intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo và giải thoát luận: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Giải thoát luận Phật giáo của Tiến sĩ triết học Nguyễn Thị Toan gồm có 2 chương. Chương 2 quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam trong lịch sử, chương 3 ảnh hưởng của quan niệm về giải thoát trong Phật giáo đối với đời sống người Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo và giải thoát luận: Phần 2

  1. C hư ơng I I QUAN NIỆM VỀ GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Đ ố i VỚI ĐỜI SƠNG NGƯỜI VIỆT NAM TRONG LỊCH s ử Phật giáo suy tàn trên đâ't Ân nhưng đã tìm được chỗ đứng ở nhiều nưốc trên th ế giới, trong đó có Việt Xam. Chịu quy định bởi hoàn cảnh lịch sử, đặc điếm đất nước, con ngưòỊ truyền thống văn hoá nơi nó du nhập, Phật giáo và quan niệm về giải thoát đã khúc xạ ở những đâ't nước khác nhau để trở thành Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Xam. Phật giáo Thái Lan... Hạt giôYig giải thoát mọc ỏ nhũng mảnh đất khác nhau cho quả với vị giải thoát không còn như trên đất Ân nữa. Để hiểu được sự khúc xạ của quan niệm này ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đôi với đời sông ngưòi Việt, cần phải điểm qua những nét khái quát về Phật giáo Việt Xam. I- TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1. Sự du nhập của Phật giáo vào V iệt Nam a. P h ậ t g i á o d u n h ậ p và o Việt N a m từ k h i nào? Đê trá lời cho câu hỏi này, có nhiều ý kiên khác nhau, trong đó có hai luồng ý kiến cơ bản: 11fi
  2. Luông ý kiến thứ nhất cho rằng: Phật giáo du nhập vào Việt N am từ thê kỷ thứ III trước Công nguyên. Theo Upendra Thakur, vào thê kỷ III trước Công nguyên. Vua Asoka (A Dục) Ở.ẬntĐợ^đã gửi 9 đoàn truyền giáo ra nước ngoài, trong đó có một vùng Đ ất Vàng (vùng Đông Nam Á ngày nay). Từ đó ông đi tối khẳng định: "Không còn hồ nghi gì nữa. những thương gia Ân Độ, sau đó là những người truyền đạo Bàlamôn và đạo P hật đã đi thuyên từ An Độ đến định cư ở trên đất liền và những hòn đảo vùng Đ ất Vàng - The Land of Gold. đó chính là vùng Đông Nam Á ngày nay, bao gồm Việt Nam. Campuchia, Thái Lan, Lào và quần đảo Malaixia. Họ đã du nhập văn hoá, phong .tục. tôn giáo, triết học. văn học, nghệ thuật, chính trị Ân Độ. Trong khi ở giai đoạn đâu, sự An Độ hoá vùng này được thi hành bởi hoạt động của các thương gia thì ỏ giai đoạn sau, sự Ân hoá được thực hiện bởi phần lớn các nhà truyền giáo của đạo P hật và đạo Bàlamôn, là những người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hoá mới"1. Đa phần các nhà sư cũng nghiêng về ý kiến này. Hoà thượng Thích Thanh Từ trong Đặc san lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lăm Tây Thiên (2005) viết: Theo nhiều sứ liệu, Phật giáo có m ặt tại Việt N am trước Tây lịch khoảng 300 năm. Sau khi 1. Xem: Upendra Thakur: Some A spects o f Asian H istorv and Culture, Abhinav Publications. Irtdia. 1986. p. 63. 117
  3. kiết tập kinh điên lần thứ ba, VỚI sự ủng hộ tích cực của Vua A Dục (Asoka)... Phật giáo đã củ 9 phái đoàn đi truyền giáo khắp nơi trong và ngoài nước A n Độ. Trong đó, đoàn thứ 8 đến vùng Kim địa... Khi đến Việt Nam , Công chúa ■ con Vua A Dục - đã cho xây thành Nêlê và tháp A Dục đê đánh dấu nơi đoàn đến. Một sô" nhà nghiên cứu đồng quan điểm cũng lấy dẫn chứng truyền thuyết vê Chủ Đồng Tử để có thêm căn cứ cho kết luận trên. Tương truyền là vào thời Vua Hùng Vương thứ 18 - th ế kỷ III trước Công nguyên, Công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tủ, lập phô" xá buôn bán với người nưốc ngoài. Một hôm, Chử Đồng Tử theo khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên, gặp một nhà sư Ân Độ trong một túp lều, nhờ đó mà biết đến đạo P h ậ t1. Tuy nhiên, nhìn chung truyền thuyết có giá trị tham khảo nhiêu hơn là làm luận chứng cho một luận điểm khoa học. Luồng ý kiến thứ hai cho răng: Phật giáo được truyền vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên. Đó là ý kiến của học giả Nguyễn Lang, Lê M ạnh Thát, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Hùng Hậu... Học giả Nguyễn Duy Hinh khẳng định: "Thực sự đã có bằng chứng đáng tin cậy vê' việc tồn tại Phật giáo ở Dâu mới dưới thời Sĩ Nhiếp tức khoảng năm 187. Đó là tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử"2, "Khoảng đầu Công nguyên, khi tư 1. Xem: Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb. Văn nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. 2. Nguyễn Duy Hinh: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Sđd, tr. 182. 118
  4. tưởng Đại thừa bắt đầu xuất hiện (trưởc khi Long Thọ ra đời) thì đã được truyền vào bán đảo Đông Dương... Tiểu thừa hiện còn ở Nam Bộ Việt Nam lại đến sau"1. Học giả Lê M ạnh T hát cũng kết luận: "ít n h ất là vào năm 100 sau Tây lịch, P h ật giáo đã xuất hiện vối tư cách một bộ phận tín ngưỡng đầy quyển uy"2. Câu chuyện N ữ tướng thời Hai Bà Trứng của Bùi Thiết có chi tiết: Khi Hai Bà Trưng p h ất cờ khởi nghĩa năm 39, ni sư Thiển Hoa, Phương Dung, Thục Nương... đã rời chùa mộ quân, tham gia cuộc kháng chiến như các vị tướng lĩnh. Khi H ai Bà th ấ t trậ n năm 43, nữ tướng Bát Nàn đã xuống tóc đi tu. Vì nguồn tư liệu về P hật giáo Việt Nam còn lại đến nay quá ít ỏi do sự tàn phá của chiến tran h và thòi gian nên để có một kết luận hoàn toàn chính xác vê thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam là một điều rấ t khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đêu n h ất trí rằng Phật giáo đã có m ặt ở Việt N am khoảng những năm đầu Công nguyên. Khi đó, nước ta còn là một quận thuộc Trung Quốc và có tên là Giao Châu (Giao Chỉ). b. Con đ ư ờ n g tru y ề n bá P h á t g iá o vào Viêt N a m Phần lớn các ý kiến đều cho rằng P hật giáo vào Việt Nam trực tiếp từ An Độ qua đường biển, do sự truyền bá của các nhà buôn và tu sĩ ngưòi Ân vào khoảng những 1. Nguyễn Duy Hinh: Tư tường Phật giáo Việt Nam, Sđd, tr.303. 2. Xem: Lê Mạnh Thát: Lịch sử P hật giáo Việt N am , Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1999. 119
  5. năm đầu Công nguyên (con đường Hồ Tiêu). Con đường thứ hai - đường bộ, từ Vân Nam, Trung Quốc xuống vào khoảng th ế kỷ V - VI (con đường Tơ lụa). Con đường thứ ba, cũng theo đường bộ từ Đông Bắc Ân Độ, qua vùng Tây Tạng, dọc theo triền sông Mê Kông mà vào Việt Nam vào khoảng th ế kỷ XIII (con đường Đồng cỏ). Trước đây, có quan điểm cho rằng, P h ật giáo đên Trung Quốc trước khi đến Việt Nam, P h ật giáo Việt Nam đầu tiên được truyền bá từ Trung Quốc sang vì Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc. Tuy không thể phủ nhận những ảnh hưởng to lớn của P hật giáo Trung Quốc tới P hật giáo Việt Nam, song những tài liệu lịch sử đáng tin cậy cho thấy P h ật giáo được truyền đến Việt Nam trước khi đến Trung Quôc và buổi đầu còn phát triển mạnh mẽ hơn cả P h ật giáo Trung Quốc. Thiền uyển tập anh ghi lại cuộc trò chuyện giữa Vương phi Ý Lan và Quốc sư Thông Biện vể thời điểm P hật giáo truyền bá vào Việt Nam. Quốic sư đã dẫn truyện Pháp sư Đàm Thiên: Thời Tuỳ Cao Tổ, Vua Vũ Đế ở Trung Quốc sai người sang Giao Châu để xây chùa tháp và truyền bá đạo Phật. Pháp sư Đàm Thiên tâu với vua: “Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ân Độ). Khi Phật pháp mới tới Giang Đông chưa đầy đủ gì thì thuỷ phủ Luy Lâu ở Giao Châu đã có tới 20 ngôi chùa, độ được hơn 500 vị cao tăng và dịch được 15 cuốn kinh rồi. Như vậy là vì Phật giáo được truyền vào Giao Châu trước khi truyền đến Giang Đông vậy. Hồi ấy các vị tăng như Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác... cư trú tại 120
  6. đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ đắc pháp vâi Tỳ Ni Đa Lưu Chi, truyền bá tông chỉ của tam tổ, là một vị Bồ Tát sông, cư trú tại chùa Chúng Thiện, dạy dỗ giáo hoá đồ chúng có hơn 300 người, không thua gì ơ Trung Quốc. Bệ hạ là bậc cha hiền khắp chôn, muốn bình đẳng bô’ thí nhưng đất kia đã có người rồi, ta không cần gửi người tới nữa"'. Khẳng định này có căn cứ từ việc phân tích vị trí địa lý của ba đất nước. Con đường từ Ân Độ tới Trung Quốc thuận lợi nhất không phải là đường bộ mà là đường biển. Việt Nam nằm sát bò biển Đông, là ngã tư của sự giao thông bằng đường biển, là giao điểm, nơi gặp gỡ của các nền văn minh. Việt Nam lại tiếp giáp Trung Quốc nên còn là cầu nối giữa hai cái nôi của nền văn minh nhân loại' là Ân Độ và Trung Quốc. Vì vậy, việc Phật giáo Ân Độ truyền bá tới Việt Nam rồi mới sang Trung Quốc là điểu hợp lý. Trong Việt N am Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã phân tích: Có ba trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu (Việt Nam) và Bành Thành, Lạc Dương (Trung Quốc), nhiều dữ liệu khiến cho chúng ta nghĩ trung tăm huy Lău được thành lập sớm nhất, và trung tâm này đã trở thành bàn đạp cho sự thành lập các trung tâm Bành Thành và Lạc Dương2. Trung tâm P h ật giáo đầu tiên ở Việt Nam là Luy Lâu (nay là huyện Thuận Thành - Bắc Ninh). Luy Lâu là 1. Phân viện N ghiên cứu Phật học: Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1990, tr. 89-90. 2. Xem: Nguyễn Lang: Việt N am P hật giáo sử luận, Nxb. Vãn học, Hà Nội, 1992. 121
  7. trung tâm kinh tê - chính trị của Giao Châu, là ngã ba giao lưu kinh tế, văn hoá tầm cỡ quốc tế, là cửa ngõ vào Trung Quốc. Các thương gia nưốc ngoài thường tới buôn bán ở đây. Sứ th ần của các nước phương Nam muốn đến Trung Quốc cũng phải dừng lại ở Luy Lâu đê nắm tình hình. Luy Lâu đã trở th àn h nơi hội tụ của các luồng văn hoá, một môi trường th u ận lợi cho P h ật giáo phát triển. Như vậy, lập luận cho rằng P h ật giáo đi theo con đường Ân - Việt - Trung là hợp lý. c. P h á t g iá o và tin h th ầ n g iả i th o á t dươc tiếp n h ậ n n h ư t h ế n à o ở V iệt N a m Vào đầu Công nguyên, Giao Châu còn là thuộc địa của Trung Quôc nên hệ tư tưởng thông trị xã hội là Nho giáo. Song song với hệ tư tưởng Nho giáo là tín ngưỡng thần thoại dân gian lan toả sâu rộng trong đòi sống của quần chúng bình dân. Bởi thế, khi mới du nhập vào Việt Nam, tư tưởng P hật giáo còn xa lạ với người Việt. Loại trừ sự áp đặt của các thê lực ngoại xâm, việc du nhập bất kỳ hệ tư tưởng nào vào một đất nước, một dân tộc phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn: Nội dung của hệ tư tưởng đó có tiến bộ, có phù hợp với yêu cầu p h át triển xã hội không? Tồn tại xã hội của dân tộc, đất nước đó có phải là mảnh đất tốt cho h ạt giông của hệ tư tưởng đó nảy mầm, phát triển? Hệ tư tưởng đó có phù hợp với tâm lý dân tộc tiếp nhận nó không?... Song vể cơ bản vẫn phải giải thích vấn để này từ góc độ tồn tại xã hội. Nếu như các dân tộc phương Tây được hình thành cùng V I sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thì dân tộc Việt Xam Ớ 122
  8. được hình thành từ rấ t sốm, ngaý trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nằm ở Đông Nam Á, phía Bắc bán cầu, trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là đâ't nước có nhiều tiềm năng thiên nhiên nhưng cũng là nơi có nhiều thiên tai vào bậc n h ất th ế giới. Là cửa ngõ của Đông Nam Á, ngã tư giao lưu giữa các nền văn minh, Việt Nam là nơi tụ hội của các nền văn minh nhưng đồng thòi cũng là một trong những đất nước chịu nhiều chiến tran h nhất. Từ khi lập nước đến nay, nước ta đã phải trải qua khoảng 20 cuộc chiến tranh xâm lược lớn của đê quốc, phong kiến. Lịch sử Việt Nam ngoài thời gian chống giặc ngoại xâm, còn lại là thời gian vật lộn với thiên tai để chê ngự thiên nhiên, “tay chông tròi, tay giữ nước căng gân” (Chế Lan Viên). Khác vối người An Độ, ngưòi Việt Nam không phải trải qua nỗi khổ của chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã nhưng lại có nỗi khổ bởi sự tàn phá của thiên tai, sự cương toả, ràng buộc của những lễ nghi phong kiến hà khắc và loạn ly của chiến tranh. Con đường xây dựng nền độc lập dân tộc buổi ban đầu đầy rẫy những chông gai và thời thanh bình thì quá ngắn ngủi. Trong bổi cảnh đó, khổ và nhu cầu thoát khổ vẫn thường trực trong tâm hồn mỗi con người. BỞI thế, cách nhìn mới mẻ vê nỗi đau khổ, nguyên nhân nỗi khổ và con đường diệt khổ, von là niềm day dứt của toàn nhân loại, đã khiến cho Phật giáo nhanh chóng có sức hút đôi vói người Việt Nam. Học giả Minh Chi còn phân tích một sô' nguyên nhân khiến cho Phật giáo có thể thích ứng với người Việt như: Đạo lý vô thường của Phật giáo có tác dụng tích cực là gây được trong đông đảo các tầng lớp nhân dân niềm tin là thòi 123
  9. kỳ đô hộ không thể kéo dài, dân tộc Việt Nam sẽ có ngày được giải phóng và sông trong độc lập, tự do: đạo P hật với tư cách là hệ tư tưởng không phải từ Trung Hoa sang nên được nhân dân Việt Nam chấp nhận và hoan nghênh1. Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đả tiêp xúc với cả Nho, Phật, Lão. Nhưng Nho giáo là công cụ thống trị của người Hán, sang Giao Châu đã mang màu sắc Pháp gia, hà khắc, áp đ ặt với mục đích đồng hoá, th u ần phục người Việt nên không còn nguyên gốíc nhân bản nữa. Bởi vậy, nó không nhận được sự tiếp nhận tự giác của người Việt. Trái lại, P hật giáo vào Việt Nam bằng con đường hoà bình nên được tiếp nhận tự giác hơn, và vì vậy mà sức lan toả cũng sâu rộng hơn. Đôi với đại đa sô' quần chúng bình dân, lý tưởng giải thoát của P hật giáo phần nào đáp ứng được k h át vọng vê bình yên, hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau bởi m ất mát, loạn ly của chiến tran h và cuộc sông mưu sinh nhọc nhằn, gian khó. Đôi với tầng lớp quý tộc thông trị, Phật giáo là chỗ dựa tinh thần cho họ trước những trồi th ụ t bất thường trong đời sông cá nhân và những biến động của thòi đại. M ặt khác, tầng lớp này còn gửi gắm vào Phật giáo k h át vọng xây dựng một hệ tư tưởng độc lập, thâu thái tinh hoa dân tộc trong th ế đứng ngang bằng với hệ tư tưởng của các th ế lực ngoại bang. Đây là những lý do căn bản để giải thích tại sao P h ật giáo nhanh chóng thích nghi và sâu gốc bền rễ trong lòng dân tộc Việt Nam như vậy. 1. Xem: Minh Chi: Truyền thông văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo. Hà Nội, 2003. tr. 10. 124
  10. d. Vê các g i a i đ o ạ n p h á t triển cơ bản của lịch sử P h ậ t giáo Việt N am , có th ê tạ m chia th à n h các thời kỳ sau: 1- Thòi kỳ Phật giáo du nhập và tìm chỗ đứng ở Việt Nam (khoảng 600 năm, tính từ đầu Công nguyên đến năm 580); 2- Thời kỳ phát triển của Phật giáo Việt Nam (kéo dài xấp xỉ 8 thế kỷ qua bốn triều đại Đinh - Lý - Trần - Lê từ đầu thê kỷ VII đến đầu thê kỷ XV): 3- Thòi kỳ Phật giáo thoái trào (từ đầu th ế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX); 4- Thời kỳ chấn hưng của Phật giáo (vào nửa đầu thê kỷ XX); 5- Thời kỳ hiện nay, tính từ năm 1986, được coi là thời kỳ hồi sinh và phát triển của Phật giáo Việt Nam. 2. Các tông phái Phật giáo V iệt Nam Phật giáo Việt Nam có hai dòng: Dòng Phật giáo dân gian và dòng Phật giáo bác học. a. D òng P h ậ t giá o d á n g ia n (Phật giáo bình dân) là sự hoà trộn giữa Phật giáo và tín ngưỡng thần thoại dân gian. Đây là dòng Phật giáo đại chúng, mang màu sắc tín ngưỡng tôn giáo VỚI nội dung th ầ n bí nh iều hơn là m àu sắc triết học trừu tượng. Trong dòng Phật giáo này, Trời - Phật - Thần gán liền và hoà đồng làm một (người Việt Nam thường cầu trời, khấn Phật, hoặc Lạy trời, lạy Phật). Đức Phật trong Phật giáo dân gian đã mang những nét đặc trưng của một vị thần quyền năng. Đó là hình ảnh 12Õ
  11. ông Bụt (tiếng Phạn là BuddhaJ trong những câu truyện cố tích (Tấm Cám, Ba chiếc riu, Cây tre trăm đốt...) thường xuất hiện đúng lúc con người đau khổ. khó khăn nhất để làm phép giúp họ vượt qua khó khăn. Đó cũng là hình ảnh P hật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay thấu hiểu nỗi khổ của mọi kiếp người để ra tay cứu giúp. b. D ò n g P h ậ t g iá o bá c học ở Việt Nam là dòng Phật giáo mang màu sắc triế t học, tập hợp nhiều hệ phái, môn phái và chi phái, bao gồm: 1- Dòng Phật giáo Tiếu thừa có các giáo hội P hật giáo Theravada, P hật giáo Khơme Nam tông; 2- Dòng Phật giáo Khất sĩ là sự kết hợp của hai dòng Tiểu thừa và Đại thừa; 3- Dòng Phật giáo Đại thừa có ba tông phái chính là Thiền tông, M ật tông và Tịnh độ tông. Các tông phái trên là sự hỗn hợp của nhiều chi phái nhỏ. Ranh giới giữa các dòng, các tông phái cũng rất tương đỗi. Chẳng hạn, trong cả ba tông phái của Đại thừa đều có yếu tô" triế t học và yếu tô’ thần bí của tín ngưỡng bình dân. Trong các tông phái trên, Thiền Đại thừa có khuynh hướng trội. Có tài liệu nói rằng. P h ật giáo An Độ truyền sang Việt Nam lúc đầu là P hật giáo Tiểu thừa Nam tông. Tuy nhiên, phần lớn các học giả đểu khẳng định đó là tư tưởng của Phật giáo Đại thừa, nói như lời học giả Nguyễn Lang: “Phật giáo Việt Nam vào đầu th ế kỷ III đã hoàn toàn là P hật giáo Đại thừa, có khuvnh hướng thần bí và Thiển học”1. Theo khẳng định của học 1. Nguyễn Lang: Việt N am P hật giáo sủ luận, S đd, t .l. tr. 81. 126
  12. giả Nguyễn Duy Hinh. tác phẩm Lý hoặc luận nôi tiêng của M âu Tử là tác phẩm có khuynh hướng Đại thừa đã được viết ở Giao Châu trong năm 168-169. Học giả Minh Chi cũng kết luận rằng, tư tương Bát nhã của Đại thừa từ miền Nam An Độ truyền thẳng tới Giao Châu. Kinh Bát nhã là kinh điển cơ bản và xuâ't hiện sớm n h ất trong hệ Bát nhã với khuynh hướng Đại thừa đã được Khương Tăng Hội dịch đầu tiên ở Luy Lâu vào thê kỷ III sau Công nguyên. Đến thê kỷ VI, khi các đoàn truyền giáo của Trung Quổic sang Giao Châu thì ảnh hưởng của Thiền Đại thừa Trung Quổc do tồ Bồ Đề Đ ạt Ma sáng lập mới ngày càng trở nên m ạnh mẽ đôi với P hật giáo Việt Nam. ơ đây, chúng tôi đi sâu vào dòng Phật giáo Đại thừ a - dòng chủ đạo của P hật giáo Việt Nam. Như trên đã để cập, trong P hật giáo Đại thừa có ba tông phái: * Thiền tông Thiển tông là một tông phái P hật giáo được hình thành ở Trung Quốc vào đầu thê kỷ VI nhưng lại do một vị tăng người Ân Độ là Bồ Đê Đạt Ma (Bodhidharma) sáng lập. Thực ra, cội nguồn của Thiển là từ Yoga của An Độ. Trong P hật giáo nguyên thuỷ đã có những yếu tô’ của Thiển. Như trên đã đề cập. Khương Tăng Hội đã truyền bá Phật giáo Đại thừ a vối khuynh hướng Thiển sang Giao Châu từ th ế kỷ III. song người thực sự phát triển Thiển thành một tông phái lại là Bồ Đề Đạt Ma. Thiền, tiếng Phạn là Dhyana. nghĩa là tĩnh lặng, trầm tư chiêm nghiệm vê chân lý đê đạt tối sự giác ngộ tuyệt đổì. Thiền tông, nói như Suzuki. là tông phái hướng tới sự 127
  13. giác ngộ, nhưng sự giác ngộ không phải đạt tới bảng cach quay lưng lại với cuộc đời, mà trái lại, là sự tham gia tích cực vào hoạt động thực tiễn. Tinh th ầ n của Thiển th ể hiện trong câu nói nổi tiếng của thiền sư T hanh Nguyên Duy Tín: Trước khi học Thiền thấy núi là núi, sông là sông, trong khi học Thiền thì thấy núi hết là núi. sông hêt là sông, nhưng sau khi học Thiền thì núi lại là núi, sông lại là sông. Thiển tông Việt Nam có các tông phái cơ bản sau: - Thiền phái Tỳ N i Đa Lưu Chi do Tỳ Ni Đa Lưu Chi sáng lập vào năm 580 ở chùa Pháp Vân. Thiền phái này p hát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong khoảng 6 th ế ký, gồm 19 th ế hệ và 28 vị thiền sư. Ngay từ đầu, thiền phái này đã mang hai yếu tô' có quan hệ m ật th iết với nhau lâ Thiền tông và M ật tông. Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch Kinh Tượng đầu (Gayasirsa)- một bộ kinh mang m àu sắc của M ật giáo. Xuất hiện vào buổi đầu lập nưóc, vối ảnh hưởng trực tiếp từ P hật giáo An Độ, dòng thiển này có ý nghĩa tích cực trong việc chống lại sự đồng hoá của phong kiến phương Bắc, khắng định sự độc lập vê' vãn hoá của Việt Nam. Quan niệm về giải thoát của thiền phái này mang dấu ấn của thiền Ân Độ nhưng đã th ể hiện khá rõ tinh thần nhập thê của P hật giáo Việt Nam. - Thiền phái Vô Ngôn Thông do một thiền sư họ Trịnh lập nên vào năm 820. Thiền sư vốn người Quảng Châu (Trung Quôc), sang Việt Nam tu ở chùa Kiến Sơ (nay thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội). Theo Thiền uyển tập a n h , thiền phái này tồn tại trong vòng 479 năm (từ năm 820 tới năm 1299), qua 15 th ế hệ với 38 vị thiền sư. Tối đây. dòng 128
  14. thiển Việt Nam ngoặt sang một hướng mối. Nếu như Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi mang màu sắc của Phật giáo An Độ thì Thiền phái Vô Ngôn Thông lại mang đậm màu sắc của P hật giáo Trung Quốc vối sự p h át triển bê thê và có chiểu sâu hơn vể lý luận. Thiển phái này tập trung làm rõ những nguyên tắc, biện pháp hành thiền để đạt tối giác ngộ, giải thoát. Cái tên Vô Ngôn Thông phản ánh nét đặc sắc của thiển phái này: Không dùng ngôn ngữ rườm rà đ ể truyền giáo m à lấy tâm truyền tâm. Vì vậy, họ dùng những câu chữ rấ t ngắn gọn khiến ngưòi ngoài cuộc nhiều khi không hiểu nổi. - Thiền phái Thảo Đường: Thảo Đường là tên một vị thiền sư thuộc phái Vân Môn của Trung Quốc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thảo Đưòng là nhà sư Trung Quốc theo thầy sang Chiêm Thành truyền bá đạo Phật, gặp chiến tranh và bị bắt làm tù binh của Việt Nam. Trước tài trí của Thảo Đưòng, Vua Lý Thánh Tông đã mòi sư đến trụ trì ở chùa Khai Quốc và phong chiếu Quốc sư. Thiển phái này tồn tại trên một th ế kỷ với 18 vị thiền sư (chưa kể Thảo Đưòng). Nếu như Thiên phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi nghiêng về Phật giáo Ân Độ, Vô Ngôn Thông nghiêng về Phật giáo Trung Quổc thì dòng Thiển Thảo Đường có khuynh hướng tổng hợp Nho - P hật - Lão mà Phật giáo là nòng cốt. - Thiền phái Trúc Lãm Yên Tử: Vào cuối thê kỷ XIII, triều Lý khủng hoảng và suy thoái, nhường chỗ dần cho triều Trần. Theo quy luật, môi triều đại mới ra đời sẽ tạo ra một hệ tư tưởng mới để thống trị đời sống tinh thần của xã hội. Khát vọng đó được thể hiện khá mạnh mẽ ở Trần Thái Tông - ông vua đầu tiên của nhà Trần. Tuy nhiên, do Trần 129
  15. Thái Tông phải dành phần lớn thòi gian để lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm nên điều này chỉ trở thành hiện thực ở Trần Nhân Tông - người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này là sự tổng hợp của Nho - Lão - Thiền - Tịnh - M ật và tín ngưỡng bản địa, nói cách khác, đó là sự hỗn dung tôn giáo mà hạt nhân là Thiển vỏi màu sắc của chủ nghĩa yêu nước chân chính, v ề thực chất, Thiền Trúc Lâm Yên Tử là sự tiếp nối những giá trị tích cực của Phật giáo thời Lý với Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Thiền phái Vô Ngôn Thông nhưng được đẩy lên tói đỉnh cao về tư duy triết học. Có thể khẳng định: lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam có một tư duy triết học độc lập, thể hiện trình độ trí tuệ của một dân tộc có chủ quyền. Người trí thức Việt Nam đã tự mình trở thành con người tư duy triết học, tự mình xác lập môn phái, khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc trên lĩnh vực tư tưởng. Điểu này có một ý nghĩa hết sức to lớn trong lịch sử tư tưỏng Việt Nam. * M ật tông (Chân ngôn tông) M ật tông là một tông phái P h ật giáo p h át triển mạnh ở Đông An và Nam An, do một sô' nhà sư An Độ sáng lập vào th ế kỷ VII. M ật tông được hình thành từ P h ật giáo Đại thừa và những yếu tô' bùa chú, pháp th u ậ t của đạo Hinđu, An Độ giáo. Tông phái này coi trọng nghi lễ, hành thiền và làm các phép tu huyền bí (thuật phù chú, bùa phép, hàng long phục hổ, trấn tà, yểm huyệt...) để mau chóng đạt tối giác ngộ, giải thoát. Để chiếm được lòng tin của quần chúng, các cao tăng M ật giáo thường biểu diễn phép lạ rồi mới truyền giáo với nội dung chủ yếu là tam quy, ngũ giới, thập thiện. 130
  16. ơ Việt Nam, M ật tông không tồn tại vói tư cách là một tông phái riêng mà đan xen với các tông phái khác. Thời nhà Lý, các thiền sư Vạn H ạnh, Từ Đạo Hạnh... chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi tinh th ần M ật tông. Câu truyện Chử Đồng Tử vối cây gậy và chiếc nón lá có th ể tạo phép lạ chính là yếu tô' M ật giáo trong P h ật giáo dân gian Việt Nam. Chú Đ anali - câu nói bí m ật phát ra từ sự tu thiền định của chư P h ật và Bồ T át trong K inh Tổng trì được Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch và truyền bá ở Việt Nam chính là của Mật tông. Tuy nhiên, khi truyền bá trong nhân dân, M ật tông thường bị suy biến th à n h nhũng hiện tượng mê tín dị đoan và bị lợi dụng để phục vụ cho mưu đồ cá nhân của một sô’ kẻ cơ hội. * Tịnh độ tông Tịnh độ tông là một tông phái do nhà sư Tuệ Viễn sáng lập tại Trung Quốc vào cuối thê kỷ thứ rv. Đây là tông phái P hật giáo cầu giải thoát nhò th a lực. Trong P h ật giáo truyền thống đã nói tới cõi tịnh độ - một th ế giới lý tưởng cho những người tìm giải thoát. Những ngưòi đi chùa dâng lễ vật, cầu xin P h ật A Di Đà (Nam mô A Di Đà Phật) phù hộ độ trì cho mình được h ạn h phúc ngay trong cuộc đời trầ n thê và sau khi chết được siêu thoát về Tây phương cực lạc (cõi Tịnh độ). Với quần chúng bình dân, cõi Tịnh độ na ná thiên đường của Kitô giáo, dễ hình dung hơn và có sức hấp dẫn hơn so với cõi Niết bàn trong tâm linh. Bởi thế, Tịnh độ tông có xu hưống p h át triển trong quần chúng nhân dân. Trong phạm vi cuốn sách, chúng tôi không có điều kiện để phân tích hết tấ t cả các tông phái P h ật giáo nên 131
  17. chỉ tập trung vào quan niệm về giải thoát của Thiển tông thời Lý - Trần, v ề thực chất, Thiền là tinh hoa của Phật giáo nói chung và P hật giáo Việt Nam nói riêng. Thòi Lý - Trần lại là thòi kỳ đỉnh cao, thòi kỳ hoàng kim của Phật giáo Việt Nam. Thòi kỳ này, P h ật giáo được coi là quốc giáo, là hệ tư tưởng chính thống của một dân tộc độc lập, tự cưòng. Những nội dung căn bản và những tông phái chủ yếu của P h ật giáo Việt Nam đã được hình thành và phát triển rực rỡ n h ất trong thời kỳ này, khơi nguồn cho dòng chảy của P h ật giáo Việt Nam trong suốt chiểu dài của lịch sử dân tộc. v ề sau này, khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thông, P hật giáo lui về âm thầm sống trong tâm thức của tín ngưỡng bình dân. Vì vậy, hiểu P hật giáo thời Lý - Trần cũng là đã hiểu được tinh thần cốt lõi của P hật giáo Việt Nam. Mặc dù tấ t cả các tông phái P hật giáo Việt Nam đêu tập trung trong thòi kỳ này với những quan niệm vê' giải thoát không hoàn toàn đồng nhất, song chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra mẫu số chung và lôgíc của sự phát triển trong những quan niệm đó. II- QUAN NIỆM VỂ GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG LỊCH s ử 1. K hái q u á t về sự k h ú c x ạ c ủ a q u a n n iệ m giải th o á t tro n g P h ậ t g iáo V iệt N am Hiện nay, có nhiều ý kiến tran h luận nên gọi là Phật giáo ở Việt N am hay Phật giáo Việt N am . Nếu gọi Phật giáo ở Việt N am nghĩa là Việt Nam không có P h ật giáo riêng mà chỉ tiếp nhận thụ động P hật giáo Ấn Độ và 132
  18. P h ật giáo Trung Quốc. Theo chúng tôi, một tư tưởng dẫu của dân tộc khác nhưng được tiếp nhận, cải tạo và biến đổi ở đ ất .nước nào thì sẽ trở th à n h tư tưởng của dân tộc đó, đ ất nước đó. Chẳng hạn, P h ật giáo có nguồn gốc từ Ân Độ nhưng tới Trung Quốc đã trở th àn h P h ật giáo Trung Quốc. Vì vậy, gọi Phật giáo Việt N a m là hợp lý. Việc luận giải vấn đề này là khá phức tạp, phải dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn căn bản. ơ đây, chúng tôi chỉ chứng m inh kết luận trên bằng việc phân tích những nét đặc th ù trong quan niệm về giải th o át của P h ật giáo Việt Nam. Trưốc hết, nói Phật giáo  n Độ, Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Việt N am thì vẫn chung nhau ở một từ Phật giáo, có nghĩa là vẫn phải dựa trên cái nền của P h ật giáo gốc với những phạm trù cơ bản là: Tứ diệu đê, B át chánh đạo, Ngủ giới, Lục độ, Thập thiện... Cái làm nên sự khác biệt ở P hật giáo của mỗi nưóc chính là do hoàn cảnh lịch sử, truyền thông, tâm lý dân tộc... mang lại. Với tinh thần khế lý, khế cơ, P h ật giáo được nhận xét: "Nó như một thứ chất lỏng, chui vào bìrxh chứa hình gì thì nó theo bình ấy mà liền ngay. Chỉ miễn thực chất của nó ỏ căn bản là từ bi cứu khổ. không thay đổi về sự nhận định của nó vê nghiệp kiếp, luân hồi, chứng ngộ, cực lạc, vẫn chính xác là chân lý tuyệt đối. Còn tấ t cả đều có thể linh động từ nghi thức thờ cúng đến thể cách tu đạo, cho đến cách đôi xử của chính quyền và chúng sinh"1. 1. Walpola: Tư tưởng P hật học, Sđd, tr. 302. 133
  19. Riêng vấn đề giải thoát, những nội dung cơ bản trong quan niệm về giải thoát của P h ật giáo gốc vẫn được kê thừa trong P hật giáo Việt Nam. Đó là quan niệm về khổ và nguyên nhân của khổ do ba độc tham - sân - si, con đường giải thoát bằng giới - định - tuệ... Tuy nhiên, hạt giống giải thoát khi gieo trên đ ất Việt mặc dù vẫn cho quả giải thoát nhưng vị giải thoát thì không còn như ỏ đất Ân nữa. Sự khúc xạ của một tư tưởng được giải thích bằng những nguyên nhân cơ bản: m ảnh đất hiện thực hay tồn tại xã hội nào cho cây tư tưởng đó; sự tương tác, giao thoa giữa các hình thái ý thức xã hội, đặc điểm tâm lý, tư duy của dân tộc tiếp nhận tư tưởng đó... Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội giữ vai trò quyết định đối vối ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Cho nên, ở mỗi thòi kỳ lịch sử khác nhau, mỗi đất nước, dân tộc khác nhau sẽ có những quan điểm, tư tưởng khác nhau, do sự khác nhau của tồn tại xã hội quy định. Mặc dù tính chất kế thừa tạo thành dòng chảy chung trong mạch nguồn tư tưởng nhân loại, song không thể phủ nhận tác động to lớn của tồn tại xã hội làm khúc xạ ánh sáng của ý thức xã hội. Xét riêng sự khúc xạ của quan niệm về giải thoát trong Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Ân Độ cũng có thể thấy khá rõ điều này. Trăn trở về kiếp phù sinh nhân th ế thì giông nhau nhưng góc nhìn nỗi khổ và nguyên nhân nỗi khổ thì không đồng nhất, bởi th ế mà quan niệm về con đường diệt khổ củng có những tương đồng, dị biệt. 134
  20. M ặt khác, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối nên khi nghiên cứu vê một hệ tư tưởng, một quan điểm nào đó, không thể không thấy sự tương tác giữa nó với các hệ tư tưởng, quan điểm, hình th ái ý thức xã hội khác. Nếu P hật giáo vào Trung Quốc qua mô hình Lão - Trang thì P hật giáo vào Giao Châu buổi đầu là sự gặp gỡ với tín ngưỡng bản địa. Khi P hật giáo du nhập vào Giao Châu thì ở đây đã có nhiều tín ngưỡng: Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thò cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ th ần tiên..., gọi chung là tín ngưỡng bản địa. Những yếu tô" th ần bí này khiến cho tư duy người Việt dễ dàng chấp nhận tinh th ần giải thoát bằng tha lực, đồng thời làm tăng thêm màu sắc th ần bí cho Phật giáo ở Giao Châu. Tư duy người Việt là tư duy biện chứng mềm dẻo, linh hoạt, cộng với th ái độ bao dung, cởi mỏ nên dễ dàng dung nạp, thích ứng và chung sông hoà bình vối các tư tưỏng, tôn giáo không gây hại cho sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đây cũng là một nguyên nhân để giải thích tại sao trong quan niệm vê giải thoát của P hật giáo Việt Nam có sự “hỗn dung tôn giáo”. P hật giáo Việt Nam được hình th àn h và p h át triển trên cái phông văn hoá Nho - P h ật - Lão và tín ngưỡng bản địa. Trong tinh thần giải thoát của P h ật giáo Việt Nam có sự dấn thân, nhập th ế của Nho giáo, sự tiêu dao, thoát tục, tự do tự tại của đạo Lão đồng thời có yếu tô' th ần bí của tín ngưỡng dân gian. Tinh thần giải thoát của Phật giáo Việt N am đã được nới rộng về kích thước, khuôn khổ, mang chiều rộng của 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2