Những thành phố bên bờ địa ngục
lượt xem 5
download
Cùng với sự lao dốc của thị trường chứng khoán với hơn 3000 tỷ đô-la bốc hơi trong những ngày đầu tháng 7/2015, câu chuyện về sự xuất hiện của những “thành phố ma” hay đô thị ma (ghost town) khổng lồ ở Trung Quốc thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều phóng viên của các hãng tin lớn đã đến tận nơi “mục sở thị”, đưa tin và viết bài về những thành phố này. Gọi là những thành phố ma bởi vì những nơi đó không có hoặc hầu như không có người ở. Tuy nhiên, đây là một phần nhỏ của tảng băng chìm khổng lồ về đầu tư lãng phí tại Trung Quốc với 6.800 tỷ đô-la đổ xuống sông xuống bể chỉ trong bốn năm từ 2009-2013. May mắn hơn, Việt Nam chưa có những thành phố ma nhưng cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ tiềm tàng từ những “đô thị bên bờ địa ngục”(ĐTBBĐN) trị giá hàng ngàn tỷ đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thành phố bên bờ địa ngục
- NHỮNG THÀNH PHỐ BÊN BỜ ĐỊA NGỤC TS. Đinh Hồng Hải ĐHKHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội http://ape.gov.vn/nhungthanhphobenbodiangucds770.th# Cùng với sự lao dốc của thị trường chứng khoán với hơn 3000 tỷ đôla bốc hơi trong những ngày đầu tháng 7/2015, câu chuyện về sự xuất hiện của những “thành phố ma” hay đô thị ma (ghost town) khổng lồ ở Trung Quốc thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều phóng viên của các hãng tin lớn đã đến tận nơi “mục sở thị”, đưa tin và viết bài về những thành phố này. Gọi là những thành phố ma bởi vì những nơi đó không có hoặc hầu như không có người ở. Tuy nhiên, đây là một phần nhỏ của tảng băng chìm khổng lồ về đầu tư lãng phí tại Trung Quốc với 6.800 tỷ đôla đổ xuống sông xuống bể chỉ trong bốn năm từ 20092013.1 May mắn hơn, Việt Nam chưa có những thành phố ma nhưng cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ tiềm tàng từ những “đô thị bên bờ địa ngục”(ĐTBBĐN) trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Theo Lindsay Baker, đô thị ma là những đô thị bị bỏ rơi, thường là những đô thị lớn. Một đô thị trở thành đô thị ma thường do các hoạt động kinh tế bị đình đốn, hoặc do nguyên nhân từ những thảm hoạ tự nhiên hay do con người gây ra như lũ lụt, sự điều hành sai của chính phủ, luật pháp mất kiểm soát, chiến tranh, hoặc thảm hoạ hạt nhân. 2 Ở Việt Nam chưa xuất hiện thành phố ma nhưng đã có nhiều khu đô thị đang trở thành những nơi hoang vắng không có người ở. Tệ hơn nữa, chúng mới xây xong và chưa từng được sử dụng mà đã có nguy cơ biến thành “ma.” Vì vậy, tôi tạm gọi chúng bằng một cái tên mang âm hưởng thời đại “những thành phố bên bờ địa ngục” hay những đô thị bên bờ địa ngục (ĐTBBĐN). Gọi là ĐTBBĐN vì chúng chưa chết hẳn (để được gọi là … ma) nhưng thực tế chúng hoàn toàn không còn sức sống. Vậy những ĐTBBĐN ở Việt Nam do đâu mà có? Hệ lụy của chúng như thế nào? Tương lai của chúng sẽ ra sao? Giải pháp nào cho loại đô thị này?... Đó là những câu hỏi cấp thiết cần đặt ra và cần có câu trả lời. Đặc biệt, với tình trạng “bán thân bất toại” của bất động...sản ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề này cần được tính đến càng sớm càng tốt. Từ những đô thị ma nổi tiếng trên thế giới… Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một đô thị biến thành một thành phố ma, và cũng có rất nhiều thành phố ma đã và đang tồn tại trong lịch sử. Trên thế giới cũng đã có nhiều thành phố ma nổi tiếng nhưng trong bài này tôi không có ý định viết về một vấn đề mang tính lịch sử mà muốn đề cập đến một vấn đề thời sự ở Việt Nam, đó là thực trạng và tương lai của một ngành kinh doanh “hốt bạc” trong hơn 20 năm qua: Bất động sản (BĐS). Vì vậy, những dẫn chứng được đưa ra ở đây đều có mối liên hệ với BĐS và sai lầm của các chính phủ cùng cái giá mà người dân của họ phải trả do đã có tầm nhìn sai trong tư duy kinh tế và định hướng xã hội. Thành phố Ordord ở Nội Mông – Trung Quốc Đây là một trong những thành phố hoàn thiện và hiện đại nhất được xây dựng ở khu vực trung tâm khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc với chi phí hàng trăm tỷ đôla. Nó từng được ví như một biểu tượng của sự thành công trong ba thập niên phát triển “thần kỳ” tại Trung Quốc. Thành phố này có đủ tất cả các thiết chế hiện đại nhất của một thành phố hiện đại với cung nghệ thuật hàng nghìn chỗ ngồi đủ rộng cho giàn nhạc thính phòng hàng trăm người, có thư viện lớn được thiết kế cầu kỳ, có bảo tàng trung tâm rộng 1 Xem: Kim Thoa (2014), Trung Quốc đầu tư lãng phí 6.800 tỷ USD, trong: http://tuoitre.vn/tin/the gioi/20141129/trungquocdautulangphi6800tiusd/677994.html 2 Baker, T. Lindsay (2003). More Ghost Towns of Texas. Norman, OK: University of Oklahoma Press
- hàng chục nghìn mét vuông,... Bên cạnh đó là hàng chục nghìn căn hộ sang trọng đã được hoàn thiện chi tiết đến cả nội thất nhưng cái mà người ta đã không tính đến là con người. Thành phố này hầu như không có người ở mặc dù các thiết chế hiện đại cùng các công trình sang trọng đã hoàn thiện để phục vụ con người. Nếu xét về quy mô đầu tư thì đây có thể là thành phố ma lớn nhất thế giới. Nhiều tòa nhà ở Ordord đã hoàn thiện nhưng không có người ở.3 Khu nghỉ dưỡng dành cho người giàu San Zhi ở Đài Loan 3 Nguồn: Sarah Swade (2014), China’s Ghost Cities. Trong: http://howilive.org/2014/05/08/chinasghost cities/
- So với những thành phố ma ở Trung Quốc thì San Zhi chỉ bằng một phần nhỏ. Tuy nhiên, điều làm nên sự nổi tiếng của thành phố này lại là “điều tiếng” mà nó phải gánh chịu. Khu nghỉ dưỡng đang xây dựng liên tục xảy ra những tai nạn kinh hoàng khiến chính phủ Đài Loan phải huỷ dự án này. Xem ra, người giàu ở đâu cũng sẵn sàng “ném tiền qua cửa sổ,” điều này dường như càng gây điều tiếng hơn với khu nghỉ dưỡng “ma” này. Khu nghỉ dưỡng San Zhi (ảnh từ Google) Thành phố Prypiat ở Trécnôbưn Ucraina Là một thành phố có quy hoạch đẹp và hoàn thiện được xây dựng cho những người đang vận hành nhà máy điện nguyên tử Trécnôbưn (Chernobyl), Prypiat đã hàn toàn bị bỏ hoang sau thảm hoạ nổ nhà máy điện hạt nhân năm 1986. Sau ¼ thế kỷ hoang lạnh, giờ đây, chính quyền Ucraina đã cho phép một số đoàn tham quan và tour du lịch đến thăm thành phố thảm họa này. Thành phố Prypiat ở Chernobyl …đến những ĐTBBĐN ở Việt Nam Tuy chưa có thành phố nào được gọi là “ma” ở Việt Nam nhưng hiện trạng của BĐS với những khu đô thị, những siêu dự án nghìn tỷ đang “đắp chiếu” khiến chúng ta không thể không nghĩ đến một tương lai ảm đạm của BĐS Việt Nam. Và bóng dáng của
- những đô thị ma đang dần hiện rõ sau “màn khói” của nợ xấu ngân hàng, nợ xấu BĐS cùng bong bóng nhà đất. Trong khoảng hai thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến một cuộc “bứt phá” ngoạn mục của giá BĐS ở Việt Nam. Theo GS. Đặng Hùng Võ, tính từ đầu thập niên cuối của thế kỷ XX đến cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, giá BĐS ở Việt Nam đã tăng gấp hàng trăm lần và đắt gấp năm lần so với các nước phát triển. 4 Riêng vùng ven Hà Nội thậm chí còn tăng gấp 5 10 lần mức tăng chung của cả nước. Với mức tăng “khủng khiếp” như vậy, sẽ chẳng có gì là khó hiểu với hiện tượng “ nhà nhà buôn BĐS, người người buôn BĐS.” Việc tăng giá BĐS ở một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam là một vấn đề bình thường như mọi quốc gia đang phát triển, nhưng việc tăng giá cao đến mức như vậy rõ ràng là một hiện tượng bất bình thường. Sự bất thường này thể hiện ở chỗ bản thân những người làm nghề “cò mồi” hay buôn bán trao tay trong lĩnh vực này hoàn toàn không tạo ra sản phẩm cho xã hội. Loại hình lao động mang tính môi giới này thường chỉ chiếm tỉ lệ rất ít ở các nước có nền kinh tế thị trường lành mạnh. Khi lực lượng “cò mồi” và “lướt sóng” này tăng quá cao, chúng không những không tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội mà còn tàn phá sức lao động vì hầu hết những người này với những “chân rết” và đối tác của họ đều từ bỏ những nghề nghiệp sở trường để lao vào BĐS. Hơn thế, chúng còn góp phần “thổi giá” BĐS “lên trời” vì giá càng cao thì thù lao càng lớn. Hệ luỵ của việc tăng giá BĐS đến chóng mặt đã phá vỡ cấu trúc xã hội của đô thị và huỷ hoại đất canh tác ở các vùng ven đô. Một lực lượng lớn lao động nông nghiệp không còn đất canh tác mà không kịp chuyển đổi ngành nghề đã bị đẩy ra bên lề xã hội. Những hiện tượng trộm cắp, cướp giật ngày càng trắng trợn diễn ra ở nhiều đô thị hiện nay có hệ lụy không hề nhỏ từ tình trạng này...5 …và sức sống của đô thị Vậy muốn cho những đô thị trên không “biến thành ma” chúng cần điều kiện gì? Câu trả lời đơn giản là chúng phải có sức sống. Nhưng như thế nào là đô thị sống? Đô thị sống là đô thị có người ở, có hoạt động sống và dĩ nhiên là phải có sức sống của chính nó. Dễ dàng nhận thấy điều căn bản nhất nhưng cũng là điều khó nhất để tạo nên sức sống của đô thị chính là cư dân của đô thị. Mặc dù các nhà hoạch định đô thị ở Việt Nam ít nhắc tới đô thị nhân văn nhưng trên thực tế tính nhân văn của đô thị chính là yếu tố sống còn của đô thị. Mỗi một thành phố ra đời, tồn tại và phát triển bởi chính những con người sinh sống và làm việc trong thành phố đó. Đối lập với đô thị nhân văn là những khu đô thị sinh thái, khu du lịch sinh thái, sân golf, trang trại,... được cấp tốc xây dựng trong những năm vừa qua (mà đa phần là để... giữ đất). Chúng không có người ở (chỉ có người trông coi), hầu như không có người chơi (golf) và cũng hầu như không có súc vật dù được gọi là trang trại... Điều này phản ánh thực tế có tiền mua tiên cũng được. Những người “thừa tiền” đã “ném” số tiền thừa thãi đó vào BĐS mà hoàn toàn không quan tâm đến việc những BĐS đó có tính nhân văn hay không. Thậm chí, nếu BĐS của họ có biến thành ma đi nữa thì họ vẫn bình chân như vại và dường như họ cũng không tiếc tiền! “Đốt” một số tiền khổng lồ ở các đô thị ma mà không cảm thấy tiếc, phải chăng đó là tiền chùa? Thực tế cho thấy rất nhiều đô thị thiếu sức sống của một đô thị nhân văn. Những đô thị đó không sớm thì muộn cũng sẽ biến thành ma! Thị trấn Buford có giá 900.000 đôla mà một người Việt mới mua tại Mỹ vốn gây sốt cho dư luận thời gian qua chính là một biểu tượng của một đô thị thiếu trầm trọng 4 Giá nhà đất tăng hơn 100 lần trong 20 năm, trong http://vef.vn/20120131trangpage3 5 Xem thêm: Đinh Hồng Hải (2015), “Thần đất” trong Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam tập 2 Các vị thần, Nxb. Thế giới, Hà Nội
- sức sống nhân văn. Do không còn sức sống (hay đã hết tính nhân văn?), các cư dân của Buford đã chuyển đi gần hết, chỉ còn một mình ông Don Sammons trụ lại. Có vẻ như ông ta đã thu được một khoản hời hơn dự kiến rất nhiều trong việc bán được một ĐTBBĐN cho một người nước ngoài chưa hiểu về những mức thuế và các khoản đóng góp hàng tháng cho một thị trấn tại Mỹ dù đó là một đô thị nhỏ nhất nước Mỹ. 6 Tương lai nào cho đô thị Việt Nam? Câu trả lời là tương lai nằm trong quá khứ...với những khu đô thị rẻ tiền, cũ kỹ nhưng đầy tính nhân văn. Quả là nghịch lý. Nhưng nếu chúng ta làm một phép so sánh đơn giản giữa những khu chung cư cũ rẻ tiền, thấp tầng, không thang máy nhưng có đủ chợ xanh, trường học, bệnh viện, hàng quán,... (với thói quen mua bán cũ cùng hệ thống thanh toán tiền mặt) ở Việt Nam trong quá khứ với những đại đô thị ma ở Trung Quốc hiện nay sẽ thấy ngay sự khác biệt rất lớn về tính nhân văn của hai loại đô thị đó. Rõ ràng, việc đầu tư xây dựng những thành phố ma ở Trung Quốc đã không hướng đến yếu tố con người. Kết cục là Trung Quốc đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đôla để xây những thành phố thiếu tính nhân văn. Trong khi những đô thị cũ kỹ, rẻ tiền,… nhưng lấp đầy người ở Việt Nam như Nghĩa Tân, Trung Tự, Kim Liên, Bách Khoa,… có đầy tính nhân văn vẫn luôn tràn đầy sức sống. Vậy yếu tố nhân văn của đô thị là gì? Đó chính là con người với những thiết chế cần thiết cho sự vận hành và phát triển của đô thị bên cạnh những yếu tố cần thiết để phục vụ đời sống con người; Là một mức sống và một lối sống phù hợp với đại đa số những cư dân của đô thị đó; Và trên hết nó phải có người ở! Đối lập với những điều đó, toà nhà Kengnam cao nhất Việt Nam từng là niềm tự hào của người... Hàn Quốc (chủ toà nhà thậm chí không cho treo cờ Việt Nam!) đã không thể vận hành như những toà chung cư cao tầng ở Hàn Quốc vì ở Việt Nam chưa có luật chung cư(!). Kết cục là những cư dân của toà nhà đó đã phải bán tống bán tháo hoặc phải chấp nhận “mất tiền ngu” mua một thứ... trên trời! Rõ ràng, những thiết chế xã hội chưa hoàn thiện và những yếu tố nhân văn chưa được quan tâm ở Việt Nam đã khiến cho những thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn là những đô thị lạc hậu cho dù đã được đổ vào nhiều tỷ đôla để kiến thiết trong thời gian qua. *** Để đô thị Việt Nam có thể trở thành những đô thị có tính nhân văn và hiện đại như các đô thị ở các nước phát triển, một điều không thể thiếu đối với xã hội Việt Nam trong tương lai đó là một xã hội dân sự (civil society). Việc rập khuôn mô hình đô thị phương Tây nhưng không chú trọng yếu tố con người (đặc biệt là chưa xây dựng xã hội dân sự) đã khiến cho quá trình phát triển của Việt Nam trở nên khập khiễng, què quặt. Việc quản lý đô thị rối như tơ vò của Việt Nam mà những ĐTBBĐN chính là hệ luỵ của nó. Biện pháp cuối cùng dành cho những ĐTBBĐN ở Việt Nam không thể là một sự giải cứu từ “trên trời” nào đó mà là một cuộc đại hạ giá dành cho nhu cầu tối thiểu của người dân về chỗ ở. Có nghĩa là giá của BĐS đang bán phải phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân và phải phù hợp với mức tiết kiệm của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Liệu các nhà đầu tư có hạ giá xuống ít nhất 5 lần để BĐS Việt Nam thấp ngang với các nước phát triển (chưa dám so với các nước đang phát triển!) như ý kiến của GS. Đặng Hùng Võ không? Chúng ta hãy chờ xem. Đ.H.H 6 Xem bài Người Việt mua nhà ở Mỹ: Coi chừng... mắc cạn, trong: http://www.anninhthudo.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=461988
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn