PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI<br />
<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
<br />
1. LÀM VIỆC ĐÚNG<br />
2. NGUYÊN TẮC HẠNH PHÚC CỰC ĐẠI - THUYẾT VỊ LỢI<br />
3. CHÚNG TA CÓ SỞ HỮU CHÍNH MÌNH KHÔNG? - CHỦ NGHĨA TỰ<br />
DO CÁ NHÂN<br />
4. THUÊ TRỢ GIÚP - THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẠO ĐỨC<br />
5. ĐỘNG CƠ MỚI QUAN TRỌNG - IMMANUEL KANT<br />
6. LÝ LẼ BÌNH ĐẲNG - JOHN RAWBS<br />
7. TRANH CÃI VỀ CHÍNH SÁCH CHỐNG KỲ THỊ[26]<br />
8. AI XỨNG ĐÁNG VỚI THỨ GÌ - ARISTOTLES<br />
9. CHÚNG TA NỢ NGƯỜI KHÁC NHỮNG GÌ - LÒNG TRUNG THÀNH<br />
KHÓ XỬ<br />
10. CÔNG LÝ VÀ LỢI ÍCH CHUNG<br />
CHÚ THÍCH<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Là cuốn sách triết học đầu tiên trong bộ sách Cánh cửa mở rộng, Phải trái<br />
đúng sai tuy là một cuốn sách đòi hỏi nhiều suy luận, nhưng giá trị mà tập<br />
sách mang lại cho những độc giả kiên nhẫn là vô giá.<br />
Ở tập sách này, tác giả Michael Sandel sẽ mổ xẻ những vấn đề từng khuấy<br />
động nước Mỹ một thời, như vụ bê bối của tổng thống Bill Clinton, vấn đề<br />
về hôn nhân đồng tính trong nước dân chủ như Mỹ, huân chương nào cho<br />
những chiến sĩ tại Iraq,...<br />
Dưới góc nhìn riêng biệt của chính tác giả và của các triết gia nổi tiếng như<br />
Aristotles, Immunuel Kant, John Stuart Mill, John Rawls,... “Quyển sách<br />
không cố gắng chứng minh triết gia nào ảnh hưởng tới triết gia nào trong lịch<br />
sử tư tưởng chính trị, mục tiêu của quyển sách là mời gọi độc giả xem xét<br />
cẩn trọng quan điểm về công lý và sự xem xét mang tính phê bình của mình,<br />
để xác định mình nghĩ gì, và tại sao lại vậy.”<br />
Đây là 1 cuốn sách khó đọc. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho những độc<br />
giả kiên nhẫn thực sự là một trái táo vàng. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ<br />
nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt<br />
khác: Hiểu và Thấu đáo.<br />
Trong cuộc sống, điều Đúng - Sai, Phải - Trái luôn luôn tồn tại song song.<br />
Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói<br />
Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy<br />
nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những<br />
cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất<br />
cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim.<br />
Đảm bảo khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhìn, xử lý những sự việc xung<br />
quanh một cách có lý trí và điềm đạm.<br />
Tác giả<br />
<br />
<br />
Michael J. Sandel sinh ngày 5/3/1953, là Giáo sư Đại học Harvard, triết gia<br />
chính trị Mỹ. Ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa<br />
học Hoa Kỳ năm 2002. Ông từng là thành viên Ủy ban Đạo đức sinh học của<br />
Tổng thống George W. Bush.<br />
<br />
Giáo sư Sandel có nhiều tác phẩm khác như Chủ nghĩa tự do và giới hạn của<br />
công lý (1998), Bất mãn trong nền dân chủ (1996), Triết học: Các tiểu luận<br />
về đạo đức trong chính trị (2005), và Lý lẽ chống lại sự hoàn hảo: Đạo đức<br />
trong thời đại kỹ thuật di truyền (2007).<br />
Các tác phẩm của ông đã được dịch ra 15 ngôn ngữ nước ngoài. Ông cũng<br />
viết nhiều bài báo cho các tác phẩm lớn như Atlantic Monthly, The New<br />
York Times.<br />
Ông được đài truyền hình Nhật Bản NHK và Đài BBC Anh quốc mời diễn<br />
thuyết về các chủ đề đạo đức và công lý.<br />
Nhận xét<br />
Michael Sandel - có lẽ là giáo sư đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ - đã mang lại<br />
“sự minh bạch về đạo đức cho sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt, với tư<br />
cách là công dân trong xã hội dân chủ”. Ông đã chỉ ra rằng sự chia rẽ chính<br />
trị không phải giữa cánh tả với cánh hữu mà giữa những người nhận ra<br />
không có gì quý hơn quyền cá nhân và lựa chọn cá nhân với những người tin<br />
vào một nền chính trị phục vụ lợi ích số đông. - Bưu điện Washington<br />
Quyết liệt, dễ hiểu, và đầy tính nhân văn, cuốn sách này thực sự là một cuốn<br />
sách làm thay đổi người đọc. - Publisher Weekly<br />
Kant kết luận: chỉ tình dục trong hôn nhân mới có thể tránh được “hạ thấp<br />
phẩm giá con người”. Chỉ khi cả hai người hiến dâng cả bản thân mình cho<br />
người kia - không chỉ đơn thuần là khả năng tình dục, tình dục khi đó mới<br />
không bị phản đối. Chỉ khi cả hai người chia sẻ với nhau “cả con người, thể<br />
xác và tâm hồn, cho dù tốt hay xấu và trong mọi phương diện’, tình dục mới<br />
dẫn họ đến “sự hòa hợp giữa con người”. Kant không nói tất cả các cuộc hôn<br />
nhân đều mang lại sự hòa hợp kiểu này. Và ông có thể sai khi nghĩ sự hòa<br />
hợp như thế không bao giờ có thể xuất hiện ngoài hôn nhân, hoặc quan hệ<br />
tình dục ngoài hôn nhân chỉ là sự thỏa mãn tình dục. Nhưng quan điểm của<br />
ông về tình dục nêu bật lên sự khác biệt giữa hai ý tưởng hay bị lẫn lộn trong<br />
những cuộc tranh luận đương đại - giữa sự đồng ý một cách không bị trói<br />
buộc và tinh thần tôn trọng tự chủ và nhân phẩm con người.<br />
Khi suy ngẫm đạo đức biến thành chính trị, khi phải xác định những luật lệ<br />
nào điều chỉnh cuộc sống chung của chúng ta thì nó sẽ cần các cuộc tranh<br />
luận ồn ào, với những lập luận và rắc rối khuấy động tâm trí công chúng.<br />
Cuộc tranh luận về cứu trợ tài chính và giá cắt cổ, sự bất bình đẳng thu nhập<br />
<br />
và chính sách bình đẳng tuyển dụng, nghĩa vụ quân sự và hôn nhân đồng tính<br />
đều là chất liệu cho triết học chính trị. Chúng nhắc chúng ta kết nối và biện<br />
minh các phán xét đạo đức và chính trị của mình, không chỉ trong gia đình<br />
và bạn bè mà còn trong các đoàn thể quần chúng.<br />
<br />