Những mẩu chuyện cảm động về tấm lòng của vị Cha Già dân tộc
lượt xem 74
download
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về đức hy sinh, về tình yêu nước thương nòi vô hạn, điều đó không chỉ thể hiện qua cả cuộc đời vì nước, vì dân của Người mà còn qua muôn vàn cử chỉ và sự quan tâm cảm động đến đồng bào, đồng chí. Nhân dịp kỷ niệm 115 ngày sinh nhật Bác kính yêu, TCTC xin chọn giới thiệu đến bạn đọc vài mẩu chuyện trong vô vàn câu chuyện về trái tim nhân hậu và tấm lòng cao cả của Bác. "Cúng Hồ biết thuốc giỏi lắm!"...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những mẩu chuyện cảm động về tấm lòng của vị Cha Già dân tộc
- Những mẩu chuyện cảm động về tấm lòng của vị Cha Già dân tộc Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về đức hy sinh, về tình yêu nước thương nòi vô hạn, điều đó không chỉ thể hiện qua cả cuộc đời vì nước, vì dân của Người mà còn qua muôn vàn cử chỉ và sự quan tâm cảm động đến đồng bào, đồng chí. Nhân dịp kỷ niệm 115 ngày sinh nhật Bác kính yêu, TCTC xin chọn giới thiệu đến bạn đọc vài mẩu chuyện trong vô vàn câu chuyện về trái tim nhân hậu và tấm lòng cao cả của Bác. "Cúng Hồ biết thuốc giỏi lắm!" Thời kỳ mới về Pắc Bó, do phải giữ bí mật, Bác ít được tiếp xúc với đồng bào bên ngoài mà thường chỉ ra khu nhà đồng chí Đại Lâm (một cơ sở tin cậy của cách mạng ở Cao Bằng). Nhà đồng chí Đại Lâm rất đông anh em, nhiều con trẻ, nên gia đình chăm sóc không xuể. Hơn nữa, đời sống lại thiếu thốn, khó khăn hết sức dưới sự bóc lột của bọn thực dân, phong kiến nên có cháu đầu bị trốc lở mà không có thuốc chữa chạy. Thấy vậy, có hôm Bác bảo người nhà đun nước nóng rồi tự tay mình tắm, giặt và chữa bệnh cho các cháu. Với cháu bị trốc đầu, Bác chữa bằng cách đun nước nóng hòa muối rửa thật sạch chỗ lở trốc rồi lấy tro nóng trong bếp gói lại, ấp lên đầu cho khô vết thương. Bác làm việc này với tất cả sự tận tình và lòng thương yêu trẻ vô hạn. Chỉ trong thời gian ngắn, lở trốc trên đầu cháu bé đã lành hẳn. Dân bản xung quanh biết chuyện kháo nhau "Cúng Hồ biết thuốc giỏi lắm!". Đã hứa là làm Những người sống gần Bác đều nhận thấy Bác đã hẹn là có, đã hứa là làm. Bác hẹn đồng chí nào, giờ nào đến gặp Bác là đến đúng giờ ấy, Bác đã chờ sẵn. Bác đã hẹn gặp cán bộ, quần chúng nào thì dù mưa to bão lớn, dù đêm tối, đường sá khó khăn đến mấy Bác cũng đi bằng được tới nơi. Hồi ở Pắc Bó, có lần Bác chuẩn bị đi công tác thì một em bé trong số các em thường ngày vẫn quấn quít bên Bác, đòi Bác khi về mua cho một cái vòng bạc (các em miền núi thường rất thích đeo vòng bạc ở cổ tay). Bác hứa với em rồi chào tất cả mọi người và lên đường. Hơn hai năm sau Bác mới có dịp trở lại miền quê ấy. Mọi người mừng rỡ ra đón Bác, tíu tít hỏi thăm sức khoẻ của Người và không ai còn nhớ đến chuyện chiếc vòng của em bé năm xưa. Bỗng Bác đến bên em bé, từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao cho em rồi nhắc lại lời hứa năm nào. Thì ra, dù bận trăm công ngàn việc của cách mạng, Bác vẫn không quên lời hứa và ước mơ vô cùng nhỏ bé của một em thơ. Bát cháo trứng Một lần đi công tác xa trở về một làng gần biên giới vào lúc nửa đêm nhưng sáng hôm sau, Bác vẫn dậy sớm, lấy cuốc đào mương, xẻ rãnh, sửa sang lại chỗ lấy nước cho đồng bào. Rồi Bác nhờ mấy anh thanh niên cùng Bác khiêng một cái thuyền gỗ ra bờ suối, lấy máng bắc cho nước chảy vào. Nước đầy thuyền, Bác gọi hơn mười em bé đến, tự tay kỳ cọ cho từng cháu. Xong, Bác nhắc các bà mẹ hàng ngày nên năng tắm rửa cho các cháu để giữ vệ sinh, phòng bệnh tật. Thấy Bác làm việc nhiều, một đồng chí mang đến bát cháo để Bác dùng qua bữa sáng. Bác quay sang hỏi: Các cụ, các cháu đã ăn chưa? Các cụ thành thật trả lời: Chúng tôi đều đã ăn cháo trắng cả rồi. Bác đi đường xa mệt, lại làm việc từ sáng đến giờ, mời Bác xơi một bát cháo trứng cho khoẻ. Bác tỏ vẻ không vui: [B]Trong lúc đồng báo và các cháu đang sống khổ như thế này, không nên có chế độ đặc biệt cho bất cứ người nào Rồi Bác bưng bát cháo đến mời một bà cụ già nhất Thôi không cần nói gì nữa... Ngày 19/5/1949 là ngày sinh nhật lần thứ 59 của Bác. Đêm trước, mấy anh em ở cơ quan đã bí mật dán khẩu hiệu, treo ảnh chờ dịp Bác đến để chúc thọ Người. Buổi sáng, Bác đi qua nhìn thấy, mỉm cười không nói gì. Lại giống như mọi khi, Bác ung dung tập thể dục, đánh răng, rửa mặt và ngồi cặm cụi làm việc. Anh em lặng lẽ tập hợp đến chỗ Bác ngồi chuẩn bị chúc thọ. Bác bỗng nhìn lên, mỉm cười.
- Bác cảm ơn các chú! Thôi không cần nói gì nữa, để dành ngày chiến thắng về Thủ đô, tha hồ mà chúc! Rồi Bác phân công anh em vào việc ngay: người thì sang bộ phận vô tuyến theo dõi tin tức; người thì đi làm dây câu cá cải thiện cho tập thể. Đồng chí A cố nói được một câu: Chúng cháu chúc Bác sống lâu, mạnh khỏe! Bác gật đầu: Thôi được rồi, các chú cứ đi làm việc để Bác cũng làm việc. Chú A, cho Bác xin cái phong bì. Buổi chiều, anh em được đọc bài thơ "Không đề" của Bác như sau: Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già Chờ cho kháng chiến thành công đã Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta. Nếu như ta biết quan tâm( sd nghĩ là ý bác nói cần phải tinh ý :) ) Hôm ấy, Bác đến thăm bộ đội ở Trung đoàn 246. Trong lúc Trung đoàn trưởng chuẩn bị báo cáo với Bác về tình hình luyện tập và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị thì Bác hỏi: Chú cho Bác biết tình hình sức khoẻ của anh em cán bộ, chiến sỹ thế nào? Thưa Bác, sức khoẻ của anh em cũng khá ạ! Trung đoàn trưởng đáp. Bác hỏi tiếp: Hôm nay đơn vị ta có bao nhiêu người ốm? Trung đoàn trưởng lúng túng bảo cấp phó phụ trách về quân số báo cáo với Bác. Trung đoàn phó đành thưa thật với Bác là chưa nắm được. Bác lại hỏi: Có bác sĩ ở đây không ? Bác sĩ cũng bối rối trả lời Bác là chưa nghe phản ánh của cấp dưới. Bác bảo mời đồng chí cấp dưỡng lên. Bác hỏi: Bếp của chú hôm nay có bao nhiêu suất cháo? Thưa Bác có bảy suất ạ! Đồng chí cấp dưỡng trả lời không chút ngập ngừng.Nghe xong, Bác nói: Các chú thấy đó, cũng rất dễ nắm được tình hình sức khoẻ của bộ đội, nếu như ta biết quan tâm. Phải đóng góp cho sòng phẳng chứ Trong buổi liên hoan văn nghệ chào mừng thành công của Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, Bác nhận làm trưởng trò. Năm đó Bác đã hơn 60 tuổi, nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung. Suốt mấy ngày Đại hội, do công việc nhiều, thời tiết nắng nóng nên nhiều đại biểu khá mệt, nhưng nhờ sự khéo léo động viên và khơi dậy
- tinh thần văn nghệ của Bác mà cả hội trường bỗng tưng bừng hào hứng với những tiết mục "cây nhà, lá vườn". Gần cuối buổi liên hoan, bỗng Bác nêu lên một ý kiến mà ít người ngờ tới: Bây giờ đến lượt các ông Bộ trưởng. Các ông nghe và xem anh em biểu diễn nhiều rồi, giờ tới lượt phải góp vui cho sòng phẳng chứ? Rồi Bác hỏi: Đại hội ta có đồng ý không ? Cả hội trường vỗ tay hoan nghênh đề xuất độc đáo của Bác. Tuy bị "đột kích" bất ngờ, nhưng nhiều Bộ trưởng đã "ứng phó" đề xuất của Bác một cách nhiệt tình và hào hứng bằng tất cả khả năng có thể. Người thì ngâm thơ, người thì lẩy Kiều, người hát, người kể chuyện... Tất cả tiết mục đều "tự biên, tự diễn" và đó trở thành một kỷ niệm đáng nhớ với nhiều người. TCTC tháng 5200 ( từ website của Bộ tài chính) "Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới giải quyết mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy". Thường hay được đi với Bác, đến đâu tôi cũng thấy Bác quan tâm hỏi về phụ nữ. Một lần, tới một hội nghị, nhìn suốt dọc hội trường Bác hỏi: "Này các chú, phụ nữ đâu mà không thấy phụ nữ ngồi hàng đầu?" Rồi Bác lại hỏi tiếp "Các cô gái có đấy không? Có ạ. "Vậy mời lên đây ngồi. Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng. Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy". Đó chính là lời cǎn dặn cũng như mong muốn của Bác Hồ đối với phụ nữ bởi đối với phụ nữ bao giờ Bác Hồ cũng dành sự quan tâm nhiều nhất. Thường khi đi tới đâu hoặc làm việc gì Bác Hồ cũng nói đến phụ nữ và phong trào phụ nữ. Bác thường nhắc: lực lượng phụ nữ không nhỏ, có khi số lượng còn đông hơn nam giới vì thế khi giải quyết việc gì trong dân, điều quan trọng là phải làm như thế nào đối với phụ nữ. ở Việt Nam, châu á, châu Phi, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ rất rõ rệt. Phụ nữ Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt hai lần bị bóc lột: Đế quốc và ý thức hệ phong kiến với "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" đã đè nặng lên người phụ nữ. Trong di chúc của Bác Hồ cũng có những đoạn riêng viết về phụ nữ: "Tháng 51968, khi tôi xem lại thư này, tôi thấy cần viết thêm mấy điểm. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây là một cuộc cách mạng". Thẳng thắn phê bình nhưng vẫn giữ tình đồng chí thương yêu Bác nhắc đến phụ nữ thường nhắc đền quyền bình đẳng vì vậy hiện nay nếu Bác còn, ngay trong cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, chắc Bác cũng sẽ đặt ra: Giới phụ nữ sẽ phải làm gì? Trách nhiệm ra sao? Bác chú ý đến quyền lợi song cũng chú ý đến trách nhiệm của phụ nữ vì vậy phụ nữ cũng nên tìm lấy cái gì trong cuộc vận động này và nên làm thế nào cho tốt. Khi đi thăm các nước, Bác thường nói với phụ nữ các nước đó: Phụ nữ Việt Nam làm được nhiều việc cho đất nước, phụ nữ Việt Nam thay thế nam giới thực hiện phục vụ cho chiến đấu, sản xuất. Đặc biệt, khi làm chủ nhiệm hợp tác xã (HTX), phụ nữ làm tốt hơn nam giới, cần cù hơn, không lãng phí, không đánh chén. Có lần tại một hội nghị cấp huyện Bác hỏi: ở đây có Hải Phòng không? Có ạ. Hợp tác xã các chú làm thế nào mà phải sang HTX khác mượn lợn để lừa dối cấp trên? Có không? Có ạ. Vậy không nên làm như thế nữa. Lúc đó, gần tết, Bác hô hào kêu gọi tiết kiệm. Bác nói: "Các chú phải có vǎn hóa không được đánh vần chữ "tiết kiệm" thành "tiết canh". Phụ nữ người ta làm chủ nhiệm đâu có đánh chén. Chủ nhiệm phụ nữ thật thà, phải đưa nhiều phụ nữ tham gia làm chủ nhiệm. Lúc nào, ở đâu, Bác cũng nhắc, liên hệ đến phụ nữ. .
- Một lần được ǎn cơm với Bác, tôi có hỏi: Thưa Bác không hiểu tại sao cháu ở với Bác lâu, Bác chưa hề cáu gắt mà cháu lại hay cáu gắt với anh em. Bác trả lời luôn: "Chú ở với Bác lâu, Bác cũng ở với chú lâu nhưng có bao giờ thấy chú gắt với Bác đâu. Sở dĩ chú cáu gắt là vì chú chưa tôn trọng đầy đủ với anh em" Đúng là tôi chưa dám cáu gắt với cấp trên bao giờ. Sau đó Bác còn nói thêm: Chú thấy bánh ga tô có ngon không. Dạ rất ngon: Thế mà Bác thấy chú ǎn no, Bác mới mang ra, chú có thấy ngon không? Dạ bớt ngon. Nếu Bác nhét vào mồm chú, chú còn thấy ngon không? Dạ hết ngon. Phê bình cũng vậy, phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách thì mới giải quyết được. Bản thân Bác trong lúc làm việc cũng rất lắng nghe, chấp nhận sự góp ý của mọi cộng sự. ( "Tôi " ở đây là thư kí của Bác đồng chí Vũ Kì) Bác đã là thủy thủ, lội nước quen rồi Mùa xuân năm 1959, Bác Hồ ra thăm quân và dân tuyến đảo trên vùng biển Ðông Bắc. Phân đội tàu hải quân chúng tôi có vinh dự trực tiếp phục vụ Bác trong chuyến đi này. Khác với một số đảo chúng tôi đã đưa Bác đến thăm, Tuần Châu ngày ấy chưa có bến cho tàu lớn vào đậu. Bao quanh đảo là bãi cát xoải dài ra ngoài Vịnh Hạ Long. Tàu phải thả neo ngoài xa rồi dùng xuồng nhỏ chở Bác và các đồng chí cùng đi vào đảo. Thế nhưng xuồng chở hơn một chục người đằm sâu, cách bờ chừng hai chục mét thì mắc cạn. Cuối xuân nhưng ngoài biển vẫn lạnh. Bác đi dép caosu, còn đoàn cán bộ ai nấy đều đi giày, tất chỉnh tề. Ðã tính trước những tình huống như thế này, chúng tôi có kế hoạch cõng Bác và các đồng chí trong đoàn vào đảo. Thế là ai vào việc nấy. Tôi cùng ba chiến sĩ nữa nhảy xuống nước. Nhẩm tính bốn anh em chúng tôi cõng ba chuyến là đưa hết các đồng chí trong đoàn lên đảo. Bạch một trong số bốn chúng tôi cõng được một đồng chí trưởng đoàn rời xuồng mươi mét, tôi định ghé vai xin cõng thì Bác bảo: Bác cũng là thủy thủ, lội nước quen rồi! Vừa nói Bác vừa cởi dép và xắn quần lội xuống nước đi thẳng vào bờ. Thấy Bác cởi dép lội nước, đoàn cán bộ đi theo còn lại trên xuồng đưa mắt nhìn nhau lúng túng, rồi không ai bảo ai, tất cả đều cởi giày, tất theo Bác lội vào bờ đảo. Chờ mọi người lên hết, Bác vẫn xắn quần xách dép đi vào làng. Cả đoàn cán bộ tháp tùng cũng giữ nguyên tư thế vừa lội nước vừa xách giày đi chân đất theo Bác. Riêng đồng chí được Bạch cõng đầu tiên lùi lại đi sau cùng. Nhân dân trên đảo Tuần Châu già, trẻ ai cũng mặc đẹp. Các cụ già thì khăn xếp, áo lương, quần trắng ùa ra đón Bác. Nhìn Bác xắn quần, đi chân đất, tay xách dép ai cũng cảm động, nhiều người ứa nước mắt vì thấy Bác đã lặn lội đến với đồng bào. Riêng đoàn cán bộ và anh em chiến sĩ chúng tôi được một bài học thấm thía về lối sống gần gũi, giản dị, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mọi người của vị Chủ tịch Ðảng, Chủ tịch nước như Bác Hồ. NGUYỄN T¦ T¦ỜNG Nguyên Thiếu tá, Thuyền trưởng (Ðào Xuân Mai ghi Tình Bác như dòng sông Nậm Nơn Tại Trường Sư phạm miền núi tỉnh Nghệ An, buổi trưa 10121961, ở khu nội trú, cả đến các thầy giáo cao tuổi cũng không mấy người ngủ được. Ðến một giờ chiều đã có thông báo họp các lớp trưởng. Nửa giờ sau, mọi người trong trường đều được phát phù hiệu mầu hồng và được mời lên tập trung ở hội trường. Trong căn nhà lá rộng, có các hàng ghế ngồi ngay ngắn. Trên tường có dòng khẩu hiệu "Bác Hồ sống lâu muôn tuổi". Ai ai cũng nhận biết một niềm vui hiếm có đang đến với mình. Thế rồi một chiếc ôtô nhẹ nhàng đi vào trường. Bác đến!
- Bác nhanh nhẹn bước vào văn phòng trường như một người thân quen. Thấy ở đấy chỉ có hai người (Trưởng Ty giáo dục và hiệu trưởng nhà trường), Bác hỏi: Ký túc xá của các cháu ở đâu? Hiệu trưởng Vi Văn Phúc đưa tay chỉ và trả lời: Dạ thưa Bác, ở phía này ạ! Bác bước tới và nói: Sạch sẽ đấy, thường ngày vẫn được như thế này hay hôm nay có tin Bác đến mới thi nhau sắp xếp trật tự và làm vệ sinh? Ðồng chí Trưởng ty cười, mọi người cùng cười theo. Bếp ăn tập thể ở đâu? Bác hỏi. Nghe đồng chí hiệu trưởng trả lời, biết bếp ở đằng xa, không còn thời gian nữa, Bác nói: Thôi được để Bác đến gặp các giáo sinh. Bác trìu mến nhìn các cháu và hỏi: Ở ĐÂY GỒM HỌC SINH CỦA MẤY DÂN TỘC? SAO MÀ ĐỀU MẶC THEO LỐI người Kinh cả? Ðồng chí hiệu trưởng báo cáo: Dạ thưa Bác, khóa này gồm học sinh là con em của chín dân tộc khác nhau. Bác vui lắm và hỏi: Chú cho Bác biết là gồm những tộc người nào? Tộc người nào ít học sinh ở đây nhất, là mấy cháu? Ðồng chí hiệu trưởng thưa với Bác rành mạch, cụ thể. Bác ngẫm nghĩ một chút rồi hỏi: Sao cả trường không có giáo sinh gái nào cả? Thấy cả Trưởng ty giáo dục và hiệu trưởng đều lúng túng, Bác bảo: Khóa sau, trường nên có nhiều nữ giáo sinh của đủ các dân tộc anh em. Sau khi hỏi thăm về tình hình đời sống và sinh hoạt của các giáo sinh, Bác ôn tồn khuyên nhủ các cháu: Công nhân, nông dân, cán bộ, nói chung là đồng bào ta hiện nay còn phải thắt lưng buộc bụng để xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Các cháu ở đây, học không phải trả tiền, ăn không phải trả tiền, ở không phải trả tiền. Có phải như thế không? Tất cả đồng thanh:
- Dạ thưa Bác, đúng thế ạ! Bác cười và nói tiếp: Thế là Nhà nước đã cố gắng lắm rồi đấy. Còn các cháu, học xong rồi không phải ở lại đây mà phải về địa phương giúp đỡ đồng bào để bà con các dân tộc mình đều có chữ. Có chữ đọc được sách báo thì biết sống tiến bộ, văn minh. Bác nói ngắn gọn, ai cũng hiểu được. Bác dành thời giờ gặp thêm các giáo sinh, trò chuyện chan hòa, ấm áp như ông với cháu. Bác xiết bao gần gũi với mọi người. Mấy giáo sinh sung sướng thầm thì với nhau bằng tiếng dân tộc của mình: "Như đỉnh núi Pulaileng (cao nhất tỉnh), như dòng sông Nậm Nơn (dòng chính của sông Cả), Bác Hồ của chúng ta chẳng bao giờ già".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn