hợp họ nên hy sinh lợi ích trước mắt để bảo đảm sự tồn tại của công ty. 6. Chúng ta quá khôn ngoan nên các hãng lớn chẳng làm gì được Thông thường các công ty lớn không phải là hiểm họa đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp mới bởi cơ hội của các doanh nghiệp mới quá nhỏ để có thể đe dọa vị thế hàng đầu của họ. Phục vụ tốt một bộ phân khách hàng tương đối nhỏ có thể tạo ra mức lợi nhuận thấp song bền vững. Nhưng một công ty tin học mới gặt hái một vài thành công không nên tự mãn tới mức cho rằng họ đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với những “đại gia” như Microsoft hay IBM. Nếu một chủ doanh nghiệp mới nào đó nghĩ
  6. như vậy, tốt hơn anh ta không nên để các nhà đầu tư biết, kẻo họ lại nghĩ họ đang gửi gắm tiền tiết kiệm cho một doanh nhân không thực tế. 7. Sản phẩm của ta nhiều tính năng hơn mọi đối thủ Một công ty tìm tất cả tính năng của những sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường rồi gộp tất cả những tính năng ấy vào một sản phẩm mới. Sau đó chủ công ty tin rằng sản phẩm của anh ta sẽ giành lợi thế trên thị trường vì nó sở hữu nhiều tính năng hơn mọi sản phẩm cùng loại. Nhưng thực tế là việc tiếp thị hàng đống tính năng chỉ khiến khách hàng cảm thấy bối rối. Đấy là chưa kể tới việc bạn sẽ phải chi hàng núi tiền để chuyển sang sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Trong nhiều trường hợp sản phẩm càng đơn giản càng dễ bán. 8. Ta có lợi thế của người đi trước Câu này có vẻ đúng, nhưng thực tế là chúng ta chỉ duy trì được lợi thế của kẻ tiên phong nếu công ty sở hữu bằng sáng chế hay một thứ gì đó mang lại ưu thế lâu dài. Trong trường hợp ngược lại, chính bạn cũng chẳng rõ bạn có lợi thế gì. 9. Chỉ nên mạo hiểm bằng tiền của người khác
  7. Đầu tư tiền túi là cách để bạn cho các cổ đông của công ty thấy sự khác biệt giữa khái niệm "tham gia" và "cam kết" trong kinh doanh. Mọi cổ đông đều muốn nhìn thấy chủ doanh nghiệp đầu tư bằng tiền riêng để thể hiện mức độ "cam kết". Vì thế bạn không nên nghĩ "tôi chả việc gì phải mạo hiểm bằng tiền của mình". 10. Có thể thư giãn khi công ty có lãi Công việc thực sự của một doanh nhân chỉ thực sự bắt đầu khi công ty có thu nhập. Nhưng ngay sau đó bạn sẽ phải làm vô số việc như quản lý các ngân quỹ, thực hiện các kế hoạch, truyền cảm hứng cho nhân viên. Mọi nhà đầu tư sẽ cảm thấy bất an nếu chủ doanh nghiệp có tư tưởng hưởng thụ khi công ty mới bắt đầu có lãi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2