intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phản ứng màu Biuret

Chia sẻ: Abcdef_50 Abcdef_50 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2.541
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phản ứng màu Biuret (Biu - rê) là phản ứng dùng để nhận biết sự có mặt của liên kết peptit trong cấu trúc hóa học của hợp chất hữu cơ. Trong thí nghiệm này người ta sử dụng Cu(OH)2 mới sinh trong dung dịch kiềm để tạo phức màu tím. Ngoài ra, có một số biến thể của phản ứng này cũng đã được mở rộng để nhận biết các hợp chất hữu cơ. Người ta cũng sử dụng phản ứng màu Biuret để định lượng protein bằng cách đo mật độ quang (UV-VIS) của dung dịch phức tạo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phản ứng màu Biuret

  1. Phản ứng màu Biuret Phản ứng màu Biuret (Biu - rê) là phản ứng dùng để nhận biết sự có mặt của liên kết peptit trong cấu trúc hóa học của hợp chất hữu cơ. Trong thí nghiệm này người ta sử dụng Cu(OH)2 mới sinh trong dung dịch kiềm để tạo phức màu tím. Ngoài ra, có một số biến thể của phản ứng này cũng đã được mở rộng để nhận biết các hợp chất hữu cơ. Người ta cũng sử dụng phản ứng màu Biuret để định lượng protein bằng cách đo mật độ quang (UV-VIS) của dung dịch phức tạo thành ở bước sóng 540nm sau đó tính toán dựa trên định luận Beer-Lambert. Mặc dù trong phân tử của protein không có phân tử buiret ((H2N-CO-)2NH) nhưng phép thử vẫn được đặt tên là phản ứng màu Buiret với lý do loại phản ứng này cũng cho phép thử liên kết peptit trong phân tử buiret. Quy trình test định tính. Mẫu thử được xử lý bằng cách thêm một lượng dung dịch base mạnh 1% (thường là NaOH hoặc KOH), sau đó được thêm một vài giọt dung dịch CuSO4. Nếu dung dịch chuyển sang màu tím thì chứng minh được sự có mặt của protein (với nồng độ có thể xác định được là khoảng 5-160mg/l).
  2. Thuốc thử Buiret Các thuốc thử biuret được làm bằng kali hydroxide (KOH), đồng (II) sulfat ngậm nước cùng với tartrat natri kali. Khi thử, nếu có mặt Protein, thuốc thử chuyển từ màu xanh sang tím. Nếu thuốc thử chuyển từ màu xanh sang màu hồng thì trong dung dịch có sự hiện diện của các chuỗi ngắn polypeptide [?] Không phải tất cả các xét nghiệm biuret cần dùng thuốc thử biuret. Phương pháp thường được sử dụng trong xét nghiệm định lượng protein là phương pháp đo mật độ quang UV-VIS tại bước sóng 540 nm (để phát hiện các ion Cu2+). Tăng nhạy cho phép thử Buiret.
  3. Cu+ là một tác nhân làm giảm mạnh tính nhạy của thuốc thử, tuy nhiên nó có thể loại trừ bằng phản ứng với với Mo (VI) trong thuốc thử Folin-Ciocalteu để tạo thành màu xanh molypden. Bằng cách này, các protein có thể được phát hiện ở nồng độ từ 0,005 và 2 mg / mL [3]. Màu xanh Molypden có thể kết hợp với một số thuốc nhuộm hữu cơ (malachite xanh, Auramin O), có tác dụng khuếch đại tín hiệu trong phép đo quang. [4] Cu+ tạo thành phức màu tím đậm với axit bicinchoninic (BCA) [5], điều này cho phép tăng nhạy của phép thử để có thể phát hiện protein ở nống độ 0,0005 đến 2 mg / mL. Phép thử này thường được gọi với tên thương mại là "phép thử Pierce" khi nhà sản xuất đưa ra bộ sản phẩm thử này. Phim thí nghiệm Trong phim thí nghiệm sau, tác giả đã thực hiện phép thử màu buiuret với lòng trắng trứng, tuy thuốc thử dùng hơi đậm nhưng thể hiện rõ nét phản ứng màu này. LINK PHIM THÍ NGHIỆM TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. The reaction was first observed by Ferdinand Rose in 1833: Ferdinand Rose (1833) "Über die Verbindungen des Eiweiss mit Metalloxyden" (On the compounds of albumin with metal oxides), Poggendorfs Annalen der Physik und
  4. Chemie, vol. 28, pages 132-142. It was independently rediscovered by Piotrowski in 1857: G. von Piotrowski (1857) "Eine neue Reaction auf Eiweisskörper und ihre näheren Abkömmlinge" (A new reaction of proteins and their related derivatives) Sitzungsberichte der Kaiserliche Akademie der Wissenschaften in Wien, mathematisch-naturwissenschaftliche Classe (Proceedings of the Imperial Academy of Philosophies in Vienna, mathematical-natural sciences section), vol. 24, pages 335-337. 2. Chemical Reagents 3. O.H. Lowry, N.J. Rosebrough, A.L. Farr, R.J. Randall: Protein Measurement With the Folin Phenol Reagent, J. Biol. Chem. 193 (1951) 265 - 275. 4. Sargent, M.G.: Fiftyfold amplification of the Lowry protein assay. Anal. Biochem. 163 (1987) 476-481. 5. Smith, P.K. et al.: Measurement of protein using bicinchoninic acid. Anal. Biochem. 150 (1985) 76-85.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2