intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan hệ hợp tác Việt Trung

Chia sẻ: Haletuan Haletuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

365
lượt xem
168
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, mối tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác vốn có lịch sử lâu đời. Mối thắm thiết đó đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Mao Trạch Đông và các bậc cách mạng tiền bối dày công vun đắp, đã được tôi luyện và thử thách trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân mỗi nước. Đặc biệt, 10 năm qua, kể từ khi 2 nước bình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan hệ hợp tác Việt Trung

  1. kim ngạch xuất nhập khẩu từ 32,23 triệu USD năm 1991 đã lên đến 4,634 tỷ USD năm 2003  Năm 1991, thương mại hai bên mới chỉ đạt 37,7 triệu USD thì đến năm 2008, kim ngạch đã tăng lên tới 20,188 tỷ USD (tăng 535 lần trong 18 năm). Kể từ năm 2004 đến nay, Tru Về xuất khẩu, Trung Quốc trở thành thị trường đứng thứ 3 trong xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch năm 2008 đạt 4,536 tỷ USD (sau Mỹ và Nhật Bản). Về nhập khẩu, Trung Quốc hiện đứng đầu với kim ngạch năm 2008 là 15,652 tỷ USD. Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 14,07% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm 0,78% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 7,2% tổng xuất khẩu của Việt Nam nhưng chỉ chiếm chưa đầy 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm tới 19,3% thị phần nhập khẩu của Việt Nam và 1,38% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. ng Quốc đã liên tục trở thành đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch tái xuất sang Trung Quốc đạt 3,6 tỷ USD Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 1,97 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc giá trị 6,9 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng chỉ chiếm gần 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam, chính vì vậy để đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD năm nay và 6,4 tỷ USD vào năm 2010, Bộ Công thương cho biết, Việt Nam sẽ có các giải pháp về tổ chức thị trường như mở rộng sang các tỉnh nằm sâu trong lục địa (như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu); Việc tìm các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc là hết sức cần thiết nhằm giảm bớt nhập siêu lớn từ nước này. nhập siêu của nước ta từ thị trường phương Bắc tiếp tục tăng bùng nổ. Nếu năm 2004 là 1,721 tỷ USD, thì năm 2008 là 11,116 tỷ USD; tỷ lệ nhập siêu tương ứng tăng từ 62,91% lên 245,09% và liên tiếp chiếm tỷ trọng 60% trong “rổ hàng hóa nhập siêu” của nước ta từ đó đến nay”. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc: Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, mối tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác vốn có lịch sử lâu đời. Mối thắm thiết đó đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Mao Trạch Đông và các bậc cách mạng tiền bối dày công vun đắp, đã được tôi luyện và thử thách trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân mỗi nước. Đặc biệt, 10 năm qua, kể từ khi 2 nước bình thường hoá, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Trung phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT và không ngừng đi vào chiều sâu. Các cuộc gặp thường kỳ giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước, sự nhất trí cao về hàng loạt các vấn đề trọng đại mà các nhà lãnh đạo của 2 nước đạt được đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển. Năm 1999, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, 2 bên đã xác định
  2. khuôn khổ quan hệ 2 nước theo phương châm 16 chữ “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng đến tương lai” đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai Đảng, 2 nhà nước. Có thể nói, “16 chữ vàng” đã thể hiện mối quan hệ đặc thù giữa hai đảng, hai nhà nước cùng chia sẻ lý tưởng XHCN, cùng do Đảng cộng sản lãnh đạo, cùng đang tiến hành đổi mới, cải cách, mở cửa và tập trung sức lực phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phấn đấu cho 1 thế giới bình đẳng và công bằng. Năm 2000, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ Tướng Phan Văn Khải đã tạo thêm xung lực mới cho sự hợp tác toàn diện giữa 2 nước. Đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã kí được 30 hiệp định và thoả thuận cấp nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác lâu dài. Hai bên đã khai thông các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu về mọi mặt. Việc ký hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc cuối năm 1999 có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Điều đó cũng đánh dấu mối quan hệ láng giềng, đoàn kết hữu nghị giữa 2 nước có thêm bước phát triển vững chắc trong thế kỷ 21. QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC NGOẠI THƯƠNG NHÌN LẠI 10 NĂM VÀ TRIỂN VỌNG Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông". Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại dã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có thể có những thời kỳ đã có ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, sau một thời kỳ sóng gió, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực ngoại thương nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và "đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam"(1). Nhìn lại 10 năm qua, phân tích những thuận lợi, thành tựu cùng những khó khăn, tồn tại và có sự đánh giá khách quan về triển vọng quan hệ ngoại thương giữa hai nước trong thời gian tới để có những giải pháp tích cực thúc đẩy sự phát thiển quan hệ ngoại thương giữa hai nước là điều hết sức cần thiết.
  3. I. Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương trong 10 năm qua. 1. Những thuận lợi * Về chính trị , ngoại giao Sau một thời gian dài "căng thẳng và giá lạnh" tháng 11-1991 Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ thưởng Võ Văn Kiệt chính thức thăm Trung Quốc. Năm 1992 Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng thăm chính thức Việt Nam. Năm 1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm chính thức Trung Quốc. Năm 1994 Tổng Bí thư, chủ tịch nước Giang Trạch Dân thăm chính thức Việt Nam. Năm 1996 Thủ tướng Lý Bằng dự Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ VIII. Năm 1998 Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Trung Quốc. Năm 1999 Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm chính thức Trung Quốc. Năm 2001 Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã dự Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ IX. Các cuộc thăm chính thức lẫn nhau các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của hai nước diễn ra thường xuyên, trong một thời gian ngắn có ý nghĩa đặc biệt về chính trị và ngoại giao. Trải qua hơn một thập niên, bắt đầu từ tháng 11-1991, quan hệ hai nước đã bình thường trở lại. Các cuộc thăm chính thức nói trên đã làm cho các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn, tin cậy nhau hơn. Điều này không chỉ góp phần tích cực vào việc giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa hai nước do lịch sử để lại, mà còn góp phần duy trì hoà bình ở khu vực và thế giới. Đặc biệt, bình thường hoá quan hệ chính trị và ngoại giao sẽ tạo cơ sở ổn định cho việc phát triển các quan hệ về kinh tế, trong đó có quan hệ về ngoại thương. * Về pháp lý Chính phủ hai bên đã ký hơn 30 Hiệp định hợp tác về mọi mặt, trong đó có hơn 20 hiệp định hợp tác về thương mại như Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 7.11.1991, Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương mại liên Chính phủ năm 1994, Hiệp định về giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không giữa hai bên. Căn cứ vào các Hiệp định song phương này, Chính phủ hai bên đã ban hành hàng loạt các văn bản điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa hai nước như Thông tư của Bộ Thương mại và Du lịch số 11/TMDL/TT ngày 7.12.1991 hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Quyết định của Chính phủ về việc bãi bỏ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch v.v… Như vậy, Chính phủ hai bên đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ngoại thương phát triển vững chắc.
  4. * Về một số mặt khác Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban Kinh tế - mậu dịch vào năm 1995. Ngày 14.2.1996, tuyến đường sắt Việt - Trung đã chính thức được thông xe tại các cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu, Đồng Đăng - Bằng Tường. Ngày 8.4.1997 tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Côn Minh được khai thông. Chính phủ hai nước đều tiến hành cải cách mạnh mẽ theo hướng mở cửa, tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tất cả những điều này tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động ngoại thương giữa hai nước phát triển một cách toàn diện hơn. 2- Thành tựu Kể từ khi bình thường hoá, hoạt động ngoại thương (XNK) giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển theo chiều hướng toàn diện hơn, tích cực hơn và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước hết, điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động ngoại thương giữa hai nước được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như buôn bán, chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất, trong đó buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch là 2 phương thức chính. Đa dạng hoá về phương thức trao đổi đã làm cho hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét đặc trưng và cũng là lợi thế của hai bên về mặt địa lý. Về xuất nhập khẩu chính ngạch : Từ năm 1991 đến nay kim ngạch XNK giữa hai nước tăng đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2000, tổng kim ngạch XNK đạt 2.957 triệu USD, tăng 78 lần so với năm 1991, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.534 triệu USD (xem bảng 1). Riêng 6 tháng đầu năm 2001, kim ngạc xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 794,1 triệu USD với mức tăng trưởng là 30%(2). Cùng với sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng phát triển theo hướng ngày càng đa dạng hoá về mặt hàng và chủng loại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả hai bên. Hàng hoá của Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm 4 nhóm chính: Nhóm hàng nguyên liệu (như than đá, dầu thô, quặng kim loại, các loại dầu, cao su tự nhiên v.v…); nhóm hàng nông sản ( lương thực, chè, rau, gạo, sắn lát, hạt điều, các loại hoa quả nhiệt đới như chuối, soài, thanh Long, chôm chôm v.v…); nhóm hàng thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh (như tôm, cá, cua…) và nhóm hàng tiêu dùng (hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp v.v….).
  5. Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 1991 - 2000. Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập 1991 37,7 19,3 1992 127,4 95,6 1993 221,3 135,8 1994 439,9 295,7 1995 691,6 361,9 1996 669,2 340,2 1997 878,5 471,1 1998 989,4 478,9 1999 1.542,3 858,9 2000 2.957,0 1.534,0 Nguồn : Hải quan Việt Nam (Trung tâm tin học và thống kê) Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thuộc 4 nhóm trên cũng tăng dần qua các năm, nhất là 3 năm gần đây. Đặc biệt, trong năm 2000 Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc một mặt hàng mới trước đây chưa có, đó là linh kiện vi tính (xem bảng 2). Bảng 2 : Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 năm (1998 - 2000). Đơn vị : triệu USD, khối lượng 1000T
  6. 1998 1999 2000 Mặt hàng Khối Giá trị Khối Giá trị Khối lượng lượng lượng 1. Dầu thô 841,7 86,7 2.275,0 331,7 3.210,0 2. Hải sản 51,5 51,7 3. Hoa quả 10,5 35,7 4. Cao su 75,6 64,8 94,7 51,8 110,6 5. Hạt điều 12,1 58,6 9,3 54,5 11,2 6. Hạt tiêu 1,4 5,0 3,2 7. Than đá 349,3 5,2 235,5 3,6 441,6 8. Lạc nhân - - 0,3 0,2 6,8 9. Linh kiện vi - - - - tính 10. Cà phê 1,2 2,0 2,8 3,7 4,4 11. Gạo 1,4 0,3 18,5 5,5 1,8 Nguồn : Hải quan Việt Nam (Trung tâm tin học và thống kê) Trong số các mặt hàng nêu trên, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã khẳng định được thị phần và sức cạnh tranh của mình như dầu thô, hàng hải sản, hoa quả, cao su, hạt điều v.v… Trong 7 tháng đầu năm 2001, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 153 triệu USD hàng hải sản, 126 triệu USD hàng rau quả, 11 triệu USD hàng dệt may và 3,2 triệu USD hàng giày dép. Đặc biệt, đối với cao su, Trung Quốc hiện đang nhập khẩu 60% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam (gần 80.000 tấn)"(3). Hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gồm 5 nhóm mặt hàng chính là : Dây chuyền sản xuất đồng bộ máy móc thiết bị (thiết bị y tế, thiết bị vận tải, máy nông nghiệp v.v… (ví dụ dây chuyền sản xuất đường, dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng v.v…); v…); nguyên nhiên liệu (xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng v.v…); mặt hàng nông sản (lương thực, bột mì, đường, hoa quả ôn đới như táo, lê v.v…) và hàng tiêu dùng như sản phẩm điện tử, xe máy, quần áo, đồ chơi trẻ em v.v… (xem bảng 3). Từ cơ cấu hàng hoá XNK nêu trên có thể thấy rõ hoạt động ngoại thương đã khai thác được thế mạnh của hai bên. Hàng hoá XNK như trên có tác dụng bổ sung cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai nước và cũng phù hợp với đặc thù về trình độ phát
  7. triển kinh tế của hai nước trong 10 năm vừa qua. Bảng 3 : Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc sang Việt Nam Đơn vị : Triệu USD; khối lượng : 1000T 1998 1999 Mặt hàng Khối Giá trị Khối Giá trị Khối lượng lượng lượng 1.Phụ tùng linh kiện xe 0,8 46,8 máy (CKD, IKD 2. Máy móc thiết bị, phụ - 103,7 tùng 3. Xăng dầu 84 12,8 259 46,0 545 4. Phân bón 82 15,0 134 24,0 713 5. Sắt thép 218 49,5 206 42,8 368 6. Linh kiện điện tử - 9,0 7. Phương tiện vận 190 3,4 83 4,4 205 chuyển Nguồn : Hải quan Việt Nam (Trung tâm tin học và thống kê) Về xuất nhập khẩu tiểu ngạch : Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động buôn bán qua biên giới để thu lợi nhuận của những người buôn bán là cư dân khu vực biên giới. Buôn bán qua biên giới là một bộ phận đáng kể trong tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 10 năm qua, ở những năm đầu tỷ lệ dao động giữa buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch thường là ở mức từ 50% - 60%. Vào thời gian này, không chỉ chiếm tỷ trọng lớn, xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi của cư dân hai nước, cải thiện, nâng cao đời sống của người dân khu vực biên giới, thậm chí một bộ phận dân cư ở các tỉnh biên giới hai nước đã có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo đói của thời kỳ trước khi bình thường hoá. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc ổn định và duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên. 3- Khó khăn và tồn tại a- Quan hệ ngoại thương giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm
  8. năng của mỗi nước. - Tổng kim ngạch XNK (cả chính ngạch và tiểu ngạch) chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch XNK của mỗi nước : Kim ngạch XNK của Việt Nam với Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam nói chung và chỉ bằng 0,4% tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc (4). - Là hai nước láng giềng, có truyền thống trao đổi buôn bán từ lâu đời nhưng Việt Nam mới chỉ là nước xuất khẩu thứ 29 trong tổng số 220 nước xuất khẩu vào Trung Quốc. Còn Trung Quốc cũng chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 6 vào Việt Nam. b- Quan hệ ngoại thương giữa 2 nước trong 10 năm qua phát triển dựa trên sự chênh lệch rất rõ về trình độ. - Trung Quốc chuyển đổi sang cơ chế thị trường trước Việt Nam 10 năm, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh và có kinh nghiệm tiến hành các hoạt động ngoại thương với nhiều nước khác trên thế giới. - Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, có giá thành thấp hơn giá thành của Việt Nam vì các doanh nghiệp Trung Quốc đủ lực và có chính sách công nghệ tích cực. - Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách mạnh mẽ để đẩy mạnh hoạt ngoại thương, đặc biệt là những chính sách phù hợp với thực tế của từng nước đối tác. Ví dụ, đối với Việt Nam, Trung Quốc có chính sách đặc biệt khuyến khích các hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới (như chính sách "tiểu ngạch hoá", "phi thương mại hoá", giảm 50% thuế đối với hàng nhập khẩu, chính sách thoái thuế đối với hàng xuất khẩu v. v…) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm, trong khi đó, hàng khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lại thường là những mặt hàng có giá trị cao hơn trên thương trường cuốc tế. - Do hạn chế trong quy định về hạn ngạch nhập khẩu dẫn đến việc hạn chế Trung Quốc nhập khẩu một số mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như gạo…(xem bảng 2) c. Nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất và buôn lậu qua biên giới đang rất phổ biến - Trốn lậu thuế là hiện tượng phổ biến trong XNK tiểu ngạch, dẫn đến thất thu cho Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng (thông qua các thủ đoạn như nhập nhiều
  9. khai ít, nhập những hàng có mức thuế cao như xe đạp 75%, phụ tùng xe máy khai thành những loại hàng có mức thuế thấp như đồ chơi trẻ em 10%, vật liệu xây dựng 18% v.v…). - Gian lận thương mại, chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách xuất khẩu (qua biên giới) những mặt hàng bị cấm, những mặt hàng quý hiếm gây xáo trộn thị trường, mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích quốc gia. d- Quản lý hoạt động ngoại thương của cả hai nước, đặc biệt là của Việt Nam còn nhiều yếu kém. - Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa đầy đủ, chưa phù hợp. - Quản lý cửa khẩu, hoạt động hải quan ở biên giới còn nhiều khó khăn và tiêu cực. e- Khả năng đáp ứng cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá và của bản thân các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn hạn chế. - Lượng hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc còn nhỏ bé, thậm chí có mặt hàng cung không đủ cầu. - Một số mặt hàng từng độc chiếm thị trường Trung Quốc nay đang phải cạnh tranh với một số đối thủ đáng gờm mới xuất hiện như hạt điều Ấn Độ. - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược xuất khẩu cụ thể theo mặt hàng, theo thị trường sang Trung Quốc. - Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết cụ thể về thị hiếu người tiêu dùng, về thị trường và về các doanh nghiệp XNK của Trung Quốc. II- Triển vọng quan hệ ngoại thương Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. Phân tích thực trạng quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 10 năm qua có thể khẳng định rằng, mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng hoạt động XNK giữa hai nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt trong cuộc cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được nâng cao về chất lượng, đã cải tiến về mẫu mã và đã có những thị phần nhất định ở Trung Quốc.
  10. Nhiều hàng hoá trước đây chưa có thị trường xuất khẩu thì nay đã xuất được sang Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp XNK của Việt Nam đã trưởng thành qua 10 năm buôn bán với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tình hình này cho thấy triển vọng quan hệ ngoại thương giữa hai nước trong thời gian tới sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực hơn. Dự đoán rằng, từ nay đến năm 2010, kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc sẽ tăng ở mức từ 8 - 15% một năm. Triển vọng lạc quan về sự phát triển quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam - Trung Quốc trong những năm tới được lý giải bởi các lý do sau đây : Thứ nhất, cùng với nhân loại, Việt Nam và Trung Quốc đã ở vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh tế tri thức, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá sẽ đem đến nhiều cơ hội cho quan hệ ngoại thương giữa hai nước. Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa" ngày 29.12.2000 và nhiều văn kiện khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ngoại thương giữa hai nước phát triển trong thế kỷ XXI theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Hiện nay, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của tổ chức kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Thứ ba, đối với Việt Nam, trong thời gian tới, Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng : - Trung Quốc đã là thành viên chính thức của WTO. - Trung Quốc là thị trường có sức mua đa dạng, dễ tính với 1,3 tỷ dân, có nơi thu nhập rất cao (18.000 - 20.000 USD/ năm/1 đầu người), có nơi chỉ thu nhập từ 250 - 300 USD/1 năm/ 1 đầu người. Đây là thuận lợi rất cơ bản cho hoạt động XNK của Việt Nam vì hàng gì cũng có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung Quốc về. - Trung Quốc có thị trường nội tệ ổn định trong 10 năm qua. Thứ tư, xu hướng tích cực hợp tác đi đôi với cạnh tranh mạnh mẽ trong thế kỷ XXI là động lực thúc đẩy quan hệ ngoại thương Việt Nam - Trung Quốc phát triển theo hướng lâu dài, bền vững toàn diện và sâu sắc hơn. Thứ năm, đối với Trung Quốc, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sắp có hiệu lực cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhiều thuận lợi và nhiều triển vọng mới.
  11. III- Một số giải pháp phát triển quan hệ ngoại thương với Trung Quốc 1- Đối với doanh nghiệp Việt Nam - Cần có chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản lý của cán bộ, cải tiến mẫu mã, chủng loại và đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. - Áp dụng công nghệ tiếp thị và quảng cáo mạnh hơn nữa cho những mặt hàng tuy mới nhưng hiện đang được khách hàng Trung Quốc ưa thích. - Xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng mặt hàng và từng khu vực thị trường cụ thể của Trung Quốc. - Chuẩn bị để trong thời gian không xa, xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng mới như các sản phẩm của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dịch vụ tư vấn có hàm lượng trí tuệ cao/. - Thận trọng khi ký kết hợp đồng XNK với những khách hàng Trung Quốc mà mình chưa có quan hệ làm ăn lâu dài (phải kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, của người đại diện, kiểm tra kỹ từng điều khoản trong hợp đồng…). - Tránh đối đầu khi cạnh tranh cùng mặt hàng với các doanh nghiệp Trung Quốc. 2- Đối với Chính phủ Việt Nam - Rà soát lại tất cả các hiệp định, các văn bản điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc để trên cơ sở đó loại bỏ những văn bản không phù hợp, bất cập, cản trở sự phát triển hoạt động XNK giữa hai nước, đồng thời, ban hành những văn bản mới phù hợp với tình hình hiện nay. - Có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ về mọi mặt (nhân lực, tài lực, vật lực) cho các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực XNK với Trung Quốc. - Có biện pháp thật tích cực trong việc phổ biến, tuyên truyền cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK với Trung Quốc, về chính sách, về pháp luật (của Việt Nam và Trung Quốc) liên quan đến hoạt động ngoại thương giữa hai nước. - Tăng cường kiểm soát, quản lý và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trốn
  12. thuế, kinh doanh hàng giả… trong hoạt động XNK tiểu ngạch và buôn bán qua biên giới. 4- Cán cân thương mại không cân bằng Bảng 2 : Cán cân thương mại chính ngạch Việt - Trung 1991 - 1997 (triệu đô la Mỹ) (7). Năm Xuất khẩu củaViệt Nam Nhập khẩu của Việt Cán cân thương mại Nam 1991 10,23 21,40 - 11,17 1992 72,71 106,36 - 33,65 1993 122,63 276,00 - 144,37 1994 191,06 341,66 - 150,50 1995 332,06 720,13 - 388,07 1996 308,48 842,15 - 533, 67 1997 357,10 1078,54 - 721,44 Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu việt nam sang Trung Quốc năm  2003 – 2005 Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu (triệu usD) 2003 1.747 2004 2.735 2005 2.961 (Nguồn hải quan việt nam)
  13. Bảng 2. kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nguyên nhiên  liệucủa việt námang Trung Quốc  Mặt  2004 2005 hàng  Kim ngạch  Tăng   Kim  Tăng   (triệuUSD) giảm % ngạch(triệuUSD) giảm % Dầu  1.471 73,53 1.160 ­ 21,15 thô Cao  357 143,45 519 45,06 Su Than  134 174,24 370 176,18 đá (Nguồn hải quan việt nam) Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của  Việt Nam sang Trung  Quốc Mặt  2004 2005 hàng Kim ngạch Tăng   Kim ngạch Tăng giảm (triệuUSD) giảm (triệuUSD) % % Hạt điều 70,21 34,07 97,36 38,66 Hải sản 48,15 ­ 38,14 61,97 27,71 Rau quả 24,96 ­ 62,78 34,94 39,96 Gạo 19,21 11,96 ­37,72 Cà phê 5,88 15,88 7,62 29,54 Chè các  3,49 352,26  6,07  73,73  loại 
  14. Dầu mỡ  2,34  89,73  1,25  ­46,43  động  thực vật  (Nguồn: Hải quan Việt Nam) Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp  nhẹ của Việt Nam sang Trung Quôc Mặt  2004 2005 hàng Kim  Tăng   Kim  Tăng   ngạch(Triệu   giảm(%) ngạch(Triệu   giảm(%) USD) USD) Sản  35,07 183,16 60,34 71,02 phẩm  gỗ Máy vi  25,90 15,15 74,56 287,73 tính và  linh kiện Hàng  21,04   điện tử Giày  18,39 68,53 28,32 53,97 dép các  loại Hàng  14,83 ­47,87 8,14 ­45,12 dệt may Dây  5,09 237,04 7,73 51,97 điện và 
  15. cáp  điện Sản  4,72 ­36,51 3,14 ­33,50 phẩm  nhựa (Nguồn: Hải quan Việt Nam) Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc 7 tháng 2006 Mặt hàng ĐVT Tháng 7/2006 7 tháng 2006 Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD) 220.225.341 1.669.138.115 Hàng hải sản USD 5.992.073 33.777.380 Hàng rau quả USD 1.670.152 13.498.073 Hạt điều Tấn 2.064 6.733.061 12.645 41.822.128 Cà phê Tấn 705 778.910 7.614 8.042.900 Chè Tấn 895 934.022 4.027 4.193.221 1ạo Tấn 4.436 1.400.903 36.077 10.310.972 Lạc nhân Tấn 335 245.886 373 265.127 Dầu mỡ động, USD 375.584 1.738.376 thực vật Than đá Tấn 40.941 36.748.150 12.538.779 305.016.333 Dầu thô Tấn 588.219 274.536.748
  16. Sản phẩm chất USD 634.376 4.399.377 dẻo Cao su Tấn 87.622.112 246.238 455.750.920 Túi xách, ví,vali, USD 327.455 802.252 mũ và ôdù Sản phẩm mây, USD 98.381 632.905 tre, cói và thảm Gỗ và sản phẩm USD 10.663.064 39.131.292 gỗ Sản phẩm gốm, USD 140.552 858.651 sứ Hàng dệt may USD 3.411.817 15.810.185 Giày dép các loại USD 3.734.824 20.858.335 Máy vi tính, sản USD 3.688.589 48.308.778 phẩm điện tử và linh kiện Dây điện và dây USD 1.494.224 7.643.269 cáp điện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2