Phần 4: Kỹ thuật sử dụng trứng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm
lượt xem 79
download
Đặc điểm sinh học: Artemia là tên khoa học của một loài giáp xác có tính rộng muối (từ vài phần ngàn đến 250‰). Chúng thường sống ở biển tự nhiên hoặc được nuôi trong ruộng muối. Artemia ăn lọc không có tính chọn lựa, thức ăn chủ yếu là các hạt lơ lững trong nước và các sinh vật cỡ như tảo và vi khuẩn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phần 4: Kỹ thuật sử dụng trứng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm
- Phần 4: Kỹ thuật sử dụng trứng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm 1. Giới thiệu: 1.1 Đặc điểm sinh học: Artemia là tên khoa học của một loài giáp xác có tính rộng muối (từ vài phần ngàn đến 250‰). Chúng thường sống ở biển tự nhiên hoặc được nuôi trong ruộng muối. Artemia ăn lọc không có tính chọn lựa, thức ăn chủ yếu là các hạt lơ lững trong nước và các sinh vật cỡ như tảo và vi khuẩn. Với chu trình biến thái ngắn, sau 10 - 15 ngày chúng có thể đạt giai đoạn trưởng thành và tham gia sinh sản , tùy theo điều kiện môi trường Artemia có sự sinh trưởng và sinh sản khác nhau, có dòng đơn tính, dòng lưỡng tính, đẻ con hay đẻ trứng. Khi nồng độ muối cao hơn 70 ‰ và dinh dưỡng kém, nhiệt độ cao thì Artemia có xu hướng đẻ trứng bào xác. Ấu trùng Artemia vừa mới đẻ hay mới nở có kích thước 400 - 500 µ, con trưởng thành dài không quá 20mm.
- Trong quá trình phát triển Artemia trải qua 15 lần lột xác, sau mỗi lần thay đổi cả về hình dạng lẫn kích thước. Artemia có thể sinh sản lần đầu sau 8 ngày phát triển, thường là sau 12-15 ngày. Mỗi lần đẻ khoảng 300 trứng hoặc con, với chu kỳ đẻ 4 ngày /lần. Trong điều kiện tốt Artemia sống được vài tháng (6 tháng). 1.2 Giá trị sử dụng: Ấu trùng Artemia là thức ăn quan trọng trong sản xuất tôm giống, vì: - Thích hợp: - Ấu trùng Artemia di chuyển chậm, kích cỡ nhỏ phù hợp với ấu trùng tôm. - Dinh dưỡng cao: - Ấu trùng Artemia chứa nhiều đạm, axit béo không no và dễ tiêu hóa. - Thuận tiện: Ấu trùng Artemia dễ sử dụng, dễ bảo quản và bán sẵn trên thị trường. 1.3 Nguồn cung cấp:
- Hàng năm trên thị trường thế giới có khỏang 2000 tấn trứng bào xác khô được bán ra quanh năm với nhiều nguồn khác nhau như: mỹ, Tây Ban Nha, Brazin, Canada, Trung Quốc, Thái Lan... và Việt Nam (Vĩnh Châu, Phan Thiết). Tùy theo từng nguồn và từng đợt sản xuất mẫu mã, chất lượng và giá cả khác nhau. 2. Trứng bào xác: 2.1 Cấu trúc: Trứng bào xác có cấu trúc làm 2 phần: phần vỏ trứng và phần phôi. Vỏ trứng gồm 3 lớp: lớp chlorin, lớp màng ngoài bì và lớp màng phôi. - Lớp chlorin cứng, màu nâu nhạt đến nâu đen. Lớp nầy có vai trò bảo vệ phôi khỏi bị tác động cơ học và phóng xạ. Khi bị oxy hóa bởi thuốc tẩy, lớp này sẽ bị phá hủy. - Lớp màng ngoài bì có tác dụng bảo vệ phôi không bị các phân tử lớn hơn phân tử CO2xâm nhập vào. - Màng phôi là một lớp trong suốt và cách biệt với phôi bởi màng nội bì. màng này sẽ biến thành màng nở trong quá trình trứng nở.
- Phôi là một phôi vị đồng nhất. Phôi sẽ ngừng trao đổi chất khi hàm lượng nước trong trứng dưới 10%. Khi hàm lượng nước trên 10% phôi sẽ bắt đầu hoạt động và trong điều kiện có Oxy sẽ làm phá vỡ hệ Enzym chuyên biệt trong trứng bào xác. 2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự trao chất: - Nhiệt độ: Trứng bào xác (chứa nước 2-5‰) có khả năng chịu đựng biên độ nhiệt rộng từ -21 đến + 600C trong thời gian ngắn có thể chịu được 60 - 900C. Đối với trứng đã trương nước, khả năng chịu nhiệt có khác nhau: * Dưới: - 180C và trên +400C: khả năng sống không bị ảnh hưởng. * Từ 4 đến 320C: hoạt động trao đổi chất xảy ra. - Nồng độ muối: Khi độ muối cao phôi sẽ tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng dự trữ của phôi. - Ánh sáng: là yếu tố rất cần thiết cho phôi hoạt động. 2.3 Chọn lựa loại Artemia: (bảng 1)
- Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại Artemia với chất khác biệt. để chọn được loại tốt, ta có thể dựa vào các yếu tố sau: * Kích thước: Tùy theo nguồn gốc mà ấu trùng Artemia có kích thước thay đổi từ 0,43 - 0,52mm. Ấu trùng tôm ở giai đoạn mysis chỉ có thể tiêu hóa được những mồi nhỏ hơn 0,45mm. Để biết được kích thước ta dùng kính hiển vi đo ít nhất 30 con ấu trùng Artemia rồi lấy giá trị trung bình. * Điểm dinh dưỡng quan trọng của Artemia. Có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm. Hàm lượng (EPA) này thay đổi theo giòng Artemia và điều kiện sống ở nơi sản xuất. * Tỉ lệ nở: là số lượng ấu trùng có thể nở ra từ 100 trứng bào xác. * Tốc độ nở: là thời gian từ lúc cho trứng nở đến khi ấu trùng nở hoàn toàn. * Hiệu suất nở: là số lượng ấu trùng nở ra từ 1gr trứng bào xác khô khi cho. Nguồn trứng Chiều dài Trọng Năng
- lượng lượng (10- (mm) khô (g) 3Toule) San Francisco Bay, 428 1,63 366 CA - USA Macau, Brazil 447 1,74 392 Great Salt Lake, 486 2,42 541 UT - USA Shark Bay, 458 2,47 576 Australia Chaplin lake, 475 2,04 448 Canada Tnagu, Bohai Bay, 515 3,09 681 PR China Aibi Lake, PR 515 4,55 - China Yunchen, PR 460 2,03 - China
- Lake Urmia 497 - - Vinh Chau, Viet 395 - - Nam 3. Phương pháp sử dụng trứng bào xác: 3.1 Sự phát triển của trứng bào xác: Sau khi ấp trứng từ 1-2 giờ, trứng sẽ hút nước. Sau 12-15 giờ vỏ trứng vỡ ra, xuất hiện tiền ấu trùng nằm trong màng nở. Khi màng nở vỡ ra. Ấu trùng sẽ bơi tự do trong nước. 3.2 Các thông số môi trường về điều kiện nở trứng Artemia: * Nhiệt độ: thịch hợp là 25 - 300C. Dưới 250C trứng chậm nở. Trên 350C trứng ngừng trao đổi chất. Tốt nhất nên giữ nhiệt độ ổn định trong thời gian cho nở. * Độ mặn: Độ mặn 5-35 ‰ sẽ cho tỉ lệ nở và hiệu xuất cao hơn. Ấu trùng cũng chứa nhiều năng lượng hơn. * pH: Thích hợp 8-8,5.Nên bổ xung thêm NaHCO3 vào môi trường để đảm bảo pH không dưới 8.
- * Oxy: Hàm lượng Oxy ³ 2mg/l. Do đó nên điều chỉnh tốc độ sục khí cho thích hợp. * Mật độ trứng ấp: Mật độ trứng ấp không nên quá 5gr/l * Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng trên mặt nước 2000 lux thì thích hợp nhất. 3.3 Phương pháp ấp trứng: Dụng cụ: - Bể ấp có đáy hình chóp trong suốt hoặc mờ. thể tích 200 - 1000 lít. - Hệ thống khí - đèn chiếu sáng - sàng lưới 125 µ - Xô, chậu ca... - Hóa chất Chlorine (thuốc tẩy) - Tính lượng trứng bào xác cần thiết. - Khối lượng cần ấp = [Số lượng AT tôm x Số lượng AT Artemia cần cho 1 At tôm]/ [Số At Artemia đã nở/ 1gr trứng bào xác khô]
- - Khử trùng vỏ trứng: Khử trùng là biện pháp quan trọng làm giảm mầm bệnh (nấm, vi khuẩn) cho ấu trùng tôm , làm tăng tỷ lệ nở của trứng bào xác. Các bước tiến hành như sau: * Ngâm lượng trứng cần ấp trong nước ngọt khoảng 1 giờ để trứng hút nước. * Ngâm lượng trứng cần ấp vào dung dịch thuốc tẩy (Chlorine), nồng độ 200ppm từ 20 -30. * Rửa sạch nhiều lần bằng nước ngọt hoặc bằng nước biển để lọc (trứng được chứa trong lưới 125µ ). * Trứng bào xác đã xử lý cho vào dung dịch Thiosuphat 0,05% trong 2-5 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. * Trứng sau khi khử trùng đã sẵn sàng để cho nở. Cho trứng nở *Cho lượng trứng đã khử trùng vào bể ấp hình chóp có nước biển đã lọc sạch độ mặn từ 5-35‰ * Sục khí mạnh liên tục từ đáy bể. * Giữ nhiệt độ từ 25 - 280C * Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon
- * Thời gian ấp trứng từ 24-36 giờ * 1 giờ trước thu hoạch, cho vào bể 50ppm formol Thu hoạch * Khi ấu trùng Artemia đã nở hoàn toàn (sau khi ấp 24-36 giờ). Che phần trên bể, ngưng sục khí, dùng đèn chiếu sáng phần chóp bể khoảng 3-5 phút. * Mở nhỏ van ở đáy bể cho nước và ấu trùng chảy từ từ vào vợt (lưới 125µ) * Đóng van trước khi nước cạn * Rửa sạch ấu trùng Artemia thu được trong vợt bằng nước biển đã lọc Sử dụng * Cho ăn trực tiếp: có thể sử dụng ấu trùng Artemia ngay hoặc dùng dần trước 24 giờ sau khi trứng nở, tùy theo sự phù hợp kích cỡ từng giai đoạn ấu trùng tôm. Vì vậy sau 24 giờ ấu trùng Artemia sẽ tiêu thụ hết khoảng 25-30% năng lượng dự trữ, làm giảm chất lượng dinh dưỡng.
- * Trữ lạnh: Có thể dự trữ lạnh ấu trùng Artemia ở nhiệt độ lạnh (100C ) để dùng dần với mật độ 8.000.000 con/lít và có sục khí nhẹ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phần 4: DINH DƯỠNG - THỨC ĂN NUÔI THỎ
9 p | 235 | 64
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 2 Quy trình kỹ thuật khai thác mủ & chăm sóc cao su kinh doanh - Chương 4
7 p | 308 | 59
-
Sử dụng phân bón cho cao su
3 p | 187 | 58
-
Nông dân và nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng phân bón, thuốc BVTV
5 p | 197 | 48
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 3 Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật - Chương 2
4 p | 158 | 42
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI NGỌT, CẢI XANH
4 p | 297 | 37
-
Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phần 3 Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật - Chương 3
12 p | 155 | 32
-
Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
3 p | 213 | 32
-
DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
4 p | 249 | 31
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NGAN - Phần 3
6 p | 158 | 25
-
Kỹ thuật sản xuất khoai tây giống bằng phương pháp giảm đốt cành
4 p | 152 | 21
-
DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HẠN CHẾ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
4 p | 164 | 21
-
Kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
9 p | 106 | 20
-
Bài giảng Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến
121 p | 187 | 18
-
Kỹ thuật nuôi dưỡng ngựa làm việc
3 p | 83 | 9
-
Bài 4: Kỹ Thuật Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Dê
11 p | 70 | 6
-
Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây vú sữa
3 p | 117 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn