intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những mẹo dứt sữa cho con

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dứt sữa giống như một “cú sốc” đầu đời đối với những bé đang quen bú mẹ. Làm thế nào để giai đoạn khó khăn này qua đi một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những mẹo dứt sữa cho con

  1. Những mẹo dứt sữa cho con
  2. Dứt sữa giống như một “cú sốc” đầu đời đối với những bé đang quen bú mẹ. Làm thế nào để giai đoạn khó khăn này qua đi một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé? MarryBaby xin được mách với các mẹ một vài bí quyết nhỏ dưới đây: Chọn thời điểm thích hợp? Bé 6 tháng, 1 tuổi hay 2-3 tuổi thì nên dứt sữa? Hẳn là băn khoăn của không ít bà mẹ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để dứt sữa cho bé. Họ cũng đưa ra khuyến cáo không nên dứt sữa bé sớm trước 1 tuổi, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của bé. Điều quan trọng là khi muốn dứt sữa, mẹ cần lưu ý tình trạng sức khỏe của bé. Nên chọn thời điểm lúc bé khỏe mạnh và ít có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm là thích hợp nhất. Cũng cần quan tâm tới tiết trời, thường mùa hè và mùa đông bé dễ mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Các mẹ nên tránh dứt sữa cho bé vào các mùa này. Dứt sữa cũng là một quá trình, mẹ nên kiên nhẫn và thực hiện từ từ. Bởi bé cần có thời gian để dần quên thói quen bú mẹ “bẩm sinh” của mình và làm quen với chế
  3. độ dinh dưỡng mới.. Như vậy để giúp bé bỏ bú cần có công đoạn chuẩn bị thật chu đáo về mọi thứ. Công đoạn chuẩn bị Hãy tập cho bé làm quen với sữa công thức. Chẳng hạn bình thường bé hoàn toàn bú sữa mẹ thì lúc này có thể xen 1-2 bình sữa công thức/ngày. Khi bé quen rồi, mẹ có thể tăng liều lượng và số lần bú bình. Bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.
  4. Tập cho bé ăn bột, cháo... để được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và cứng cáp hơn. Sắm bộ đồ ăn cho bé gồm muỗng, chén, ly với kiểu dáng và màu sắc ngộ nghĩnh, bắt mắt. Cho bé ngồi chung bàn ăn với người lớn để có dịp thực hành trên bộ đồ ăn của mình. Từ đó kích thích sự tò mò của bé đối với các món ăn. Mẹo dứt sữa cho con Cho bé ngủ riêng. Nếu chưa có dịp cho bé ngủ riêng thì lúc này là thời điểm thích hợp. Hãy trang trí phòng ngủ cho bé thật xinh xắn, sắm cho con một vài bạn thú nhồi bông, siêu nhân… để bé cảm thấy thích thú và ấm áp như có mẹ kề bên, dĩ nhiên mẹ vẫn sẽ là người đưa bé vào giấc ngủ bằng lời hát ru hay một câu chuyện cổ tích. Dứt sữa dần dần. Để nhanh chóng giúp con bỏ bú, nhiều chị em vẫn thường áp dụng những biện pháp như: dùng son môi, cột tóc rối, bôi thuốc đắng, xức dầu… lên núm vú. Phương pháp đó có thể hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu với bé kia. Và phải trải qua thực tế, mẹ mới biết được cách nào phù hợp với con mình. Chẳng hạn, với những bé yếu bóng vía, nhạy cảm, việc “hoá trang” ti mẹ một cách quá lố sẽ có thể khiến trẻ bị sốc.
  5. Cách tốt nhất để cai sữa cho bé là giảm dần lượng sữa mẹ theo thời gian, chẳng hạn: trước đây mỗi ngày mẹ cho con bú 6 lần thì nay giảm xuống 5 lần, rồi 4, 3, 2, 1 lần. Đồng thời khi bé đói, thay vì sữa mẹ, bạn cho con ăn các thực phẩm khác như bột, cháo, cơm nhão,… để bé “quên” sữa mẹ dần dần. Cách làm này cũng tốt cho mẹ bởi đột ngột không cho con bú cũng ảnh hưởng đến tuyến sữa và bầu vú của mẹ. Cách tốt nhất để cai sữa cho bé là giảm dần lượng sữa mẹ theo thời gian
  6. Rút ngắn thời gian cho bú. Mẹ sẽ chủ động cắt giảm lượng thời gian cho bé bú. Ví dụ trước đây bé bú mẹ mỗi lần 5 phút thì nay cần rút xuống còn 3 phút, dần dần cai hẳn sữa cho bé. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên để bé có cảm giác đói bằng cách cho bé uống sữa ngoài, ăn bột hay cháo một cách đều đặn. Cảm giác luôn no bụng cũng phần nào giúp bé quên đi “bình sữa” của mẹ. Không nên “đẩy” bé cho ông bà. Gửi bé cho ông bà nội/ngoại cũng là cách thường được chị em áp dụng để “trốn” bé trong một thời gian. Tuy nhiên cách này cũng không hoàn toàn có lợi, bởi bé sẽ lo lắng không biết mẹ đi đâu, có bỏ mình lại không nên tinh thần hốt hoảng, hay khóc và mất ngủ. Mẹ phải vững tâm. Thời gian đầu sẽ không tránh khỏi việc bé quấy khóc, đòi bú. Đây là những biểu hiện rất bình thường, không đáng lo ngại, nhưng rất cần sự vững tâm của mẹ để không cho bé bú lại. Cùng với một trong những phương pháp trên, sau một thời gian bé sẽ tìm lại được sự "cân bằng" cho mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2