intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều chưa biết về bệnh quai bị

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

96
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những điều chưa biết về bệnh quai bị Quai bị là hội chứng nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm tuyến nước bọt ở bé. Kết quả, má bé sẽ phình to ra kèm theo các biểu hiện sưng tấy. Dấu hiệu - Bé bị đau khi nhai, nuốt thức ăn. Bé khó khăn khi há miệng, miệng bé bị khô. - Bé chán ăn, ngại tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể bị nôn trớ liên tục. - Bé bị sốt, mệt mỏi - Một (hoặc cả hai) bên mặt của bé bị sưng to. Nguyên nhân Là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều chưa biết về bệnh quai bị

  1. Những điều chưa biết về bệnh quai bị Quai bị là hội chứng nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm tuyến nước bọt ở bé. Kết quả, má bé sẽ phình to ra kèm theo các biểu hiện sưng tấy. Dấu hiệu - Bé bị đau khi nhai, nuốt thức ăn. Bé khó khăn khi há miệng, miệng bé bị khô. - Bé chán ăn, ngại tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể bị nôn trớ liên tục. - Bé bị sốt, mệt mỏi - Một (hoặc cả hai) bên mặt của bé bị sưng to. Nguyên nhân Là do một loại virus có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua những hạt nước bọt li ti bắn ra từ miệng hoặc mũi người mắc bệnh. Ngoài ra, virus này cũng có thể lây khi người bệnh dùng chung khăn mặt, uống chung cốc… Biến chứng của quai bị Thông thường, quai bị sẽ khỏi hẳn sau khoảng 2 đến 4 tuần bé bị nhiễm bệnh. Trường hợp đặc biệt, quai bị có thể để lại biến chứng viêm tinh hoàn cho bé trai, teo buồng trứng ở bé gái. Ngoài ra, quai bị còn có thể là nguyên nhân khiến bé bị viêm não, viêm màng não, viêm tụy cấp… Hướng dẫn xử trí - Bé mắc phải quai bị cần được nghỉ ngơi, tốt nhất, bạn nên đặt bé trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. - Bạn không nên cho bé ra ngoài để đề phòng gió lạnh sẽ khiến vùng da sưng tấy ở bé càng trầm trọng hơn.
  2. - Bạn nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho bé. Nếu bé bị sốt, bạn có thể lau mát và cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Bạn nên tăng cường các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để bé không bị đau họng khi nuốt. Nếu bé bị đau khi há miệng, bạn có thể cho bé sử dụng ống hút khi uống nước. Đồng thời, bạn nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng miệng bé sạch sẽ hàng ngày. - Để giảm đau cho bé, bạn có thể dùng một túi chườm nước nóng chườm nhẹ vào vùng má bị sưng của bé. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể ủ ấm một chiếc khăn mềm và chườm nhẹ vào vùng má sưng đau của bé. - Bạn nên cách ly bé với mọi người xung quanh vì chứng bệnh quai bị có khả năng lây lan. - Bạn không nên cho bé vận động, chơi đùa mạnh để tránh biến chứng. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám - Bé bị sốt cao co giật. - Bé bị đau bụng, nôn trớ dữ dội. - Bé bị sưng đỏ một bên “chim”. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào trị quai bị hiệu quả nhưng các bác sĩ có thể điều trị dứt điểm cho bé những biến chứng phát sinh như: Hạ sốt, đau bụng hoặc điều trị vùng kín sưng đỏ cho bé… Cách phòng ngừa - Bạn có thể cho bé tiêm 2 mũi vacxin phòng quai bị: Mũi thứ nhất khi bé 1 tuổi, mũi thứ hai khi bé 4 tuổi. - Tránh cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị để đề phòng bé bị lây nhiễm. Lưu ý: Người mẹ tuyệt đối tránh tiêm vacxin phòng quai bị trong quá trình mang thai. Bởi vì, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, vacxin này không an toàn cho thai phụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0