intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị thực hiện, các bước tiến hành và thực hiện kỹ thuật phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em

  1. PHẪU THUẬT TỊT CỬA MŨI SAU TRẺ EM I. ĐẠI CƯƠNG - Tịt cửa mũi sau trẻ em là sự tồn tại ở cửa mũi sau một màng chắn có thể là niêm mạc, có thể là sụn hoặc xương - Phẫu thuật nhằm mở lỗ mũi sau bị tịt, tạo đường lưu thông không khí qua mũi. II. CHỈ ĐỊNH - Tất cả các trường hợp tịt cửa mũi sau - Nếu tịt 1 bên mũi thì việc phẫu thuật có thể trì hoãn được. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Trẻ có những dị tật kèm theo như sa màng não vào hốc mũi. - Trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp - Trẻ có bệnh về máu như chảy máu kéo dài, bệnh máu chậm đông… - Thận trọng khi trẻ có các dị tật tim mạch, thần kinh kèm theo. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. 2. Phương tiện - Soi mũi nhỏ có cán. - Có thể dùng bộ nội soi phóng đại. - Ống thông Itard. - Búa và đục nhỏ thẳng cỡ 2mm, 4mm, 6mm. - Kim chọc (trôca). - Ống thông Nelaton. - Dũa Rasp. - Ống nong, - Máy khoan, lưỡi khoan, - Bộ dao cắt - hút 3. Người bệnh - Trẻ phải được khám xét tỉ mỉ về lâm sàng, cận lâm sàng (X.quang, CTscan…) đánh giá vị trí tịt, bản chất màng tịt: màng mỏng, sụn hay xương. - Khám toàn thân: đánh giá khả năng phẫu thuật, gây mê hồi sức. 223
  2. 4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Vô cảm Gây mê nội khí quản. 2. Kỹ thuật - Trường hợp màng bịt mỏng + Lấy ống thông Nelaton hoặc ống thông Engome chọc mạnh qua màng bịt lỗ mũi sau. + Hoặc dùng ống thông Itard chọc thủng màng bịt lỗ mũi sau. + Hoặc cắt bằng dao cắt hút qua nội soi - Trường hợp là sụn, xương + Đặt ephedrin 1% hoặc adrenalin 1/3000 - 1/5000. + Dùng trôca chọc dò thử, nếu không xuyên được dùng đục, đục (hoặc khoan) từ trước ra sau kích thước từ 2mm trở lên tuỳ theo tuổi hoặc dùng khoan mở rộng lỗ tịt xương, sụn. + Đặt nong bằng ống nội khí quản 3.5 hoặc 4.0 đối với trẻ sơ sinh, và số 4.0 hoặc lớn hơn với trẻ lớn. Ống được vòng qua cửa mũi sau để giữ cho đường vừa mở được thông. + Cố định ống nong bằng chỉ silk khâu xuyên qua vách ngăn mũi. + Việc đặt ống nong đảm bảo đưa được dây hút qua nó xuống họng. VI. THEO DÕI - Chăm sóc sau mổ + Ống nong phải đảm bảo thông, không bị nhiễm khuẩn. + Theo dõi chảy máu. + Phòng nhiễm khuẩn: kháng sinh. + Phòng phù nề niêm mạc. - Theo dõi + Hàng tháng kiểm tra ống nong. + Thời gian lưu ống nong: Giữ ống nong trong 3-4 tuần. Với trẻ có bất thường sọ mặt (như hội chứng CHARGE) cần giữ ống nong thêm 3-4 tuần. Với tịt mũi sau 1 bên, thời gian lưu ống ngắn hơn. + Theo dõi đề phòng tịt trở lại. + Chú ý chế độ ăn uống. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 224
  3. - Chảy máu: nhét bấc cầm máu. - Nhiễm khuẩn: kháng sinh. - Tổn thương đáy sọ gây chảy dịch não tuỷ: bít lấp vùng tổn thương. - Vỡ sàn mũi tổn thương hàm ếch: khâu lại. - Tổn thương vách ngăn, các cuốn mũi: cần sửa lại. 225
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2