intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích ảnh hưởng của virtual tour đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích ảnh hưởng của virtual tour đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam" nhằm chỉ ra các lợi ích của việc áp dụng các công nghệ thực tế ảo vào công tác tuyển sinh. Bài nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi trải nghiệm Virtual Tour (tham quan trường học ảo). Dữ liệu thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua Google Forms với 157 câu trả lời, phân tích trên phần mềm SPSS Statistics. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích ảnh hưởng của virtual tour đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIRTUAL TOUR ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM Ngô Võ Hồng Ánh, Võ Thị Trà My, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Trần Hiếu Nhân, Trần Lâm Thục Nhi, Nguyễn Quang Hưng* Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ: hungnq@uel.edu.vn TÓM TẮT Bài nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi trải nghiệm Virtual Tour (tham quan trường học ảo). Dữ liệu thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua Google Forms với 157 câu trả lời, phân tích trên phần mềm SPSS Statistics. Kết quả cho thấy trường học ảo có ảnh hưởng đáng kể đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên, trong đó: hai biến Độ tin cậy và Chất lượng có tác động đến biến Thái độ; biến Thái độ tác động trực tiếp lên biến Ý định. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã phân tích và đề xuất các tổ chức giáo dục bậc đại học nên cân nhắc đầu tư vào Virtual Tour như một phương pháp để cải thiện hiệu quả của công tác tuyển sinh. Từ khóa: Giáo dục, Không gian 360, Tham quan ảo, Thực tế ảo, Tuyển sinh. 1. Đặt vấn đề 1.1 Giới thiệu nghiên cứu Chọn trường đại học được xem là một quá trình khó khăn đối với học sinh, sinh viên Việt Nam vì sự xuất hiện của nhiều trường cùng những lời khuyên, cảm nhận cá nhân khác nhau, dẫn đến việc bị nhiễu thông tin. Đồng thời, môi trường đại học tập trung sinh viên đến từ nhiều nơi nên học sinh, sinh viên cần có cơ hội được tham quan, trải nghiệm thực tế tại trường để tránh việc bỡ ngỡ khi nhập học cũng như có thêm thông tin xác thực nhằm hỗ trợ cho quá trình lựa chọn trường đại học của bản thân. Tuy nhiên, việc này thường bị hạn chế bởi vấn đề thời gian, khoảng cách và tiền bạc của cả học sinh, sinh viên và nhà trường. Một vấn đề khác là mặc dù các buổi tư vấn tuyển sinh mang lại những thông tin chính xác nhưng lại thiếu tính sinh động. Những bức ảnh về trường thường không đủ khách quan để học sinh, sinh viên có thể hình dung được môi trường học tập mà họ theo đuổi. Hiện nay đã có nhiều phương pháp được đề xuất áp dụng nhằm cải thiện thực trạng nêu trên. Trong số đó, xây dựng mô hình trường học ảo (Virtual Tour) được đánh giá là một giải pháp hữu ích vì Virtual Tour có thể cung cấp thông tin chính thống và hình ảnh khách quan cho học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh tại các trường. Nhận biết được xu hướng mới này, nhóm đã tiến hành bài nghiên cứu với đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Virtual Tour đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam” nhằm chỉ ra các lợi ích của việc áp dụng các công nghệ thực tế ảo vào công tác tuyển sinh. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhóm đã tiến hành khảo sát tài liệu trong và ngoài nước để đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và không gian 360 (360 Virtual Tour) trong giáo dục. Qua quá trình đó, nhóm nhận thấy rằng các tác giả quốc tế đã quan tâm và khai thác đề tài này khá sâu rộng. Nhóm đã trích hai bài làm cơ sở để thực hiện bài nghiên cứu này là bài “A Literature Review on Immersive Virtual Reality in Education: State Of The Art and Perspectives” của Laura Freina, Michela Ott (2015) và “Augmented Reality (AR) and Virtual Reality (VR) Technology in Education: Media of Teaching and Learning: A Review” của Tira Nur Fitria (2023). Hai bài nghiên cứu trên đã làm rõ những khái niệm, lợi ích và cách ứng dụng AR, VR trong học tập. Tại Việt Nam cũng đã có một số bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tóm lại, những bài nghiên cứu hiện nay đã đánh giá được tổng quan thực trạng, lợi ích, bất lợi và cách ứng dụng các công nghệ thực tế ảo trong quá trình dạy và học trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu tập trung vào quá trình giảng dạy, học tập trong giáo dục chứ chưa mở rộng phân tích tới các khía cạnh khác của lĩnh vực này. 587
  2. Bài nghiên cứu của nhóm đã sử dụng, tích hợp nhiều lý thuyết từ các nghiên cứu đi trước để khai thác sâu hơn khía cạnh áp dụng thực tế ảo, không gian ảo vào tư vấn tuyển sinh. Đây là một nghiên cứu mới tại Việt Nam, được xây dựng để đi sâu vào ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong tuyển sinh hướng nghiệp - một khía cạnh giáo dục khác với những bài viết trước đó. Bài nghiên cứu cũng sẽ đưa ra các lập luận khẳng định việc tạo lập, đầu tư không gian ảo hỗ trợ công tác tuyển sinh là vấn đề cấp thiết của các trường đại học. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu bao gồm: - Tổng hợp kiến thức cơ bản về VR và 360 Virtual Tour, nhận thức được thực trạng, cách thức ứng dụng công này trong các lĩnh vực đặc biệt là khía cạnh tư vấn tuyển sinh. - Xác định những yếu tố tác động của Virtual Tour đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên nhằm đề xuất các công cụ hữu ích trong việc tuyển sinh tại Việt Nam. - Giải thích vì sao các trường đại học nên đầu tư Virtual Tour và ứng dụng công nghệ vào công tác tuyển sinh. Các câu hỏi liên quan: - VR và 360 Virtual Tour là gì? Công nghệ này được áp dụng cho việc tư vấn tuyển sinh như thế nào? - VR và 360 Virtual Tour tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên như thế nào? - Vì sao cần sử dụng VR và 360 Virtual Tour trong tư vấn tuyển sinh? Đối tượng nghiên cứu: - Thông tin về cảm nhận của học sinh, sinh viên đối với việc áp dụng Virtual Tour vào công tác tuyển sinh khi lựa chọn trường đại học. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu - Trường học ảo giúp các buổi tư vấn tuyển sinh trở nên sinh động, đáp ứng nhu cầu tham quan trường đại học mọi nơi mọi lúc của học sinh, sinh viên. Vì vậy, việc ứng dụng VR, 360 Virtual Tour vào xây dựng trường học ảo sẽ là một giải pháp hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyển sinh tại các trường đại học. - Với Virtual Tour, các trường đại học có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh, giới thiệu khuôn viên và cơ sở vật chất trong trường từ tổng quan đến chi tiết. Qua đó, phụ huynh, học sinh cũng có thể tham khảo, so sánh và đưa ra quyết định phù hợp hơn. - Trường học ảo sẽ cung cấp cho học sinh, sinh viên các thông tin cần thiết, cụ thể về các khu vực, phòng ban, cơ sở vật chất,...; đáp ứng tốt, kịp thời nhu cầu của học sinh, sinh viên trong việc tìm hiểu trường, tìm kiếm địa điểm trong khuôn viên trường. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp nghiên cứu sử dụng Nhóm sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu. - Với phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm thu thập và tổng kết lại thông tin từ nhiều nguồn uy tín, các bài nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước phù hợp với đề tài. Để bổ trợ cho bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã trải nghiệm và thực hiện mô phỏng sơ bộ bằng hình ảnh VR 360, đồng thời tìm hiểu hiện trạng ứng dụng Virtual Tour tại các trường đại học Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu định lượng được ứng dụng trong việc xây dựng bảng hỏi dựa trên giả thuyết và mô hình đề ra, tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu qua biểu mẫu. Sau khi thu được kết quả, nhóm thực hiện sàng lọc, thống kê và phân tích. 2.2 Mô hình giả thuyết 2.2.1 Các mô hình lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bảng 1. Các mô hình lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tên mô hình Tác giả Các biến trong mô hình 588
  3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM Davis (1989) - Cảm nhận về tính tiện lợi. Thuyết hành vi có hoạch định (TPB) Ajzen (1985) - Thái độ (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp (2023))2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu a. Cảm nhận về tính tiện lợi Tính tiện lợi đề cập đến mức độ dễ dàng, hiệu quả và thuận lợi trong việc sử dụng một phương pháp, kỹ thuật hoặc công nghệ cụ thể. Thuật ngữ này đo lường sự phù hợp và hiệu quả của một biện pháp trong một bối cảnh hoặc mục đích nhất định. Cảm nhận về tính tiện lợi là niềm tin của một người rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ có thể cải thiện hiệu suất của họ (Wang và cộng sự, 2003). Mức độ hữu ích cảm nhận được đo lường bằng các chỉ số như tăng hiệu suất, mức độ tiện lợi và mức độ lợi ích của công nghệ (Davis, 1989). Trong kinh doanh, thuận tiện là khi mua sắm, khách hàng thấy không tốn nhiều thời gian và việc mua hàng tại đây có ích lợi cho họ. Nếu ai đó cho rằng việc áp dụng công nghệ vào một công việc là hữu ích, họ sẽ thường xuyên sử dụng để giúp tăng hiệu quả công việc. H1: Cảm nhận về tính tiện lợi của Virtual Tour mang lại có tác động tích cực tới thái độ của học sinh, sinh viên sau trải nghiệm. b. Cảm nhận độ tin cậy Cảm nhận độ tin cậy là một trạng thái cảm xúc, nhận thức mà một cá nhân tin tưởng rằng thông tin, hình ảnh là đáng tin và chính xác. ThS. Hoàng Thị Thanh (2020) đã chứng minh rằng độ tin cậy có tác động thuận chiều tới những đánh giá của người tiêu dùng, sự tin cậy của người tiêu dùng có được có thể do kinh nghiệm của bản thân hoặc được người quen giới thiệu. Nếu con người xem một hệ thống gồm những hình ảnh chân thật, tái tạo chính xác môi trường thực tế và cung cấp trải nghiệm tương tự như thế giới vật lý thì họ sẽ có xu hướng tin tưởng những thông tin được đăng trên hệ thống đó. Trong khi hình ảnh 2D chỉ thể hiện một mặt của sự vật trong thực tế, Virtual Tour cho phép người xem có thể tìm hiểu sự vật ở nhiều mặt, góc độ khác nhau. Khi đó, người dùng có thể tự do khám phá trong không gian ảo, hiểu rõ hơn về không gian tham quan, vật thể quan sát và có được những trải nghiệm trực quan, đáng tin cậy. H2: Hình ảnh chân thật, đáng tin cậy về khuôn viên trường trên Virtual Tour có tác động tích cực đến thái độ của học sinh, sinh viên sau trải nghiệm. c. Chất lượng Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa. Mỗi lĩnh vực, mỗi mục đích hay khía cạnh sẽ có các quan điểm khác nhau về chất lượng. Trong số đó, định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế được thừa nhận ở phạm vi quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005, chất lượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”. Đối với trường đại học, chất lượng được xét thông qua nhiều yếu tố như chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng cơ sở vật chất của trường và cả những yếu tố bên ngoài có liên quan (không khí, con người,...). Nếu một người cảm thấy chất lượng của sự vật, vật thể cao, họ sẽ có xu hướng sử dụng sự vật, vật thể đó. H3: Chất lượng của trường học thông qua Virtual Tour có tác động tích cực đến thái độ của học sinh, sinh viên sau trải nghiệm. d. Thái độ tích cực của học sinh, sinh viên sau khi trải nghiệm Virtual Tour Theo mô hình TPB, thái độ là đánh giá chủ quan của một cá nhân về việc tốt hay không tốt khi thực hiện một hành vi. Thái độ thường được quyết định là tích cực hay tiêu cực dựa vào những trải nghiệm trước đó với một hành vi và thường chỉ diễn ra trong phạm vi từng cá nhân Theo GS.TS. Hà Nam Khánh Giao (2022), thái độ có ảnh hưởng đến hành vi, ý định của người sử dụng. Trong bối cảnh bài nghiên cứu, nhóm tập trung vào thái độ của học sinh, sinh viên sau khi tiếp xúc với Virtual Tour. Qua trải nghiệm trường học ảo tốt, học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục khám phá các khía cạnh khác mà mô hình mang lại, đồng thời tìm hiểu thêm những thông tin chuyên sâu về ngôi trường họ muốn tìm hiểu. H4: Thái độ tích cực của học sinh, sinh viên sau khi trải nghiệm Virtual Tour có tác động tích cực đến ý định chọn trường đại học của học sinh, sinh viên. 589
  4. 2.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất. 2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng Google Forms để thực hiện khảo sát trực tuyến. Đối tượng khảo sát gồm sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước và học sinh cấp ba đang có dự định tìm hiểu về trường đại học trong tương lai. Bảng khảo sát bao gồm bộ câu hỏi thu thập thông tin cơ bản và 21 câu hỏi được chia thành năm biến theo thang đo Likert 5 cấp độ. Bài nghiên cứu đã thu được 157 câu trả lời hợp lệ, ứng dụng phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS Statistics. Bảng 2. Tổng hợp các biến khảo sát. Biến Mã biến Tên biến Virtual Tour giúp sinh viên, học sinh tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại khi muốn TL1 tham quan trường đại học. Virtual Tour giúp sinh viên, học sinh tìm kiếm địa điểm, di chuyển trong khuôn TL2 viên trường dễ dàng hơn. TL TL3 Với Virtual Tour, học sinh, sinh viên có thể tham quan trường mọi nơi, mọi lúc. (Sự tiện lợi) Virtual Tour góp phần giúp buổi tư vấn tuyển sinh trở nên sinh động và đạt hiệu TL4 quả cao hơn. (Sinh viên, học sinh cảm thấy buổi tư vấn của trường có Virtual Tour sinh động hơn) TL5 Virtual Tour dễ dàng được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. TL6 Trường đại học có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh trường thông qua Virtual Tour. Sinh viên, học sinh có thể hình dung chính xác về không gian vật chất của trường TC1 thông qua Virtual Tour. Virtual Tour đem lại trải nghiệm tốt về chất lượng, thông tin khi người dùng muốn TC2 tham quan trường đại học. (Các tính năng của VR cung cấp hình ảnh chân thật, đa TC dạng, có các thông tin được lồng ghép vào quá trình tham quan) (Độ tin cậy) Hình ảnh trên Virtual Tour về khuôn viên trường đáng tin cậy hơn so với hình ảnh TC3 được chụp ở các bài viết, bài báo. (Được đầu tư, cập nhật, làm mới,…) TC4 Sinh viên nâng cao sự tin tưởng về các thông tin được cập nhật về trường đại học. Virtual Tour cho thấy trường đại học có đầu tư, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật CL1 chất. Virtual Tour cho thấy trường đại học có chất lượng (về giảng dạy, cơ sở vật chất,...) CL2 CL tốt hơn. (Chất lượng) Sinh viên, học sinh cảm thấy an tâm hơn về chất lượng của trường khi biết trường CL3 có đầu tư Virtual Tour. CL4 Việc có đầu tư Virtual Tour cho thấy trường có nguồn lực tài chính mạnh mẽ. 590
  5. TD1 Học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu thêm về trường. TD (Thái độ của học TD2 Học sinh, sinh viên thấy thích thú với trải nghiệm và có mong muốn học tại trường. sinh sinh viên sau khi trải TD3 Học sinh, sinh viên sẽ giới thiệu trường tới người thân, bạn bè. nghiệm Virtual Tour) Học sinh, sinh viên có mong muốn tham quan, trải nghiệm trực tiếp cơ sở vật chất TD4 tại trường nếu có cơ hội. Thông qua trải nghiệm Virtual Tour, học sinh, sinh viên dễ dàng chọn, đặt nguyện YD1 vọng trường đại học hơn. YD Thông qua trải nghiệm Virtual Tour, học sinh sẽ có quyết định chọn trường đúng YD2 (Ý định chọn đắn hơn. trường đại học) YD3 Thông qua Virtual Tour, học sinh tự tin hơn với lựa chọn của mình. YD4 Học sinh, sinh viên có dự tính đặt một (hoặc nhiều) nguyện vọng tại trường. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Đánh giá đo lường Bảng 3. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số EFA của các biến quan sát. Đầu tiên, các thang đo khái niệm được đánh giá qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích trên thể hiện hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của các biến quan sát đều trên ngưỡng tiêu chuẩn chấp nhận (≥ 0.5). Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể thỏa điều kiện đạt trên 0.7 chứng tỏ chất lượng dữ liệu tốt, có độ tin cậy EFA cao. Kết quả EFA cho thấy ba nhân tố nghiên cứu Sự tiện lợi, Độ tin cậy, Chất lượng có mức Eigenvalues là 1.032, KMO = 0.915 và Sig. = 0.000 trích được 67.456% phương sai các biến quan sát. Kết quả EFA của thang đo sử dụng trong nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số EFA của các biến quan sát được thể hiện trong bảng 3.Biến quan sát Sự tiện lợi: Cronbach’s Alpha = .882 Virtual Tour giúp sinh viên, học sinh tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại khi muốn tham quan trường .788 đại học. Virtual Tour giúp sinh viên, học sinh tìm kiếm địa điểm, di chuyển trong khuôn viên trường dễ dàng .616 hơn. Với Virtual Tour, học sinh, sinh viên có thể tham quan trường mọi nơi, mọi lúc. .673 Virtual Tour góp phần giúp buổi tư vấn tuyển sinh trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao hơn. .722 Virtual Tour dễ dàng được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. .738 Trường đại học có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh trường thông qua Virtual Tour. .644 Độ tin cậy: Cronbach’s Alpha = .836 Sinh viên, học sinh có thể hình dung chính xác về không gian vật chất của trường thông qua Virtual .755 Tour. Virtual Tour đem lại trải nghiệm tốt về chất lượng, thông tin khi người dùng muốn tham quan trường .654 đại học. Hình ảnh trên Virtual Tour về khuôn viên trường đáng tin cậy hơn so với hình ảnh được chụp ở các .755 bài viết, bài báo. Sinh viên nâng cao sự tin tưởng về các thông tin được cập nhật về trường đại học. .594 Chất lượng: Cronbach’s Alpha = .833 Virtual Tour cho thấy trường đại học có đầu tư, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất. .625 Virtual Tour cho thấy trường đại học có chất lượng (về giảng dạy, cơ sở vật chất,...) tốt hơn. .784 Sinh viên, học sinh cảm thấy an tâm hơn về chất lượng của trường khi biết trường có đầu tư Virtual .603 Tour. Việc có đầu tư Virtual Tour cho thấy trường có nguồn lực tài chính mạnh mẽ. .688 591
  6. Thái độ của học sinh sinh viên sau khi trải nghiệm website 360/VR: Cronbach’s Alpha = .863 Học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu thêm về trường. .860 Học sinh, sinh viên thấy thích thú với trải nghiệm và có mong muốn học tại trường. .842 Học sinh, sinh viên sẽ giới thiệu trường tới người thân, bạn bè. .819 Học sinh, sinh viên có mong muốn tham quan, trải nghiệm trực tiếp cơ sở vật chất tại trường nếu .849 có cơ hội. Ý định chọn trường đại học: Cronbach’s Alpha = .887 Thông qua trải nghiệm Virtual Tour, học sinh, sinh viên dễ dàng chọn/đặt nguyện vọng trường đại .887 học hơn. Thông qua trải nghiệm Virtual Tour, học sinh sẽ có quyết định chọn trường đúng đắn hơn. .868 Thông qua Virtual Tour, học sinh tự tin hơn với lựa chọn của mình. .838 Học sinh, sinh viên có dự tính đặt một (hoặc nhiều) nguyện vọng tại trường. .863 3.2 Phân tích mô hình hồi quy đa biến, mô hình PATH Hình 2. Ước lượng chuẩn hóa mô hình PATH. Bảng 4. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights). Estimate Thaido
  7. Thaido .938 Ydinh .707 Bảng Squared Multiple Correlations chỉ ra giá trị R2 của Thaido là 0.938, tương đương 93.8%, như vậy các biến độc lập tác động lên 93.8% sự biến thiên của Thaido. Tương tự, R2 của Ydinh là 0.707, tương đương 70.7%, như vậy các biến độc lập tác động lên 70.7% sự biến thiên của Ydinh. Những phân tích trên cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận bởi biến Tienloi có tác động tích cực đến biến trung gian Thaido. Nếu yếu tố Tienloi có sự thay đổi tăng hoặc giảm, biến trung gian Thaido cũng sẽ có sự thay đổi theo tỉ lệ thuận. Tương tự, giả thuyết H2 và H3 được chấp nhận bởi các yếu tố Tincay và Chatluong có ảnh hưởng tích cực đến Thaido với hệ số hồi quy chuẩn hoá lần lượt là 0.308 và 0.333. Cuối cùng, giả thuyết H4 về thái độ của sinh viên sau khi trải nghiệm Virtual Tour được chấp nhận với giá trị 0.841. Sau khi trải nghiệm Virtual Tour, người xem có thái độ tích cực sẽ có ấn tượng tốt đối với môi trường đại học và có xu hướng tìm hiểu thêm thông tin về ngôi trường đó. Lúc này, học sinh, sinh viên sẽ tiếp cận với các hoạt động quảng bá, tuyển sinh. Khi kỳ tuyển sinh diễn ra, ấn tượng tốt sẽ là lợi thế để gia tăng ý định chọn trường đại học của nhóm đối tượng mục tiêu. 4. Kết luận 4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu Sự phát triển liên tục với tốc độ phi mã của công nghệ thực tế ảo đã và đang dần thay đổi cách tiếp cận của con người với thế giới xung quanh ở đa dạng lĩnh vực. Trong đó, giáo dục cũng là một trong các lĩnh vực được ứng dụng VR hàng đầu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, tuyển sinh,... Hiện nay tại Việt Nam, làn sóng xây dựng mô hình trường học ảo nhằm phục vụ công tác tuyển sinh tại các trường đại học đang nổi lên vô cùng mạnh mẽ. Nhằm nghiên cứu những tác động của công nghệ thực tế ảo và không gian 360 trong hoạt động trên, nhóm tiến hành thu thập dữ liệu của hai nhóm đối tượng là sinh viên và học sinh cấp ba tại Việt Nam. Từ đó, nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu và thu được các kết quả trên cả phương diện khoa học cũng như thực tiễn. - Về nội dung khoa học: Kết quả quan trọng nhất của bài nghiên cứu là đánh giá được ý nghĩa các khía cạnh ảnh hưởng đến quyết định của học sinh, sinh viên khi lựa chọn trường đại học, dưới tác động của Virtual Tour, mà nhóm đặt ra. Đồng thời, nghiên cứu còn làm rõ mối quan hệ của các khía cạnh đó từ số liệu thu được để đưa ra đề xuất cho các trường đại học tại Việt Nam về giải pháp xây dựng mô hình trường học ảo, ứng dụng trong công tác tuyển sinh, đáp ứng nhu cầu tiếp cận của học sinh, sinh viên. - Về tính ứng dụng thực tiễn: Nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của đối tượng học sinh, sinh viên thông qua phản hồi, đánh giá mức độ tác động của các khía cạnh trong mô hình trường học ảo đến quyết định lựa chọn trường đại học. Dữ liệu này góp phần chứng minh việc ứng dụng mô hình trường học ảo đã có tác động tích cực trong công tác tuyển sinh của các trường đại học. Bên cạnh đó, từ dữ liệu thu được các trường đại học có thể nắm bắt được hành vi của tệp đối tượng trên và tiến hành xây dựng mô hình tuyển sinh phù hợp. 4.2 Đề xuất quản trị Kết quả của nghiên cứu cho thấy mô hình trường học ảo thật sự mang lại hiệu quả cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh, quảng bá trường học nếu được áp dụng một cách phù hợp vào thực tiễn. Tất cả các yếu tố kể trên dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đóng góp một phần không nhỏ trong ý định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam. Vì vậy, các trường đại học đã và đang có ý định đầu tư và phát triển mô hình trường học ảo phục vụ công tác tuyển sinh, quảng bá trường học cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Virtual Tour cần được xây dựng với giao diện sinh động, trực quan, giúp sinh viên, học sinh có thể hình dung chính xác về không gian vật chất của trường. Ngoài hình ảnh sắc nét, nội dung sinh động và được cập nhật liên tục, mô hình trường học ảo cần có thêm các tính năng bổ sung của VR, cung cấp trải nghiệm, tương tác thực tế, được lồng ghép vào quá trình tham quan trường đại học. Sự chân thật trong việc cảm nhận về không gian, cơ sở vật chất trường học cũng như các dịch vụ, hoạt động tại trường sẽ giúp sinh viên, học sinh dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. - Ngoài ra, thao tác trải nghiệm người dùng cũng là vấn đề nên được chú trọng của Virtual Tour. Các tính năng của mô hình phải dễ dàng để người dùng sử dụng, bố cục được sắp xếp chỉn chu, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. 593
  8. - Cuối cùng, việc xây dựng được không gian cùng với các hoạt động thực tế ảo sinh động, thú vị sẽ kích thích nhu cầu tìm hiểu thêm về trường và mong muốn tham quan, trải nghiệm trực tiếp cơ sở vật chất tại trường của học sinh, sinh viên. Điều này giúp tạo được thái độ tích cực nơi các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình tìm hiểu về trường. Từ đó, yếu tố này sẽ góp phần tác động đến ý định lựa chọn trường đại học của đối tượng nêu trên. 4.3 Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất cải thiện 4.3.1 Hạn chế Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã đạt được những kết quả cụ thể, song đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn đọng nhiều mặt hạn chế do sự giới hạn về thời gian cũng như nguồn lực. Trong đó, vấn đề được nhóm quan tâm nhất là đối tượng học sinh cấp ba mà bài nghiên cứu tiếp cận chỉ thuộc phạm vi nhỏ, do vậy chưa đánh giá được dữ liệu một cách chuyên sâu. 4.3.2 Đề xuất cải thiện Nếu tiếp tục thực hiện đề tài ở với phạm vi chuyên sâu với mục đích chi tiết, nhóm đề xuất giải pháp mở rộng dữ liệu học sinh cấp ba trong mẫu nghiên cứu nhằm đa dạng hóa dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá. Bên cạnh đó, việc mở rộng các khía cạnh quan sát cũng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp mang lại cái nhìn trực quan hơn và phục vụ hiệu quả mục tiêu cá nhân hóa quy trình xây dựng kế hoạch tuyển sinh của các trường đại học. TAI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I. (1985). From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior. In Action Control: From Cognition to Behavior (pp. 11-39). Springer, Berlin, Heidelberg. https://doi.org/10.1007/978-3-642-69746-3_2 2. Davis, F. D. (1989). Perceived Usefulness, perceived Ease of Use and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-339. http://dx.doi.org/10.2307/249008 3. Fitria, T. N. (2023). Augmented Reality (AR) and Virtual Reality (VR) Technology in Education: Media of Teaching and Learning: A Review. International Journal of Computer and Information System (IJCIS), 4(14-25). https://www.ijcis.net/index.php/ijcis/article/view/102/98 4. Freina, L., & Ott, M. (2015). A Literature Review on Immersive Virtual Reality in Education: State Of The Art and Perspectives. Education & Technology in (Post)pandemic times, 1, 133-141. http://dx.doi.org/10.12753/2066-026X- 15-020 5. GS.TS. Hà Nam Khánh Giao. (2022). Nghiên cứu thực nghiệm về sử dụng ngân hàng di động tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng Mô hình chấp nhận công nghệ. http://dx.doi.org/10.31219/osf.io/mqdu2 6. Hoàng Đàm Lương Thúy, & Hoàng Trọng Trường. (2020). KẾT HỢP THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (TPB) VÀ MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM) VÀO ĐỀ XUẤT KHUNG PHÂN TÍCH HÀNH VI HỌC TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 225(7), 549-556. https://vjol.info.vn/index.php/tnu/article/view/49875 7. ThS. Hoàng Thị Thanh. (2020). Nghiên cứu thái độ người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tạp chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien- cuu-thai-do-nguoi-tieu-dung-doi-voi-hoat-dong-marketing-truc-tiep-cua-doanh-nghiep-ban-le-tren-dia-ban-thanh-pho- ha-noi-68879.htm 8. Wang, Y., Wang, Y., Lin, H., & Tang, T. (2003). Determinants of user acceptance of Internet banking: an empirical study. International Journal of Service Industry Management, 14(5), 501-519. https://doi.org/10.1108/09564230310500192 594
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0