intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phía sau “nghịch cảnh” nợ xấu tăng, phần lớn ngân hàng báo lãi

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như vậy thì việc phá thế “đóng băng tín dụng” chưa biết đến bao giờ. Cứ tưởng tượng rằng, nền kinh tế tiếp tục đình đốn thêm 5-7 năm, doanh nghiệp trở thành hoang tàn, mọi ngả đường của dòng vốn không luân chuyển được, thất nghiệp gia tăng thì hậu quả sẽ không thể lường hết. Có một mâu thuẫn là số nợ xấu thì tăng lên nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại đều công bố lãi, vậy lãi ở đâu ra? Tất nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng thì phải có lãi. Nhưng với số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phía sau “nghịch cảnh” nợ xấu tăng, phần lớn ngân hàng báo lãi

  1. Phía sau “nghịch cảnh” nợ xấu tăng, phần lớn ngân hàng báo lãi Như vậy thì việc phá thế “đóng băng tín dụng” chưa biết đến bao giờ. Cứ tưởng tượng rằng, nền kinh tế tiếp tục đình đốn thêm 5-7 năm, doanh nghiệp trở thành hoang tàn, mọi ngả đường của dòng vốn không luân chuyển được, thất nghiệp gia tăng thì hậu quả sẽ không thể lường hết. Có một mâu thuẫn là số nợ xấu thì tăng lên nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại đều công bố lãi, vậy lãi ở đâu ra? Tất nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng thì phải có lãi. Nhưng với số lãi của ngân hàng thì không nên chỉ nhìn vào số tuyệt đối vì họ quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ và nếu so sánh tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu, hay tổng tài sản thì không thực sự cao như nhiều loại hình doanh nghiệp khác. Khi phân tích cơ cấu, bản chất lợi nhuận thì đừng nhìn vào con số lãi của các ngân hàng công bố để rồi tin rằng ngân hàng nào cũng lãi thật. Tôi biết rất nhiều ngân hàng bị dính nợ xấu rất lớn nhưng đã “ăn” vào vốn. Con đường hạch toán này như sau: một món vay không thể đòi được nhưng ngân hàng vẫn hạch toán vào sổ, vẫn ghi lãi dưới hình thức “dự thu” nhưng thực chất đã “ăn” vào vốn tự có, cổ đông vẫn nhận cổ tức bình thường. Đáng lẽ, nếu hạch toán đúng theo thông lệ quốc tế, nợ nhóm 4,5 phải coi là lỗ. Sự bất công của người chịu lãi suất tiền vay ở chỗ: toàn bộ lợi nhuận là ăn vào vốn trong khi vốn vẫn giữ nguyên thì chỉ còn cách đẩy lãi suất tiền vay lên bắt người vay phải chịu, chứ đào đâu ra? Chưa kể, với cách hạch toán đó, ngân hàng
  2. còn làm cho chi phí hoạt động rẻ một cách giả tạo để có được con số lợi nhuận công bố trước công chúng. Nợ xấu có liên quan gì đến khối lượng tài sản đảm bảo mà theo ước tính còn lớn hơn nhiều lần so với tổng khối lượng tín dụng của nền kinh tế hiện đang bị đóng băng? Tình trạng hiện nay khá căng thẳng, bởi khi nợ xấu không được xử lý, đã có rất nhiều trường hợp ngân hàng hứa với doanh nghiệp cứ tiếp tục trả nợ cũ cho vay mới nhưng sau khi doanh nghiệp trả nợ thì đóng sập cửa không cho vay. Cũng có những trường hợp khác còn tồi tệ hơn thế. Chúng tôi đã đi khảo sát tại Đồng bằng sông Cửu Long và thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp dệt may, nuôi tôm cá... sau khi được ngân hàng hứa “trả cũ cho vay mới” đã đi vay “chợ đen” để đáo hạn. Không ngờ, sau khi thu một phần nợ cũ, ngân hàng dừng cho vay mới, doanh nghiệp không có tiền thanh toán cho khoản vay ngoài, buộc phải đóng cửa bỏ trốn sự truy sát của xã hội đen. Hỏi rằng, tài sản thế chấp đâu thì họ nói đã đưa hết cho ngân hàng. Như vậy, nợ xấu vừa làm đông cứng tín dụng, vừa khóa chặt khối lượng tài sản đảm bảo mà theo ước tính lớn hơn rất nhiều khối lượng tín dụng đã đẩy ra nền kinh tế. Đó là một mối lo không thể không giải quyết. Xung quanh giải pháp cho vấn đề nợ xấu, một ngân hàng thương mại lớn cũng đề xuất mô hình công ty AMC với sự góp vốn của nhiều bên, ý kiến ông về vấn đề này như thế nào? Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, có một ngân hàng cũng đưa ra đề án thành lập công ty AMC và phát cho các đại biểu tham khảo. Theo đề án này, cơ cấu vốn của công ty mua bán nợ có vốn chủ sở hữu nhà nước 30%, còn các ngân hàng thương mại khác chiếm 70% nhưng tôi cho rằng không nên làm theo mô hình này.
  3. Vì, giả định rằng công ty mua bán nợ có huy động vốn của các ngân hàng thương mại đi chăng nữa thì tỷ lệ vốn của nhà nước thông qua ngân hàng trung ương phải trên 50% để nắm giữ quyền chi phối. Mặt khác, phải thống nhất quan điểm rằng, mục tiêu thành lập công ty đó không phải vì lợi nhuận mà vì mục tiêu “xử lý cục máu đông” nợ xấu. Nếu không, có lợi thì công ty sẽ mua, không có lợi công ty sẽ không mua thì không thể giải quyết được bản chất vấn đề. Một khi nợ xấu còn nằm ỳ ra đó thì tín dụng làm sao tăng được?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0