intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp nuôi trùn quế

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

582
lượt xem
209
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước hết chúng ta cho vào ô nuôi một lượng phân gia súc ủ kỹ với rơm rạ hay mùn cưa làm chất nền. Chất nền là nơi tạm thời hay lâu dài để trùn trú ẩn, đồng thời làm thức ăn ban đầu cho trùn. Chất nền cần tơi xốp, giữ ẩm cao, không chua, không độc tố. Chúng ta có thể dùng phân bò, heo, gà, vịt, dê, thỏ…và các phụ phế phẩm của thực vật như rơm rạ, cây đậu, cỏ, lá cây…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp nuôi trùn quế

  1. Phương pháp nuôi trùn quế Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Trước hết chúng ta cho vào ô nuôi một lượng phân gia súc ủ kỹ với rơm rạ hay mùn cưa làm chất nền. Chất nền là nơi tạm thời hay lâu dài để trùn trú ẩn, đồng thời làm thức ăn ban đầu cho trùn. Chất nền cần tơi xốp, giữ ẩm cao, không chua, không độc tố. Chúng ta có thể dùng phân bò, heo, gà, vịt, dê, thỏ…và các phụ phế phẩm của thực vật như rơm rạ, cây đậu, cỏ, lá cây…(cần dùng những cây không chứa tinh dầu và không có độc tố). Sau khi chọn được các loại phế phẩm kể trên, cần ủ cho hoai trước khi cho vào ô nuôi làm nền. Tỷ lệ ủ như sau: 70% phân bò + 30% phụ phẩm thực vật hoặc 70% phân heo + 30% phụ phẩm thực vật hay 60% phân gà + 40% phụ phẩm thực vật. Các thứ kể trên cần xử lý chế phẩm vi sinh EM 1% phun đều vào đống để ủ thành từng lớp giúp cho phân mau hoai và diệt mầm bệnh, đống phân được đậy bằng tấm nilon hay tấm bạt. Thời gian ủ từ 10 – 15 ngày trở lên. Phương pháp làm nền: Luân phiên nhau từ dưới lên, cứ xếp một lớp thực vật dày khoảng 20cm thì đến một lớp phân gia súc dày 10cm, vừa xếp vừa tưới nước giữ độ ẩm 50 – 60% kết hợp với chế phẩm vi sinh EM, khi hố đầy dùng nilon phủ kín, dùng nọc tre nhọn có tiết diện 5,8 – 10cm xuyên một lỗ thủng từ đỉnh xuống đáy để làm chỗ tưới nước cho đống ủ. Sau 4 – 7 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên 70 – 80oC, sau đó nhiệt độ hạ dần cần đảo đống ủ, khi sờ tay thấy không còn nóng là việc ủ đã hoàn thành. Nguyên liệu mới cần từ 30 – 45 ngày ủ, nguyên liệu đã mục thì chỉ cần từ 12 – 15 ngày. Thả trùn vào ô nuôi: Rải một lớp chất nền (phân đã ủ hoai ở trên) vào ô nuôi với độ dày khoảng 10cm sau đó phun đều nước vào chất nền tới khi đạt độ ẩm khoảng 70 – 75% (nhiều người cho rằng độ ẩm ở mức 80% thì trùn vẫn sống
  2. tốt). Sau đó gạt phẳng mặt ô nuôi, rạch những rãnh nhỏ trên mặt chất nền và rải đều giống trùn vào các rãnh đó, lúc đó trùn sẽ tự chui xuống dưới. Thả trùn với mật độ 1 kg giống tinh/m2 chất nền. Chúng ta nên thả trùn vào buổi sáng để ban đêm trùn ăn khoẻ và ổn định. Dùng các vật liệu như bìa các tông, cót hay bao bố…đậy lên mặt ô nuôi, sau khi cho ăn thì nhớ đậy lại (không dùng tấm nilon hay bạt cao su để đậy lên ô nuôi). Cho ăn: Tuần thứ nhất sau khi thả trùn không cần cho ăn thêm để cho trùn ăn hết chất nền. Từ tuần thứ hai trở đi cứ 2-3 ngày mở tấm đậy ra để kiểm tra, nếu thấy trùn đã ăn hết thức ăn thì cần rải đều thêm một lớp thức ăn dày khoảng 5 – 6cm trên bề mặt ô nuôi, sau đó đậy nắp lại. Bên cạnh đó cần phải bổ sung thêm thức ăn phụ để vỗ béo cho trùn gồm các chất thải như củ, rau, quả…băm nhỏ và ủ trước khi dùng. Độ ẩm tốt nhất cho ô nuôi trùn thường là 70%, vì vậy để giữ ẩm chúng ta cần phải tưới nước, nước phải sạch và có độ pH từ 7 – 8, không lẫn chất gây hại. Bình thường thì mỗi ngày tưới một lần (tốt nhất là dùng bình phun loại 8 lít để tưới), vào mùa hè nóng nực chúng ta có thể tưới nước 2 lần/ngày. Và phải luôn nhớ rằng không nên để ô nuôi quá khô hoặc quá ẩm ướt, nếu quá khô thì trùn sẽ bỏ đi tìm nơi ẩm ướt để sống, còn nếu quá ẩm sẽ làm cho trùn sinh sản kém, trứng trùn bị thối rữa. Do đó, ô nuôi phải có độ nghiêng từ 5 – 7% và có 2-3 lỗ thoát nước nhỏ ở sát đáy ô. Nhiệt độ thích hợp nhất của trùn là từ 20 – 30oC, nếu nhiệt độ tăng lên trên 35oC thì trùn sinh trưởng kém, còn nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 10oC thì trùn hoạt động chậm chạp. Như chúng ta đã biết, trùn là loài rất sợ ánh sáng, vì vậy cần phải dùng tấm đậy phủ lên bề mặt ô nuôi để che tối cho trùn ăn và sinh sản. Sau khi nuôi từ 1 – 2 tháng, khi thấy lượng phân trùn trong ô nuôi dày khoảng 45cm và mật độ trùn trong ô đã tăng gấp đôi thì tiến hành thu hoạch trùn lẫn phân trùn. Có hai cách để thu hoạch trùn. Thứ nhất là nhân đôi ô nuôi để tiếp tục mở rộng qui mô. Để nhân đôi ô nuôi chúng ta mở tấm đậy ra, xúc hết lớp phân
  3. mặt với độ dày khoảng 15cm sang ô nuôi mới (đã chuẩn bị sẵn chất nền); đồng thời lấy hết phân ở nửa đã lấy trùn ra ngoài và gạt đều lớp phân có trùn còn lại trong ô và cho thêm thức ăn mới vào. Chúng ta cũng cần chú ý thêm là phân trùn cũng tốt như phân bón, vì vậy, sau khi lấy trùn đi chúng ta có thể dùng phân trùn để bón cho cây cối thay các loại phân khác. Cách thu hoạch thứ hai là thu hoạch bằng ánh sáng. Chúng ta dựa vào đặc tính sợ ánh sáng của trùn để tiến hành thu hoạch trùn. Xúc toàn bộ phân có lẫn trùn trong ô để lên tấm nilon rồi gạt phẳng với độ dày khoảng 15 – 20cm. Để khoảng 10 phút, trùn sợ ánh sáng nên chui hết xuống và quấn thành cục ở phía dưới, phía trên ta thu được phân trùn. Tiếp tục làm như thế khoảng 1 – 2 lần ta sẽ thu gom được tất cả trùn tinh ở phía dưới và phân trùn ở phía trên. Chúng ta cần chú ý, trùn quế cũng thường gặp rất nhiều bệnh như: Bệnh trúng khí độc do chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu ôxy; bệnh trúng độc muối ăn do sử dụng các chất thải của nhà máy hoặc thức ăn thừa của các quán ăn; bệnh trúng độc axít do thức ăn hoặc chất nền có nhiều tinh bột, bệnh trúng độc kiềm do dùng nhầm nước có tính kiềm cao và chưa được xử lý hoặc do độ ẩm chất nền cao và kéo dài dẫn đến tích tụ khí NH3 quá nhiều; bệnh trúng độc Protêin do trùn ăn quá nhiều Protêin, bệnh nấm và một số loại bệnh khác…Khi phát hiện trùn bị bệnh thì tốt nhất phải loại bỏ trùn và thay chất nền khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2