
6
PHẪU THUẬT THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO CỘT SỐNG CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật như lấy đĩa đệm đơn thuần, lấy đĩa
đệm làm cứng khớp theo phương pháp Smith - Robinson … Tuy nhiên những phương
pháp này có nhiều hạn chế do làm tổn thương các đĩa đệm liền kề sau phẫu thuật.
- Khắc phục tình trạng trên, điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có
dùng khớp nhân tạo ra đời. Phương pháp này có ý tưởng từ những năm 50 cho đến
những năm 80, đến thập kỷ 90 mới bắt đầu thực hiện thay đĩa đệm nhân tạo.
- Tới tháng 6/ 2004, FDA mới công nhận phương pháp điều trị này.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Hội chứng chèn ép rễ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Cột sống cổ mất vững
- Hội chứng chèn ép tủy
- Loãng xương
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật cột sống, giải thích kỹ tình trạng
bệnh của Người bệnh cho gia đình.
2. Người bệnh: vệ sinh vùng mổ, nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật
3. Phương tiện:
Giá đỡ đầu, khoan mài, đĩa đệm nhân tạo, dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa, C-arm
dùng trong mổ.
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định, ký cam đoan hồ sơ phẫu thuật
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
2. Phẫu thuật:
- Tư thế: nằm ngửa cố định đầu trên khung Mayfield.
- Xác định vị trí phẫu thuật trước mổ sử dụng C-arm
- Đường rạch: rạch da đường cổ trước khoảng 3cm
- Phẫu tích bộc lộ: cắt cơ bám da cổ, xác định ranh giới giữa khí quản, thực quản
và động mạch cảnh; dùng ngón tay tách tổ chức và dùng bộ vén để vén khí quản thực
quản vào trong, bộc lộ phần trước cột sống.