intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 8 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nội dung ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 8 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Tin học lớp 8, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 8 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa

  1. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KÌ II HĐBM TOÁN-TIN MÔN TIN HỌC 8 NĂM HỌC 2022-2023 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Kiến thức. Chủ đề 4: Tổ chức lặp - Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp. - Hiểu được câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước, hoặc không xác định. Chủ đề 5: Kiểu mảng và biến có chỉ số - Biết được khái niệm mảng một chiều. - Biết cách khai báo mảng, truy cập các phần tử của mảng. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng thực hành trên máy tính, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tư duy. - Sửa lỗi được một chương trình cho trước có sử dụng câu lệnh lặp. - Viết được chương trình Pascal có sử dụng câu lệnh lặp. - Thực hiện được khai báo mảng, truy cập phần tử mảng, sử dụng các phần tử mảng trong biểu thức tính toán. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cầu thị và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. 4. Hình thức kiểm tra: Thực hành trên máy. II. MA TRẬN CHI TIẾT ĐỀ KIỂM TRA HKII TIN HỌC 8. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung TT Mức độ của yêu cầu cần đạt Vận kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết - Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp. Thông hiểu - Hiểu được câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần Chủ đề 4: định trước, hoặc không xác định và 1 Tổ chức 1 TH 1 TH sửa lỗi được một chương trình cho lặp trước có sử dụng câu lệnh lặp. Vận dụng - HS vận dụng được câu lệnh lặp kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình HĐBM TOÁN - TIN 1
  2. huống quen thuộc. Nhận biết - Biết được khái niệm mảng một chiều. - Biết cách khai báo mảng, truy cập các phần tử của mảng. Chủ đề 5: Thông hiểu Kiểu mảng - Hiểu được khai báo mảng, truy 2 và biến có 1 TH cập phần tử mảng, sử dụng các chỉ số phần tử mảng trong biểu thức tính toán và sửa lỗi được chương trình cho trước có sử dụng biến mảng. Vận dụng - HS viết được chương trình có sử dụng biến mảng. Số câu hỏi 2 TH 1 TH Tỉ lệ chung 70% 30% Tổng 100% III. ĐỀ MINH HỌA CỦA CÁC ĐƠN VỊ. ĐỀ 1: PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II HĐBM TOÁN-TIN MÔN TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút Thực hành trên máy tính: ✓ Học sinh sử dụng phần mềm Free Pascal để viết chương trình. ✓ Học sinh lưu bài theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 1 (4đ): Để viết chương trình nhập vào từ bàn phím một số tự nhiên n, sau đó xuất ra màn hình bảng cửu chương n. Chương trình được người lập trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal như sau: Program Bangcuuchuong; Var i, n: real; Begin Readln; Write(‘Hay nhap bang cuu chuong muon in: ’ ); For i:=1 to n Readln(n); Writeln(n,’x’,i, ‘ = ‘, n*i); End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình; xuất ra màn hình một bảng cửu chương bất kỳ mà giáo viên yêu cầu. HĐBM TOÁN - TIN 2
  3. Câu 2 (3đ): Một người lập trình viết chương trình tính tổng giá trị các số chẵn của dãy số nguyên A gồm n phần tử được nhập vào từ bàn phím như sau: Program Dayso; Var i, n, A, tong: integer; A: Array[1..50] of real; Begin Write(‘Nhap n=’); Readln(n); For i:=1 to n do Begin Write(‘A[’, i, ‘]=’); Readln(A); End; Tong:=0; For i:=1 to n do Begin If (A[i] mod 2) 0 then Tong:= Tong + A; End; Writeln( ‘Tong gia tri cac so chan cua day A=’, Tong); Readln; End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình để được kết quả đúng khi nhập vào giá trị dãy số nguyên A gồm n phần tử từ bàn phím. Ví dụ: Dãy số nguyên A gồm 5 phần tử A[1]=5, A[2]=2, A[3]=4, A[4]=2, A[5]=3. Kết quả xuất ra màn hình sẽ là: Tong gia tri cac so chan cua day A= 8 Câu 3 (3đ): Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên đầu tiên cho đến khi tổng đó lớn hơn 1500 thì dừng lại. Xuất ra màn hình số tư nhiên cuối cùng trong tổng đó. ĐỀ 2: PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II THCS NGUYỄN TRÃI MÔN TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút Thực hành trên máy tính: ✓ Học sinh sử dụng phần mềm Free Pascal để viết chương trình. ✓ Học sinh lưu bài theo hướng dẫn của giáo viên. Bài 1 (4 điểm). Bạn Bình viết chương trình tính tích của n số tự nhiên đầu tiên bằng ngôn ngữ lập trình Pascal như sau: Program tinhtich; Uses crt; Var i,n,P: Real; Begin HĐBM TOÁN - TIN 3
  4. Clrscr; Write (‘Nhap n=:'); Readln (n); P:=0; Writeln (‘Tich P=’, P); For i=1 to n do P:=P* i; Readln; End. a. Em hãy sử dụng phần mềm Free Pascal để gõ chương trình trên . b. Biên dịch, sửa lỗi và chạy chương trình trên để có kết quả đúng. c. Cho biết giá trị của Tích bằng bao nhiêu nếu n nhập vào là : n 1 3 5 7 Tich Câu 2 (3 điểm). Bạn An viết chương trình tính tổng và tìm số lớn nhất của dãy số A gồm n số nguyên được nhập vào từ bàn phím như sau: Program Dayso; Uses crt; Var i, n, A,Max, tong: Integer; A: Array[1..50] of Real; Begin Clrscr; Write(‘Nhap n=’); Readln(n); For i:=1 to n do Begin Write(‘A[’, i, ‘]=’); Readln(A[i]); End; Max:=A[1]; Tong:=A[1]; For i:=2 to n do Begin If A[i] < Max then Max:= A[i]; Tong:=Tong+A; End; Writeln( ‘Gia tri lon nhat cua day so A =’, Max); Writeln( ‘Tong gia tri cua day so A=’, Tong); Readln; End. a. Em hãy sử dụng phần mềm Free Pascal để gõ chương trình trên . b. Biên dịch, sửa lỗi và chạy chương trình trên để có kết quả đúng. Ví dụ: Dãy số nguyên A gồm 5 phần tử A[1]=2, A[2]=8, A[3]=-4, A[4]=14, A[5]=10. Kết quả xuất ra màn hình sẽ là: Gia tri lon nhat cua day so A=14 HĐBM TOÁN - TIN 4
  5. Tong gia tri cua day so A= 30 Bài 3 (3 điểm). Viết chương trình tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, sao cho tổng nhỏ nhất lớn hơn 100. Xuất ra màn hình số tự nhiên cuối cùng trong tổng đó. ĐỀ 3: PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG MÔN TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút Thực hành trên máy tính: ✓ Học sinh sử dụng phần mềm Free Pascal để viết chương trình. ✓ Học sinh lưu bài theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 1 (4đ): Để viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n. sau đó xuất ra màn hình các số chia hết cho 5 trong n số tự nhiên đầu tiên. Chương trình được người lập trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal như sau: Program insochiahetcho5; Begin Var i, n: integer; Readln; Writeln(‘ cac so chia het cho 5 la’); Write(‘Nhap so tu nhien n: ’ ); For i:=1 to x If i mod 5 = 0 then Write( i); Readln(n); End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình; xuất ra màn hình các số chia hết cho y bất kì mà giáo viên yêu cầu. Câu 2 (3đ): Một người lập trình viết chương trình thay thế các phần tử có giá trị là 3 sang giá trị là 5 của dãy số nguyên A gồm n phần tử được nhập vào từ bàn phím như sau: Program Dayso; Var i, n, A:integer; A: Array[1..50] of real; Begin Write(‘Nhap n=’); Readln(n); For i:=1 to n do Begin If A[i]:= 3 then A[i] = 5; End; Readln; For i:=1 to n do Begin Write(‘A[’, i, ‘]=’); Readln(A); End; HĐBM TOÁN - TIN 5
  6. Writeln( ‘day A sau khi doi la’); For i:= n to 1 do write (a(i)); End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình để được kết quả đúng khi nhập vào giá trị dãy số nguyên A gồm n phần tử từ bàn phím. Ví dụ: Dãy số nguyên A gồm 5 phần tử A[1]=3, A[2]=2, A[3]=3, A[4]=5, A[5]=3. Kết quả xuất ra màn hình sẽ là: day A sau khi doi la : 52555 Câu 3 (3đ): Viết chương trình tính tổng các số chẵn trong n số tự nhiên đầu tiên cho đến khi tổng đó lớn hơn 120 thì dừng lại. Xuất ra màn hình giá trị tổng và số tự nhiên cuối cùng trong tổng đó. ĐỀ 4: PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II THCS KIM ĐỒNG MÔN TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút Thực hành trên máy tính:  Học sinh sử dụng phần mềm Free Pascal để viết chương trình.  Học sinh lưu bài theo đường dẫn: D:\Tên học sinh_ Tên lớp\Tên bài.pas Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn A lớp 8a1 làm câu 1 sẽ lưu: D:\Nguyen Van A_8a1\cau1.pas Câu 1: (4đ) Để viết chương trình nhập vào từ bàn phím một số tự nhiên n, sau đó xuất ra màn hình các ước của n. Chương trình được người lập trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal như sau: Program Cau1; Var i, n: real; Begin Readln; Write(‘Muon tim cac uoc cua so: ’ ) If n mod i =0 Write(‘Cac uoc cua ’, n, ‘: ’ ); For i:=1 to n Readln(n); Writeln(i, ‘ ’); End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình; xuất ra màn hình các ước của một số bất kỳ mà giáo viên yêu cầu. Câu 2: (3đ): Một người lập trình viết chương trình tính tổng giá trị các số lẻ của dãy số nguyên A gồm n phần tử được nhập vào từ bàn phím như sau: Program Cau2; Var i, n, A, tong: integer; HĐBM TOÁN - TIN 6
  7. A: Array[1..50] of real; Begin Write(‘Nhap n=’); Readln(n); For i:=1 to n Begin Write(‘A[’, i, ‘]=’); Readln(A); End; Tong:=0; If (A[i] mod 2) =1 then Tong:= Tong + A; Writeln( ‘Tong gia tri cac so le cua day A=’, Tong); Readln; End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình để được kết quả đúng khi nhập vào giá trị dãy số nguyên A gồm n phần tử từ bàn phím. Ví dụ: Dãy số nguyên A gồm 5 phần tử A[1]=5, A[2]=2, A[3]=4, A[4]=2, A[5]=3. Kết quả xuất ra màn hình sẽ là: Tong gia tri cac so le cua day A= 8 Câu 3: (3đ): Viết chương trình tính tích các số tự nhiên lẻ đầu tiên cho đến khi tích đó lớn hơn 1000 thì dừng lại. Xuất ra màn hình cái tích và số tự nhiên đó. ĐỀ 5: PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II THCS PHƯỚC NGUYÊN MÔN TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút Thực hành trên máy tính: ✓ Học sinh sử dụng phần mềm Free Pascal để viết chương trình. ✓ Học sinh lưu bài theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 1 (4đ): Để viết chương trình nhập vào từ bàn phím một số tự nhiên n, sau đó xuất ra màn hình tổng bình phương. Chương trình được người lập trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal như sau: Program tbinhphuong ; Var i, n,S: real; Begin Readln; Write(‘nhap n: ’ ); readln(n); For i:=1 to n do S:=S+ sqr(i); Writeln(‘tong:’, S); HĐBM TOÁN - TIN 7
  8. End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình; xuất ra màn hình tổng bình phương bất kì số nào được nhập vào. Câu 2 (3đ): Viết chương trình nhập vào một mảng gồm N phần tử. Hãy tính và in ra màn hình tổng của các số dương của dãy. var i,n,s:integer; A:array[1..100] of longint; begin Write(‘Nhap n=’); Readln(n); for i:=1 to n do begin write('A[',i,']='); readln(A[i]); end; s:=0; for i:=1 to n do s:=s+A[i]; writeln(‘tong:’,s); end. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình để được kết quả đúng khi nhập vào giá trị dãy số nguyên A gồm n phần tử từ bàn phím Câu 3 (3đ): Viết chương trình sử dụng câu lệnh với số lần chưa biết trước tính n! với n số tự nhiên nhập từ bàn phím. Xuất ra màn hình kết quả. ĐỀ 6: PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II THCS PHƯỚC HƯNG MÔN TIN HỌC 8 Thời gian: 45 phút Thực hành trên máy tính: ✓ Học sinh sử dụng phần mềm Free Pascal để viết chương trình. ✓ Học sinh lưu bài theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 1 (4đ): Để viết chương trình tính tổng các số tự nhiên đầu tiên cho đến khi tổng đó bằng 100 thì dừng lại. Chương trình được người lập trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal như sau: Program Tongcacso; Var s,n:integer; Begin s:=0; n:=1; While (s>100) do HĐBM TOÁN - TIN 8
  9. Begin s:=s+1; n:=n+1; End; Writen(‘tong cac so tu nhien dau tien:’,n); Readln; End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình; xuất ra màn hình kết quả đúng theo yêu cầu của đề bài. Câu 2 (3đ): Một người lập trình viết chương trình nhập điểm kiểm tra học kỳ môn tin học cho N học sinh và in kết quả ra màn hình. Với N và điểm kiểm tra của từng học sinh được nhập từ bàn phím như sau: Program Diem; Var N, i: integer; Diem: array[1..50] of real; Begin Write(‘Nhap so luong hoc sinh N = ‘); Readln(i); Writeln(‘Nhap diem cho tung hoc sinh’); For i := 1 to n do Begin readln(Diem[i]); Write(‘Diem HS ‘,i,’ = ‘); End; For n : = 1 to i do Writeln(‘Diem cua HS ‘,i, ‘ = ‘,diem[i]); Readln; End. Em hãy gõ lại chương trình trên phần mềm Free Pascal, biên dịch và sửa các lỗi của chương trình để được kết quả đúng. Câu 3 (3đ): Viết chương trình cho người dùng nhập số nguyên N. Em hãy vẽ 1 tam giác vuông như hình bên dưới, với N là số * trên mỗi cạnh của tam giác? Ví dụ: khi người dùng nhập N=5, ta có tam giác được vẽ trên màn hình như sau: * * * * * * * * * * * * * * * ---HẾT--- HĐBM TOÁN - TIN 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2