intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phải làm gì với bệnh chổi rồng hại nhãn

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

135
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhãn là một trong những loại cây ăn trái chủ lực của nước ta, nhất là ở các tỉnh Nam bộ. Vài năm gần đây, trên cây nhãn của Nam bộ đã xuất hiện một bệnh mới - bệnh “Chổi rồng” (Witches’ broom), tùy theo địa phương chúng còn có tên gọi là bệnh chổi xể, đọt chổi, tổ rồng, chổi ma, hoa tre, cùi nhãn, chùn ngọn, xù ngọn… đây là bệnh nguy hiểm nhất trên cây nhãn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phải làm gì với bệnh chổi rồng hại nhãn

  1. Phải làm gì với bệnh "chổi rồng" hại nhãn? Nhãn là một trong những loại cây ăn trái chủ lực của nước ta, nhất là ở các tỉnh Nam bộ. Vài năm gần đây, trên cây nhãn của Nam bộ đã xuất hiện một bệnh mới - bệnh “Chổi rồng” (Witches’ broom), tùy theo địa phương chúng còn có tên gọi là bệnh chổi xể, đọt chổi, tổ rồng, chổi ma, hoa tre, cùi nhãn, chùn ngọn, xù ngọn… đây là bệnh nguy hiểm nhất trên cây nhãn hiện nay. 1- Triệu chứng của bệnh: Bệnh xuất hiện trên các chồi lá non và chùm hoa. Biểu hiện của bệnh là chồi non mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ, và ngắn. Lá non bị biến dạng, xoắn tít, teo tóp nhỏ đi. Nhánh bị bệnh cụm lại nhìn như bó chổi. Chùm hoa kém phát triển, ngắn, nhỏ và thoái hóa dần, mầu sắc sáng đẹp. Khả năng đậu trái rất kém, nếu đậu thì trái cũng kém phát triển, về sau khô dần và chết. Nhìn từ xa giống như tổ chim hay hoa tre… 2- Diễn biến của bệnh: Cách đây khoảng 6 năm, thông qua thư của một số nhà vườn ở Định Quán (Đồng Nai), do một tờ báo chuyên ngành gửi về cho chúng tôi nhờ trả lời về bệnh mới này. Chúng tôi đã cùng đồng nghiệp của Đồng Nai xuống xã Phú Tân, Định Quán (nơi bệnh nặng nhất tỉnh) kiểm tra, tại đây có nhiều vườn nhãn tiêu da bò (TDB) bị bệnh gây hại rất nặng, có vườn tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 100%. Một điều lạ là tại vườn của chị Mỹ Duyên (ở ấp I) trồng nhãn TDB xen với xuồng cơm vàng (XCV) và nhãn long, nhưng chỉ có TDB bị nhiễm bệnh rất nặng (nhiều cây 100% chồi bị bệnh), hai giống kia vẫn bình thường. Đặc biệt là trong vườn có một số gốc nhãn TDB ghép XCV, trên những cây ghép này, những nhánh TDB mới mọc ra sau này từ gốc cây mẹ đều bị bệnh rất nặng, trong khi những nhánh XCV không hề bị bệnh. Nhà Chị Duyên còn có 4.000m2 vườn nhãn TDB, nhưng ghép nhãn XCV lên trên đó đã được 3 năm (cây rất tốt, nhiều trái) mà không có nhánh nào bị “lây” bệnh từ gốc ghép
  2. (TDB) sang. Hồi đó, trong bài trả lời trên báo, chúng tôi đã khuyên bà con nhà vườn làm thử cách ghép này. Theo ghi nhận của chúng tôi, vào thời điểm đó bệnh mới chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, gần đây mới lây lan xuống các tỉnh miền Tây. Hiện bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng nhãn TDB ở ĐBSCL, với tốc độ phát triển rất nhanh. 3- Tác nhân gây bệnh: Cho đến nay, tác nhân gây bệnh vẫn chưa được thống nhất, các tác giả Thái Lan cho rằng do Phytoplasma, các tác giả Trung Quốc lại cho rằng do virus. Có tác giả cho rằng nhện Eriophyes dimocarpi là tác nhân gây bệnh, nhưng tác giả khác lại cho rằng do bọ đục cành Hypadime longanae… Ở nước ta chưa có những nghiên cứu sâu về vấn đề này. Qua triệu chứng một số tác giả ở phía Bắc nghi ngờ là do virus. Ở phía Nam, tác giả Mai Văn Trị có nhận xét: Những vườn bị bệnh nặng thường đi kèm với sự phát triển của côn trùng chích hút, nhện và nấm bồ hóng. Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Hòa (Phó Viện trưởng Viện NC CĂQMN), thì bệnh có liên quan mật thiết với nhện lông nhung (Eriophyes litchii), nhưng chưa rõ loài nhện này là tác nhân truyền bệnh hay tác nhân gây bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Yến thì nhện lông nhung có liên quan đến bệnh và có thể là môi giới truyền bệnh… 4- Một số đề nghị: Trong khi chờ đợi những nghiên cứu để tìm ra tác nhân gây bệnh và truyền bệnh, thiết nghĩ các nhà khoa học nên có một hội nghị chuyên đề về căn bệnh này để tập hợp những kết quả đã nghiên cứu được hoặc những kinh nghiệm đã áp dụng thành công trong sản xuất đối với việc phòng trị bệnh.
  3. Trên cơ sở đó, xây dựng một quy trình tổng hợp quản lý bệnh, kịp thời giúp bà con cứu vườn nhãn của mình. Trong khi chờ đợi một quy trình quản lý bệnh hoàn chỉnh, trên cơ sở kinh nghiệm bản thân và thực tế vườn cây, chúng tôi cho rằng, để hạn chế bệnh nên áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây: - Những vườn nhãn TDB đã bị bệnh nên thay giống bằng cách ghép nhãn XCV (giống kháng bệnh rất mạnh) hoặc nhãn Super, lên gốc ghép TDB (NNVN sẽ có một bài hướng dẫn cụ thể về cách ghép này - BTV). - Những vùng đã xuất hiện bệnh, không trồng giống TDB, nên trồng giống XCV hoặc nhãn Super. - Không chiết cành hoặc lấy mắt ghép… trên cây TDB đã bị bệnh để làm giống trồng cho vườn khác. - Không lấy hạt từ cây TDB đã bị bệnh để làm giống hoặc làm gốc ghép, vì bệnh có thể truyền qua hạt giống. - Không lấy giống từ những vùng đã bị bệnh trồng cho những vùng chưa bị bệnh để tránh bệnh lây lan. - Kết hợp cắt tỉa cành để xử lý cho nhãn ra hoa với việc phòng trừ nhện lông nhung, bằng cách trong giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa kết trái phải định kỳ khoảng10 ngày xịt thuốc trừ nhện một lần, xịt luân phiên bằng một trong các loại thuốc như: Sulox 80WP; Saromite 57EC; dầu khoáng SK Enspray 99EC; Ortus 5SC; Pegasus 500SC; Vimite 10ND; Cascade 5EC; Nissorun 5EC; Kumulus 80DF… nhớ xịt tập trung vào những bộ phận non của cây, vì nhện lông nhung thường chỉ tập trung ở những bộ phận này. - Những vườn bị bệnh nhẹ, nên vệ sinh vườn sạch sẽ và thường xuyên cắt bỏ những cành bị bệnh (cắt sâu khoảng 40-50 cm tính từ ngọn cành), đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.
  4. - Tưới nước theo kiểu phun mưa hoặc phun tia nước vào những bộ phận non của cây cũng có tác dụng hạn chế bệnh do nhện bị rửa trôi. - Ngoài những biện pháp trên đây, cần chăm sóc cây nhãn chu đáo như bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây và phòng trừ kịp thời những sâu bệnh khác để tăng cường sức đề kháng, chống chịu với bệnh cho cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1