intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều nên "cẩn thận" khi mua và sửa chữa máy ảnh số

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

109
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những điều nên "cẩn thận" khi mua và sửa chữa máy ảnh số Ngày nay, việc mua và sở hữu một chiếc máy ảnh số (MAS) không còn quá khó khăn như trước. Tuy nhiên để chọn được máy phù hợp với như cầu, cũng như chế độ hậu mãi chu đáo thì chẳng phải dễ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các mẫu mã máy ảnh mới ra đời, và giá cả cũng hết sức đa dạng. Nếu như các đây vài năm, sở hữu một chiếc máy ảnh PnS đã là mơ ước của nhiều người,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều nên "cẩn thận" khi mua và sửa chữa máy ảnh số

  1. Những điều nên "cẩn thận" khi mua và sửa chữa máy ảnh số Ngày nay, việc mua và sở hữu một chiếc máy ảnh số (MAS) không còn quá khó khăn như trước. Tuy nhiên để chọn được máy phù hợp với như cầu, cũng như chế độ hậu mãi chu đáo thì chẳng phải dễ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các mẫu mã máy ảnh mới ra đời, và giá cả cũng hết sức đa dạng. Nếu như các đây vài năm, sở hữu một chiếc máy ảnh PnS đã là mơ ước của nhiều người, nhất là sinh viên hoặc người thu nhập trung bình, thì hiện nay điều đó là khá đơn giản. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua máy ảnh, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây. Bài viết không đề cập nhiều đến phần kỹ thuật cũng như tính năng của các loại máy, mà là các chú ý khi mua và quá trình hậu mãi.
  2. Phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân Nếu như bạn không thích sự cồng kềnh, và nhu cầu chỉ gói gọn trong việc muốn lưu lại những hình ảnh của những buổi đi chơi, tiệc tùng hoặc “chụp ảnh tự sướng” thì một chiếc PnS (máy ảnh du lịch) là hoàn toàn đáp ứng được.
  3. Thị trường máy ảnh số rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và thương hiệu. Hiện nay, các nhà sản xuất đều cố gắng tích hợp rất nhiều công nghệ vào máy PnS, khiến cho chức năng chụp của nó không thua kém nhiều so với máy chuyên nghiệp, thậm chí nhiều chức còn “hơn hẳn”
  4. như nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười... Vì vậy, vấn đề còn lại chỉ còn là giá cả sản phẩm. Với cùng mức giá thì chất lượng ảnh chụp từ các máy khác nhau cũng không chênh lệch nhiều. Với công nghệ hiện nay, chiếc máy du lịch là quá đủ cho như cầu chụp ảnh phổ thông.
  5. Đối với nhưng người bắt đầu bước chân vào “con đường” nhiếp ảnh, việc sở hữu máy PnS không còn đáp ứng được nhu cầu nữa mà hướng đến DSLR hoặc những dòng máy có tính năng cao cấp hơn. Việc này đồng nghĩa với chi phí bỏ ra khá lớn, cũng như cần trang bị kiến thức về đặc điểm của các dòng máy, trước khi quyết định rinh về. Nhiếp ảnh là một cuộc đua hết sức tốn kém, bởi vì các hãng sản xuất liên tục tung ra nhiều mẫu mới, với tính năng ngày một mạnh hơn, cũng như giá cả đắt đỏ của phụ kiện. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua chiếc DSLR đầu tiên, vì theo kinh nghiệm của nhiều người trong nghề, hầu hết họ sẽ gắn bó với thương hiệu ban đầu. Những thương hiệu như Canon hay Nikon luôn có một lương fan hết sức áp đảo hiện nay. Nên mua máy mới hay cũ?
  6. Máy ảnh mới bao giờ cũng là lựa chọn đầu tiên, nhất là những người sở hữu lần đầu tiên. Do còn ít kinh nghiệm nên sử dụng máy ảnh mới sẽ không phải băn khoăn nhiều về chuyện hỏng hóc do thao tác sai, “chạm” vào lỗi. Tuy nhiên máy mới thì giá bao giờ cũng cao hơn máy cũ, thậm chí là gấp đôi. Bạn nên mua máy mới tại các trung tâm phân phối chính hãng, bởi sẽ được hưởng chế độ hậu mãi tốt nhất, bên cạnh đó còn thường có thêm quà khuyến mại như bao da, thẻ nhớ. Một số cửa hàng điện máy lớn, có uy tín cũng là nơi tham khảo đáng tin cậy.
  7. Có thể tìm được một chiếc máy ảnh đã qua sử dụng phù hợp tại các cửa hàng sửa chữa. Nếu ngân quỹ của bạn không đủ để đáp ứng, một lựa chọn khác là mua máy ảnh đã qua sử dụng. Cũng giống như xe cộ hay các sản phẩm điện tử, máy ảnh sẽ mất giá khá nhiều sau khi bị “bóc tem” dù có thể còn rất mới. Nếu có thể mua từ người quen hoặc bạn bè là cách tốt nhất, vì yên tâm cả về chất lượng và giá cả. Nếu có hư hỏng hoặc đã qua quá trình sửa chữa, chí ít bạn cũng nắm được “tiền sử” bệnh tật của máy.
  8. Các chợ vỉa hè bán đồ điện tử cũng có thể tìm thấy những chiếc máy ảnh với giá cực rẻ! Một lựa chọn nữa là mua máy ảnh tại các cửa hàng máy ảnh hoặc hiệu sửa chữa. Cách mua này tương đối “mạo hiểm” vì người bán không dễ gì tiết lộ lý lịch cũng như bệnh tình máy. Thời hạn bảo hành cho
  9. các loại máy cũ cũng do từng cửa hàng quy định, có thể là 4 – 6 tháng, hoặc chỉ 1 – 2 tháng. Đây là khoảng thời gian khá ngắn ngủi để người sử dụng có thể nắm rõ về chiếc máy mình đang sử dụng. Tốt nhất, khi mua máy cũ, bạn nên tìm kiếm các địa chỉ có uy tín, và cần đi cùng người có nhiều kinh nghiệm để tránh bị hớ. Cẩn trọng khi sửa máy ảnh Máy ảnh dù mới, sau một thời gian sử dụng sẽ gặp phải một số vấn đề như: hư hỏng do va đập mạnh, ống kính, cảm biến bị mốc, bị xước, mạch điện tử bị ẩm… Do đó việc đem máy đến các cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, các thợ sửa chữa cũng có rất nhiều chiêu để qua mặt khách hàng, khiến chi phí phải trả lớn hơn nhiều.
  10. Máy ảnh là sản phẩm công nghệ khá khó tính, vì thế cần bảo quản và sử dụng đúng cách. Một lần, L.Chung (phóng viên một tờ báo) mang chiếc máy du lịch đến một cửa hàng sửa do máy ảnh bị rơi vào nước. Thợ sửa máy xem qua, lắc đầu bảo rằng máy hỏng rất nặng, họ rất bận, sửa máy sẽ lâu và rất khó. Cửa hàng báo giá 1 triệu đồng và hẹn 2 ngày đến lấy. Hai ngày sau khi “ngâm” máy, một thợ sửa tên Tiến (nhân viên cửa hàng) gọi điện thoại báo rằng phải thay một số bộ phận và thêm 200.000 đồng nữa. Chung nghe theo lời thợ máy Tiến, tuy nhiên sau khi
  11. ngâm máy 10 ngày, Chung vẫn liên tục bị thợ gọi điện để nâng giá vì theo họ: “Máy em hư nhiều, phải thay thêm”. Khi nhận lại máy, tổng số tiền mà chị phải trả đã lên đến 1,5 triệu đồng, bằng một nửa giá máy mới! Phiếu bảo hành một chiếc máy ảnh đắt tiền đôi khi lại đượcđơn giản hóa như thế này. Theo một thợ sửa chữa máy ảnh lâu năm, các thương hiệu máy ảnh số vào Việt Nam bán hàng ồ ạt nhưng
  12. chưa nhiều phòng kỹ thuật hoặc chi phí sửa chữa còn khá cao. Người bị hỏng máy thường tìm đến “thầy lang”. Xảo thuật đánh tráo linh kiện thường diễn ra khi thợ báo giá và người sửa máy không đồng ý giá, mang máy về. Dân sử dụng máy amateur không tài nào phát hiện ra. Do vậy, trước khi đi sửa máy, họ phải được tư vấn hoặc phải tìm hiểu thật kỹ nơi sửa chữa uy tín để “chọn mặt gửi vàng. Hiện nay, cũng có nhiều cửa hàng treo biển sửa máy ảnh số nhưng thực ra là cò nhận rồi mang cho thợ nơi khác sửa. Cò “ăn” đến 50 - 60%, còn thợ sửa máy chỉ được 30 - 40%. Do đó, người sửa máy phải trả một mức phí cao không đáng có. Vì vậy khách hàng nên vào cửa hàng nào mà tận mắt thấy phòng sửa máy và thợ sửa mới giao máy. Giữ máy ảnh bền lâu
  13. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn mới cần phải mang máy ra cửa hàng sửa chữa. Để giữ máy ảnh bền lâu, cho ra đời những bức ảnh đẹp thì bạn phải nắm vững một số quy tắc bảo quản và sử dụng máy cơ bản. - Tránh cho máy sự thay đổi nhiệt đột ngột. - Không giữ máy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao, rung, sốc và va chạm… (ngăn tủ quần áo, phòng lạnh, cốp xe…) vì làm giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng linh kiện trong máy (bo mạch, cảm biến). - Sau khi sử dụng máy trong môi trường nhiều hơi nước, độ ẩm cao (bãi biển, thác nước, băng đăng…) thì nên đưa tới trung tâm bảo hành để bảo dưỡng. - Không hướng ống kính MAS trực diện với nguồn sáng quá mạnh hoặc trực tiếp với ánh mặt trời vì sẽ làm hư hỏng bộ cảm biến. - Với MAS chuyên nghiệp cần có loại tủ chống ẩm
  14. mốc hoặc gói hút ẩm để bảo quản máy. - Nếu không sử dụng máy thường xuyên, thỉnh thoảng nên lấy máy ra để nơi khô thoáng khoảng 30 phút. Sau đó, vận hành máy trong khoảng 10 phút và vệ sinh máy, ống kính... - Cần trang bị loại túi chuyên dụng cho máy ảnh, để có thể dễ dàng mang đi mà không làm ảnh hưởng đến các kết cấu bên trong máy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2