intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non" nghiên cứu nhằm góp một phần trong việc quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non về công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện nghị quyết 29/NQ/TW. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm Non Tên tác giả: Phạm Thị Phương Anh Đơn vị công tác: Trường mầm non Tiên Phong Ba Vì- HàNội Chức vụ: Hiệu trưởng N¨m häc: 2018 - 2019
  2. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN Mục lục Nội Dung Trang Phần thứ nhất: ĐẶT VẮN ĐỀ 1 1. Lýdo chọn đề tài a. Về Cơ sở lýluận ..................................................................................... 2 b. Về cơ sở thực tiễn.................................................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 3 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm……………………………………… 3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 3 6. Phạm vi vàkế hoạch nghiên cứu............................................................. 3 Phần thứ hai: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lýluận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 3 tổng kết kinh nghiệm …………………………………………………….. II. Khảo sát thực trạng……………………………………………………. 4 III.Những biện pháp chủ yếu của đề tài...................................................... 5 IV. Biện pháp từng phần............................................................................. 6 1. Tự bồi dưỡng trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân 2. Bồi dưỡng tư tưởng chí nh trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm 7 cho đội ngũ cán bộ, gíáo viên, nhân viên trong nhà trường 3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện 8 4. Xây dựng kỷ cương - nề nếp trong nhà trường 10 5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 12 6. Đánh giá, động viên, khen thưởng 15 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học 16 8. Làm tốt công tác xãhội hoágiáo dục 17 V. Kết quả thực hiện 19 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 1. Kết luận chung........................................................................................ 2. Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 20 3.Các đề xuất vàkhuyến nghị …………………………………………... 20 Phần thứ tư: TÀI LIỆU THAM KHẢO….……………………………. 20 1/20
  3. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lýdo chọn đề tài: a. Về cơ sở lýluận Bác Hồ kính yêu đãviết “Giáo dục mầm non tốt, sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, Vìvậy trong trường mầm non cónhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân cóích lànhững chủ nhân tương lai của đất nước. Trường mầm non phải giáo dục cho các cháu có được những thói quen, hành vi tốt trong vui chơi, học tập vàsinh hoạt theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học vànề nếp. Muốn thực hiện được điều đó trong nhà trường cần phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ “Vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện đúng kỷ cương vàmẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người cán bộ quản lýphải chỉ đạo một cách toàn diện về mọi mặt chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải luôn nhận thức đúng đắn yêu cầu, nhiệm vụ của ngành học vàcần phải hiểu rõ các quy chế hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó để tìm ra những biện pháp hữu hiệu và tốt nhất nhằm chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện tốt nhiêm vụ đã đề ra; đòi hỏi người cán bộ quản lýphải cónhững giải pháp hợp lý; đổi mới trong công tác chỉ đạo nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; đổi mới trong quản lý con người, quản lýtài sản, tài chí nh, các chế độ chính sách của nhàgiáo, của trẻ...để chỉ đạo, điều hành đội ngũ CBGVNV tận tâm với nghề, cótrách nhiệm cao, cótinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vìmục tiêu lớn của nhà trường. b. Về cơ sở thực tiễn Thực tế trường mầm non nơi tôi công tác chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong mấy năm học qua còn nhiều hạn chế; chất lượng chuyên môn chưa đồng đều, kỹ năng tuyền truyền vận động phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình mầm non hiện nay còn yếu, thiếu kinh nghiệm. Nhận thức của phụ huynh học sinh chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và chưa thực sự quan tâm đúng mức đến con em mình. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt là nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chưa đúng đắn, tư tưởng còn mang nặng tí nh cá nhân “bình quân chủ nghĩa”, bè phái cục bộ, ýthức thực hiện kỷ cương nề nếp chưa cao; chưa chủ động, nỗ lực, tự giác thực hiện nhiệm vụ vàtham gia các hoạt động của nhà trường dẫn đến nội bộ nhàtrường mất đoàn kết. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ chất lượng chưa được cao; Phụ huynh chưa tin tưởng, ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Với cương vị, trách nhiệm của một người Hiệu trưởng trong nhà trường, Tôi đã nhận thức được công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường làvôcùng cần thiết, một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm học. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên có động cơ phấn đấu đúng đắn, xác định đúng được chức năng, nhiệm vụ của bản thân, đồng thời luôn ýthức về vai tròcủa mỗi người trong môi trường 2/20
  4. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN sư phạm, cóýthức học tập tu dưỡng đạo đức nhàgiáo, giao tiếp ứng xử đúng mực; chấp hành tốt mọi kỷ cương, nề nếp, gương mẫu trong mọi hành vi. Luôn rèn luyện để nâng cao trình độ mọi mặt, cótác phong làm việc khoa học, yêu nghề mến trẻ, nội bộ đoàn kết. Chất lượng đội ngũ tốt sẽ đem lại chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt, tạo niềm tin đối với phụ huynh vàxãhội tôn trọng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp một phần trong việc quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non về công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện nghị quyết 29/NQ/TW. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm làcán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trường mầm non nơi tôi công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, quan sát, thực hành, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng. 6. Phạm vi vàkế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non nơi tôi công tác. - Kế hoạch nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. Củng cố vàthực hiện các năm tiếp theo. Phần thứ hai NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lýluận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT .Tham mưu địa phương triển khai thực hiện Đề án “ Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025” của Bộ GD & ĐT và Nghị định quy định một số chí nh sách phát triển giáo dục mầm non của Thủ tướng Chí nh phủ. Thực hiện hiệu quả thiết thực các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành; Chương trình hành động số 63/CTr- HU, ngày 26/7/2014 Về “ Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thi trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 quy định về danh mục khung vị tríviệc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập; Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non; Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố HàNội (UBND) về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2018 - 2019 của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông vàgiáo dục thường 3/20
  5. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN xuyên trên địa bàn thành phố HàNội; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về việc thực hiện công tác BDTX hằng năm đối với cán bộ quản lývàgiáo viên mầm non; Kế hoạch số 932/KH-PGD&ĐT Ba Vì, ngày 30 tháng 12 năm 2016, Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýNgành Giáo dục huyện Ba Vì giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 743/KH-GD&ĐT-MN ngày 31 tháng 8 năm 2018 Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp học mầm non huyện Ba Vì ; Hướng dẫn số 755/PGD&ĐT-GDMN ngày 06 tháng 9 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2018- 2019; Công văn số 1005/CV- PGDĐT-VP Ba Vì, ngày 27 tháng 12 năm 2017 V/v chấn chỉnh việc tiếp nhận, xử lý văn bản; tăng cường thực hiện kỷ cương hành chí nh của Phòng GDĐT Ba Vì; Kế hoạch số 158/KH-PGD ngày 09/03/2018 của Phòng GD&ĐT Ba Vìvề triển khai thực hiện “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chí nh trị năm 2018”; II. Khảo sát thực trạng: + Đặc điểm tình hình nhà trường: Địa điểm của trường nằm trung tâm đồi gòcủa xã. Làtrường mẫu giáo dân lập ra đời tháng 12 năm 1997, được chuyển đổi từ trường bán công sang trường công lập năm 2009 Trường có2 điểm trường, cách nhau hơn 2 km gồm 14 nhóm lớp, 490 trẻ. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 57 đồng chí. + BGH: 03 (Biên chế: 03) + Giáo viên: 39 (Biên chế: 34; dân tộc Tày: 01); trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 86% + Nhân viên: 15 (Biên chế: 02; Hợp đồng: 13) - Độ tuổi cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Từ 30 đến 40: 52 đồng chí - Từ 41 đến 50: 05 đồng chí 1. Thuận lợi. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Đảng ủy vàchí nh quyền địa phương; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì - Đội ngũ Ban giám hiệu 03 đồng chí đều có trình độ đại học, đã qua lớp bồi dưỡng chuyên viên, quản lýgiáo dục vàtrung cấp lýluận chính trị. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, trẻ về tuổi đời - Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhiệt tì nh, tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khó khăn - Trường có 2 điểm trường cách xa nhau hơn 2 km nên công tác quản lý, chỉ đạo còn gặp nhiều khó khăn. - Đội ngũ giáo viên nhân viên mới, trẻ nhiều; bằng cấp hình thức đào tạo phong phú dẫn đến trình độ chưa đồng đều nên còn hạn chế về chuyên môn và 4/20
  6. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN kinh nghiệm nuoi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kỹ năng sư phạm vàứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục chưa cao; chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử, công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh còn yếu. - Nhận thức về tư tưởng đạo đức nghề nghiệp còn non nớt dẫn đến lập trường quan điểm vàlối sống còn thụ động, ảnh hưởng đến môi trường thân thiện vàmối đoàn kết trong nhà trường; đa số giáo viên nhân viên đang trong thời kỳ sinh đẻ; nghỉ thai sản, nghỉ con ốm nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến việc sắp xếp công tác trong nhà trường. - Một số ít cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có tinh thần đoàn kết, vẫn còn có tư tưởng bè phái, mơ hồ; quan điểm, lối sống cục bộ, kích động phụ huynh gây khó khăn trong nhà trường. Đặc biệt là chưa thực hiện nghiêm túc các hoạt động một ngày của trẻ tại trường mầm non. - Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều; một số phụ huynh cục bộ địa phương, chưa hiểu hết quyền hạn của phụ huynh, mượn danh nghĩa phụ huynh để can thiệp quásâu vào nội bộ vàcác hoạt động của nhà trường làm cho nhàtrường gặp nhiều khókhăn trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. - Cơ sở vất chất còn khó khăn, thiếu phòng học, phải học tạm các phòng khác trong nhà trường. - Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục của một người đứng đầu nhà trường. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Kết quả khảo sát các tiêu chíđầu năm, tổng số 57 CBGVNV trong nhà trường: Tốt Khá Đạt Tiêu chíkhảo sát Số Số Số lượng % lượng % lượng % Tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ cán CB,GV,NV. 51 89,6 6 10,5 0 0 Ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành. 51 89,5 5 8,7 1 1,8 Năng lực quản lý, chuyên môn của cán 22 38,6 33 57,9 2 3,5 bộ, giáo viên, nhân viên. III. Những biện pháp chủ yếu của đề tài Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non quyết định. Họ lànhân tố trung tâm của quátrì nh thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai tròcủa ngành học chỉ được thể hiện vàphát huy bằng chí nh vai tròcủa người cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non, chủ thể trực tiếp của quá trì nh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Vìvậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tí nh chiến lược hàng đầu làphải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cả về phẩm chất, năng lực và trình độ. Vìvậy Tôi đã lựa chọn các biện pháp sau: 1. Tự bồi dưỡng trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân 2. Bồi dưỡng tư tưởng chí nh trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm cho 5/20
  7. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN đội ngũ cán bộ, gí áo viên, nhân viên trong nhà trường 3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện 4. Xây dựng kỷ cương - nề nếp trong nhà trường 5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 6. Đánh giá, động viên, khen thưởng 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học 8. Làm tốt công tác xãhội hoágiáo dục IV. Biện pháp từng phần: 1. Tự nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân Tại sao phải nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân? Vì: Trước đây, khi chưa xác định được đầy đủ yêu cầu của người cán bộ quản lý, người đứng đầu đơn vị; tôi nhì n sự việc thật đơn giản, luôn nghĩ rằng làm cán bộ quản lý thật dễ ràng; người cán bộ quản lý chỉ cần có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn vững vàng thế là đủ. Nhưng khi bước vào lĩnh vực quản lý, tôi mới dần hiểu rằng: Là người cán bộ quản lý, người đứng đầu trong đơn vị cóphẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng là chưa đủ màngười đứng đầu đơn vị, một cán bộ quản lý thực thụ ngoài những yêu cầu trên cần phải năng động, sáng tạo, đảm bảo hội tụ đầy đủ các yêu cầu đó là: - Cótầm nhì n, biết xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong tương lai, phân công hợp lýcán bộ, giáo viên, nhân viên, minh bạch trong thu chi tài chính của trường. Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng được một tập thể đoàn kết, một môi trường thân thiện, mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Quy định rõchức năng, quyền hạn của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Có kế hoạch tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ vàyêu cầu mới. Biết lắng nghe vàtôn trọng ýkiến đóng góp của giáo viên, nhân viên; tìm cách nâng cao cải thiện và nâng cao đời sống cho giáo viên. Biết cách xử lýkhéo các tình huống, tôn trọng vàkhông trùdập, định kiến trong nhận xét, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt người đứng đầu nhà trường cần làm tốt công tác xãhội hoágiáo dục. Xác định được các yêu cầu như trên, tôi nhận thấy: Muốn quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, bản thân cần phải luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng quản lý, chỉ đạo cho mình. Tôi đã tiến hành tự bồi dưỡng bằng hai hình thức là: + Về lýthuyết: Bồi dưỡng kiến thức lýthuyết thông qua các tài liệu học tại các lớp quản lý giáo dục, trung cấp lý luận chí nh trị, chuyên viên, chuyên đề “Quản lý trường mầm non”; Tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên cán bộ quản lívà giáo viên mầm non, hướng dẫn thực hiện áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong truờng mầm non; Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vàmột số tài liệu khác. + Về thực tiễn: Bản thân không coi nhẹ việc học tập từ bạn bè đồng nghiệp màluôn tích cực trau dồi, đề cao việc chọn người để học hỏi kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo từ các đồng chí có thâm niên trong công tác lãnh đạo của các nhà trường 6/20
  8. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN trong huyện như học hỏi các đồng chíquản lý các trường điểm trong địa bàn Huyện vàmột số đồng chílàm cán bộ quản lýở các huyện lân cận. Khiêm tốn, áp dụng những kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo theo cách riêng của mình, phùhợp với điều kiện thực tế của trường. - Bản thân luôn gương mẫu, nghiêm túc thực hiện “Kỷ cương trong quản lý, thực chất trong kiểm tra, đánh giá, không chạy theo thành tí ch, không chạy theo phong trào”. Tăng cường kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, tập trung đi sâu vào những điểm yếu vàcác mặt tồn tại của giáo viên, nhân viên trong nhà trường để góp ýkiến, giúp cho họ tìm được ra biện pháp sửa chữa nhanh chóng. - Luôn tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chỉ đạo và rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chu đáo, chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Thẳng thắn trong góp ý xây dựng, không né tránh, đổ lỗi cho khách quan, từ bỏ thói quen làm việc dễ dãi, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết quả: Trước khi chưa áp dụng biện pháp trên bản thân thấy còn khó khăn, chưa tự tin trong việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động. Sau khi áp dụng biện pháp này, bản thân tôi thấy mình như lớn lên, trưởng thành hơn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, có hiệu quả vàtự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong nhà trường. 2. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm cho đội ngũ cán bộ, gíáo viên, nhân viên trong nhà trường Trường mầm non nơi tôi công tác trong mấy năm học trước đã khủng hoảng về cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường. Qua theo dõi, quan sát vàđánh giá đầu nămhọc; thông qua đàm thoại, hội họp vàthu thập thông tin, tôi nhận thấy rằng: Trong trường vẫn còn một số í t cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có tinh thần đoàn kết, vẫn còn có tư tưởng bèphái, mơ hồ, quan điểm, lối sống cục bộ gây mất đoàn kết trong nhà trường, ýthức vàhành vi vẫn còn bị mâu thuẫn; chưa tích cực tham gia học tập các nghị quyết của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước; tác phong sư phạm còn hạn chế, ăn mặc chưa phù hợp với môi trường sư phạm (mặc quần cạp ngắn, áo quátrễ cổ, hở nách...). Đặc biệt làchưa có khái niệm biết bảo vệ thông tin nội bộ của nhà trường; chưa yêu nghề, dẫn đến hay kêu ca, phàn nàn, chưa khắc phục khó khăn, vươn lên trong nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ. Bản thân chưa chủ động vận động mọi người xung quanh chấp hành tốt các chủ trương chí nh sách của Đảng, các nội quy, quy định của trường, ngành đề ra. Vìvậy, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong cho cán bộ, giáo viên, nhân viên lànhiệm vụ cần thiết của nhà trường trong năm học. Tôi đã tiến hành như sau: - Đầu năm học tổ chức cho 100 % cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng chính trị do Đảng bộ xã, ngành tổ chức vào dịp hè để đội ngũ CBGVNV được trang bị một cách cơ bản, thiết thực những vấn đề lýluận chí nh trị tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, đội ngũ nhà giáo, chính sách đối với nhàgiáo, với người học, phẩm chất đạo đức nhà giáo trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay. - Duy trìsinh hoạt chi bộ, họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn đều 7/20
  9. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN đặn đúng quy định; coi trọng công tác dân chủ trong nhà trường, đặc biệt làkhâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục đội ngũ, để họ thấy rõvai tròto lớn của sự đoàn kết - Đẩy mạnh việc “Học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh” bằng những việc làm cụ thể, triển khai 100% cán bộ, đảng viên đăng kýhọc tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh. - Quán triệt trong chi bộ, hội đồng nhà trường những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên được làm vànhững việc không được làm. Góp ý trực tiếp cánhân có những biểu hiện hoặc hành vi “không đẹp’’trong phong cách nhà giáo. Kịp thời biểu dương cán bộ, giáo viên, nhân viên cóbiểu hiện, hành vi tích cực, cótí nh chất xây dựng nhà trường trước tập thể và trước phụ huynh. - Lồng ghép các nội dung nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống tác phong cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thành tiêu chícứng trong thi đua hàng tháng. - Cung cấp tài liệu và áp dụng đánh giá đúng chuẩn nghề nghiệp đối với từng cán bộ, giáo viên và đánh giá công chức, viên chức người lao động hàng năm. - Coi trọng công tác phát triển Đảng, phát động các phong trào phùhợp với từng đoàn thể để các tổ chức đều phát huy vai trògiáo dục tư tưởng chí nh trị, đạo đức lối sống phùhợp với đoàn thể của mình. Kết quả: Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nắm được mục tiêu giáo dục mầm non; tham gia học tập các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước đầy đủ; tác phong sư phạm đúng mực, không có trường hợp mặc quần áo không đúng quy định, thông tin nội bộ được đảm bảo trong nhà trường. Năm học qua đã kết nạp được 03 đảng viên mới vàcó 02 giáo viên vừa học xong lớp cảm tình Đảng quý 1 năm 2019. 3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện Thực trạng trước khi chưa thực hiện đề tài: Cuối năm học 2015-2016 tôi được điều động, bổ nhiệm nhận công tác tại trường. như đã đề cập đến ở trên. Tiền sử của trường làmất đoàn kết, nội bộ lục đục, bèphái cục bộ, bằng mặt màkhông bằng lòng làm ảnh hưởng không ít đến toàn bộ các hoạt động vàchất lượng uy tí n của nhà trường nên nhà trường không đạt được các chỉ tiêu thi đua như mong muốn. Qua tìm hiểu và thu thập nhiều nguồn thông tin, bản thân tôi đã xác định được mấu chốt của vấn đề mà trong đó những nguyên nhân chí nh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong mâu thuẫn nội bộ, cần được giải quyết vàkhắc phục là: - Nguời đứng đầu của nhà trường khi giao nhiệm vụ và quyền hạn chưa đúng vị tríviệc làm, chưa được cụ thể vàrõ ràng nội dung công việc. Có thành viên trong Ban Giám hiệu chưa nắm rõ được nguyên tắc làm việc, nhất làlàm việc liên quan đến tài chí nh, quyền hạn của từng cá nhân, phân công lao động chưa được công tâm, còn cótính thiên vị. Trong quan hệ giao tiếp chưa được thân thiện, thiếu lòng vị tha. - Phong cách làm việc có lúc có nơi chưa phù hợp với vị trí người quản lý. Qua đó bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình vàluôn khắc sâu câu nói của Bác Hồ kính yêu đã dạy “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công’’. Đoàn kết là động lực của thành công. Xây dựng tập thể đoàn kết làyếu tố quan trọng trong quátrình bồi dưỡng nâng cao 8/20
  10. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN chất lượng đội ngũ. Mục tiêu Đoàn kết chỉ thực hiện được trong môi trường dân chủ, bình đẳng. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tôi nhận thấy: Trước hết người cán bộ quản lý là người thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục chí nh trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho từng thành viên xác định rõ trọng tâm công việc trong nhà trường, đồng thời uốn nắn kịp thời khi phát hiện có trường hợp cóbiểu hiện nhận thức lệch lạc, sai trái; là người tiên phong gương mẫu trong mọi công tác, luôn luôn lắng nghe vàtiếp thu những ý kiến từ phía cấp dưới của mình để có biện pháp bổ sung, điều chỉnh phù hợp, quan tâm đúng mức đến việc tạo ra cho nhà trường mình một không khílàm việc vui vẻ, một môi trường làm việc thân thiện, phải thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, gương mẫu trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công bằng trong nhận xét đánh giá,luôn tạo động lực cho giáo viên phấn đấu rèn luyện,học tập Vìvậy, tôi đã đi sâu tìm hiểu vànắm bắt được tâm tư nguyện vọng, về tì nh hình sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, diễn biến tâm lý, năng lực chuyên môn của từng đồng chí, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực sư phạm, học tập, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục;. thăm hỏi động viên kịp thời các thành viên gia đình giáo viên khi ốm đau, giúp đỡ chị em tháo gỡ những khó khăn. Tạo niềm tin với cán bộ, giáo viên, nhân viên từ những việc làm cụ thể của mình, tạo cơ hội cho cán bộ giáo viên được phát huy vai tròcủa mình, để mọi thành viên đều cảm thấy mình như được sống trong không khímột gia đình lớn, có trách nhiệm xây dựng gia đình lớn ngày một vững mạnh, từ đó cán bộ, giáo viên, nhân viên thực sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ những vướng mắc vàxin ýkiến tư vấn khi cần thiết; đồng thời làm trung gian trong việc giải quyết các mâu thuẫn bằng nhiều hình thức khác nhau, chọn thời điểm thích hợp để trao đổi phân tích góp ývới từng cánhân riêng lẻ một cách tế nhị, một mặt phối hợp với công đoàn nhà trường để tác động, mặt khác thông qua các cuộc họp cấp ủy, Ban Giám hiệu, họp liên tịch để góp ý chân tì nh, thẳng thắn, phân tích được cái đúng cái sai và đưa ra những đề xuất với từng cánhân, với tập thể. Kết quả: Với những giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, nhịp nhàng đã đạt được kết quả như sau: Hội đồng sư phạm nhà trường thống nhất thực hiện nghiêm túc những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng vàpháp luật Nhà nước hiện hành. cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị do các cấp tổ chức. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc trên tinh thần tự giác vàhoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tập thể đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ nhau trong công tác đã có nhiều thành tích đáng kể trong năm học. 9/20
  11. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN Ban Giám hiệu thể hiện được vai trò lãnh đạo, uy tí n của mình trước quần chúng, tổ chức các hoạt động ý nghĩa tạo được sự an tâm tư tưởng cho giáo viên thể hiện tinh thần đoàn kết trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, luôn ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo được trong phụ huynh, địa phương, lòng tin tưởng với nhà trường. Hình ảnh tập thể CBGVNV- Giao lưu Dâu Rể nhà trường ngày 8/3/2019 4. Xây dựng Kỷ cương - Nề nếp trong nhà trường Đặc thùcủa ngành học vàthực tế của nhà trường, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên đông, 95% lànữ lại càng phức tạp hơn, trường lại vừa trải qua những năm tháng lỏng lẻo về kỷ cương nề nếp. Đầu năm học 2018 - 2019, nhận thức vàtinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBGVNV trong trường tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ hơn rất nhiều so với cuối năm học trước, song nhà trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Đội ngũ cán bộ quản lý còn chưa có nhiều kinh nghiệm, ngoài ra trong trường vẫn còn một số ít đối tượng cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao, chưa chấp hành tốt quy chế chuyên môn, các nội quy quy định của ngành, nhà trường đề ra. Ban Giám hiệu giải quyết các công việc còn theo cảm tính chưa tạo thành “Kỷ cương - Nề nếp” trong các hoạt động của nhà trường. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quy chế chuyên môn, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ, đặc biệt là đã làm chậm lại sự đi lên của nhà trường. Bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý… Việc động viên khen thưởng của nhà trường còn khiêm tốn. Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn có tư tưởng cào bằng trong việc bình xét thi đua, vẫn có tư tưởng bèphái, ýthức vàhành vi vẫn còn bị mâu thuẫn. “ Nước cóQuốc pháp - Nhàcógia phong ” 10/20
  12. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN Với tư cách là người đứng đầu trong nhà trường, tôi luôn tâm đắc với câu nói trên, bởi càng suy ngẫm tôi càng thấy rằng: Trong công tác quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt là lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non nói riêng, ngoài trách nhiệm và tình thương yêu đối với trẻ, thìviệc xây dựng “Kỷ cương - Nề nếp” của một nhà trường, nếu không được đề cao và coi trọng thìkết quả trong công tác quản lýchỉ đạo của người quản lýsẽ không đạt được như mục tiêu đã đề ra. Hiểu rõ điều này, tôi luôn tìm giải pháp vàviệc làm cụ thể để kỷ cương nề nếp của nhà trường đi vào quỹ đạo vàxuyên suốt các hoạt động của nhà trường. Sau đây tôi xin được trì nh bày các giải pháp màtôi đã vận dụng: - Tiến hành xây dựng nội quy vàchỉ đạo thực hiện kế hoạch. Tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo có liên quan đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên; giúp họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ và chức năng, nhiệm vụ của từng người để thực hiện cóhiệu quả. - Xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên vànội quy dành cho phụ huynh. Nội quy tiếp công dân...; lấy ýkiến đóng góp vàtrân trọng tiếp thu những ýkiến hợp lý, bổ sung để hoàn thiện các Quy chế, triển khai vàchỉ đạo thực hiện đúng các quy định đã đề ra. - Xây dựng tiêu chí thi đua gắn liền với đánh giá xếp loại hằng tháng phù hợp với từng vị trícông tác, các tổ chuyên môn trong nhà trường. - Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động trong trường mầm non; triển khai đến 100% ký cam kết “Học tập tư tưởng, đạo đạo, phong cách Hồ Chí Minh” - Xác định rõ cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế chuyên môn; ký cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ ngay từ tháng 9 đầu năm học. - Xây dựng nề nếp sinh hoạt các tổ chuyên môn, có kế hoạch cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ, các nội dung sinh hoạt đều phải thể hiện bằng văn bản. - Chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc đúng quy định: như ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách, không được cắt xén chương trình và các thao tác trong các hoạt động vệ sinh của trẻ, khi dạy trẻ học phải có đồ dùng để dạy không được dạy chay… - Ban Giám hiệu phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cánhân, phân công lịch trực Ban Giám hiệu rõ ràng để theo dõi, kiểm tra, điều hành các hoạt động hàng ngày vàxử lý các tì nh huống kịp thời. Thường xuyên kiểm tra để đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên, nhân viên. Khi phát hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần cóbiện pháp chấn chỉnh kịp thời, tránh hiện tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở lấy lệ làm cho “Kỷ cương-Nề nếp” của nhà trường khóđi vào ổn định. - Tăng cường chỉ đạo thực hiện nề nếp sinh hoạt của các tổ chuyên môn. - Tổ chức kiểm tra kỷ cương nề nếp qua việc kiểm tra nội bộ hàng tháng. 11/20
  13. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN - Xây dựng và đặt khẩu hiệu với nội dung “Kỷ cương nghiêm-Chất lượng thực-Hiệu quả cao” ở điểm chính khung cảnh của trường, nhằm thường xuyên nhắc nhở ýthức chấp hành của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Kết quả: Với một số biện pháp thiết thực, phùhợp đặc điểm tình hình của nhàtrường, công tác xây dựng “Kỷ cương - Nề nếp” của trường đã thu được những kết quả tốt đẹp và được khẳng định trong năm học là: Về nhận thức: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức cao trong việc thực hiện Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm với công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhàtrường, tác phong làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ như đi làm đúng giờ, thực hiện đúng thời gian biểu, dạy đúng, đủ vàthực hiện nghiêm túc các hoạt động trong nhà trường; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lýchỉ đạo vàthực hiện các nhiệm vụ đề ra đã đạt được kết quả khả quan. Năng lực, trình độ của từng đồng chítrong Ban Giám hiệu đã tiến bộ rõrệt. Kết quả kiểm tra đánh giá của Ban giám hiệu đối với các hoạt động trong nhà trường đảm bảo đúng quy trình, thực chất, công bằng vàkhách quan. Không cóhiện tượng vi phạm đạo đức nhàgiáo. Trong những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục coi trọng việc thực hiện “Kỷ cương-Nề nếp” trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Góp phần thực hiện đúng mục tiêu nhà trường đề ra “Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thực - Hiệu quả cao”. 5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Thực tế về cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tôi theo khảo sát đầu năm, một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa thật sự nỗ lực học hỏi trau dồi kiến thức đối với bản thân. Tư tưởng “Bình quân chủ nghĩa” còn phụ thuộc vào khách quan, chưa chủ động phát huy tích năng động, sáng tạo trong công tác. - Nhiều giáo viên, nhân viên mới vào nghề nên trình độ vàkỹ năng nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế; giáo viên, nhân viên chưa sâu về kiến thức cơ sở chuyên ngành mầm non nên gặp khó khăn nhiều trong việc lập kế hoạch giáo dục vànuôi dưỡng, chăm sóc trẻ dẫn tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao. - Tổ chuyên môn sinh hoạt chưa thường xuyên, nội dung sinh hoạt chưa sát chuyên môn. Ban Giám hiệu chưa có tiêu chí rõ ràng, sâu sát cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục nên chất lượng giảng dạy còn hạn chế. Vìvậy, tôi luôn xác định đây là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tôi đã tiến hành như sau: + Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của nhà trường: Tiến hành chọn cử, bổ nhiệm, bổ sung tổ trưởng, tổ phócác khối đủ theo cơ cấu, có năng lực về chuyên môn được sự tí n nhiệm của đồng nghiệp. + Phân công nhiệm vụ phùhợp với năng lực, điều kiện từng người: Qua thăm dò ý kiến và khảo sát trên thực tế tôi đã thống nhất cùng Ban Giám hiệu phân công giáo viên như sau: - Đối với Ban Giám hiệu phân công mỗi Phó Hiệu trưởng mỗi người phụ trách chỉ đạo 01 khối đồng thời kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác trong nhà trường ; dự sinh hoạt theo khối phụ trách. Thường xuyên có kế hoạch hỗ trợ giáo 12/20
  14. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN viên mới về cách lên kế hoạch, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục vàcách đánh giá trẻ, đặc biệt làkhối trẻ 5 tuổi. - Đối với giáo viên có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhưng hạn chế về công nghệ thông tin, tôi phân công làm việc cùng một giáo viên mới còn í t kinh nghiệm, thạo công nghệ thông tin; giáo viên trẻ mới ra trường phân công làm việc cùng với giáo viên cókinh nghiệm công tác, có năng lực chuyên môn vững vàng. - Đối với nhân viên nuôi dưỡng được chia đi khu lẻ cũng được bố trícónhân viên vững, nhân viên mới, đều ở hai khu; - Cóbiện pháp tránh giáo viên lạm dụng công nghệ thông tin sao chép, copy bài soạn (Quy định nếu bài soạn giống nhau đều bị ảnh hưởng xếp loại thi đua hàng tháng) - Quy định lịch sinh hoạt các tổ chuyên môn vào chiều thứ 2, tuần thứ 2,4 trong tháng. Yêu cầu giáo viên khi tham gia dự giờ, dự họp phải ghi chép đầy đủ, phát biểu ýkiến xây dựng. Ghi nghị quyết tổ, mỗi thành viên trong từng tổ cótrách nhiệm thực hiện nghiêm túc. + Bồi dưỡng chuyên môn: - Tổ chức mời báo cáo viên về bồi dưỡng chuyên đề, gợi ýgiáo án mẫu cho Giáo viên trong năm học - Tạo điều kiện cho 100% cán bộ giáo viên được tham gia tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục đầu năm. Cập nhật và cung cấp tài liệu chuyên môn thường xuyên cho giáo viên nghiên cứu, áp dụng. (Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục-Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non) - Xây dựng kế hoạch BDTX, hướng dẫn 100% giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX cánhân hàng năm - Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Kết quả: Hiện có 04 cán bộ, giáo viên đang học bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, 04 giáo viên đang đi học đại học. 100% nhóm lớp có đủ tài liệu “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục-Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non’’. + Tổ chức triển khai các chuyên đề Đầu năm triển khai tổ chức chuyên đề, thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn làm hồ sơ sổ sách, Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần; Thống nhất việc trang trílớp theo góc mở quy định. Chỉ đạo triển khai đầy đủ các tiết kiến tập tại trường để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập rút kinh nghiệm. Chọn giáo viên cốt cán vững vàng về chuyên môn, cókinh nghiệm trong giảng dạy triển khai hoạt động. BGH duyệt trước giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên cách xử lýtì nh huống tốt nhất, lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả Luôn tạo điều kiện cho các giáo viên được tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, sử dụng công nghệ thông tin, học hỏi trường bạn các giáo án hay của giáo viên dạy giỏi. Kết quả: Giáo viên, nhân viên đã biết cách ghi chép hồ sơ sổ sách đúng nội dung và đầy đủ thông tin, chí nh xác. 100% các nhóm lớp đã xây dựng kế hoạch 13/20
  15. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN tháng, tuần phùhợp với thực tế của lớp mình, hiểu cách trang trígóp mở. Đợt kiểm tra toàn diện đầu tháng tư các nhóm lớp đều được xếp loại tốt. Đặc biệt trong năm học trường có04 bài giảng ELEARNING dự thi cấp trường. + Tổ chức thi giáo viên, nhân viên giỏi Qua thực tế ta thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cótác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; Đối với cán bộ quản lýphụ trách chuyên môn cũng thấy rõvai tròquan trong của mình trong việc nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo vàchuyên môn cho bản thân, giúp cho bản thân vững vàng hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đối với giáo viên nắm vững chuyên môn hơn, vững vàng, tự tin hơn khi lên lớp. Bởi vìkhi tham gia thi giáo viên giỏi đòi hỏi người thi phải đầu tư suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, nghệ thuật lên lớp hay hơn, sáng tạo hơn; tạo những tì nh huống mới lạ hơn để trẻ tập trung chú ý hứng thú trong giờ học nhằm đạt kết quả cao nhất trong giờ dạy; bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả tốt; đối với nhân viên cũng thấy được vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình trong chế biến các món ăn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, nhận thức được rằng đạt giỏi nuôi dưỡng không phải làdễ cần phải mỗ lực hơn nữa trong công tác nuôi dưỡng. Đặc biệt đây làdịp để cán bộ, giáo viên, nhân viên được giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ vàkỹ năng sư phạm một cách đạt hiệu quả nhất. Trong những năm học trước nhà trường cũng tổ chức thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường. Nhưng qua thực tế thấy nhà trường còn coi nhẹ việc tổ chức thi, tổ chức mang tí nh chất hình thức dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi. `Năm học 2018-2019 nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch, triển khai đến toàn thể Hội đồng; tiến hành tổ chức thi, chấm nghiêm túc hội thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường. Hội thi tổng có38/40 giáo viên và9/10 nhân viên dự thi Để hội thi thật sự có hiệu quả, Ban Giám hiệu quản lý, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định trong hội thi nhằm đánh giá đúng năng lực và đảm bảo công bằng trong thi đua. Phân công Ban giám hiệu nghiên cứu, ra đề lý thuyết vàtổ chức thi thực hành sau khi thi lýthuyết. Kết quả: Mặc dù điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường còn khó khăn, trẻ thiếu phòng học, không cóphòng trống để tổ chức thi lýthuyết cho giáo viên, nhân viên. Nhưng dưới sự chỉ đạo, định hướng của nhà trường, với tinh thần phấn đấu, ham học của cán bộ, giáo viên đã có 38 giáo viên, 9 nhân viên đạt giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường; có4 giáo viên đủ điều kiện thi và đạt giải Khuyến khích cấp huyện. + Tham gia hội thi của Trẻ Chất lượng đội ngũ được thể hiện trên các hoạt động của trẻ, không có lời bình, hình thức tuyên truyền nào cóthể nói hiệu quả bằng các kết quả thể hiện thiết thực bằng kết quả trên trẻ. Vìvậy, nhà trường đã tích cực đầu tư và khuyến khích trẻ vàgiáo viên tham gia đầy đủ các hội thi của trẻ. Qua đó người Hiệu trưởng vừa thấy được kết quả phát triển về các mặt giáo dục của trẻ vừa đánh giá được khả 14/20
  16. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN năng tổ chức của cán bộ phụ trách chuyên môn, đặc biệt là đánh giá được khả năng sư phạm của giáo viên. Kết quả: Năm học 2018-2019 trẻ 5 tuổi của trường đã đạt giải nhất cấp cụm. Giải Nhìcấp huyện Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” Đây là việc làm tốt nhất để tuyên truyền tới phụ huynh. Giải NhìHội thi “ Giai điệu tuổi hồng” cấp huyện 2018-2019 + Bồi dưỡng qua kiểm tra nội bộ, kiểm tra toàn diện, thăm lớp dự giờ Bản thân luôn xác định được rằng: Kiểm tra nội bộ, toàn diện, thăm lớp dự giờ làhì nh thức thiết thực, hiệu quả nhất đây là một nhiệm vụ không thể thiếu của cán bộ quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Kiểm tra có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.Vìvậy: Đầu năm nhà trường xây dựng công tác kiểm tra cụ thể chi tiết. - 100% giáo viên được kiểm tra theo chuyên đề - Kiểm tra toàn diện 35% giáo viên trong toàn trường. - Trực tiếp kiểm tra, dự giờ thường xuyên hàng tháng đúng kế hoạch. Kết quả: 12 giáo viên, 9 nhân viên được kiểm tra toàn diện; trong đó 8 giáo viên, 8 nhân viên được xếp loại tốt; 04 giáo viên,01 nhân viên được xếp loại khá. 6. Kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng Bản thân tôi luôn ghi nhớ bài học: “Làm quản lýmà không kiểm tra coi như không quản lý”. Vìqua kiểm tra người cán bộ quản lý thấy được năng lực, tác phong sư phạm, cách lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, xử lý tì nh huống ...của giáo viên để có những nhận xét đánh giá sát thực, khách quan giúp giáo viên, nhân viên phát huy điểm mạnh, hạn chế những tồn tại. Từ đó chất lượng, kỷ cương nhà trường sẽ được nâng lên. Xác định được điều đó, để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo trong nhà trường; trước tiên tôi phối hợp chặt chẽ với hai đồng chíPhó Hiệu trưởng vàcác đồng chítrưởng các đoàn thể của nhà trường để quản lý, chỉ đạo vànắm bắt tì nh hình hoạt động hàng ngày bằng cách: - Đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của phụ huynh. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Nuôi tốt, chăm sóc tốt, dạy tốt”. - Trực tiếp phân công trách nhiệm cho từng đồng chítrong Ban giám hiệu, phân công trực vàBan giám hiệu nghiêm túc thực hiện giao ban hàng tuần. Đồng 15/20
  17. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN thời yêu cầu từng đồng chíphải xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, tìm ra nguyên nhân thành công vàtồn tại trong từng tháng để rút kinh nghiệm kịp thời. - Luôn chú ý đến công tác động viên, khen thưởng kịp thời, khen thưởng ngay trong từng đợt thi đua, nhằm khích lệ, tạo động lực phong trào thi đua ngày càng sôi nổi vàcó hiệu quả cao hơn như: Thưởng hội giảng, lớp tốt toàn diện, lớp cótỷ lệ chuyên cần cao, văn nghệ 20/11, thi giai điệu tuổi hồng... Kết quả: Thông qua các phong trào thi đua, giáo viên, nhân viên đã có thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hoạt động này thật sự thiết thực cho công tác tự học, tự rèn luyện của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Qua đó cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thấy yêu nghề hơn, có động cơ phấn đấu đúng đắn vàchất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng được nâng cao. 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật, chất trang thiết bị dạy học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làviệc làm góp phần không nhỏ cho sự thành công của công tác này. Thực tế về cơ sở vật chất đầu năm của nhà trường, sau khi khảo sát, kiểm kê: đồ dùng, đồ chơi hư hỏng nhiều; hệ thống các công trình vệ sinh hỏng toàn bộ... Vì vậy ngay đầu năm học, nhà trường lập kế hoạch, dự trùkinh phí, ưu tiên mua sắm đồ dùng đồ chơi, các thiết bị cần thiết tối thiểu. Năng động tham mưu các cấp, huy động các nguồn vốn hợp pháp để tu sửa, đầu tư mua sắm thiết bị, tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên nhân viên trong quátrình chăm sóc giáo dục trẻ. Phát huy nội lực, khả năng của giáo viên, duy trì thường xuyên phong trào làm đồ dùng dạy học vàtổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học. Đề ra các quy định cụ thể trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác triệt để các cơ sở vật chất trong dạy học hiện có của trường, lập sổ theo dõi đăng ký sử dụng đồ dùng, đồ chơi tại nhóm lớp. Kết quả: Nền nhà1 số lớp học vàhệ thống trang thiết bị nhàvệ sinh các phòng học đã được tu sửa; 100 % nhóm lớp đã đủ ghế cho trẻ ngồi, đủ chiếu, phản, chăn ga, bát phục vụ cho trẻ ăn bán trú. Các nhóm lớp đã được trang bị đồ dùng tối thiểu theo TT02 (kèm theo TT34); 100% nhóm lớp cóti vi màn hình rộng để phục vụ hoạt động dạy trẻ; tu sửa thay thế hệ thống bếp, tủ cơm,mua tủ sấy bát cho cả hai khu...góp phần thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. 8. Làm tốt công tác xãhội hoágiáo dục Với vai tròcủa người Hiệu trưởng, tôi xác định việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, việc quan tâm đến chất lượng giáo dục thìviệc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp ngày một khang trang đầy đủ làhết sức quan trọng, tạo tinh thần tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên vàphụ huynh, học sinh yêu trường làmột việc làm không thể thiếu được. Để hoàn thành nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực trạng công tác hoá giáo dục của trường và địa phương trong năm qua, rút ra những nguyên nhân tồn tại cũng như những ưu điểm của công tác xãhội hoágiáo dục để tìm ra những biện pháp tích cực nhằm làm tốt công tác xãhội hoá trong năm học, cụ thể như sau: - Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền với chí nh quyền địa phương, các 16/20
  18. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN ban ngành đoàn thể vàphụ huynh. Mời chí nh quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể vàphụ huynh tham quan thực tế nhà trường, quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ các nhóm lớp. - Lựa chọn thời gian thích hợp để đưa ra 1 chủ trương xã hội hoágiáo dục - Tạo niềm tin tưởng cho các bậc phụ huynh vàcộng đồng về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. - Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hì nh thức để tuyên truyền tới phụ huynh và các đoàn thể xãhội. Lập kế hoạch cụ thể vàgiao trách nhiệm cho từng giáo viên các nhóm lớp triển khai đầy đủ. - Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm trong nhà trường - Tận dụng triệt để các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ, các đoàn thể, các tổ chức lễ hội. Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường - Chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp phụ huynh toàn trường đầu năm, tuyên dương các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tí ch tốt trong phong trào xãhội hoágiáo dục. - Chỉ đạo cán bộ giáo viên thường xuyên phổ biến nội dung, phương pháp mới về lứa tuổi mầm non tới các bậc cha mẹ của trẻ vàcộng đồng. 100% nhóm lớp xây dựng môi trường thân thiện giữa côvàtrẻ thông qua giờ đón - trả trẻ, xây dựng góc tuyên truyền cónội dung phùhợp, hì nh thức phong phú, hấp dẫn. - Xây dựng nội quy đối với phụ huynh, thông báo các qui định của trường/ lớp, về thời gian và người đưa - đón con để phụ huynh nắm được. Góp phần tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Quán triệt, nhắc nhở giáo viên đón trẻ với thái độ niềm nở, tì nh cảm, tạo sự gần gũi, an toàn tin tưởng cho trẻ khi tới lớp. Chăm sóc, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại nhóm/ lớp. Tạo sự tin tưởng cho phụ huynh khi nhận-trả trẻ, có thái độ ứng xử đúng mực, thân thiện trong giao tiếp với trẻ, với phụ huynh. - Tạo môi trường giao lưu thân thiện giữa phụ huynh với nhà trường được thể hiện các hoạt động của nhà trường. Khơi dậy vàphát huy truyền thống “Tất cả vì con em chúng ta” dành cho trẻ những gìtốt đẹp nhất. - Làm một số khẩu hiệu có nội dung như: “Trường học thông minh-Phụ huynh tận tình”, “ Tất cả vìcon em chúng ta-Hãy dành những gìtốt đẹp nhất cho trẻ”, “ Ngôi trường mầm non làngôi nhàthứ hai của trẻ”...vàtreo ở nơi nhiều phụ huynh dễ quan sát nhất nhằm để tuyên truyền khích lệ phụ huynh quan tâm, chăm lo đến con em mình một cách tích cực nhất. Kết quả: Sau khi triển khai vàthực hiện các biện pháp trên kết quả không những công tác tuyên truyền của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được nâng lên mà còn có tác dụng lan toả tới toàn thể cộng đồng địa phương. Tinh thần trách nhiệm của chí nh quyền vànhận thức của phụ huynh được nâng lên rõ rệt. Chí nh quyền quan tâm hơn về chủ trương, đường lối; Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường. Công tác xãhội hoágiáo dục của nhà trường đã đạt được kết quả đáng nghi nhận đó là: Phụ huynh ủng hộ 08 ti vi màn hình rộng để phục vụ các hoạt động dạy trẻ. Kết quả đó đã giúp cho cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ và khang trang hơn, giáo viên, phụ huynh cùng phấn khởi. Góp phần tạo động lực cho 17/20
  19. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ; chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên. V. Kết quả thực hiện Qua đề tài nghiên cứu vàáp dụng tại trường tôi thấy để đạt được những thành quả trên làdo người quản lýcó định hướng đúng về quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phù hợp với tình hì nh của nhàtrường nhằm đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau: Số liệu khảo sát 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên trước khi thực hiện đề tài: Tốt Khá Đạt Tiêu chíkhảo sát Số Số Số lượng % lượng % lượng % Tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ CB,GV,NV. 51 89,6 6 10,5 0 0 Ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành. 51 89,5 5 8,7 1 1,8 Năng lực quản lý, chuyên môn của cán 22 38,6 33 57,9 2 3,5 bộ, giáo viên, nhân viên. Số liệu khảo sát 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên sau khi thực hiện đề tài: Tốt Khá Đạt Tiêu chíkhảo sát Số Số Số lượng % % % lượng lượng Tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, 56 98,2 1 1,8 0 0 nhân viên. Ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành 56 98,2 1 1,8 0 0 Năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 35 61.4 22 38,6 0 0 - Kết quả đối chứng cho thấy: + Về tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Từ kết quả trên ta thấy tư tưởng chí nh trị đạo đức lối sống tác phong của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường bằng tác động của những biện pháp trên chất lượng đội ngũ của trường được nâng lên một cách rõrệt. Giáo viên, nhân viên đã phấn khởi tâm huyết, say sưa với nghề. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm xây dựng trường đạt tập thể lao động tiên tiến, tập thể sư phạm đoàn kết, thân thiện vàphấn đấu đạt kết quả cao trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua tiếp theo. Tốt tăng 10,5%; Khágiảm 8,7%; xóa đạt + Về ýthức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành. Tốt tăng 10,5%; Khágiảm 7%; xoáđạt. 18/20
  20. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN Kỷ cương nhà trường đã được đi vào nề nếp, không còn hiện tượng tuỳ tiện bỏ giờ, đi muộn về sớm…thực hiện nghiêm túc các hoạt động một ngày của trẻ tại trường, quy tắc ứng xử trong nhà trường + Năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kỹ năng sư phạm, được nâng hơn rõ rệt, qua các đợt thi đua của ngành, nhà trường đều tham gia và đạt được kết quả mong đợi, qua các cuộc thi từ tiểu khu đến cấp huyện nhà trường đạt Nhất 01 cuộc, giải Nhìmột cuộc, khuyến khích 01 cuộc; thành tích tuy chưa đạt cao so với các trường bạn, song so với trường mầm non chúng tôi, đây cũng là một thay đổi rất lớn, so với nhiều năm trước. Tốt tăng 22,8%; Khágiảm 19,3 %; xoáđạt. + Về Phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thức đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình và ủng hộ các hoạt động của nhà trường làm cho nhà trường đã có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. + Về cơ sở vật chất: Đảm bảo đủ điều kiện để chăm sóc tốt trong năm học + Trẻ được ăn bán trú tại trường đạt 100%. Điều đó khẳng định chất lượng CSND đã được nâng lên rõrệt. Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung Từ thực tế tổ chức thực hiện "Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường Mầm non” nơi tôi công tác tôi rút ra một số kết luận là: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN có đạt được như kết quả mong đợi đều phụ thuộc vào đội ngũ sư phạm lành mạnh trong trường mầm non. Điều đó ta thấy rằng vai trò đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường cực kìquan trọng. Vìvậy, phải chútrọng đến công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đảm bảo “Vừa hồng vừa chuyên” để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/ NQ/ TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của đất nước ta hiện nay. 2. Bài học kinh nghiệm Sau khi thực hiện đề tài tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Để xây dựng tập thể vững mạnh đoàn kết, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục cao thìvai tròcủa người Cán bộ quản lýphải luôn là người gương mẫu về mọi mặt trong tập thể sư phạm nhà trường. Làtrung tâm của sự đoàn kết, luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoàn cảnh gia đình, năng lực, sở trường, ýchíphấn đấu của từng người. Lập kế hoạch sát với thực tế sắp xếp công việc đúng vị trí,phùhợp với năng lực vàhoàn cảnh gia đình của mỗi người. Luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên vàphải được thực hiện thường xuyên. Người cán bộ quản lýphải là người cókiến thức cơ sở chuyên ngành về giáo dục mầm non, chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo trong quản lý. Luôn tạo động lực và điều kiện tốt nhất để cán bộ , giáo viên, nhân viên phát huy năng lực vàkhông ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ quản lýcho bản thân. 19/20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2