Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Nói đến người Do Thái, bạn sẽ nghĩ đến ai đầu tiên? Cha đẻ của<br />
ngành vật lí hiện đại Albert Einstein, nhà thơ vĩ đại Heinrich Heine,<br />
họa sĩ trường phái lập thể Picasso, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản Karl<br />
Marx hay tỉ phú - nhà đầu cơ tài chính nổi tiếng George Soros… Bất<br />
luận là nhà khoa học, nhà thơ, nhà nghệ thuật, nhà tư tưởng, hay<br />
doanh nhân... bất kể ngành nghề nào, người Do Thái đều chứng tỏ<br />
được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình đồng thời họ cũng đạt được<br />
nhiều thành tựu to lớn.<br />
Đại đa số chuyên gia cho rằng: Người Do Thái sở dĩ đạt được<br />
nhiều thành tựu như vậy nguyên nhân căn bản là bởi họ vô cùng xem<br />
trọng giáo dục gia đình. Thật vậy, xem trọng giáo dục của cha mẹ với<br />
con cái là truyền thống tốt đẹp nổi bật nhất của dân tộc Do Thái. Mặc<br />
dù, phải trải qua rất nhiều khó khăn và luôn phải phiêu bạt khắp nơi,<br />
nhưng người Do Thái không quên dành cho con nền giáo dục tốt<br />
nhất. Và trải qua cuộc sống khó khăn suốt một thời gian dài, người<br />
Do Thái còn dần dần tìm ra bộ phương pháp giáo dục gia đình đặc<br />
biệt.<br />
Cuốn sách lấy phương pháp giáo dục gia đình của người Do Thái<br />
làm nền tảng: Từ trí tuệ, sinh tồn, kinh doanh, giao tiếp đến đạo<br />
đức... rất nhiều phương diện để lý giải cho tinh hoa trí tuệ của người<br />
Do Thái. Cuốn sách gồm 7 chương, 56 mục, mỗi mục đều có cấu tạo<br />
gồm những ví dụ hấp dẫn về một bài học mà trẻ em Do Thái được dạy<br />
và một vài phương pháp dạy trẻ bài học đó của người Do Thái. Trong<br />
đó, ví dụ rất sinh động, đa dạng, minh họa trực tiếp và đầy đủ những<br />
đặc thù trong phương pháp giáo dục gia đình của người Do Thái, biến<br />
chúng thành những kiến thức khoa học nhưng lại gần gũi dễ áp dụng<br />
để các bậc cha mẹ dễ dàng làm theo nhằm bồi dưỡng con thành<br />
những con người ưu tú. Ngoài ra, cuốn sách có lối viết nhẹ nhàng,<br />
sinh động tạo cho người đọc cảm giác tươi mới, khiến độc giả được<br />
hòa mình trong đại dương trí tuệ.<br />
"Đá ở ngọn núi khác có thể đẽo ra ngọc". Hi vọng các bậc cha mẹ<br />
có thể lĩnh ngộ được quan điểm giáo dục "Tất cả vì tương lai" của trí<br />
giả Do Thái, học tập và làm theo kinh nghiệm giáo dục gia đình của<br />
người Do Thái sớm giúp con bạn làm chủ tương lai.<br />
<br />
► Trẻ em Do Thái:<br />
TÔN THỜ TRÍ TUỆ LÀ TÍN<br />
NGƯỠNG ĐỜI CON<br />
<br />
Nhà cháy rồi, con cần mang theo trí<br />
tuệ<br />
Una là một bé gái Do Thái xinh xắn, năm nay Una 5 tuổi.<br />
Một hôm, Una đang đọc truyện tranh thì nghe mẹ nói: “Una, mẹ<br />
hỏi con điều này nhé, con phải thành thực trả lời mẹ, được không<br />
nào?".<br />
"Mẹ, vậy mẹ nhanh nói cho con biết, câu hỏi như thế nào ạ?”. Una<br />
đặt cuốn truyện tranh trong tay xuống và hỏi.<br />
<br />
"Là thế này. Nếu có một ngày nhà<br />
chúng ta không may bị cháy, khi chạy đi,<br />
con cần mang theo thứ gì?”.<br />
"Quá đơn giản ạ, con phải mang tiền<br />
hoặc vàng theo! Vì chúng rất có giá trị”.<br />
Una trả lời một cách chắc chắn.<br />
"Không đúng rồi, con hãy nghĩ kỹ xem<br />
nào”. Mẹ Una vừa lắc đầu vừa nói.<br />
"Vậy con sẽ mang theo truyện tranh, vì mẹ nói sách vở rất quý giá,<br />
cần trân trọng sách vở”. Una trả lời mẹ.<br />
"Una, con hãy thử nghĩ kỹ xem nào, vì bảo bối này vừa không có<br />
hình dáng, lại không có màu sắc và mùi vị, con có biết đó là thứ gì<br />
không?”.<br />
"Con xin lỗi, mẹ, con không biết ạ”.<br />
"Không sao, mẹ nghĩ cần nói cho con, nếu nhà mình bị cháy, con<br />
cần mang theo trí tuệ của mình. Vì trí tuệ là thứ không thể đốt cháy<br />
được và nó sẽ mãi mãi ở bên cạnh con, con hiểu chưa nào?”. Mẹ Una<br />
nói một cách long trọng.<br />
"Ồ, con hiểu rồi, con cần mang theo trí tuệ, vì chẳng ai có thể lấy<br />
trí tuệ của con đi cả”. Una gật gù đáp lời mẹ.<br />
Trong gia đình người Do Thái, trẻ em thường được hỏi những<br />
câu như vậy. Thông thường, khi trẻ còn rất nhỏ, cha mẹ Do Thái đã<br />
khiến con thấm nhuần tư tưởng: “Người có trí tuệ là người hạnh<br />
phúc”, “Địa vị của học giả còn cao hơn địa vị của quốc vương”… Khi<br />
một đứa trẻ học được nhiều kiến thức từ sách vở, sẽ bắt đầu hiểu<br />
rằng một người có trí tuệ thực thụ phải biết khiêm tốn, người Do<br />
Thái sẽ gọi những người đó là “Helimu” có nghĩa là “Người biết sử<br />
dụng trí tuệ”.<br />
Người Do Thái không chỉ coi trọng trí tuệ, mà còn không ngừng<br />
tìm ra những phương pháp tăng cường trí tuệ. Ví dụ, họ dạy con cái<br />
phải biết quý trọng sách vở, chăm chỉ đọc sách để nâng cao hiểu biết.<br />
Đương nhiên ngoài những phương pháp mà ai cũng biết, cha mẹ Do<br />
Thái còn sử dụng các phương pháp khác để bồi dưỡng trí tuệ cho trẻ,<br />
ví dụ như bồi dưỡng khả năng độc lập trong học tập cho trẻ từ đó cho<br />
<br />