Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra những nội dung cần thiết để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Từ đó phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ, nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
- A. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” . 1. Lý do chọn đề tài: a. Cơ sở lý luận: Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội, của nhà trường và của mỗi gia đình .Đối với việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thông qua các hoạt động học cũng như hoạt động chơi giao lưu của trẻ hàng ngày ở trường, trong gai đình giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển về mọi mặt trẻ như : Thẩm mỹ, Đạo đức, Trí tuệ, Thể lực và lao động.Thông qua hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn thiện hơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm non.Trong xã hội hiện giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin,trẻ em nói riêng và con người nói chung luôn tiếp cận với mặt tốt và mặt xấu của xã hội, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh, phải lựa chọn khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình, xã hội. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng nhất, các bé trong lứa tuổi này rất cần có kĩ năng sống cơ bản, Thời điểm này tất cả mọi việc của trẻ đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn, vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình....Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói tốt và thói xấu. Trẻ mầm non còn chưa có các kĩ năng tự phục vụ mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ông bà, cha mẹ, cô giáo.Trẻ chưa biết tự bảo vệ mình với những nguy hiểm luôn tiềm ẩn ở xung quanh, cũng như cách tự phục vụ bản thân trẻ một cách đúng đắn và đầy đủ. Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ màm non ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “ Con người mới đầy đủ các mặt : Đức – Trí – Thể -Mỹ như Bác Hồ nói : Vì lợi ích 10 năm trồng cây -Vì lợi ích trăm năm trồng người. Sở dĩ Bác nói như vậy là lời khẳng định với chúng ta rằng việc giáo dục trẻ để trở thành những công dân tốt là một nhiệm vụ hàng đầu việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng bởi lứa tuổi này đã hình thành những hành vi các nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết về cách giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với bạn bè như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai điều gì cần làm và điều gì không được làm… Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình,tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh không những thế còn giúp trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chúng ta có thể dạy trẻ thông qua trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc ,sinh hoạt vận động giao tiếp trong cuộc sống xoay quanh bản than gia đình và môi trường xã hội. Vì vậy việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để trẻ sống tích cực, sống tự tin và có ý thức hơn. Việc hình thành kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các bé sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các bé hiểu và biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá
- 2 b. Cơ sở thực tiễn: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung quan trọng nhất cần đưa vào để giáo dục trẻ: “Một số kỹ năng sống”. Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục, dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động tham gia và lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái. Song thông qua việc giáo dục chúng ta thấy để học sinh hứng thú tham gia học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vấn đề then chốt là nền móng để phát huy hiệu quả cao trong giáo dục, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ mầm non. Vì vậy việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để trẻ sống tích cực, sống tự tin và có ý thức hơn. Việc hình thành kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các bé sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các bé hiểu và biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với mọi người xung quanh, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống. 2. Mục đích nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” với mục đích tìm ra những nội dung cần thiết để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Từ đó phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ, nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ. 3. Đánh giá nghiên cứu: Thực tế ở trường mầm non Thuần Mỹ nói chung và lớp 3 tuổi C2 mà tôi phụ trách nói riêng do có một số trẻ còn nhút nhát nên kỹ năng sống của trẻ còn rất hạn chế, trẻ đến lớp chưa biết tự giác chào hỏi các cô, các bác trong trường, khi bố mẹ, ông bà đến đón một số trẻ cũng chưa biết chào cô, chào bạn, chào bố mẹ…Thậm chí một số trẻ do được bố mẹ quá nuông chiều nên không có khả năng tự phục vụ, không biết chia sẻ với bạn bè hay không biết tự bảo vệ bản thân mình trước các tình huống xảy ra… Từ những thực trạng trên là một giáo viên dạy lớp 3 tuổi tôi luôn có suy nghĩ mình cần phải làm một việc gì đó thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, với mục đích giáo dục trẻ thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” làm đề tài để nghiên cứu. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Nghiên cứu : Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi. 5. Phương pháp nghiên cứu: 2
- 3 * Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết - Tìm tài liệu - Phân tích tổng quát hóa cơ sở lý luận - Phương pháp thực nghiệm khảo sát * Nhóm thu nhập xứ lý thông tin thực tiễn - Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trao đổi, trò chuyện. - Phương pháp thực hành - Phương pháp phối hợp 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại lớp 3-4 tuổi trường mầm non Thuần Mỹ - Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022 PHẦN II : NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Kỹ năng sống là khả năng thích nghi với các hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Ở độ tuổi mầm non là giai đoạn học và tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ sẵn sàng chuẩn bị vào học lớp một vững vàng hơn cụ thể là: - Giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống trong xã hội. - Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh. - Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. - Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để phục vụ. Do đặc thù của trẻ em lứa tuổi mầm non là đang làm quen với xã hội và thế giới xung quanh, nên những kỹ năng sống thường gần gũi với cuộc sống của trẻ và được mở rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội cùng môi trường tự nhiên. Nội dung kỹ năng sống của trẻ 3 - 4 tuổi phải phong phú và toàn diện để giúp các bé thích ứng với cuộc sống. Do vậy, đặc điểm kỹ năng sống của trẻ 3 – 4 tuổi cũng phù hợp với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học. Ở độ tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm sống của xã hội để trẻ vận dụng vào trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm
- 4 sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau...Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ 2.Khảo sát thực trạng a. Đặc điểm đặc trưng của nhà trường - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất cũng như điều kiện đứng lớp đối với bản thân. - Được cung cấp nhiều đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục (Đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 02 của bộ giáo dục) - Được tham gia các buổi chuyên đề do phòng và nhà trường tổ chức. Bản thân là một giáo viên mầm non, trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi tổng số là 27 trẻ, các cháu đều là con em tại địa phương và một số cháu từ các xã lân cận chuyển đến học tại lớp, do đó trình độ nhận thức và đời sống kinh tế của các bậc phụ huynh chưa đồng đều vì thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi của lớp tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: b. Thuận lợi Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân cũng hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ và vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động từ đó đã tìm ra được biện pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho trẻ. Giúp trẻ hòa nhập nhanh vào cuộc sống, vào sự phát triển của xã hội. c. Khó khăn: Đa số phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ... Trẻ bị ảnh hưởng bởi các trò chơi điện tử qua chơi điện thoại của bố mẹ, xem tivi hoặc bố mẹ mở mạng cho con xem qua máy tính... Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu. Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực d.Số liệu điều tra trước khi thực hiện : Năm học 2021 – 2022.Tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3 tuổi trường mầm non Thuần Mỹ Tổng số trẻ: 27 trẻ trong đó : + Số trẻ trai: 11 trẻ + Số trẻ gái: 16 trẻ Qua điều tra thực tế tôi đã lập bảng thống kê khảo sát trên trẻ về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp trước khi thực hiện đề tài như sau: Cụ thể: * Bảng kết quả khảo sát trước khi thực hiện: 4
- 5 Tổng số Kết quả Nội dung STT đánh giá Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ % chưa đạt % đạt Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ 1 27 13 48,1 14 51,9 phép, biết xin lỗi, cảm ơn. 2 Kỹ năng tự lập, tự phục vụ. 27 10 37 17 63 Kỹ năng giao tiếp ứng xử văn 3 27 10 37 17 63 minh. Kỹ năng biết che miệng trước 4 27 7 26 20 74 khi ho, ngáp, hắt hơi. Kỹ năng an toàn, giúp đỡ, chia 5 27 5 18,5 22 81,5 sẻ. Kỹ năng giữ gìn vệ sinh, bỏ rác 6 27 16 59,2 11 40,8 đúng nơi qui định Kỹ năng biết tuân thủ chờ đợi 7 27 16 59,2 11 40,8 đến lượt, không chen lấn xô đẩy Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ còn rất thấp. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở với những thực trạng trên nên đã mạnh dạn tìm cách trang bị, các kiến thức về kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” . Nhằm giúp trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài Để nghiên cứu và thực hiện tốt đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra : “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 3.1. Biện pháp 1: Xác định kỹ năng sống cơ bản và tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp để có kiến thức dạy trẻ. 3.2. Biện pháp 2 : Hình thành kỹ năng giao tiếp chào hỏi lễ phép, biết xin lỗi, cảm ơn 3.3. Biện pháp 3: Hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ. 3.4. Biện pháp 4: Hình thành ki năng an toàn, giúp đỡ, chia sẻ. 3.5. Biện pháp 5: Hình thành kĩ năng giữ gìn vệ sinh – bỏ rác đúng nơi qui định. 3.6. Biện pháp 6: Hình thành kỹ năng sống tự tin, biết tuân thủ chờ đợi đến lượt. 3.7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- 6 4.Biện pháp thực hiện từng phần 4.1. Biện pháp 1: Xác định kỹ năng sống cơ bản và tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp để có kiến thức dạy trẻ. Để có thể thực hiện tốt “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi” trước hết giáo viên không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy để giúp trẻ 3 – 4 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và tham khảo nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 3 - 4 tuổi. Tham gia các đợt dự giờ và chương trình chuyên đề do phòng tổ chức. Tìm đọc tham khảo một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ qua sách báo, trên mạng, tạp chí mầm non, bạn đồng nghiệp. Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 3 - 4 tuổi. Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các video thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non. Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống. Trên thực tế hiện nay ở trường Mầm non chúng tôi, đội ngũ giáo viên còn chưa được đồng đều. Nhiều giáo viên đã có tuổi tuy nắm vững phương pháp nhưng việc đổi mới thì còn hạn chế còn các cô giáo trẻ thì lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Qua kiểm tra, đánh giá đầu năm có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chào khách, chưa có kỹ năng giao tiếp, chưa có kỹ năng tự phục vụ… Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng chưa được thực hiện tốt, chưa lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, giáo viên hầu như không mấy để ý và đi sâu vào hoạt động này. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻ sau này. Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền thông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Nhận thấy đây là việc quan trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn của khối tôi luôn chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “Rèn kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi”. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề…Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ có hiệu quả hơn. Và tôi đưa ra những điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đó là: Không nói dài và nói nhiều, không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi. Không vội vàng phê phán trẻ đúng, sai mà nên kiên trì theo dõi giúp trẻ khám phá tìm ra kết luận đúng. 4.2. Biện pháp 2: Hình thành kỹ năng giao tiếp chào hỏi lễ phép, biết xin lỗi, cảm ơn. * Hình thành thói quen chào hỏi tốt trong giờ đón trả trẻ: Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng làm nền tảng để giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng sống. Vì thế giáo viên 6
- 7 cần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế đối với trẻ nhỏ người lớn cần tập cho trẻ những lời ăn, tiếng nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép nói cộc lốc và xuồng xã. Điều này sẽ giúp trẻ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng xử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và những người xung quanh. Thời gian đầu đến lớp nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô giáo cùng các bạn trong lớp, thì cô giáo luôn là người chủ động chào trẻ trước ví dụ “Cô chào Minh Ngọc” Từ đó kích thích trẻ biết vận dụng câu chào của cô để chào lại cô như: Trẻ biết khoanh tay lễ phép nói “Con chào cô ạ” Hoặc tình huống cô chào phụ huynh như “Cháu chào bà ạ, bà đi gửi bé Ngọc à, bạn Ngọc vào đây với cô...” từ đó giúp trẻ có một thói quen chào bố, mẹ để đi vào lớp với các bạn và cô giáo. Hoặc khi các cháu đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “ Lớp mình có khách đến thăm đấy các con hãy thể hiện mình là những em bé ngoan nào – Vậy là trẻ chào bà, chào bác, chào cô…” cứ như vậy lặp đi lặp lại hàng ngày đã dần dần tạo cho trẻ có thói quen lễ phép chào cô, chào bố mẹ và chào khách khi đến lớp hoặc ở nhà và cả khi ra về. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô giáo và các bạn tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô giáo, bạn bè và người xung quanh. Hình ảnh 1. Trẻ đến lớp chào cô Hoặc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng vai để trẻ trải nghiệm những kỹ năng chào hỏi và giao tiếp, tạo tình huống cụ thể để giúp trẻ giải quyết và chọn cách giao tiếp với người lớn cho phù hợp. * Hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp với bạn bè. Dạy kỹ năng sống đương nhiên không tách rời kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Có nhận xét tuy tiêu cực nhưng đúng với thực tế, rằng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt không có từ “xin lỗi”, “cảm ơn”. Những đứa bé phạm lỗi, khi buộc phải xin lỗi thường nói lý nhí trong miệng, không muốn nói to, đó là bản năng tự nhiên. Còn người lớn, khi ngăn một người lại để hỏi đường thường chẳng bao giờ nói đủ câu: “xin lỗi, xin bác hãy chỉ đường đến…”. Dạy trẻ cách xin lỗi thì cũng phải kèm theo hình thức động viên, chẳng hạn khi một trẻ xin lỗi thì cả lớp hoan hô, lúc đó trẻ sẽ không thấy việc xin lỗi là một hình phạt, sẽ thấy xin lỗi là điều bình thường. Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết... Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Ví dụ: Giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp tự bảo vệ mình: Nếu bị lạc đường con sẽ làm gì? Con tìm đến ai để hỏi? Con hỏi như thế nào? Nếu bị ai bắt nạt con sẽ làm gì...? Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ
- 8 giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Tôi đưa ra “tiêu chí” khi các con chơi với bạn không được tranh giành đồ chơi với bạn mà phải biết nhường bạn, rủ bạn cùng chơi chung, trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn chung cho cả lớp, cuối ngày bình bầu hoặc khi nhận xét buổi chơi sẽ cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ xứng đáng là bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, bạn nào có biểu hiện hành vi sai chưa đúng là cô giáo giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó có ảnh hưởng rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm tạo cho nhân cách sống của trẻ phát triển toàn diện hơn. - VD: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và người mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi bé mua hàng cô hỏi trẻ “Bác muốn mua gì vậy? Trẻ nói: Tôi mua rau – này tiền đây. Lúc này cô sẽ phải sửa ngay cho trẻ “Khi đi mua hàng con phải hỏi bác ơi! Bác bán cho cháu một củ ạ, từ bài học ở góc chơi phân vai này trẻ đã biết thưa gửi lễ phép cô động viên, khuyến khích trẻ và cuối ngày nhận xét, thưởng cờ cho trẻ ngay trước lớp để các bạn khác học tập. Với hình thức này đã khích lệ trẻ tiến bộ và phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt hơn. Hình ảnh 2: Bé chơi đóng vai bác sĩ. Mỗi trẻ có một tính cách khác nhau, có trẻ thì hoạt bát, hiếu động, có những thì trẻ chậm chạp, thụ động hay cục tính…Vì thế giáo viên cần phải hiểu rõ tính. Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi thấy 100 % trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chào hỏi lễ phép khi đến lớp và biết xin lỗi khi mình mắc lỗi,biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. 4.3. Biện pháp 3: Hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ. * Thông qua giờ đón trả trẻ: Giáo viên sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêu gương đánh giá để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn. Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp trước khi vào lớp cũng như lúc ra về. Đầu tiên phân công bạn tổ trưởng đi kiểm tra xem bạn nào chưa thực hiện được, cuối ngày cho các bạn trong lớp nhận xét và nêu gương những bạn thực hiện tốt và chưa tốt, đồng thời cô giáo động viên những bạn đã làm tốt và những bạn chưa làm tốt cần cố gắng. Sau đó tôi có thể đưa ra hình thức khen thưởng như cắm cờ, khen ngợi, động viên trẻ trước lớp để trẻ thực hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. * Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thường xuyên như: Khi hướng dẫn trẻ đi vệ sinh tôi hướng dẫn cho trẻ biết cách đóng mở cửa khi đi ra vào nhà vệ sinh, cách lấy nước uống và biết lấy đủ nước để uống không lãng phí nước, biết xếp hàng chờ đến lượt, cách tự chải và tết tóc cho mình, cho bạn. Các kỹ năng tự phục vụ đó như: Chẳng hạn trẻ biết trước khi ăn là phải rửa tay và rửa tay sau khi đi vệ sinh, tự lấy ghế vào bàn ăn, ăn xong biết cất dọn bàn ghế, tự thay quần áo, xếp quần áo gọn gàng, ngủ dậy tự cất đồ dùng. Biết tự lấy - cất - sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi xong vào chỗ quy định của từng góc chơi. Hình ảnh 3 : Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. 8
- 9 Cứ như thế ngày này qua ngày khác, trẻ tự thực hiện mà không cần giáo viên phải nhắc nhở. Kỹ năng sống ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến. Trong giờ ăn cũng vậy tôi đã dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như biết tự đi lấy bát thìa theo số lượng của nhóm mình và biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn và biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai từ tốn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp. Trước giờ ăn tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ như: “Giờ ăn, Mời bạn ăn” – Để lồng ghép kỹ năng vệ sinh và giờ ăn cho trẻ. Hình ảnh 4: Trẻ cầm ghế ra bàn ngồi ăn cơm, cất dọn ghế. Tổ chức các trò chơi tập thể đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy tôi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ được tham gia học tập và vui chơi. Hình ảnh 5: Trẻ đang chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Thông qua các trò chơi vận động, chơi tự do như: Mèo đuổi chuột, kéo co, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa,...hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết cùng nhau phối hợp trong nhóm để hoàn thành phần chơi với sự liên kết giữa các bạn với nhau từ đó phát huy sự nỗ lực cố gắng để dành chiến thắng...Qua đây thể hiện sự chia sẻ, giúp đỡ bạn bè như: Khi thấy bạn ngã, trẻ nâng bạn dậy và hỏi: Bạn có bị đau không? Khi bạn chưa biết chơi thì trẻ giúp đỡ, chỉ cho bạn cách chơi....Khi thấy bạn gặp khó khăn thì trẻ đến gần và ân cần hỏi: Bạn có cần tôi giúp đỡ không?...Đó là những điều mà trẻ cần phải học, cần phải biết để lớn lên trở thành người tốt. 4.4. Biện pháp 4 : Hình thành kỹ năng an toàn, giúp đỡ, chia sẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời lồng ghép tích hợp kỹ năng sống năng an toàn, giúp đỡ, chia sẻ giáo viên sử dụng tình huống để trẻ giải quyết “đang đi dạo chơi cùng trẻ thì giáo viên bị ngã”, lúc này giáo viên sẽ dựa vào cách giải quyết của trẻ mà rèn cho trẻ “kỹ năng giúp đỡ chia sẻ”, phải biết đỡ bạn đậy khi thấy bạn bị ngã, không những vậy mà khi đi bất cứ đâu nếu có gặp người lớn tuổi, em nhỏ, người tàn tật thì giúp đỡ, cảm thông với hoàn cảnh của họ. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ như trẻ cùng chơi với nhau, chia đồ chơi với bạn, cùng với bạn tạo nên sản phẩm, chơi với em để mẹ làm việc nhà... Kỹ năng an toàn, tự bảo vệ bản thân như biết ăn mặc phù hợp theo mùa, không sợ tiêm, biết tránh xa ao, hồ, sông, suối, không leo trèo, không lại gần ổ điện, không ngậm đồ chơi, không cho vật lạ vào mắt, mũi, miệng, không đi theo người lạ, xử lý các tình huống như đi lạc đường, gặp sấm sét trời mưa, bị bắt cóc... Thông qua hoạt động học rèn kĩ năng an toàn cho trẻ “biết kêu cứu chạy và thoát khỏi nơi nguy hiểm”. Cô cho trẻ trải nghiệm những điều hết sức hứng thú thông qua các tình huống nhỏ thường sảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Để trẻ nhận biết được những điều gì trẻ nên làm và điều gì nên tránh. Nắm bắt được những kỹ năng sống rất quan trọng vì những kĩ năng này giúp cho trẻ hoàn thiện hơn, tự tin hơn để hòa nhập với xã hội. VD tình huống 1: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Bạn Nam ở nhà một mình”. Sáng nay bố mẹ bạn Nam đi làm từ sáng sớm, ở nhà một mình buồn quá bạn sang nhà hàng xóm chơi. Đến gần trưa khi về nhà bạn nam thấy cửa nhà mình mở bung ra, bạn nghí: Ai đã vào nhà mình vậy, xong bạn lại nghĩ chắc chắn không phải là
- 10 bố mẹ, vì bố mẹ có chìa khóa thì sẽ không làm hỏng cửa như vây. Bây giờ mình phải làm gì đây? Suy nghĩ một lát Nam chạy sang nhà bác Hà nhờ bác giúp đỡ, nghe qua câu chuyện Nam kể, bác Hà tỏ vẻ nghiêm trọng rồi bác nhấc điện thoại lên gọi điện cho bố mẹ Nam nói: Nhà bác có trộm đột nhập vào nhà ăn trộm đấy. Nghe xong bố bạn Nam gọi điện báo cho cảnh sát và nói rõ địa chỉ của nhà mình. Một lúc sau các chú cảnh sát đã đến kịp thời và bắt được tên trộm. Lúc này cả gia đình bạn Nam vui vẻ cảm ơn bác Hà đã thông minh báo cho các chú cảnh sát. Qua câu chuyện này đã tạo cho trẻ tình huống: Học tập bạn Nam vì bạn rất thông minh và mưu trí. Các bạn phải trang bị cho trẻ nhớ số điện thoại cần thiết của người thân, bố mẹ hoặc số 113 số của lực lượng cảnh sát, số 114 số của cảnh sát cứu hỏa, số 115 số cấp cứu. Khi cần thiết chúng mình sẽ sử dụng để thông báo tình trạng nguy hiểm mà mình hoặc người khác gặp phải để nhận được sự ứng cứu kịp thời. VD 2: Ở chủ đề “Giao thông” cô kể cho trẻ nghe tình huống: Hôm nay khi giờ tan học về bạn Khoa đứng đợi mẹ đến đón về, Đứng đợi mãi không thấy mẹ đến đón chắc mẹ bận họp rồi, Khoa rủ mấy bạn cùng đứng ra chơi đá bóng trong khi chờ đợi mẹ đến đón. Thế là những bạn xung quanh đồng tình rủ nhau ra chơi Trong khi đang chơi đá bóng trên vỉa hè thì trái bóng lăn xuống lòng đường bạn Hải nhanh nhẹn chạy theo trái bóng ra giữa đường. Bỗng lúc đó có 1 chiếc xe tải chạy tới bác tài xế phanh két lại làm cho bạn hải giật mình co rúm người lại ngã luôn ra. Bác tài xế tức giận mắng mấy bạn rồi lái xe đi luôn. Bạn Nam liền bảo mấy bạn “Thôi lần sau chúng mình không chơi bóng trên vỉa hè nữa Hải nhé. Chúng mình đi vào kía chờ mẹ đi. Qua câu chuyện này cô đặt tình huống hỏi trẻ: Qua câu chuyện này con thấy các bạn chơi như thế đã đúng chưa? Nếu là con thì con sẽ làm gì? Nhắc nhở các bạn điều gì? Từ những tình huống này tạo cho trẻ luôn nhớ rằng không nên chơi ở những nơi nguy hiểm như: Ngoài đường phố, ở nơi ao, hồ, sông ngòi, những nơi có thiết bị điện cao áp, hoặc nghịch ổ điện, tự bật và cắm điện (quạt, ti vi...) và phải biết nhờ người lớn giúp đỡ... Hoạt động vui chơi để hình thành kỹ năng an toàn và rèn luyện một cách tự nhiên. Ở chủ đề “Giao thông” có góc chơi “Bố mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, cô dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2 - 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông. Thông qua hoạt động học giáo viên bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát…. Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình. Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần ao, hồ, sông ngòi dễ xảy ra tai nạn). Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm. 10
- 11 Ngoài ra cô giáo còn sử dụng các tình huống có vấn đề để hình thành một số kỹ năng sống cần thiết: Kỹ năng an toàn, tự bảo vệ là một trong những kỹ năng cần hình thành, giúp trẻ có khả năng biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấy không an toàn. Giáo viên tự đặt ra một số tình huống để trẻ tự giải quyết vấn đề, và những tình huống khác, có liên quan cũng được áp dụng trong suốt quá trình chăm sóc trẻ. VD: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn An được mẹ hứa đón về sớm, nhưng mẹ bận họp đột xuất, chờ mãi mà không thấy mẹ. An đi ra cổng để đón mẹ, bỗng có một người phụ nữ cho bạn An kẹo và nói “Hôm nay mẹ bận không đón con được, mẹ nhờ cô chở con về, con ngoan ăn kẹo đi rồi lên xe cô chở con về”. Giáo viên dừng lại và hỏi trẻ: bạn An có về với người phụ nữ đó không ? Nếu con là bạn An con sẽ xử trí như thế nào ? Cho trẻ thảo luận và đưa ra câu trả lời. Sau đó cô kể tiếp: Bạn An không chịu lên xe, nói là đợi mẹ đón bạn, bạn An đi trở vào lớp, người phụ nữ nắm lấy áo bạn An, bạn An đã kêu lên thật to “cứu con với, có người định bắt con”, chú bảo vệ chạy tới…Qua câu chuyện giáo viên rèn cho trẻ biết “không đi theo người lạ dù người lạ có cho bất cứ gì”. Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể để khắc sâu hơn kỹ năng. * Ngoài ra giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng ghép mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: khi ở nhà một mình (không được mở cửa cho người lạ vào), đi lạc đường (đứng ở nơi trống và kêu thật to), khi bị côn trùng cắn (phải gọi và nói với người lớn. 4.5. Biện pháp 5: Hình thành kĩ năng giữ gìn vệ sinh – Bỏ rác đúng nơi qui định. * Thông qua hoạt động ngoài trời lồng ghép tích hợp kỹ năng sống biết giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi công cộng. Ví dụ: Trong chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” cô giáo cho trẻ dạo chơi sân trường, tận dụng tình huống “cơn gió thổi làm lá cây rơi xuống sân trường - sân trường không còn sạch đẹp’, vậy làm thế nào để sân trường lại sạch đẹp? (kích thích trẻ trả lời bàng hành động nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác)…Hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ, không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh ở nhà, ở lớp, ở nơi công cộng, trên xe buýt… * Hay thông qua hoạt động học cô kể cho trẻ nghe một tình huống khác qua câu chuyện: “Bé hiểu ra rồi”. Bạn An là 1 bạn suốt ngày chỉ biết xem tivi bạn vô cùng lười biếng và bạn cũng là người vô cùng tùy tiện vứt rác bừa bãi ra nhà. Tiện đâu là vứt đấy, có lần ăn chuối xong An ném luôn vỏ chuối ra giữa nhà. Bé Bi em của bạn An đang tập đi giẫm phải nên ngã oạch luôn ra giữa nhà, em bé khóc toáng lên. Mẹ đang ở dưới bếp hốt hoảng chạy lên ôm em bé vào lòng dỗ dành, mẹ nói với An: Mẹ đã nhắc con nhiều lần rồi – rác phải bỏ đúng nơi qui định chứ. Sau lần nhắc nhở ấy có hôm An đi chơi về lúc gần đến nhà thì bất ngờ có 1 túi rác to rơi từ trên tầng 2 xuống ngay trước mặt xuýt trúng đầu An. Khiến bạn giật mình lúc này An bực lắm, bạn nghĩ: “Ai mà mất lịch sự vậy nhỉ? Quăng rác bừa bãi như vậy thật là quá đáng, tí trút nữa là túi rác rơi trúng vào đầu mình rồi”. Nghĩ vậy bạn ngước mắt nhìn lên thì thấy một bạn vừa đi vào trong nhà “chắc cậu ta là người vừa vứt rác thể hiện hành động vừa rồi”. Về đến nhà An kể lại ngay chuyện mình vừa gặp trên đường đi cho mẹ nghe: Mẹ ơi vừa nãy đang trên đường đi thì có ai đó ném 1 túi rác xuống đường làm gần rơi trúng đầu con, con sợ hết hồn luôn. Chắc là bạn đó vứt rác xuống đường, bạn đó mất lịch sự quá phải không mẹ? Đúng rồi đấy, con đã thấy chưa, thói quen xả rác bừa bãi là 1 thói quen xấu vừa không văn minh lịch sự vừa ảnh hưởng đến môi trường sống. Vậy mà nhiều lần mẹ nhắc con mà con không chịu thay đổi. Thế con có nhặt túi rác bỏ vào thùng rác ven
- 12 đường không? Mẹ An ôn tồn bảo: Ừ con hãy đi làm đi. Bạn An vâng lời mẹ đi xuống đường nhặt túi rác bỏ vào thùng luôn, tiện tay bạn còn nhặt luôn những chiếc túi li lông và vỏ sữa mà mọi người vứt ra lòng đường cho sạch sẽ trong khi trời nắng chói chang mồ hôi trên áo An ướt lấm tấm nhưng bạn cảm thấy vui vì bạn đã làm được một việc tốt có ích bảo vệ môi trường trong lành sạch sẽ. Hình ảnh 6: Bé bỏ rác đúng nơi qui định.. 4.6. Biện pháp 6: Hình thành kỹ năng sống tự tin, biết tuân thủ chờ đợi đến lượt. - Trong giờ thể dục sáng: Dưới sân trường tôi kết hợp kỹ năng đi lên, xuống cầu thang cho trẻ tuân thủ đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy bạn, chờ đến lượt… Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau, biết giúp đỡ bạn khi bạn không biết cách chơi, không biết cách tập thì trẻ chỉ bạn cách thực hiện...Trẻ biết cổ động, khích lệ bạn trong khi chơi, khi tập, hình thành ở trẻ tinh thần đồng đội, biết làm việc theo nhóm Hình ảnh 7: Trẻ biết tuân thủ, chờ đợi đến lượt - Trong giờ hoạt động ngoài trời: Để rèn kỹ năng sống tự tin cô giáo cần chú tâm phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. VD: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co” ở trò chơi này yêu cầu trẻ thực hiện đúng luật chơi. Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ chiến thắng và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên. 4.7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cha mẹ, cô giáo và những người lớn luôn là tấm gương mẫu mực, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ: Khi tham gia giao thông bố mẹ hàng ngày đưa các con đi học đến lớp bàng xe máy thì phải hướng dẫn, nhắc nhở trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, qua tình huống này giúp cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việc phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trong các buổi họp hay nói chuyện với phụ huynh, giáo viên cần trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học,…Phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: ghi nhớ số điện thoại ba, mẹ và số điện thoại cần thiết khác như: cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán hay rầy trẻ, lúc này cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ, tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng sống phù hợp và đúng hướng. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung a. Đối với giáo viên Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ phát triển tư duy, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định, trẻ biết so sánh, phân tích, tổng hợp…giúp cho trẻ có đủ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức 12
- 13 và hành vi của con người, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ và giáo dục văn hoá xã hội, giúp trẻ hòa nhập nhanh vào cuộc sống, vào sự phát triển của xã hội. Từ đó trẻ sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Qua thực tế áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi tôi đúc rút ra kết luận như sau : + Giáo viên tích cực học hỏi, nghiên cứu tìm ra các phương pháp, biện pháp để dạy kỹ năng sống một cách linh hoạt, thích hợp và có hiệu quả. + Tích hợp các nội dung sống vào các hoạt động hàng ngày phù hợp, thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. Tổ chức cho trẻ được hoạt động trải nghiệm. + Cô giáo phải phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để giáo dục các kỹ năng sống thường xuyên và liên tục. Cô gương mẫu trong mọi hành vi, cách ứng xử và phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Giúp trẻ vận dụng những kỹ năng giải quyết các tình huống thực trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Khi ứng dụng đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho 3 – 4 tuổi” thì tôi thấy trẻ lớp tôi ngoan hơn có nề nếp hơn, đi học đều hơn. Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết ứng xử phù hợp với tình huống, biết hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao đến cùng, biết kiềm chế cảm xúc của mình, biết cảm thông chia sẻ, biết lao động tự phục vụ, có được các thói quen vệ sinh hàng ngày. Trẻ được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cơ bản, giúp trẻ có điều kiện để phát triển một cách toàn diện, phụ huynh hưởng ứng thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con em mình. Một số phụ huynh trước đây chiều chuộng không cho con làm những công việc mà giáo viên giao cho trẻ về nhà thực hiện thì nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, trong giảng dạy chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. - Bản thân tự trau dồi, học tập trao dồi kiến thức với bạn bè, đồng nghiệp để có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ, được phụ huynh và các bạn đồng nghiệp tin tưởng, quí mến. b. Đối với phụ huynh - Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, giao việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm các công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp, tự cất đồ dùng cá nhân, tự xúc cơm ăn... - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp. c. Đối với trẻ - Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần từ 95% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn và số lượng bát trong nhóm...
- 14 - Biết giúp đỡ cô giáo và cha mẹ những công việc vừa sức trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá ở lớp sau mỗi giai đoạn và cuối độ tuổi, qua kểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi tiêu chí, đối với trẻ như sau: 2. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng Sau khi thực hiện đề tài : “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” . Tôi đã thu được một số kết quả như sau: *Nhận xét kết quả qua bảng so sánh trên Kết quả Kết quả cuối năm Tổng đầu Nội số năm dung STT Số đánh Số Số Tỷ Tỷ Số Tỷ trẻ Tỷ giá trẻ trẻ lệ lệ trẻ lệ chư lệ chưa đạt % % đạt % a % đạt đạt Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, 1 27 13 48,1 14 51,9 27 100 0 0 biết xin lỗi, cảm ơn. Kỹ năng tự lập, tự 2 27 10 37 17 63 23 85,1 4 14,8 phục vụ. Kỹ năng giao tiếp 3 27 10 37 17 63 23 85,1 4 14,8 ứng xử văn minh. Kỹ năng biết che 4 miệng trước khi 27 7 26 20 74 23 85,1 4 14,8 ho, ngáp, hắt hơi. Kỹ năng an toàn, 5 27 5 18,5 22 81,5 20 74 7 26 giúp đỡ, chia sẻ. Kỹ năng giữ gìn vệ 6 sinh, bỏ rác đúng 27 14 51,8 13 48,1 27 100 0 0 nơi qui định Kỹ năng biết tuân thủ chờ đợi đến 7 27 10 37 17 63 25 92,5 2 7,5 lượt, không chen lấn xô đẩy Sau kết quả đối chiếu, so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài thì đây là một thành công lớn của đề tài : “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” . 2. đề xuất – khuyến nghị,: 14
- 15 a. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Mở các buổi chuyên đề tập huấn chuyên môn đi sâu vào nội dung “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở tuổi mầm non”, những phương pháp, cách thức để tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cung cấp những tài liệu chuyên môn đi sâu vào từng chuyên đề cho giáo viên mầm non. b. Đối với nhà trường: Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp Tạo điều kiện cho giáo viên để dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một số biện pháp nhằm “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” . Tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của các cấp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình tự viết không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- 16 PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo Dục – 1994 2. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non. PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – NXB : Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi.Huỳnh Văn Sơn( Chủ biện)- NXB Giáo dục Việt Nam 16
- 17 PHẦN V : MINH CHỨNG Hình ảnh 1: Trẻ khoanh tay chào cô khi vào lớp
- 18 Hình ảnh 2. Trẻ đóng vai Bác sĩ Hình ảnh 3 :Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân 18
- 19 Hình ảnh 4: Trẻ cầm ghế vào bàn và cất ghế Hình ảnh 5.Trẻ chơi trò chơi : Mèo đuổi chuột
- 20 Hình ảnh 6. Trẻ bỏ rác đúng nơi quy định Hình ảnh 7. Trẻ biết tuân thủ khi đến lượt 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn