intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI CỦ GỪNG

Chia sẻ: Luân Gà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

192
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gừng là một loại cây lấy củ (thân ngầm) nằm ở dưới đất, gừng khác với các cây rau gia vị khác là được sử dụng với nhiều công dụng và đặc biệt gừng được chế biến thành mứt là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Ngoài ra, gừng được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Chính vì vậy những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Triệu chứng nấm gây hại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI CỦ GỪNG

  1. PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI CỦ GỪNG Gừng là một loại cây lấy củ (thân ngầm) nằm ở dưới đất, gừng khác với các cây rau gia vị khác là được sử dụng với nhiều công dụng và đặc biệt gừng được chế biến thành mứt là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Ngoài ra, gừng được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Chính vì vậy những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Triệu chứng nấm gây hại trên củ. Đây là loại cây có thời gian sinh trưởng khá dài, ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng, nên thường được trồng xen với những cây trồng khác. Gừng đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, củ mới phát triển to và nhiều củ. Bên cạnh đó, gừng còn là
  2. loại cây háo nước nhưng rất kỵ úng, vì khi bị úng gừng dễ bị nấm bệnh tấn công gây thối củ. Tuy nhiên, cũng không để gừng thiếu nước vì thiếu nước củ chậm phát triển. Trồng gừng nên chú ý bón nhiều phân hữu cơ (4-5 tấn/ha) vì đây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất gừng. Trong suốt quá trình sinh trưởng, gừng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công nhưng phổ biến nhất là bệnh thối củ. Bệnh thối củ gừng có hai dạng: thối khô củ gừng và thối mềm nhũn ướt. Bệnh thối khô do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm, có những lá bị úa vàng và rủ xuống. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối. Bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm tồn tại trong đất rất lâu, có thể tới 2 -3 năm. Hạch nấm trong đất, nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có khi làm thối cả khóm gừng. Ngoài gừng, nấm này phá hại trên rất nhiều loại cây rau màu, làm chết cây con hoặc hư rễ cây lớn. Trên gừng cũng thường bị một dạng thối củ nhưng bị nhũn ướt, đó là do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chổ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản. Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương.
  3. Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng. Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch; - Khi phát hiện trên luống gừng có triệu chứng thối củ thì nên tách củ bị thối loại bỏ để hạn chế lây lan; - Đầu vụ, bón phân vôi cho đất. Lên luống cao, thoát nước tốt. Không trồng mật độ dày quá, tránh bón nhiều phân đạm. Ngay từ đầu vụ khi làm đất nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ hoai mục. Chú ý không để đất bị ngập nước; - Khi xác định là bệnh thối khô thì phun thuốc Anvil 5SC, Vivadamy 3DD, Bonanza 100SL. Nếu bệnh thối nhũn do vi khuẩn thì phải sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn như: New Kasuran 16.6 BTN, Starner 2 0WP, Xanthomix 20 WP.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2