intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi kiến vàng trên vườn cây có múi

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

116
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến vàng là loài côn trùng được xếp vào loại thiên địch có ích. Sự hiện diện của chúng trên vườn cây ăn quả, đặc biệt là các cây quýt, cam, bưởi, chanh là rất cần thiết, bởi nó đã góp phần vào việc chống lại các loài sâu hại một cách đáng kể, chủ yếu là bọ xít, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp, kiến hôi, cùng các loài sâu hại khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi kiến vàng trên vườn cây có múi

  1. Nuôi kiến vàng trên vườn cây có múi Kiến vàng là loài côn trùng được xếp vào loại thiên địch có ích. Sự hiện diện của chúng trên vườn cây ăn quả, đặc biệt là các cây quýt, cam, bưởi, chanh là rất cần thiết, bởi nó đã góp phần vào việc chống lại các loài sâu hại một cách đáng kể, chủ yếu là bọ xít, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp, kiến hôi, cùng các loài sâu hại khác. Đối với vườn quýt đường, quýt hồng, cam mật, cam dây... nếu thiếu kiến vàng thường hay bị bọ xít chích hút làm rụng trái non, hoặc rệp sáp đeo bám trái làm cho trái đèo đẹt, chậm lớn, rầy mềm đeo bám đọt non làm cho đọt bị quằn quèo hình xoắn ốc không phát triển. Riêng kiến hôi là đối thủ chính của kiến vàng thường làm tổ trong các lá quằn quèo đeo bám vào trái tiết ra độc tố làm cho các trái họ cam quýt bị sượng, chai cứng, vỏ dầy, có màu đen, da sần sùi, xấu xí, ruột khô nước. Đến khi thu hoạch, trái luôn có vỏ dầy, cứng, khó lột, trong ruột có cùi to, khô nước, các múi dính vào nhau, không gỡ rời được khi ăn, riêng sâu vẽ bùa thường tấn công trên các cây có múi ở giai đoạn lá còn non, ăn lớp biểu bì mặt trên lá, làm cho cây chậm phát triển, song nếu có kiến vàng chúng sẽ góp phần làm xáo trộn quần thể sâu vẽ bùa.
  2. Kiến vàng là loài thiên địch rất nhạy cảm đối với các loại thuốc sâu có nguồn gốc cút tổng hợp và nhóm lân hữu cơ. Vì vậy ở vườn nuôi kiến vàng cần hạn chế việc phun xịt các loại thuốc sâu thuộc các nhóm trên. Theo TTBVTV phía Nam khuyến cáo, nếu có nhu cầu sử dụng thuốc trên vườn có nuôi kiến vàng thì có thể chọn Actara để phòng trị sâu rầy, bởi rất hạn chế việc gây hại cho kiến vàng, nếu lỡ chết đôi chút, khả năng khôi phục cũng rất nhanh. Kiến vàng rất dễ nuôi, nếu trong vườn đã có sẵn chúng ở trên một số cây như mận, xoài, trâm bầu... nhưng chưa sang các cây có múi thì chỉ cần giăng dây, hoặc dùng cây tầm vông làm cầu nối nhử mồi bằng ruột gà, vịt, đầu tôm, cá hay xác chết của gà vịt con... thì chúng sẽ lần lượt bò sang ăn và làm tổ nơi đây. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh hơn, đối với vườn chưa có kiến vàng, người ta bắt kiến bằng cách dùng thúng, giỏ cần xé hoặc giỏ bội, lót lá chuối tươi, cột quai xách bằng dây kẽm nhỏ để kiến không cắn khi xách đi, sau đó dùng tay bẻ, hoặc chặt nhanh các cành có tổ kiến bỏ vào cho đầy vật chứa, đem treo trên ngọn cam, quýt, bưởi... kiến vàng sẽ ở lại làm tổ sinh sống, và nếu hằng tuần được cho ăn uống đầy đủ bằng các thứ mồi nêu trên chúng sẽ ở lại lâu dài trên cây sinh sôi nẩy nở. Để bảo vệ đàn kiến vàng, trong giai đoạn đầu mới nuôi, cần thường xuyên theo dõi, ngăn ngừa sự tấn công của kiến hôi vào ban đêm vì đây là đối thủ lợi hại.
  3. Là loài thiên địch gần gũi gắn bó của nông dân, đặc biệt là các nhà chuyên canh cây có múi, sự hiện diện của loài kiến vàng trên cam, quýt, bưởi, chanh sẽ góp phần làm cho trái cây da bóng mượt, vỏ mỏng, phẩm chất ngon ngọt, múi rất nhiều nước, bán được giá...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2