intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Probiotics và vai trò chống bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng ở trẻ em

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

107
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc của probiotics Trong cơ thể chúng ta nói chung và ruột nói riêng luôn luôn tồn tại một hệ vi khẩn sống cộng sinh gồm nhiều chủng loại có ích cho cơ thể. Ở ruột có gần 500 loại vi khuẩn sinh sống như Lactobacillus, bifidobacterium, clostridium, Escheria coli..., những vi khuẩn này chỉ bắt đầu cộng sinh ở cơ thể từ sau sinh vì ruột thai nhi hoàn toàn vô khuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Probiotics và vai trò chống bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng ở trẻ em

  1. Probiotics và vai trò chống bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng ở trẻ em Cấu trúc của probiotics Trong cơ thể chúng ta nói chung và ruột nói riêng luôn luôn tồn tại một hệ vi khẩn sống cộng sinh gồm nhiều chủng loại có ích cho cơ thể. Ở ruột có gần 500 loại vi khuẩn sinh sống như Lactobacillus, bifidobacterium,
  2. clostridium, Escheria coli..., những vi khuẩn này chỉ bắt đầu cộng sinh ở cơ thể từ sau sinh vì ruột thai nhi hoàn toàn vô khuẩn. Trẻ đẻ thường, bú mẹ thường được truyền các vi khuẩn có ích như Lactobacillus, bifidobacterium... từ cơ thể mẹ qua đường âm đạo và qua sữa mẹ. Theo những nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện trong sữa mẹ có chứa một lượng hỗn hợp các vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn có lợi bifidobacteria. Sự có mặt của các vi khuẩn trong sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ được huấn luyện giúp trẻ tăng cường đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Trẻ sinh mổ ít cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn có ích ở âm đạo của mẹ. Do vậy, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ khác với trẻ sinh thường. Nếu như ở trẻ sinh thường, vi khuẩn có lợi đường ruột phát triển vượt trội ngay từ đầu, ở trẻ sinh mổ, các vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong ruột hơn. Đó có thể là lí do vì sao những trẻ sinh mổ có nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng và dị ứng hơn những trẻ sinh thường.
  3. Ngoài ra, hệ vi sinh đường ruột còn bị ảnh hưởng bởi cách nuôi. Trẻ bú bình (uống sữa công thức) có hệ vi khuẩn ruột không tương tự như trẻ đẻ thường và nuôi con bằng sữa mẹ. Ở các trẻ này, các vi khuẩn chủ yếu như E. coli, clostridium là những vi khuẩn có khả năng gây bệnh chiếm một tỷ lệ đáng kể. Các vi khuẩn sống cộng sinh trong cơ thể đặc biệt là ở ruột đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Với ánh sáng của những nghiên cứu về tiêu hoá và miễn dịch cho thấy: các vi khuẩn cộng sinh có lợi này giúp bảo vệ cơ thể, dừng lại sự nhân lên và cư trú của mầm bệnh; giữ vai trò chính hoạt hoá, phát triển hệ miễn dịch của ruột nón chung và của cơ thể để chống lại các nhiễm khuẩn và dị ứng miễn dịch; kích thích sự phát triển của niêm mạc ruột, hệ tế bào miễn dịch tại chỗ của ruột và của toàn bộ cơ thể. Các vi khuẩn chí trong ruột còn tham gia chức năng dinh dưỡng, tiêu hoá các carbonhydrat, tinh bột, các đường đơn ở đại tràng, tổng hợp các vitamin và các acid béo chuỗi ngắn (SCFA), giúp làm phân mềm, và kích thích các chức
  4. năng tiêu hoá có lợi cho cơ thể như chống nôn trớ, đầy bụng và táo bón. Các vi khuẩn sống có lợi cho cơ thể đã được đưa vào cơ thể qua các thực phẩm lên men như sữa chua, nước quả lên men, dừa... Trong hơn một thế kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu đã xác định vai trò, tác dụng, cơ chế của Probiotics, đặc biệt là tác dụng hoạt hoá, kích thích sự hình thành phát triển hệ miễn dich của trẻ em. Theo Tổ chức y tế Thế giới: "Probiotics là các vi sinh vật sống khi đưa một lượng cần thiết vào cơ thể đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể" 2001. Các vi khuẩn sống được gọi là Probiotics khi được phân lập từ các chủng vi khuẩn có lợi cho cơ thể; các chủng này qua thực nghiệm lâm sàng chứng minh được tác dụng có lợi cho cơ thể,không gây bệnh, có khả năng tồn tại khi qua dạ dày tới ruột không bị tiêu diệt bởi acid dạ dày và khi lưu giữ phải có khả năng tồn tại thời gian dài. Qua nhiều thử nghiệm nghiên cứu về các chủng vi khuẩn
  5. có lợi thường được sử dụng bao gồm: Các chủng vi khuẩn sinh acid lactic như Lactobacillus, Bifidobacterium), các chủng E coli không gây bệnh, Clostridium Butyricum, Streptococus Salvarius và Saccharomyces boulardii (nấm men). Đa số các chủng vi khuẩn này có mặt ở những thực phẩm, sữa lên men thường được đưa vào các sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn chức năng dưới dạng thuốc đông khô. Qua nghiên cứu các Probiotics khi đưa vào cơ thể cần đạt được một nồng độ có tác dụng hoạt động có tác dụng tại đại tràng do vậy các probiotics được vào cần có liều lượng đủ cho sự tồn tại và hoạt động của vi khuẩn sống khi đưa vào cơ thể, liều lượng được khuyến cáo thường phải uống từ 10 lũy thừa 7 đến 10 luỹ thừa 10 CFU/gr. Cần lựa chọn các probiotics đã được đánh giá qua thử nghiệm lâm sàng để chứng minh được vai trò tác dụng của Probiotics. Thực thế qua các thử nghiệm cho thấy những loại probiotics được sử dụng hiệu quả trong lâm sàng nhi khoa như: Bifidobacteria, Lactobacillus, Saccharomyces
  6. Boularzii…thực tế các probiotics này càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong dinh dưỡng,điều trị, phòng bệnh người lớn và trẻ em. Sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất dành cho trẻ giúp trẻ có bảo vệ miễn dịch tốt giúp phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm và dị ứng. Sữa mẹ không những cung cấp những dưỡng chất tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, sữa mẹ rất giàu các yếu tố miễn dịch như các IgA, vitamin A, kẽm, các nucleotides, các yếu tố giúp hệ vi sinh đường ruột có lợi phát triển vượt trội như giàu đạm whey, chứa đường lactose… Đặc biệt, sữa mẹ giàu các chất xơ prebiotics giúp các vi khuẩn có lợi phát triển và trong sữa mẹ còn hiện diện một lượng vi khuẩn có lợi đáng kể. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu vì một ly’ do nào đó trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, nuôi con bằng sữa công thức có bổ sung các probiotics với chủng và hàm lượng được chỉ rõ sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng và dị ứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2