intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn ngữ văn 9 - ĐỀ 10

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

257
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề 10 Phần I (7 đ ) Bằng hiểu biết về Bếp lửa của Bằng Việt, em h•y cho biết : 1. Người cháu nhớ về những kỷ niệm gì ? 2. Tại sao khi nhớ về bà, tác giả lại nhớ tới bếp lửa ? Có lúc tác giả lại gọi là “ngọn lửa” , em hãy chép lại chính xác câu thơ có hình ảnh ngọn lửa và lý giải cách gọi ấy. 3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích câu thơ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa ?(dùng 1 phép lặp, 1...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn ngữ văn 9 - ĐỀ 10

  1. Đề 10 Phần I (7 đ ) Bằng hiểu biết về Bếp lửa của Bằng Việt, em h•y cho biết : 1. Người cháu nhớ về những kỷ niệm gì ? 2. Tại sao khi nhớ về bà, tác giả lại nhớ tới bếp lửa ? Có lúc tác giả lại gọi là “ngọn lửa” , em hãy chép lại chính xác câu thơ có hình ảnh ngọn lửa và lý giải cách gọi ấy. 3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích câu thơ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa ?(dùng 1 phép lặp, 1 câu cảm). Phần II ( 3đ) Bằng hiểu biết về Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em h•y: 1. Vì sao tác giả nguyễn Quang Sáng lại đặt tên cho tác phẩm là Chiếc lược ngà ? 2. Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu bằng một đoạn văn 8 câu. ĐÁP ÁN : Đề 10 Phần I (7 đ ) Bằng hiểu biết về Bếp lửa của Bằng Việt, em h•y cho biết : 1. Người cháu nhớ về những kỷ niệm : - Hình ảnh “Bếp lửa” thân thương gần gũi quen thuộc với mỗi gia đình từ bao đời nay. - Từ hình ảnh bếp lửa, tác giả đ• nhớ người bà, về cả một thuở tuổi thơ của mình bên bà + Bà tần tảo, giàu đức hy sinh để chăm lo cho mọi người + Người bà- người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp nhẫn nhại , tần tảo, đầy yêu thương + Người bà với những khó khăn, gian khó của một đời người 2. Khi nhớ về bà, tác giả lại nhớ tới bếp lửa: * Vì bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà
  2. + Bếp lửa đ• gợi nhớ sâu sắc về người bà với sự nhẫn nhại, tần tảo, đầy yêu thương + Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khó của đời bà + Bếp lửa gợi nhớ cả một thuở tuổi thơ vất vả nhưng được sống trong tình yêu thương bên bà của nhà thơ * Có lúc tác giả lại gọi là “Ngọn lửa”, em h•y chép lại chính xác câu thơ có hình ảnh ngọn lửa và lý giải cách gọi ấy. Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng - Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương. - Nhà thơ gọi là ngọn lửa bởi đ• nhận ra : bếp lửa được bà nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. - Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn/Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng không còn chỉ mang theo ý nghĩa thông thường mà đ• chứa đựng ý nghĩa trừu tượng và khái quát sâu xa. 3. Viết một đoạn văn dài 10 câu để phân tích dòng thơ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! ( dùng 1 phép thế, 1 câu cảm ): * Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt : - Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một câu thơ đặc sắc - Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn - Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : phép lặp để liên kết câu, 1 câu cảm * Các bước tiến hành - Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu + Nội dung khái quát của câu thơ : Là câu thơ hay đ• thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu thiêng liêng.
  3. + Các ý cần có : Bếp lửa đ• gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. + Câu thơ chứa đựng ý nghĩa khát quát về hình tượng bếp lửa : câu cảm thán cùng với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng bởi đ• khám phá ra bao điều kỳ diệu trong một hình ảnh quen thuộc giản dị bên ta- bếp lửa + Từ hình ảnh bếp lửa, tác giả đ• nhớ về cả một thuở tuổi thơ bên bà + Bếp lửa đ• gợi nhớ sâu sắc về người bà với sự nhẫn nhại, tần tảo, đầy yêu thương + Bếp lửa bà nhen không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài đời mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà : ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của con người từng trải . + Bà là người giữ lửa, truyền lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ con cháu nối tiếp. “Bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt là một hình ảnh thơ gần gũi, dản dị và hết sức quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam và đ• trở thành một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. Trong hình ảnh bếp lửa ấy, người đọc còn cảm nhận rất rõ lòng yêu kính, biết ơn bà và tình yêu gia đình, quê hương đất nước của nhà thơ. - Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp : + Phép lặp để liên kết câu : lặp lại hình ảnh “bếp lửa” + Câu cảm : Bộc lộ cảm xúc của người viết về tình bà cháu của nhà thơ. - Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn. Phần II ( 3đ) Bằng hiểu biết về Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em h•y: 1. Vì sao tác giả Nguyễn Quang Sáng lại đặt tên cho tác phẩm của mình là Chiếc lược ngà : Chiếc lược ngà là kỷ vật vô cùng thiêng liêng của cha con ông Sáu.
  4. - Với bé Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên. - Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đ• trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đ• đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu nh ư đ• nói với được với con gái yêu tình cảm của mình. - Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình. 2. Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu bằng một đoạn văn 8 câu: - ý khái quát về hình tượng nhân vật ông Sáu : Tình cha con - tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của con người đ• được nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập trung thể hiện ở hình tượng nhân vật ông Sáu - Các ý cơ bản cần có : + Người cha khát khao gặp con bị hụt hẫng, đau đớn không hiểu tại sao con mình lại xa lánh , hoảng sợ khi nhìn thấy mình. + Tình yêu con sâu sắc của người từng trải chiến tranh thể hiện thật kín đáo mà cũng thật xúc động “không ghìm được xúc động ...một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. + Xa con rồi, ông Sáu luôn ân hận, cảm thấy khổ tâm sao mình lại đánh con; lời dặn của đứa con gái ngày chia tay “Ba mua cho con một cây lược nghe ba”luôn in đậm trong tâm trí ông. Ông Sáu dành hết tâm trí vào việc làm cây lược “cưa chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”
  5. + Đau đớn nhất là ông Sáu chưa kịp trao cây lược cho con thì đ• hy sinh. Tình cảnh éo le của ông Sáu gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2