intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông: Chương 2

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

321
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông - Chương 2: Đặc điểm phát triền của lứa tuổi học sinh phổ thông trình bày một số đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của thanh niên, sự phát triển của tự ý thức, lý tưởng sống và tính tích cực xã hội của thanh niên...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông: Chương 2

  1. PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH PHỔ THÔNG
  2. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  3. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: Ý thức và tự ý thức của tuổi thanh niên đã phát triển ở mức độ cao và có nhiều khác biệt so với các lứa tuổi trước. Điều này bộc lộ qua sự ý thức về thân thể; sự tự đánh giá các phẩm chất tâm lý của cá nhân và tính tự trọng.
  4. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: a. Hình ảnh về thân thể: -Trong giai đoạn tuổi dậy thì thanh niên rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thân thể mình, muốn biết hình ảnh của mình trong mắt người khác. - Một số thanh niên xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch tập luyện để tạo ra hình ảnh hấp dẫn, uy tín và mến phục của bạn bè. - Những thanh niên chậm lớn hoặc quá béo, chậm xuất hiện những dấu hiệu dậy thì thường cảm thấy băn khoăn, khổ tâm, mặc cảm trước bạn bè. - Nhiều trường hợp các em thể hiện thái quá qua các phản ứng tiêu cực về ăn uống (biếng ăn hoặc ăn quá nhiều), về hành vi ứng xử (làm dáng quá mức)....
  5. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Tự đánh giá là một nét tâm lý điển hình của lứa tuổi thanh niên. Tự đánh giá của thanh niên có đặc điểm sau: - Thứ nhất: Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng và đã có sự đối chiếu với các chuẩn chung của xã hội. Thanh niên khi đánh giá bản thân thường chủ yếu dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên do khả năng nhận thức về bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan bản thân mình
  6. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lý của mình là một trong những đặc trưng điển hình của tuổi thanh niên. Phản tỉnh là sự quay vào bên trong bản thân của ý thức, làm cho các phẩm chất tâm lý của cá nhân được phản ánh rõ hơn. Sự phản tỉnh của tuổi thanh niên giúp họ không chỉ ý thức được rõ hơn “cái tôi” của bản thân mà còn ý thức rõ hơn địa vị xã hội của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội.
  7. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: Những vấn đề thanh niên trăn trở, quan tâm: - Tôi là ai? Tôi là người như thế nào? - Tôi có năng lực vượt trội nào? - Lý tưởng của tôi là gì? - Ai là bạn, ai là thù của tôi? -Tôi muốn trở thành người như thế nào? -Tôi phải làm gì để cho bản thân tôi cũng như những người xung quanh được tốt hơn?  Đó là nhu cầu và là một yếu tố quan trọng của sự tự xác định về mặt đạo đức – xã hội của thanh niên, quy định các hành vi tu dưỡng của họ.
  8. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: - Nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra những yêu cầu cao đối với bản thân, là tiền đề của tự giáo dục có mục đích của thanh niên và là dấu hiệu để xác định sự phát triển về mặt nhân cách của lứa tuổi này. - Về phương diện thực tiễn, biểu hiện dễ thấy của sự phản tỉnh của thanh niên là đa số có sổ tu dưỡng, nhật ký dưới nhiều hình thức; thông qua sự quan tâm đến các hành động tự tu dưỡng, xây dựng và tự ướm thử theo các mẫu người lý tưởng mà thanh niên ngưỡng mộ trong văn học, nghệ thuật, thể thao...
  9. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ hai: - Chiều sâu và cường độ của sự phản tỉnh phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân (xu hướng nhân cách: hướng nội hay hướng ngoại; khả năng nhận thức, trình độ học vấn...) và phụ thuộc vào các nhân tố xã hội của cá nhân đó (điều kiện giáo dục gia đình, nhà trường, môi trường xã hội...)
  10. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ ba: Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so với tuổi thiếu niên. - Thanh niên không chỉ ý thức và đánh giá về “cái tôi” hiện thực (tôi là ai?) mà còn đánh giá “cái tôi lý tưởng” (tôi muốn trở thành người như thế nào?), “cái tôi” năng động (tôi sẽ cố gắng trở thành người như thế nào?). - Mặt khác thanh niên không còn đánh giá từng đặc điểm thể chất hay phẩm chất tâm lý riêng của mình mà đã đánh giá khái quất về thể chất, tâm lý và nhân cách của mình dựa trên cơ sở phân tích và khái quát hóa các đặc trưng riêng.
  11. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ ba: Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so với tuổi thiếu niên. - Dù tự đánh giá của thanh niên đã có tính độc lập, có chiều sâu và mang tính khái quát nhưng do ít dựa vào ý kiến của người khác nên không phải bao giờ cũng phù hợp với cái thực có của mình. - Nhiều thanh niên đánh giá quá cao bản thân mình dẫn đến tự cao, coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp coi mình là bất tài, vô dụng  Nhìn chung, yếu tố “lý tưởng hóa” vẫn phổ biến trong tự ý thức và tự đánh giá của thanh niên.
  12. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách - Cách thứ nhất: So sánh mức độ kỳ vọng, mong muốn của mình với kết đạt được. Để khẳng định khả năng của mình, thanh niên sẵn sàng làm những công việc khó khăn, mạo hiểm (thậm chí quá sức hoặc nguy hại đến bản thân). Nhiều thanh niên lại không thích, coi thường các công việc bình thường hàng ngày, coi đó là công việc không xứng đáng với họ.
  13. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách Kết quả là thanh niên thường có những hành động quả cảm, phi thường mà các lứa tuổi khác không có. Mặt khác, cũng do đặc điểm này, ở thanh niên có thể xuất hiện các hành động nguy hại mà người trưởng thành không chấp nhân, cho là “điên rồ” như càn quấy, ngang tàng, các trò chơi mạo hiểm, phạm luật ...
  14. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách - Thực ra không hoàn toàn như vậy, phần lớn họ chỉ muốn thử thách, kiểm tra sức mạnh và các phẩm chất tâm lý của mình. Vì vậy xã hội không nên cấm đoán họ, cần tạo điều kiện và định hướng họ vào các trò chơi, các hành động phù hợp với xã hội và với tâm lý thanh niên.
  15. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách Cách thứ hai: so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân. Thanh niên rất nhạy cảm với các ý kiến của người khác đánh giá về mình và thường coi đó là các tiểu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại. - Trong quá trình tiếp nhận sự đánh giá các ý kiến của người lớn rất được thanh niên coi trọng.
  16. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: b. Khả năng tự đánh giá bản thân: Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách Cách thứ hai: - Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý kiến (đặc biệt đối với các chuẩn mực đạo đức) thanh niên thường theo ý kiến người lớn. Vì vậy, khi đánh giá của người lớn không đúng hoặc không thống nhất (giữa lời nói và việc làm) sẽ tạo ra sự tổn thất lớn về niềm tin trong thanh niên
  17. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Một trong những đặc trưng nổi bật của tuổi thanh niên so với các lứa tuổi khác là sự phát triển đến mức độ cao, ổn định của tính tự trọng. - Tính tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân, nhân cách của mình trên cơ sở tự đánh giá đúng đắn, khái quát về bản thân. Tính tự trọng là thái độ tích cực lạc quan của cá nhân, thể hiện sự đánh giá khách quan, nghiêm túc, yêu cầu cao đối với bản thân mình.
  18. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Người có tính tự trọng thường không chấp nhận sự đánh giá không đúng về mình; không chấp nhận sự xúc phạm đến các giá trị sống và hạ thấp nhân cách của mình.
  19. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: Mức độ tự trọng ở thanh niên có phổ rất rộng, từ mức thấp nhất là cá nhân hầu như không có sự tôn trọng bản thân (thiếu tự trọng), đến tự trọng cao. -Tự trọng cao là sự đánh giá đúng mức về bản thân, biết rự bảo vệ danh dự của mình một cách phù hợp trong các hoàn cảnh cụ thể.
  20. CHƯƠNG II:ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HS PHỔ THÔNG BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHỦ YẾU CỦA THANH NIÊN 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ Ý THỨC: c. Tính tự trọng của thanh niên: -Tự trọng thấp là sự coi thường, thiếu tin tưởng vào bản thân, tự hạ thấp mình chấp nhận hoặc không coi trọng các đánh giá không đúng hoặc xúc phạm đến giá trị nhân cách của mình -Thiếu tự trọng thể hiện thái độ tiêu cực của cá nhân đối với bản thân . Nó là một yếu tố dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2