intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

123
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm Mầm non nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo nhằm giúp Giáo viên thực hiện tốt Chương trình giáo dục Mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non

  1. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài:  Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo  viên thực hiện               Chương trình  Giáo dục Mầm non 2. Lý do chọn đề tài: 2.1. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ  thống giáo dục quốc  dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc,  giáo dục trẻ  ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo   dục  ở  bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ  quan  trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm  mỹ, trí tuệ  là cơ  sở  để  hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ  nghĩa Việt Nam và chuẩn bị  những tiền đề  cần thiết đặt nền tảng cho việc  học tập ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Như Hồ Chí Minh  đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ  mở  đầu cho một nền giáo dục tốt” .  Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là ở bậc học mầm non là tiền đề  quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp  ứng yêu cầu đổi mới   của đất nước. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất  nước, nhu cầu gửi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn.  Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo  dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương   đa dạng hoá các loại hình công lập, tư thục…Quyết định số 60/2011/QĐ­ TTg  ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định một số chính sách phát  triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011­  2015”, được ban hành và triển khai   thực hiện. Sự  quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục  mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ  quan  trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm   nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục.  Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới chương trình Giáo dục Mầm non nằm   trong xu hướng chung của đổi mới GD&ĐT. Đặc biệt là đổi mới chương trình  Giáo dục Tiểu học đặt ra cho Giáo dục Mầm non cần có sự  tiếp nối có hiệu  quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Chương trình Giáo dục Mầm non là căn cứ  1/18
  2. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến  72 tháng tuổi  ở  tất cả các cơ  sở  Giáo dục Mầm non. Đồng thời là căn cứ  để  đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo  các điều kiện thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non có chất lượng. Trong   quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non, cán bộ  quản lý,  giáo viên nhận thấy chương trình linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho họ  thực hiện một cách sáng tạo, lựa chọn các nội dung và hoạt động giáo dục một   cách phù hợp với khả năng, sở thích và hứng thú của trẻ. Trẻ học chương trình  Giáo dục Mầm non tự  tin, nhanh nhẹn, chủ  động trong giao tiếp và tích cực  tham gia vào các hoạt động. Đặc biệt chương trình có sự tham gia góp sức của  các bậc cha mẹ trong chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ ở lớp,  ở trường và  chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non vẫn   còn nhiều hạn chế như: Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị  trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non  ở  một số  trường vùng nông  thôn còn hạn hẹp, các thiết bị, phương tiện hiện đại để  phục vụ  hoạt động  giáo dục trẻ còn ít, một số ít cán bộ quản lý, giáo viên năng lực còn hạn chế,   chưa dám mạnh dạn đổi mới sáng tạo, đôi khi còn dập khuôn máy móc trong  thực hiện chương trình. Công tác quản lý, chỉ  đạo của một bộ  phận cán bộ  quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; Lập kế hoạch hoạt động còn theo  thói quen cũ, chưa chú ý thay đổi, chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực   của trẻ; trẻ ít được thực hành, trải nghiệm, mặt khác chưa chú ý đến việc lựa  chọn nội dung tổ  chức các hoạt động cho từng độ  tuổi. Việc vận dụng các  phương pháp giáo dục phù hợp với từng nội dung của hoạt động theo hướng  phát huy tính tích cực của trẻ, phù hợp với đối tượng còn nhiều hạn chế. Khắc  phục được tình trạng trên là một việc làm quan trọng và thiết thực góp phần   vào nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh. Để  thực hiện được đòi hỏi người làm công tác quản lý cần có những biện pháp  sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng việc thực  hiện chương trình Giáo dục Mầm non. Là một cán bộ  quản lý trường Mầm non bản thân tôi thấy đây là nhiệm  vụ có ý nghĩa rất thiết thực trọng chính vì vậy tôi đã lựa chọn “Kinh nghiệm   chỉ đạo Giáo viên thực hện Chương trình Giáo dục Mầm non” để làm đề  tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017­ 2018. 2/18
  3. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. 3. Mục đích nghiên cứu của SKKN:  + Tìm ra những biện pháp chỉ  đạo nhằm giúp Giáo viên  thực hiện tốt  Chương trình giáo dục Mầm non 4. Đối tượng nghiên cứu:  + Biện pháp chỉ  đạo giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục Mầm  mon 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:  + Giáo viên, trẻ mầm non 6. Phương pháp nghiên cứu:  + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đàm thoại  + Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. + Phương pháp trải nghiệm, thực hành. + Phương pháp giảng giải thuyết trình. 7. Thời gian thực hiện:  Năm học 2017­ 2018 : Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018 và những năm hoc tiếp theo. PHẦN II:  QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận của đề tài Năm học 2017­2018 trong hướng dẫn Số: 601/ PGD&ĐT ­ MN ngày 31   tháng 8 năm 2017 về  việc Hướng dẫn thực hiện quy chế  chuyên môn Cấp  học mầm non năm học 2017­ 2018, hướng dẫn có chỉ  đạo một số  nội dung   như sau:  100% cơ sở  Giáo dục Mầm non công lập, ngoài công lập cập nhật nội   dung sửa đổi, bổ  sung của Chương trình  Giáo dục Mầm non  ban hành kèm  theo Thông tư  số  28/2016/TT­BGDĐT va triên khai th ̀ ̉ ực hiện Chương trình  Giáo dục Mầm non.  Thực hiên đai tra bô tiêu chi th ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ực hanh ap dung quan điêm giao duc lây tre ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ́ ̉  lam trung tâm trong tr ̀ ương mâm non. Đ ̀ ̀ ổi mới nội dung, phương pháp, hình  thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng lĩnh vực   3/18
  4. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. phát triển thê chât, nh ̉ ́ ận thức cho trẻ  mầm non theo hướng lồng ghép, tích  hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN, tăng cường  thực hiện nội dung giáo dục phát triển thê chât. Giáo viên c ̉ ́ ần nghiên cứu  thiết kế, tổ  chức các hoạt động phong phu, đa d́ ạng, linh hoat d ̣ ựa trên kinh  ̣ ̉ nghiêm cua tre, m ̉ ức độ  kiến thức, kỹ  năng tăng dần theo đô tuôi va co tinh ̣ ̉ ̀ ́ ́   ứng dung cao vao th ̣ ̀ ực tiên cuôc sông cua tre, giúp tr ̃ ̣ ́ ̉ ̉ ẻ  học nhẹ  nhàng thông  qua “chơi”. Tạo mọi điều kiện cho trẻ  tích cực hoat đông: trai nghiêm, th ̣ ̣ ̉ ̣ ử  ̣ ̣ nghiêm, thi nghiêm thông qua cac giác quan, quan tâm đ ́ ́ ến năng lực cá nhân   ̉ tre. Khai thác, t ận dụng triệt để  môi trường trong, ngoài lớp học, tăng cương ̀   ̉ ́ ́ ới thiên nhiên. cho tre tiêp xuc v ́ ̣ ̉   Tiêp tuc triên khai th ực hiên đên 100% cac c ̣ ́ ́ ơ  sở  GDMN các tai liêu: ̀ ̣   “Xây dựng kế hoạch giáo dục trong các cơ sở GDMN” tháng 6/2016; “Hương ́   dân xây d ̃ ựng môi trương giao duc va tô ch ̀ ́ ̣ ̀ ̉ ức hoat đông goc trong cac c ̣ ̣ ́ ́ ơ  sở  GDMN” thang 10/2016; “Bôi d ́ ̀ ương th ̃ ực hiên ch ̣ ương trinh GDMN điêu chinh ̀ ̀ ̉   ̀ ̉ ơi hinh th va đôi m ́ ̀ ưc tô ch ́ ̉ ức hoat đông giao duc linh v ̣ ̣ ́ ̣ ̃ ực phat triên nhân th ́ ̉ ̣ ức”  tháng 7/2017. Đó chính là cơ sở lý luận để tôi thực hiện đề tài chỉ đạo Giáo viên thực   hiện Chương trình Giáo dục Mầm non trong năm học 2017­2018, 2.Thực trạng điều tra ban đầu: Năm học 2017­ 2018 trường chúng tôi có 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên  (CB,GV,NV), trong đó có 33 giáo viên, số  giáo viên có trình độ  trung cấp 06  (đạt 18%), trình độ cao đẳng 02 (đạt 06%) trinh độ đại học 25 (đạt 76%). Tổng số  học sinh 504 cháu được chia 12 nhóm lớp (10 lớp mẫu giáo có  431 cháu, 2 nhóm trẻ  24­ 36 tháng có 73 cháu).  * Thuận lợi:   Đội ngũ CB,GV,NV đủ về số lượng và cơ cấu. Nhiều năm liền đạt nhà  trường danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, có giáo viên dự thi đạt  giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố. Trình độ  đào tạo của  giáo viên đạt chuẩn 100% (Trong đó trình độ  trên  chuẩn 27/33 đạt 82%); giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, có tâm huyết với nghề. 100% CB,GV,NV được học tập bồi dưỡng chuyên môn trước khi bước   vào năm học mới. 4/18
  5. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ  trong nhà trường ngày càng được tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại.  * Khó khăn: Số trẻ đông trung bình lớp mẫu giáo 43 cháu /lớp, khuôn viên trường hẹp   diện tích 1.600 m2, sân chơi khoảng 400 m2   nhà trường có 8 phòng học kiên  cố, 3 phòng học cũ đã suống cấp đang trong dự án chờ xây dựng vẫn phải sử  dụng, do thiếu phòng học cho nên phòng họp của hội đồng trường cũng được  sử dụng làm 1 lớp học. Đồ  dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ  chức chăm sóc giáo dục   Nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh ngày càng nhiều, số lượng trẻ của nhà trường  luôn ở mức quá tải, trẻ hiếu động, việc bao quát, chăm sóc trẻ gặp nhiều khó   khăn. Trình độ  về  kiến thức và kỹ  năng của giáo viên không đồng đều, các  giáo viên trẻ mới ra trường khả năng tiếp cận thông tin mới còn hạn chế, giáo   viên lớn tuổi phải thay đổi phương pháp, hình thức tổ  chức thực hiện cũng   gặp nhiều khó khăn. Tài liệu bồi dưỡng về chuyên môn thiếu, cập nhật chưa kịp thời. Để thực hiện được đề tài, ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra các tiêu chí  khảo sát về  nhận thức, kỹ  năng xây dựng kế  hoạch, kỹ  năng tổ  chức thực   hiện chương trình GDMN, số liệu như sau: Số liệu khảo sát trước khi thực hiện: Khảo sát 33 Giáo viên  XẾP LOẠI NỘI DUNG KHẢO SÁT Trung  Giỏi Khá Yếu bình Nhận thức của giáo viên về chương  12 15 4 2 trình GDMN 36% 46% 12% 6% Kỹ   năng   xây   dựng   kế   hoạch   giáo  12 13 5 3 dục theo chương trình GDMN 36% 40% 15% 9% Kỹ  năng tổ  chức thực hiện chương  8 15 7 3 trình GDMN 24% 46% 21% 9% 5/18
  6. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. 3.Biện pháp thực hiện: (Những biện pháp chính): 3.1.  Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương   trình GDMN. 3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN 3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng tốt đồ dùng, đồ chơi trong việc   thực hiện chương trình GDMN. 3.4.  Thực hiện đổi mới công tác quản lý chuyên môn trong thực hiện   chương trình GDMN. 3.5.  Tổ  chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về  chỉ  đạo thực hiện   chương trình GDMN. 4. Biện pháp thực hiện từng phần 4.1.     Nâng   cao   nhận   thức   cho   đội   ngũ   giáo   viên   trong   thực   hiện   chương trình GDMN Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) hiểu rõ về  vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình GDMN. Trên cơ  sở  đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, giáo viên tìm được những biện pháp phù  hợp thay đổi tư  duy, suy nghĩ cho công tác quản lý, xây dựng kế  hoạch thực   hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế địa của phương. Để nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của chương trình cho cán bộ,  giáo viên, nhân viên trong nhà trường tôi đã thực hiện tốt các nội dung sau: Cung cấp đủ chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu bồi  dưỡng liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN.   Sưu tập các giáo trình, tài liệu, sách báo, bài viết trong các tạp chí khoa học  giáo dục liên quan đến nội dung chương trình để  giới thiệu cho toàn thể  cán  bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiên cứu và tham khảo. Tập trung và hệ  thống hóa những yêu cầu của chương trình và tổ  chức cho toàn thể  cán bộ,   giáo viên, nhân viên cùng nghiên cứu, quán triệt để  xác định rõ vai trò, trách   nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức   thực hiện chương trình. Từ  đó đề  ra qui định thống nhất để  cùng phối hợp  thực hiện. Phải thay đổi một cách một cách căn bản nhận thức của các thành   viên trong ban giám hiệu (BGH), phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên. 6/18
  7. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.  Để  phù hợp với việc đổi mới nội dung, chương trình sẽ  triển khai thực  hiện chương trình GDMN trong nhà trường, thống nhất chỉ đạo thay đổi cách  trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên từ chỗ  quan tâm đến việc truyền đạt và chuyển tải nội dung dạy học đến trẻ  sang   việc chú trọng rèn kỹ  năng trong từng hoạt động giúp cho trẻ  tích cực hoạt   động,  tạo mọi điều kiện cho trẻ trải nghiệm, khám phá. Hoạt động Tạo hình lớp 5 tuổi  Nhà trường  tổ chức hội thảo, chuyên đề, hoặc hội thi giáo viên giỏi cấp   trường định kỳ hàng năm. Đồng thời tổ chức tham quan, học tập, dự giờ những  trường có điều kiện thực hiện tốt chương trình GDMN. Tham gia các lớp bồi  dưỡng thường xuyên do ngành tổ chức về đổi mới nội dung, chương trình, đổi  mới phương pháp dạy học. Tập trung bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và quản lý chuyên môn  cho đội ngũ giáo viên một cách bài bản có chất lượng. Tổ  chức giao lưu trao  đổi và học tập kinh nghiệm quản lý. Trao đổi những sáng kiến hay trong quá   trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDMN một cách đồng bộ, có  hiệu quả. 7/18
  8. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Hoạt động học – Nhóm Nhà trẻ24­36 tháng Khuyến   khích   Giáo   viên   trong   nhà   trường   tự   vận   dụng   sáng   tạo   các  phương pháp giáo dục phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường  và văn hóa của địa phương. Hoạt động khám phá ­ Lớp 3 tuổi 4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN.  Việc lập kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là sự xếp đặt có tính  toán trước một cách khoa học các mục tiêu, trình tự  tiến hành các công việc  trong khoảng thời gian định sẵn. Lập kế  hoạch giáo dục giúp cho công tác  quản lý, chỉ  đạo thực hiện chương trình của các nhà trường thực hiện thuận  lợi hơn do xác định rõ được khối lượng công việc, cách thực tiến hành cũng  như các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chương trình GDMN.  8/18
  9. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Là phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn tôi xây dựng kế hoạch thực hiện  chương trình hiệu quả, các chỉ tiêu, biện pháp đề ra phù hợp với điều kiện và   hoàn cảnh địa phương, theo sự  chỉ  đạo của ngành học mà trực tiếp là phòng   giáo dục. Do đó việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phải được bồi  dưỡng, hướng dẫn, định hướng sẽ  nâng cao chất lượng các hoạt động giáo   dục trong chương trình GDMN.  Căn cứ vào các văn bản và yêu cầu trong chương trình khung, chúng tôi  vận dụng các chức năng quản lý, phương pháp quản lý vào việc tổ  chức chỉ  đạo thực hiện chương trình, xác định hướng thực hiện kế  hoạch đảm bảo  đúng theo sự  chỉ  đạo của ngành phù hợp với đặc thù của trường nghiên cứu   văn bản để triển khai thực hiện. Luôn có sự động viên giáo viên về  vật chất,  tinh thần một cách kịp thời. Vấn đề nghiêm khắc phê bình cũng cần được chú  ý đến để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện.   Kết hợp với tổ  trưởng chuyên môn   xây dựng kế  hoạch năm cho từng  khối lớp. Dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề sự  kiện trong năm. Khi xây  dựng kế hoạch căn cứ vào đặc điểm tình hình từng lớp, trẻ, giáo viên và phụ  huynh để  đề  ra các biện pháp chỉ  đạo thống nhất trong quá trình thực hiện   chương trình trong đơn vị. Kế  hoạch giúp cán bộ  quản lý thể  hiện hướng đi  riêng của đơn vị và những định hướng cơ bản để từ  đó giáo viên xây dựng và  tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng nhóm, lớp một cách có hiệu quả. Trên  cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, của từng độ tuổi giáo viên chủ động  xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhóm, lớp mình  phụ trách. Chủ động xây dựng kế hoạch tháng, tuần và  ngày cho lớp mình; xác  định mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với trẻ của nhóm lớp và điều kiện  vật chất và văn hóa của địa phương. Như phần khảo sát đầu năm đã nêu, số giáo viên có kỹ năng xây dựng kế  hoạch tốt đạt 27%, trong khi đó khá đạt 46%  nhưng loại trung bình và yếu vẫn  còn 27%, đồng thời trong năm học có đến 07 giáo viên nghỉ sinh con, thời gian   nghỉ sinh con 06 thánh/người (khoảng 2/3 thời gian của năm học), nên sự  cập   nhật để nắm bắt những thay đổi của chương trình còn nhiều hạn chế. Để bồi  dưỡng các giáo viên này tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi hướng dẫn, đồng  thời phân công vào các nhóm lớp có các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm  trong việc xây dựng kế hoạch theo chương trình GDMN.   Lập kế  hoạch giúp giáo viên chủ  động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ,  tránh được tình trạng chồng chéo, hoặc tùy tiện cắt xén các hoạt động trong  9/18
  10. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non. Giáo viên có điều kiện  quan tâm đến trẻ, thấy được những tiến bộ và những khó khăn của trẻ và từ đó  tìm được những biện pháp tác động đến trẻ phù hợp hơn. Tạo cơ hội cho giáo   viên biết chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau để  hoàn thành các  nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chương trình. Kế hoạch của giáo viên phải  được Ban giám hiệu kiểm tra, ký duyệt trước khi triển khai tổ chức thực hiện.  4.3.Tăng cường cơ  sở  vật chất, sử  dụng tốt đồ  dùng, đồ  chơi trong   việc thực hiện chương trình GDMN Quản lý chỉ  đạo sử  dụng trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi góp phần đổi  mới phương pháp tổ  chức các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực  hiện chương trình giáo dục mầm non và chăm lo xây dựng, bảo quản cơ sở vật   chất nhà trường của hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện đại hóa   cơ sở vật chất trường học nói chung là công việc quan trọng và rất cần thiết.   Làm cho đội ngũ giáo viên  nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học,   đồ dùng, đồ chơi trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt   động CS­GD trẻ, từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả  sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho   trẻ theo các chủ đề giáo dục, mang lại chất lượng và hiệu quả của việc thực  hiện chương trình GDMN.            Hoạt động học lớp 4 tuổi Nhà trường xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư  mua sắm,   bổ  sung trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi kịp thời, phù hợp với điều kiện của   10/18
  11. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. nhà trường, đồng thời phát động  phong trào tự nghiên cứu và tự làm đồ dùng,   đồ chơi trong nhà trường một cách thường xuyên thông qua các đợt phát động  “Thi làm đồ  dùng đồ  chơi sáng tạo”, “Thi trang trí xây dựng môi trường lớp   học lấy trẻ làm trung tâm”,  qua đó không chỉ để khắc phục tình trạng thiếu đồ  dùng, đồ chơi cho trẻ mà còn để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình. Tích  cực tham mưu với BGH, ban đại diện phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải  đầu tư  thiết bị, đồ dùng, đồ  chơi, phương tiện dạy học cho cá nhóm lớp theo   hướng chuẩn hóa, hiện đại. Xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng cho CBQL, giáo  viên biết cách sử  dụng và bảo quản đồ  dùng, đồ  chơi, tài liệu, học liệu của   nhà trường cũng như của các nhóm lớp, biết lựa chọn và  sử dụng có hiệu quả  những đồ dùng, đồ chơi cần thiết phục vụ công tác giáo dục trẻ.  Trong năm học nhà trường đã mua bổ  sung thay thế  07 ti vi 49 inch cho   khối 5 tuổi, 4 tuổi, có kết nối internet, máy tinh và sử  dụng USB… Mua bổ  sung đàn, đầu đĩa , đồ dùng theo thông tư 02 Tổ chức tiết dạy về sử dụng đồ dùng trực quan thiết bị hiện đại, thiết kế  môi trường học phù hợp với chủ  đề, điều kiện  Trang bị  cho giáo viên mầm   non sách, tài liệu, học liệu như  tuyển tập thơ truyện, tranh  ảnh theo chủ đề,  hướng dẫn thực hiện chương trình, băng, đĩa thơ  ca truyện kể…để  sử  dụng  trong  hoạt động phát triển ngôn ngữ, trong giờ đón trả trẻ, thể dục sáng và các  hoạt động tập thể, ngày hội, ngày lễ  trong các trường mầm non.Thực hiện   mục tiêu của từng tháng, và các chủ đề sự kiện. Đồ dùng, đồ chơi bao gồm cả  đồ chơi mang tính sản phẩm công nghiệp và đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu  thiên nhiên, phế liệu được giáo viên sử dụng hết sức linh hoạt. Trong quá trình  tổ chức các trò chơi, các hoạt động như: Hoạt động học; chơi ­ hoạt động góc;  chơi ­ hoạt động ngoài trời…ngoài việc sắp xếp các đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn  trẻ, giáo viên gợi ý để trẻ khai thác tối đa cách sử dụng các nguyên vật liệu đồ  chơi theo nhiều cách khác nhau phát huy khả  năng sáng tạo của trẻ.  Chỉ  đạo  việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong quản lý và giảng dạy trong nhà   trường, ứng dụng các phần mềm GDMN trong đổi mới phương pháp dạy học,   tạo   ra   nhiều   sản   phẩm   đồ   dùng,   đồ   chơi   từ   các   phần   mềm   Kidsmart,  Happykids đưa vào các chủ  đề  sự  kiện, các hoạt động như  làm quen với văn  học, làm quen với toán, làm quen với môi trường xung quanh…  Phát động phong trào làm đồ  dùng đồ  chơi từ  nguyên vật liệu, phế liệu   để bổ sung cho các hoạt động theo chủ đề, phù hợp với chương trình GDMN.  Chỉ đạo giáo viên đầu tư  thời gian, công sức làm ra nhiều đồ  chơi phong phú  về  chủng loại phục vụ  đa dạng các hoạt động thiết thực của trẻ. Giáo viên  11/18
  12. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. phải nhận thức đầy đủ vai trò của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đối với việc đổi  mới phương pháp tổ  chức các hoạt động trong việc thực hiện chương trình  GDMN . 4.4. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chuyên môn trong thực hiện   chương trìnhGDMN.  Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn  và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp   giáo viên mầm non.  Tạo sự chủ động sẵn sàng về chuyên môn nghiệp vụ của  các cán bộ  quản lý, giáo viên trong việc tiếp thu những phương pháp mới,  chương trình mới thông qua việc: Tiến hành tổ  chức sinh hoạt tổ  chuyên môn, tổ  chức các chuyên đề, các  giờ dạy mẫu trong từng lĩnh vực phát triển, từng hoạt động giáo dục, rút kinh  nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực về  việc tổ  chức triển khai thực hiện   công tác chăm sóc ­ giáo dục trẻ  theo chương trình GDMN.Tăng cường công   tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn thông qua hình thức dự giờ  chéo giữa các độ tuổi trong nhà trường. Thường xuyên  kiểm tra, giám sát việc  thực hiện kế hoạch của mỗi GV. Đề xuất công tác khen thưởng và kỷ luật.       Bồi dưỡng  phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo  dục trẻ  theo chương trình GDMN (tổ  chức hoạt động vui chơi cho trẻ  trong  trường mầm non). Lập kế  hoạch của nhà trường và từng khối lớp, lập kế  hoạch theo chủ đề Quản lý nhóm lớp của giáo viên mầm non. Đánh giá sự phát  triển của trẻ. Hướng dẫn tích hợp nội dung lồng ghép trong tổ chức các hoạt   động, tổ  chức triển khai thực hiện về  giáo dục tài nguyên môi trường biển  đảo, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non. 12/18
  13. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Học tập bồi dưỡng chuyên môn   Tổ  chức cho đội ngũ GV đi thăm quan học tập những kinh nghiệm về  chuyên môn  qua các chuyên đề của trường bạn. Đây là cơ hội để cán bộ quản   lý và giáo viên của nhà trường được giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm.   Tạo sự thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ  theo chương trình GDMN. Thúc đẩy sự chủ động tìm tòi từ phía các giáo viên  mầm non, kích thích sự phát triển nhận thức và sáng tạo ở trẻ, tránh sự nhàm   chán, thụ  động.  Đổi mới nhận thức và quan điểm của GV về  phương pháp   chăm sóc giáo dục trẻ  trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp cho giáo viên có  cách nhìn đúng đắn và có sự nỗ lực phấn đấu trong công tác chuyên môn. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 13/18
  14. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung về chủ đề này để GV có thể  trao đổi, thảo luận về  việc lựa chọn những biện pháp và hình thức tổ  chức   hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ  phù hợp, đem lại hiệu quả  cao. Luôn có sự  động viên giáo viên về vật chất, tinh thần một cách kịp thời. Vấn đề  nghiêm  khắc phê bình cũng cần được chú ý đến để  tránh những lệch lạc trong quá  trình thực hiện. Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào nội dung đổi mới hình  thức tổ chức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Với mong muốn tự làm mới  mình trong chuyên môn nên các hoạt động được các giáo viên chuẩn bị chu đáo,  phần minh họa sinh động. Đặc biệt việc kết hợp sử  dụng phương tiện dạy  học, giáo cụ trực quan,  ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả và có sức   thuyết phục. 4.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện   chương trìnhGDMN Thông qua kiểm tra giúp cho CBQL, Ban giám hiệu chỉ đạo và tổ chức tốt  quá  trình thực hiện chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc,  giáo dục trẻ. Kiểm tra việc quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình,  các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhóm lớp thông qua đó đánh giá,  rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế  hoạch; mỗi năm học phải tạo được những  điểm mới, sáng tạo trong thực hiện chương trình; căn cứ vào kết quả của trẻ,   của từng nhóm, lớp, giáo viên xem xét để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với   nhóm, lớp mình phụ trách, đồng thời điều chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo thực  hiện chương trình.    Tăng cường công tác kiểm tra, dự  giờ, bằng  nhiều hình thức kiểm tra:  kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, thăm lớp dự giờ thường xuyên, dự giờ  bồi  dưỡng thi giáo viên giỏi…. Công tác kiểm tra  được tiến hành thường  xuyên, tiến hành một cách nhẹ nhàng khéo léo, tế nhị và khoa học. Trong việc  nhận xét đánh giá chủ yếu để giáo viên thấy được những vấn đề cần rút kinh   nghiệm, cần được điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng cũng không phải là quá dễ,  nể nang, né tránh, mà cần  phải có sự nghiêm túc.  Trong năm học BGH chúng tôi đã kiểm tra được 312 hoạt động trong đó  hoạt   động xếp loại Giỏi: 121 đạt 38%,  loại Khá:  183 đạt 57%, loại Trung bình: 16  đạt 5%,  loại Yếu: 0.  Thanh tra hoạt động sư phạm của 12 Giáo viên trong đó  Giáo viên xếp loại Giỏi 05 đạt 42 %, loại Khá 07 đạt 58% , loại Trung bình: 0,  loại Yếu: 0. 22/33 giáo viên được công nhận Giáo viên giỏi cấp trường, nhà  trường  lựa chọn  03 Giáo viên tham dự  thi GVG chuyên đề  thuộc lĩnh vực   14/18
  15. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Phát triển nhận thức Cấp Huyện  ở cả ba độ  tuổi, kết quả  đạt 01 giải Nhât,   01 giải Nhì, 01 giải Ba. Giáo viên nhận Giải Nhất thi GVG cấp Huyện (2017­2018)         •Giáo viên nhận giải Nhì thi GVG cấp Huyện(2017­2018)         5. Kết quả sau khi thực hiện đề tài  Bằng các biện pháp chỉ  đạo và thực hiện, qua một năm thực hiện áp  dụng các biện pháp trên trường chúng tôi đã đạt được những kết quả như sau: *Về cơ sở vật chất: 15/18
  16. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Diện mạo khung cảnh nhà trường được thay đổi theo hướng xây dựng  môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, đã trang bị được một số trang thiết   bị, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng phù hợp,   hiện đại trong năm học nhà trường đã mua bổ sung thay thế 07 ti vi 49 inch có  kết nối internet, máy tinh và sử  dụng USB cho khối 5 tuổi, 4 tuổi … Mua bổ  sung đàn, đầu đĩa , đồ  dùng theo thông tư  02. Đồ  dùng đồ  chơi được đầu tư  đạt 90% theo thông tư 02, riêng 4 lớp 5 tuổi đạt 100%.  Năm học 2017­2018 Nhà trường đạt giải Ba trong hội thi “Xây dựng môi  trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm” cấp Huyện.  * Về trẻ: ­ Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tích cực tham gia các hoạt động, có một số  kỹ năng cơ bản trong họạt động học, chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh   đồ dùng đồ chơi…. ­ Đánh giá trẻ trên các lĩnh vực phát triển  Lĩnh vực phát triển thể chất đạt: 97% Lĩnh vực phát triển nhận thức đạt: 98% Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đạt: 97% Lĩnh vực phát triển TC­ QHXH đạt: 96% Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ đạt:  97% * Về đội ngũ GV: Kết quả bồi dưỡng đã làm tăng nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ   Giáo viên 100% Giáo viên đã nhận thức được rõ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan  trọng của việc đổi mới chương trình GDMN tầm quan trọng của chương trình  GDMN. Giáo viên chủ  động lập kế  hoạch, linh hoạt trong tổ chức thực hiện   các hoạt động giáo dục 100% Giáo viên có kiến thức việc xây dựng kế hoạch  chương trình GDMN, 100% Giáo viên có kỹ  năng tổ  chức thực hiện chương  trình GDMN. Các hoạt động của trẻ được tổ  chức theo hướng tích hợp, phát  huy khả  năng hoạt động tích cực của trẻ, nêu cao ý  thức tự  giác, tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm, vận dụng hiệu quả những nội dung đã được bồi dưỡng vào  thực   tế   quản   lý   giảng   dạy,   nâng   cao   toàn   diện   chất   lượng   chương   trình  GDMN. Năm học 2017­2018 nhà trường có 22 giáo viên tham gia thi Giáo viên  giỏi chuyên đề  thuộc lĩnh vực Phát triển nhận thức cấp trường, 22/22 giáo  16/18
  17. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. viên đều được công nhận Giáo viên giỏi, nhà trường  lựa chọn  03 Giáo viên   tham dự thi GVG chuyên đề thuộc lĩnh vực Phát triển nhận thức Cấp Huyện  ở cả ba độ tuổi, kết quả đạt 01 giải Nhât, 01 giải Nhì, 01 giải Ba. Số liệu khảo sát sau khi thực hiện: Khảo sát 33 Giáo viên  XẾP LOẠI NỘI DUNG KHẢO SÁT Trung  Giỏi Khá Yếu bình Nhận thức của giáo viên về chương  28 5 trình GDMN 0 0 84% 16% Kỹ   năng   xây   dựng   kế   hoạch   giáo  22 10 1 dục theo chương trình GDMN 0 67% 30% 3% Kỹ  năng tổ  chức thực hiện chương  14 16 2 trình GDMN 0 42% 52% 6% Dựa vào số  liệu khảo sát trước và sau khi thực hiện tôi lập bảng so  sánh:  NỘI DUNG Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện KHẢO SÁT Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Nhận thức của giáo viên  12 15 4 2 28 5 về chương trình GDMN 0 0 36% 46% 12% 6% 84% 16% Kỹ   năng   xây   dựng   kế  12 13 5 3 22 10 1 hoạch   giáo   dục   theo  0 chương trình GDMN 36% 40% 15% 9% 67% 30% 3% Kỹ   năng   tổ   chức   thực  8 15 7 3 14 16 2 hiện   chương   trình  0 GDMN 24% 46% 21% 9% 42% 52% 6% 17/18
  18. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. Nhận xét: Nhìn vào bảng so sánh ta thấy:  1.Tỷ  lệ  Giáo viên đạt loại Giỏi đều tăng,  ở  cả  ba nội dung so với đầu  năm: ­ Nhận thức của giáo viên về  chương trình GDMN loại Giỏi tăng  48%. ­ Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình GDMN loại   Giỏi tăng 31%. ­ Kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình GDMN loại Giỏi tăng 18%. 2.Tỷ lệ Giáo viên đạt loại Trung bình đều giảm ở cả ba nội dung so với   đầu năm: ­ Nhận thức của giáo viên về chương trình GDMN loại TB giảm12%. ­ Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình GDMN loại   TB giảm 12%. ­ Kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình GDMN loại TB giảm 15%. 3.Tỷ lệ Giáo viên đạt loại Yếu đã không còn ở cả ba nội dung: Như vậy có thể thấy rằng: Bằng những nỗ lực của bản thân cùng với việc   thống nhất trong Ban giám hiệu, sự  đồng thuận của Cán bộ, giáo viên, nhân   viên trong nhà trường việc chỉ đạo Giáo viên thực hiện chương trình GDMN  Năm học 2017­2018 của tôi đã có kết quả  tôt. Điều đó chứng tỏ  những giải  pháp mà tôi đưa ra và thực hiện trong năm học vừa qua đã có hiệu quả. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc chỉ đạo Giáo viên thực hiện tốt chương trình Giáo dục Mầm non là  vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  của nhà trường và thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo dục Mầm non trong giai   đoạn hiện nay, vì vậy cần phải tuyên truyền để  mọi người đặc biệt là đội  ngũ Giáo viên thấy được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác   này. Muốn chỉ đạo tốt, cần phải tham mưu với Ban giám hiệu thống nhất xây   dựng Kế hoạch chuyên môn năm học, Kế hoạch giáo dục từng tháng cụ thể,  chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của từng khối, lớp để  18/18
  19. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. kế  hoạch có tính khả  thi cao. Tạo điều kiện đầy đủ  tài liệu hướng dẫn của   ngành, tài liệu bồi dưỡng, tài liệu tham khảo, tài liệu đổi mới giáo dục đào tạo,  đổi mới phương pháp dạy học. Khi phân công Giáo viên đứng lớp cần chú ý đến yếu tố hoàn cảnh, độ tuổi,   năng lực chuyên môn…. Để tạo điều kiện cho Giáo viên có sự hỗ trợ cho nhau về  chuyên môn. Giáo viên mầm non phải có ý thức, tự giác than gia học tập, bồi  dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Người chỉ  đạo phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, khắc  phục đồng thời cũng thường xuyên động viên, khuyến khích, tạo điều kiện   để Giáo viên thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong công tác chăm  sóc giáo dục trẻ. Cuối học kỳ, cuối năm học có sơ kết, tổng kết tuyên dương   nhằm động viên khuyến khích để  Giáo viên tiếp tục phát huy thực hiện tốt   hơn trong những năm học tếp theo.  2. Khuyến nghị: Đề nghị cấp trên sớm cho xây dựng phòng học theo dự án quy hoạch để  giãn số trẻ  ở các nhóm lớp theo tỷ lệ quy định, xóa 02 phòng học ở dãy  nhà   cấp 4 đã xuống cấp, và 1 lớp mẫu giáo tại phòng họp của nhà trường để dảm   bảo an toàn cho trẻ trong những năm học tiếp theo. Phòng Giáo dục, Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện để CB,GV, NV được   tham quan học tập các trường bạn về  công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cũng  như  kinh nghiệm thực hiện tốt chương trình Giáo dục Mầm non nhiều hơn  nữa. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được qua quá trình  thực hiện nhằm “Chỉ đạo Giáo viên thực hiện chương trình Giáo dục Mầm   non.”. Tôi rất mong được sự  quan tâm đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa   học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn.                                                                Tôi xin trân trọng cảm ơn!  (Tôi cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do bản thân tự viết,  không sao chép, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm). 19/18
  20. Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non. MỤC LỤC TÊN ĐỀ MỤC Trang         Mục lục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tên đề tài 1 2. Lý do chọn đề tài 1    2.1. Cơ sở lý luận 1    2.2. Cơ sở thực tiễn 2 3. Mục đích nghiên cứu của SKKN 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Thời gian thực hiện  3 PHẦN II:  QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở lý luận của đề tài 3 2. Thực trạng điều tra ban đầu 4 3. Những biện pháp chính 5 4. Biện pháp thực hiện từng phần 5     4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện   5 chương trình GDMN.    4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN 8     4.3. Tăng cường cơ  sở  vật chất, sử  dụng tốt đồ  dùng, đồ  chơi   9 trong việc thực hiện chương trình GDMN. 20/18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1