intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai)

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

237
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai) Chúng ta xây dựng những kiểu ý nghĩ vô ích theo từng biểu thời gian có thể nhận thức được. Một chiếc bẫy tư duy có thể trói buộc chúng ta chỉ trong một khoảnh nào đó khắc hoặc cũng có thể là suốt cuộc đời. Tác hại của cả hai loại bẫy này là như nhau. Do tính chất ngắn ngủi nên sự lãng phí thời gian và sinh lực mà những chiếc bẫy tạm thời gây ra rất khó nhận biết và điều chỉnh. Chúng đến và đi trước khi ta nhận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai)

  1. Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai)
  2. Chúng ta xây dựng những kiểu ý nghĩ vô ích theo từng biểu thời gian có thể nhận thức được. Một chiếc bẫy tư duy có thể trói buộc chúng ta chỉ trong một khoảnh nào đó khắc hoặc cũng có thể là suốt cuộc đời. Tác hại của cả hai loại bẫy này là như nhau. Do tính chất ngắn ngủi nên sự lãng phí thời gian và sinh lực mà những chiếc bẫy tạm thời gây ra rất khó nhận biết và điều chỉnh. Chúng đến và đi trước khi ta nhận thức được những hành vi của mình. Kết quả là chúng càng xuất hiện nhiều hơn. Một công dân thành thị của thế kỷ XXI có thể hoàn toàn thoát khỏi cái bẫy tư duy kéo dài hơn vài phút trong một khoảng thời gian nhất định hay không vẫn còn là một nghi ngờ. Tác hại tích lũy trong suốt một ngày từ những cái bẫy nhỏ này sẽ gây ra sự suy kiệt khó lường Khuếch đại Bẫy khuếch đại là khi chúng ta làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết để đạt được mục đích, như khi lấy một chiếc búa tạ để đập chết một con ruồi. Đây là sai lầm trái ngược với việc bỏ ra quá ít công sức để nhận lại nhiều hơn. Sự thái quá cũng là một sai lầm. Đối với mỗi loại công việc sẽ có một mức công sức tương xứng phải bỏ ra. Nếu bỏ quá ít công sức, ta sẽ không đạt được mục tiêu. Và nếu bỏ ra quá nhiều, ta sẽ lãng phí những nguồn lực của mình. So sánh giữa cố chấp với khuếch đại, ta sẽ xác định rõ đặc điểm của cả hai loại bẫy này. Khi khuếch đại, kết quả công việc mà ta đang hướng đến vẫn giữ nguyên giá trị, nhưng những nỗ lực mà ta bỏ ra lại không có tác dụng xúc tiến quá trình hình thành nên kết quả đó. Khi ta cố chấp, nỗ lực bỏ ra có thể giúp ta tiến đến mục tiêu một cách hiệu quả, song ta lại không có lý do để thực hiện điều đó. Ta cố chấp khi cứ tiếp tục tham gia một trò chơi đã quá vô vị. Ta khuếch đại khi dành quá nhiều thời gian để tham gia một trò chơi mà ta vẫn còn cảm thấy thích thú. Khuếch đại là khi ta cứ lặp đi lặp lại một bài thuyết trình quá nhiều lần đến nỗi những câu từ trở nên tẻ nhạt và đáng chán; khi bỏ ra một trăm đô-la để làm cho đề án chi tiêu trở nên chính xác hơn 10 đô-la hoặc khi ta mang theo quá nhiều hành lý cho chuyến du lịch vì muốn chuẩn bị cho một tình huống mà chưa chắc là có xảy ra hay không, đó là: sẽ thế nào nếu ta được mời tham gia một trận bóng ngay giữa khu rừng Papuan? Làm ra được nhiều tiền hơn khả năng chi tiêu cũng là một sự khuếch đại khiến một số người phải đánh đổi bằng chính mạng sống của họ.
  3. Đặc điểm nổi bật của khuếch đại là phương tiện vượt quá mức cần thiết để đạt được kết quả. Việc ta có khuếch đại hay không phụ thuộc vào những điều mà ta muốn đạt được. Làm ra nhiều tiền hơn khả năng chi tiêu sẽ là một cái bẫy nếu như mục đích của ta chỉ là để có thể mua được những thứ ta muốn. Tuy nhiên việc đó có thể hoàn toàn phù hợp với những giá trị của bản thân nếu mục đích của ta là niềm vui thú khi chơi trò chơi tiền bạc. Khúc dạo đầu trước khi quan hệ thể xác của một người đàn ông kéo dài hơn mức cần thiết không được xem là sự khuếch đại – trừ khi mối quan tâm duy nhất của anh ta là việc tái sản xuất tinh trùng. Ngay cả việc đập chết một con ruồi bằng chiếc búa tạ cũng có thể được xem là thích hợp nếu ta cảm thấy cần phải làm như vậy. Mặc khác, chưa chắc chúng ta mang quá nhiều hành lý dư thừa vì mục đích chơi thể thao hoặc vì không cảm thấy hứng thú với công việc thu xếp hành lý. Tuy nhiên, điều đó chưa từng xảy ra. Có rất nhiều việc mang đến cơ hội vô tận cho sự khuếch đại. Bất kể chúng ta đã bỏ bao nhiêu công sức để theo đuổi các mục tiêu thì vẫn có khả năng ta bỏ thêm nhiều công sức nữa để đạt được những mục tiêu đó. Nếu muốn trở nên giàu có, ta sẽ có cơ hội kiếm thêm tiền. Ta luôn có thể lặp lại bài thuyết trình thêm một lần nữa. Nếu tiếp tục chú ý, ta có cơ hội ghi nhiều điểm hơn trong trò chơi Ghép chữ. Và khi ta ra một quyết định, luôn có thêm những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định đó. Sau khi so sánh danh tiếng, khả năng và kiến trúc của một vài trường đại học, có thể ta cũng sẽ do dự trong việc lựa chọn nơi thích hợp nhất. Khi bàn bạc về các lựa chọn này với một tá người, ta có thể luôn suy ra được ý kiến thứ mười ba. Đương nhiên, có một nguyên tắc để thu hẹp các ý kiến phản hồi. Công sức mà ta bỏ ra để kiếm được 2 triệu đô-la có thể sẽ không tương xứng với những gì mà số tiền đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Và sự cân nhắc giữa các trường đại học không mang lại ý nghĩa gì đáng kể hoặc chắc chắn, và vì thế nó cũng không tương xứng với công sức đã bỏ ra để phân tích, cân nhắc. Đây chính là nơi sự khuếch đại bắt đầu. Thỉnh thoảng, ta xa rời quan điểm này do bị thuyết phục bởi ý nghĩ rằng không bao giờ ta có thể thật sự chắc chắn về sự vô ích khi nỗ lực nhiều hơn. Chúng ta biết rằng, thêm một phút nhìn vào bảng chữ của trò chơi ghép chữ, ta sẽ có thể ghi thêm điểm. Ý kiến của người thứ 13 có thể tốt hơn 12 ý kiến trước đó. Nỗ lực thêm một chút có thể sẽ tạo ra một kết quả quyết định – cũng có thể kết quả quyết định là nỗ lực kế
  4. tiếp và kế tiếp nữa. Với lập luận này, có thể đi đến một kết luận là chúng ta nên theo đuổi trò chơi Ghép chữ mãi mãi cũng như nên tư vấn ý kiến của từng người một trên khắp thế giới về những chọn lựa của chúng ta. Sai lầm của lối suy nghĩ này nằm ở chỗ những phân tích về công sức bỏ ra – kết quả nhận được lại hoàn toàn không xét đến lượng công sức đã bỏ ra. Đúng là, ta có khả năng nhận được lợi ích nhiều hơn từ những nỗ lực cộng thêm. Tuy nhiên, nỗ lực thêm nghĩa là chúng ta phải mất thêm thời gian và công sức. Vấn đề không phải là liệu việc nỗ lực thêm cho hoạt động hiện tại có đem lại lợi ích cho chúng ta hay không, mà là liệu nỗ lực đó có đem lại nhiều lợi ích hơn so với khi ta đem thời gian và công sức đó đầu tư vào một nơi khác. Đây chính là tiêu chuẩn để xác định thời điểm để từ bỏ công việc hiện tại. Đối với một số trường hợp, việc áp dụng tiêu chuẩn này dễ dàng hơn. Có những tình huống mà cái giá phải trả cho những nỗ lực cộng thêm thật sự vượt quá lợi ích có thể đạt được. Giả sử chúng ta phải ghé qua 9 nơi khác nhau trong một chuyến mua sắm. Trừ khi đã lên lịch trình trước, chúng ta sẽ đi lòng vòng một cách vô ích. Nhưng nếu ta cố vạch ra một lịch trình hoàn hảo với 320.880 phép hoán vị cho 9 điểm đến, thì thời gian dành cho việc tính toán này chắc chắn còn nhiều hơn thời gian đi lòng vòng ngoài đường. Đây là loại khuếch đại rõ nhất. Ta thậm chí không cần phải tìm hiểu xem liệu có thể thu được lợi ích từ thời gian đã được bỏ ra hay không. Tốt hơn hết là không đầu tư gì cả. Đó là sự mạo hiểm vô ích. Mặc khác, ta không thể nói chính xác khi nào thì sự thận trọng cân nhắc về các trường đại học sẽ biến thành sự khuếch đại. Nhưng ít nhất ta cũng nên biết từ bỏ việc cân nhắc này khi đã nhận thấy rõ rằng ta có thể dùng thời gian và công sức đó để làm một việc khác có ích hơn. Mặc dù sau đó có thể ta sẽ mắc phải một sai lầm. Nỗ lực thêm ngay sau đó có thể phần nào cho thấy sự khác nhau giữa thành công và thất bại. Thoát khỏi bẫy tư duy không có nghĩa là thông suốt mọi sự. Nhưng nếu bị mắc bẫy, ta có nhiều khả năng đi sai đường hơn. Một việc có thể được khuếch đại đến tận cùng theo một trong hai hướng – ngang hoặc dọc. Trong khuếch đại ngang, càng lúc ta càng nghĩ nhiều về những việc ta có thể thực hiện thêm để đạt được mục tiêu – phỏng vấn nhiều người hơn, trình bày bài thuyết trình thêm một lần nữa, tiếp tục chú tâm vào trò chơi Ghép chữ. Nỗ lực của
  5. chúng ta không bao giờ hoàn toàn vô giá trị, dù thế nào đi nữa. Vì thế ta tiếp tục cho rằng mình đang nỗ lực có ích. Vấn đề là trong cuộc sống, còn nhiều việc khác đáng để làm hơn là cứ dán mắt vào trò chơi Ghép chữ. Khuếch đại dọc càng kích thích sự tò mò hơn. Ở đây, trước khi hoàn thành một công việc chính, ta phải hoàn tất một việc phụ và trước khi làm xong việc phụ này, ta phải làm xong việc phụ của việc phụ này nữa..., cứ thế. Với mong muốn truyền đạt một cách chính xác khi thuyết trình, ta bắt đầu với việc định ra một điều kiện giới hạn và giới thiệu đến khán giả trước để tránh hiểu nhầm: Không phải tôi tự khẳng định điều này, nhưng - Trong khi đó, ta lại nhận thấy rằng ngay cả điều kiện giới hạn vừa nêu cũng có khả năng gây hiểu nhầm. Và thế là lại có một điều kiện giới hạn khác để làm sáng tỏ hơn: Không phải tôi tự khẳng định điều này - cũng không phải bất kỳ ý kiến nào khác về vấn đề này - nhưng – Đương nhiên, điều kiện giới hạn của điều kiện giới hạn này lại hoàn toàn có thể bị hiểu sai: Không phải tôi tự khẳng định điều này - cũng không phải bất kỳ ý kiến nào khác về vấn đề này – đương nhiên là tôi có thích hơn – nhưng – Bằng cách này, chúng ta đã rời xa mục tiêu ban đầu là xem xét nguồn gốc của các khế ước xã hội, ý nghĩa cuộc sống và định nghĩa như thế nào là “định nghĩa”. Hoặc là, giả sử chúng ta đang thử quyết định xem nên mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô vừa với túi tiền của mình hay là một biệt thự lộng lẫy như trong mơ. Ta lập luận rằng lựa chọn của ta phụ thuộc rất lớn vào sự bảo đảm tài chính của bản thân trong tương lai. Thế nhưng ta không thể biết liệu trong tương lai, khả năng tài chính của mình sẽ thế nào cho đến khi biết được ngành nghề của chúng ta trong nền kinh tế sẽ thịnh vượng lâu dài ra sao. Khả năng thịnh vượng của ngành nghề đó lại phụ thuộc vào giá cả năng lượng. Giá năng lượng dựa trên chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử sắp tới. Cuộc bầu cử lại được quyết định bởi những quan điểm về quyền của người đồng giới…
  6. Kết quả của khuếch đại dọc là một sự dịch chuyển ngày càng đi ngược lại mục tiêu ban đầu. Càng cố gắng, càng có nhiều việc phải giải quyết. Giữa khởi đầu và kết thúc là một vực sâu không đáy. Trong trạng thái đầy đủ nhất, sự khuếch đại cùng lúc mở ra cả hai hướng – dọc và ngang. Một công việc đẻ ra nhiều việc phụ, mỗi việc phụ muốn được hoàn tất lại đòi hỏi ta phải hoàn tất thêm vô số việc phụ khác của nó, và cứ thế. Sự gia tăng tư duy này liệu có thật sự tồn tại? Sự thiếu quả quyết cố hữu này xuất phát từ đâu? Nếu sự do dự không nằm ngoài việc tìm ra một lựa chọn thay thế tương xứng, ta chỉ cần tung một đồng xu để quyết định phải làm gì. Không có lý do gì để chần chừ mãi như vậy. Ta chần chừ là bởi vì ta không biết liệu lựa chọn thay thế có thật sự tương xứng hay không. Ta không biết tí gì về giá trị của nó. Ta bị lạc trong những phép tính vô tận. Tích lũy là một hình thức khuếch đại dọc đặc biệt. Chúng ta rơi vào chiếc bẫy tinh vi này khi mục tiêu nhường chỗ cho mức độ nhận thức. Ai cũng biết rằng việc mang thai không đòi hỏi chủ thể phải có học vị, bằng cấp này nọ. Và cũng không đi đến một quyết định – đã quyết định, rằng công việc được hoàn thành. Nhưng nếu mục đích của chúng ta là sự giàu có, nổi tiếng, hiểu biết, quyền lực hay đức hạnh, thì sẽ chẳng có một biểu hiện rõ ràng nào về mặt tri thức. Một nhà triệu phú được xem là giàu có so với một người bình thường. Nhưng các triệu phú có khuynh hướng nhìn vào các triệu phú giàu có hơn họ để làm tiêu chuẩn so sánh. Nhìn nhận của chúng ta về sự hiểu biết, quyền lực và đức hạnh cũng bị ảnh hưởng tương đối theo cách đó. Nếu một loài cây cỏ cũng có thể được nâng lên ngang với vị trí của một con người, nó có thể tự xem mình là thánh. Nhưng chỉ là trong chốc lát. Thực tế không có một sức mạnh nào khiến ta cảm thấy mạnh mẽ quá lâu, cũng không thể trải nghiệm mãi một sự nhận thức trong một thời gian quá dài. Đạt được những mục tiêu không giới hạn này ở một mức độ nào đó, hơn là đề cao một kết quả cho quá trình cố gắng của chúng ta, chắc chắn sẽ trở thành một cơ hội để ta nâng tiêu chuẩn thành quả đạt được của mình. Mỗi bước tiến sẽ khiến mục tiêu lùi lại một bước. Vì thế ta không bao giờ đến được mục tiêu. Nhiều sinh mạng đã từ giã cuộc đời chỉ vì những cuộc hành trình không có kết quả này. Hiện tượng tái diễn kỳ lạ này xảy ra trong bẫy khuếch đại cũng như trong vài loại bẫy khác. Biểu hiện bề ngoài là như nhau trong tất cả mọi trường hợp. Chúng ta
  7. thực hiện lại một lần nữa công việc đã hoàn thành. Nếu là trường hợp khuếch đại, ta lặp lại với mục đích đảm bảo chắc chắc và chắc chắn hơn nữa rằng công việc đã thật sự hoàn tất. Sau hết, luôn có khả năng ta đã bỏ sót điều gì đó. Ngay cả khi ta nhớ lại rằng mình đã làm xong tất cả mọi việc, ký ức vẫn có thể nhầm lẫn. Vì vậy ta làm lại tất cả. Thế nhưng bằng cách đó, ta không đạt đến trạng thái tuyệt đối chắc chắn. Vẫn còn có thể cải thiện được. Do đó ta làm lại lần thứ ba… Tái diễn là một một loại khuếch đại vô tận theo chiều ngang. Ta chuẩn bị đầy đủ cho một chuyến đi. Ta sửa soạn hành lý, cho thú cưng ăn, tưới cây, tháo điện thoại bàn, kiểm tra vòi nước, khóa cửa sổ và cửa chính… Mọi việc đều đã chu toàn. Song rất có thể ta vẫn còn quên một thứ gì đó. Có thể ta là quên lấy theo kem đánh răng. Vì thế ta kiểm tra lại từng thứ: kem đánh răng, thú cưng, cây cảnh, cửa sổ, cửa chính… Tuy vậy ta vẫn xem lại lần thứ hai. Về bản chất, tình huống vẫn không thay đổi. Vì vậy, nếu ta có khuynh hướng xem lại những thứ đã chuẩn bị trước đó, ta sẽ có khuynh hướng thực hiện tương tự: kem đánh răng, thú cưng, cây cảnh, cửa sổ, cửa chính… Ta cứ lặp đi lặp lại như thế với cùng một xuất phát điểm. Ý nghĩ đó sẽ theo ta đến tận khi ta đặt chân đến phi trường – ý nghĩ về một chu trình vô tận: kem đánh răng, thú cưng, cây cảnh, cửa sổ, cửa chính… kem đánh răng, thú cưng, cây cảnh, cửa sổ, cửa chính… Sự tái diễn hợp lý ở chỗ, với mỗi lần kiểm tra lại, ta sẽ hạn chế được sai sót. Trong một số trường hợp, chẳng có gì phải nghi ngờ. Chuỗi sai sót sẽ có cơ may được hạn chế đáng kể nếu chúng ta kiểm tra lại và phát hiện ra sai sót như trong lần kiểm tra thứ hai. Tuy vậy, chúng ta phải đảm bảo giảm bớt sai sót. Mỗi lần kiểm tra lại khiến ta kém tự tin hơn so với lần trước. Điều đó rõ ràng tùy thuộc vào giá trị của việc kiểm tra lại so với lợi ích của việc hạn chế sai sót dù ta có bỏ công kiểm tra 10 lần, 1 lần hay không hề kiểm tra gì. Trước khi xem xét kỹ lưỡng lần nữa sau hàng trăm lần kiểm tra nhằm hợp lý hóa 11 cent trong bảng cân đối thu chi, có thể ta sẽ tự hỏi liệu ta có thể sẵn lòng làm giúp ai đó việc tương tự với sổ séc của họ hay không. Nếu không, việc trừ bớt tổng số tiền trong bảng cân đối thu chi hoặc tìm một việc khác đáng làm hơn sẽ là hành động thông minh hơn nhiều. Hơn nữa, không phải lúc nào sự tái diễn cũng hạn chế bớt sai sót, dù nó có chính xác đi chăng nữa. Thông thường thì chúng ta đã đạt được mức độ chắc chắn mà con người có thể đạt được. Trong trường hợp này, sự tái diễn không mang lại bất cứ
  8. điều gì. Lấy ví dụ, nếu công việc bao gồm nhiều bước, thì ngay một lúc chúng ta không thể nắm hết các giai đoạn của nó được. Khi đã chuyển sang sửa soạn các dụng cụ vệ sinh cá nhân thì quần áo đã chuẩn bị trước đó không còn là mối bận tâm của chúng ta nữa. Ta phải tin vào trí nhớ của mình rằng khi chú tâm vào thu xếp quần áo thì suy nghĩ về thu xếp quần áo đã được hoàn tất. Nếu bây giờ ta cố giành lại trạng thái hoàn toàn sáng suốt ngay lập tức bằng cách xem xét lại giai đoạn trước đó của công việc chuẩn bị, ta sẽ không nhìn thấy được giai đoạn kế tiếp. Ta đã đạt đến mức độ bảo đảm chắc chắn nhất có thể đạt được khi nhớ lại rằng các giai đoạn khác của việc chuẩn bị coi như đã hoàn thành. Bây giờ, trong ý thức của ta không còn một dấu hiệu trực tiếp nào để khiến ta thực hiện việc xem xét. Tuy nhiên, ta không cần làm thế. Việc chuyển qua chuyển lại giữa các giai đoạn trước, sau sẽ không làm giảm đi tính chắc chắn trong suy nghĩ của chúng ta. Ta cũng không cần phải viết mọi thứ ra giấy hay cử một người cầm chiếc camera đi theo mình khắp nơi. Viết ra giấy hay thu vào máy quay phim thì trong một thời điểm ta cũng chỉ có thể đọc/xem lại duy nhất 1 mục trong số đó. Khi xem đến mục cuối cùng, ta sẽ quên mất mục đầu tiên. Vì thế ta lại trở về điểm xuất phát, nhờ vào sự hồi tưởng để hình dung mọi việc dường như đã đâu vào đó trong khi đang đọc lạ/xem lại những gì đã được viết ra/ghi lại. Tạo ra một danh sách như thế có thể cho ta sự tự tin tối đa. Nhưng nếu đã tin tưởng và rồi còn tạo ra cái danh sách như vậy nữa với hy vọng càng bảo đảm chắc chắn hơn nữa trạng thái sáng suốt tức thì, ta sẽ rơi vào bẫy. Ta sẽ nhận thấy rằng khi đọc đi đọc lại danh sách để đảm bảo mọi thứ đã được liệt kê hết trong đó, thi cũng không khác gì lúc ta lặp lại tất cả mọi thứ trong đầu mà không cần đến danh sách đó. Cùng là một cái bẫy như nhau. Có khác chăng chỉ là phương tiện biểu lộ. Rơi vào bẫy tái diễn đặc biệt dễ dàng khi việc đạt được hay không đạt được mục tiêu là khó xác định. Khi đi đến một cửa hàng, ta cảm thấy có rất ít nhu cầu phải dõi theo những bước chân của mình nhằm đảm bảo đã đi đúng chỗ. Nhưng khi ta muốn được người khác yêu mến, khả năng đạt được điều đó có thể không rõ ràng ngay cả khi tất cả các dấu hiệu chứng minh đã đựơc thu thập đầy đủ. Tuy vậy, nếu ta có thể thu thập được tất cả các dấu hiệu chứng minh thì sẽ không còn việc gì để thực hiện nữa – ngoại trừ việc lặp lại. Đó là lý do giải thích tại sao có nhiều người luôn đòi hỏi ở bạn đời những hành động và lời nói chứng minh tình yêu của họ hết lần này đến lần khác.
  9. Một người chồng hay ghen có thể nhớ lại chính xác những bước đi của vợ mình hết lần này đến lần khác với một nỗ lực vô ích nhằm loại trừ khả năng không chung thủy. Những người này không hiểu đúng về sự vô ích tuyệt đối trong hành động của họ, cho dù nhu cầu của họ có thể là gì đi nữa. Đôi khi các dấu hiệu chứng minh không đủ để phục vụ cho các mục đích của chúng ta. Thật không may khi điều đó xảy ra. Thế nhưng ta sẽ chẳng đạt được điều gì nếu cứ lặp đi lặp lại cùng một hành động. Trong quá trình theo dõi và nắm bắt những hình thức khác nhau của khuếch đại trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi việc dừng lại công việc đang làm và tự hỏi bản thân xem liệu những nỗ lực của chúng ta có thật sự cần thiết để giúp đạt được mục tiêu hay không là rất hữu ích. Thời điểm tốt nhất để tự chất vấn là khi ta nhận thấy mình đang nỗ lực rất tích cực nhưng lại không hoàn tất được nhiều việc. Tuy nhiên, cố gắng đo đếm một cách chính xác các lợi ích và công sức bỏ ra thường không phải là một lựa chọn hay, trừ khi khả năng thành công là lớn. Thực tế, hoạt động này có thể dễ dàng biến thành một sự khuếch đại khác nữa. Thật vô nghĩa khi tiến hành những cuộc kiểm tra thường xuyên và kéo dài đối với một công việc chỉ cần 3 phút để hoàn tất. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta hoàn thành việc kiểm tra đó trong vòng 3 phút, cho dù công sức ta bỏ ra có ích hay không. Chúng ta thường phát hiện sự khuếch đại thông qua chính cảm giác mà nó mang lại. Như chúng ta đã biết, những công việc bị khuếch đại có một cấu trúc vô tận. Ta cứ trở đi trở lại điểm xuất phát, hoặc một việc luôn luôn kéo theo một việc khác. Những mê cung tư duy này khiến ta thật sự rối bời. Ta cảm thấy như thể đang ở trên một vòng quay ngựa gỗ hoặc đang bị rơi vào một hố sâu không đáy. Loại cảm giác này chính là kẻ dẫn ta đến bẫy khuếch đại một cách chắc chắn hơn là những phân tích về nỗ lực bỏ ra – kết quả đạt được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2