Québec : Từ kẻ bại trận vùng lên đòi tự trị
lượt xem 5
download
Québec : Từ kẻ bại trận vùng lên đòi tự trị Québec nguyên thủy là vùng đất của người da đỏ (Amérindien) và người Inuit. Năm 1535, nhà thám hiểm đầu tiên đến Québec là Jacques Cartier, người Pháp. Sau đó, vào năm 1608, dưới thời vua Louis 12, Samuel de Champlain đến chiếm, thành lập nên thuộc địa cho Đế quốc Pháp, đặt tên là Nouvelle-France. Đến năm 1663, vua Louis 14 cử Quan quản lý (intenant) Jean Talon đến để cùng với Thống đốc đẩy mạnh phát triển và biến Québec thành 1 tỉnh của nước Pháp. Năm 1763,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Québec : Từ kẻ bại trận vùng lên đòi tự trị
- Québec : Từ kẻ bại trận vùng lên đòi tự trị Québec nguyên thủy là vùng đất của người da đỏ (Amérindien) và người Inuit. Năm 1535, nhà thám hiểm đầu tiên đến Québec là Jacques Cartier, người Pháp. Sau đó, vào năm 1608, dưới thời vua Louis 12, Samuel de Champlain đến chiếm, thành lập nên thuộc địa cho Đế quốc Pháp, đặt tên là Nouvelle-France. Đến năm 1663, vua Louis 14 cử Quan quản lý (intenant) Jean Talon đến để cùng với Thống đốc đẩy mạnh phát triển và biến Québec thành 1 tỉnh của nước Pháp. Năm 1763, Pháp và Anh đánh nhau tranh giành thuộc địa. Pháp thua trận nên vua Louis 15 phải nhường Nouvelle-France cho Đế quốc Anh. Phần đất từ đó chính thức mang tên “Québec” cho đến ngày hôm nay. Samuel de Champlain đến Québec năm1608 Sau khi chiếm lấy Québec, Đế quốc Anh muốn đồng hóa những kiều dân Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo và loại trừ chính quyền cũ nên đã lập ra bản tuyên ngôn với những điều kiện phân biệt đối xử như: Đòi phải tuyên thệ trước khi muốn trở thành công nhân viên nhà nước, gạt bỏ những thần dân Pháp ra khỏi vị trí trọng trách trong chính quyền, không được quyền làm ban bồi thẩm, ủng hộ việc lập trường học dòng đạo Tin Lành, tăng cường di dân người Anh vì 95 % dân số là người Pháp. Năm 1774, tại Québec chỉ có 2000 người Anh, nhưng có tới 90000 người Pháp. Để tránh những cuộc nổi dậy của người Pháp và cũng để tránh người Pháp bị cám dỗ kết thân với quân phản nghịch Mỹ ngày càng mạnh ra. Đế quốc Anh đã phải đồng ý 1 Đạo luật Québec, trả lại luật lệ Pháp, đất đai, tài sản, bảo đảm quyền tự do theo tôn giáo của họ, bãi bỏ việc tuyên thệ khai trừ đạo Thiên Chúa Giáo của các nghị sĩ, quan tòa và viên chức chính quyền, Công nhận ngôn ngữ văn học
- Pháp và mở rộng lãnh thổ Québec. Đây là định mệnh và là một thành quả vô cùng quan trọng mà người Pháp đã giành được kể từ khi bị cai trị. Nó là bàn đạp để sau này tiến đến đấu tranh giành lại chủ quyền. Năm 1783, khi Đế quốc Anh bại trận trong chiến tranh dành độc lập của Mỹ. Có khoảng 50 000 dân trung thành rút về Canada, phần lớn định cư vùng gần Lake Ontario, trong số đó có khoảng 7000 dân Anh đến tỵ nạn ở Québec, tại Sherbrooke, Drummondville, và Lennoxville. Những người Anh thiểu số này cảm thấy khó chịu trước ưu thế đa số của người Pháp nên đã làm áp lực với chính quyền Anh, tìm cách làm giảm bớt những ưu đãi đã nhường lại cho người Pháp bởi Đạo luật Québec ban hành trước đó. Thành phố Québec Năm 1791, để làm vui lòng những người trung thành, chính quyền Anh đã thông qua một Đạo luật Lập hiến, chia Canada thành 2 thực thể chính trị: Hạ Canada (Pháp) và Thượng Canada (Anh). Hiến pháp này dẫn vào 1 số yếu tố của nền dân chủ sơ khai trong chính trị của Canada. Vào mùa hè năm 1792, lần đầu tiên tổ chức tuyển cử nhưng chỉ dành cho người làm chủ, trên 21 tuổi, có lên hệ với Anh, bầu bằng cách phát biểu trước quần chúng chứ không viết giấy bỏ vô thùng phiếu kín như hiện nay, chọn ra được 50 nghị viên, gồm 34 Pháp và 16 Anh. Trong thời gian đó, quốc hội trên thực tế không có quyền lực, bởi vì Thống Đốc do vua Anh chỉ định, Thống Đốc tự quyết định chọn 9 người Pháp và 9 người Anh vào cơ quan lập pháp, 4 người Pháp và 5 người Anh vào cơ quan hành pháp. Ngoài ra Thống đốc có quyền phủ quyết mọi quyết định của quốc hội và cũng có quyền giải tán quốc hội. Mọi đề án luật đều phải đưa lên cho cơ quan lập pháp xem xét, nếu được chấp thuận mới được trình
- lên Thống đốc phê chuẩn. Ngôn ngữ dùng trong quốc hội cũng là 1 đề tài tranh cãi rất gây gắt. Chính vì những bất công đó, vào năm 1834 đảng Patriote (Người yêu nước) ra đời, lãnh tụ đảng Patriote là Louis-Joseph Papineau đã gởi 1 văn kiện gồm 92 nghị quyết nói lên những bất mãn tích tụ của người Canada gốc Pháp cho Luân Đôn. Mãi đến năm 1837 (4 năm sau) Luân Đôn chỉ đáp lại bằng 10 nghị quyết của Russell, không những từ chối mà còn chứa đựng 1 sự tăng cường quyền lực. Thống đốc giải tán quốc hội. Trước tình thế như thế, đảng Patriote triệu tập hội nghị quần chúng và yêu cầu tẩy chay sản phẩm của Anh. Phong trào đấu tranh được thành hình. Vào năm 1837, lãnh tụ của đảng Cải Cách lợi dụng nhóm nỗi loạn của đảng Patriote để lật đổ chính phủ của đảng Bảo Thủ, nhưng lực lượng vũ trang của đảng Patriote bị quân đội Anh dẹp tan 1 cách nhanh chóng. 750 đảng viên bị bỏ tù, 12 người bị treo cổ và hơn 60 người bị đày đi Úc. Năm 1838, Thống đốc của tất cả thuộc địa ở Bắc Mỹ, ông Durham đến Québec để điều tra tình thế của thuộc địa. Đầu năm 1839, Ông trở về Anh đề nghị sữa đổi Đạo luật Lập hiến, vì chính đạo luật này đã khêu gợi ra những xung đột chính trị giữa các nghị viên được dân bầu với cố vấn do Thống đốc chỉ định. Một bên muốn được thêm quyền hạn và một bên muốn bảo vệ quyền lực. Hơn nữa, 2 bên Anh và Pháp có nhiều cá tính khác nhau và thù ghét nhau nên thường xảy ra xung đột dân tộc. Năm 1840, dựa trên bản báo cáo của Tổng thống đốc Durham, chính quyền Anh đã thông qua một Đạo luật Liên minh để ghép 2 Canada Thượng và Hạ vào 1, Mỗi bên đều có 42 nghị sĩ và phải vô chung 1 nghị viện, mặc dù dân số của bên Thượng Canada (Anh) ít hơn bên Hạ (Pháp), bên Thượng (phía tây) có 450 ngàn dân; bên Hạ (phía đông) có 650 ngàn dân. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong các cuộc hội thảo, Thống đốc vẫn được quyền chỉ định những cố vấn lập pháp và hành pháp. Do đó, nghị sĩ gốc Pháp trở thành thiểu số và bị đồng hóa trở lại. Xem thêm:: Điêu khắc: Từ hiện đại tới...
- Vạn Lý Trường Thành - Vạn điều... Tài liệu mật WikiLeaks Áo tắm thời xưa Thổ Nhĩ Kỳ - Lịch sử, Văn hóa và... Trả Lời Với Trích Dẫn Trả Lời Với Trích Dẫn Like Tặng Vàng 25-03-2010 11:22 AM #2 MAGICWOMAN NGƯỜI ĐI TÌM MỘNG MAGICWOMAN's Avatar Tham gia ngày Aug 2005 Vị trí Little SaiGon - California Bài gởi 13,000 Tài sản (Vàng) 92,239 Say 'Thank You!' for this post. : 0 For This Post 546 tổng số Cảm Ơn 336 Được Cảm Ơn 618 lần trong 476 Bài Viết Vàng (TOP! 6) 92,239 Received 3 thank(s)
- Nhà thờ Notre Damme Lúc bầu cử năm 1841, lãnh tụ của nhóm gốc Pháp tại nghị viện, ông Louis- Hippolyte Lafontain đã liên minh với lãnh tụ của đảng Cải Cách gốc Anh. Nhờ đó đảng liên minh thắng cử. Năm 1848, Thống đốc Lord Elgin thừa nhận thực tế một chính phủ có trách nhiệm do 2 đảng thành hình. Lafontain đọc diễn văn bằng tiếng Pháp tại nghị viện., tiếng Pháp được thừa nhận, nhiều tù nhân phản nghịch được ân xá và đền bù tiền. Nhờ đó vị trí của người Pháp được đảm bảo, đặc quyền chính trị và văn hóa được bảo tồn. Đây cũng là bước tiến quan trọng cho số phận tương lai của người Pháp. Vào năm 1851, khi bộ kiểm tra dân số nêu lên rằng dân số của vùng thượng (952 ngàn) bây giờ nhiều hơn vùng hạ (890 ngàn) thì đảng Clear Grits, theo chủ nghĩa cải lương, yêu cầu áp dụng “Rep by Pop” (viết tắc của chữ Representation by population), tức là đại diện theo tỷ lệ dân số của 2 vùng. Cách này có lợi cho dân gốc Anh. Năm 1864, tình hình chính trị rất nguy cập. Trong 2 năm, 5 chính phủ nối tiếp nhau không đạt được đa số ủng hộ, làm tê liệt chính quyền Canada. Về chính trị thì dân số người gốc Pháp ngày càng tăng nhanh và không bị đồng hóa, hệ thống chính trị chỉ đẻ ra chính quyền thiểu số, hoạt động khó khăn do liên minh, không thỏa mãn cho cả người Anh lẫn người Pháp. Về mặt kinh tế thì chậm phát triển những ngành công nghiệp chủ yếu, do bởi chính sách thực dân của Hoàng gia Anh, dân số không đủ đông để giúp đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong bối cảnh Bắc Mỹ. Chính vì thế ý tưởng tách Canada ra thành 2 tỉnh: Ontario (Anh) và Québec (Pháp) rồi kết hợp 2 tỉnh đó với 2 thuộc địa khác là Nouveau-Brunswick và Nouvelle- Écosse để thành lập ra Liên bang Canada.
- Đây là sự ra đời của nước Canada mới bởi Đạo luật Amerique du Nord britanique được công bố chính thức tại Ottawa ngày 1 tháng 7 năm 1867. Chính phủ Liên bang làm luật trong phạm vi đối ngoại, trong khi đó chính phủ tỉnh bang quản lý việc địa phương. Mỗi chính phủ được quyền tự trị trong lĩnh vực của mình. Cả 2 bên gốc Anh và gốc Pháp đều thỏa mãn vì: -Người Anh có được đa số trong những tỉnh bang của họ. -Người Pháp cũng có được đa số trong tỉnh bang của mình với những quyền hạn cần thiết để bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa của mình. -Nước Canada mới tạo ra 1 môi trường kinh tế lớn nhất, nơi mà tất cả có thể phát triển. Manitoba gia nhập vào Canada năm 1870, British Columbia năm 1871, Saskatchewan và Alberta năm 1905. Vào cuộc bầu cử năm 1867 ở Québec, giới giáo sĩ thiên chúa giáo xúi giục quần chúng chấp nhận hiến pháp mới. Nhóm Bảo thủ đại diện cho tầng lớp thợ, công nhân, thắng 45 trong 65 ghế trong Hôi đồng Lập pháp. Sau năm 1867, mặc dù làm chủ về tài chính, thương mại và chính trị đối nội nhưng Canada cũng chưa có chủ quyền vì quyền lực còn nằm trong tay Nữ Hoàng Anh. Thể chế chính trị của Canada năm 1867:
- Nữ Hoàng Anh --> Thống đốc --> Thượng viện Dân chúng --> Hạ viện --> Nội các--> Thủ tướng *Ngày nay, Thủ tướng thay quyền Nữ Hoàng, chỉ định Thống đốc và Thượng viện. Thể chế chính trị của Québec năm 1867: Nữ Hoàng Anh --> Thống đốc tỉnh --> Cố vấn lập pháp Dân chúng --> Hội đồng lập pháp --> Nội các --> Thủ hiến *Ngày nay, Thủ hiến cùng với Thủ Tướng chỉ định Thống đốc tỉnh. Từ năm 1968, Cố vấn lập pháp được hủy bỏ và Hội đồng lập pháp đổi thành Quốc hội. Từ năm 1879 đến năm 1896, nhờ vào chính sách đẩy mạnh kinh tế của chính phủ liên bang như thiết lập mức thuế nhập cảng nhầm nâng đỡ công nghiệp, nối dài đường xe lửa xuống phía tây, ủng hộ di dân đến mở mang phía tây, năng suất nông nghiệp tăng nhanh, nhiều ngành công nghiệp phát triển tại thành phố lớn Montréal. Từ đó xuất hiện ra giai cấp tư sản công nghiệp và ngân hàng, phong trào công đoàn phát triển mạnh. Tuy nhiên, về mặt chính trị, xảy ra nhiều bất đồng giữa 2 chính phủ Liên bang và Tỉnh bang. Năm 1887, Honoré Mercier, Thủ hiến của Québec (từ 1887 đến 1891) đã tổ chức 1 buổi gặp mặt của 5 Thủ hiến, yêu cầu liên bang tăng tiền viện trợ và đề nghị không can dự vào phạm vi tòa án của tỉnh bang. Thành phố Montréal
- Từ năm 1896 đến năm 1918, Québec bắt đầu phát triển những tài nguyên thiên nhiên phong phú của mình. Để có thể phát triển những công nghiệp lớn như thủy điện, bột giấy, nhôm, hoá chất, chính phủ Québec phải ưu đãi những nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn là người Anh và người Mỹ. Trong giai đoạn nầy, có rất nhiều dân di tản từ nông thôn vào thành phố, nhiều di dân đến từ Anh, Ý, Hy Lạp, và Ba Lan. Năm 1896, Ông Wilfrid Laurier, là người Pháp đầu tiên đắc cử Thủ tướng Canada. Năm 1900, Canada vẫn còn là thuộc địa của Anh, mặc dù hưởng quyền tự trị rất lớn trong chính trị đối nội, lệ thuộc Anh trên phương diện đối ngoại. Nhưng sự tham gia của Canada trong chiến tranh Anh có hệ quả thúc đẩy bước tiến đến tự trị. Bởi vì tính ưu thế quân sự của nước Anh đang bị 2 sức mạnh mới của Đức và Mỹ hăm dọa. nên chính phủ Anh cần đến sự giúp đỡ của các thuộc địa. Tuy nhiên, phần lớn người Canada gốc Anh bị chia rẽ về tính trung thành với Đế quốc Anh. Người gốc Pháp không muốn gởi quân đôi tham chiến với Anh. Từ năm 1919 đến năm 1928, Nước Anh bận tái kiến thiết đất nước nên không còn tài trợ cho Québec. Thay vào đó, Mỹ đã cung cấp những tư bản cần thiết cho việc công nghiệp hóa của Québec. Do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế sau chiến tranh, 130 000 người Québec đã di cư qua Mỹ để tìm việc làm. Trong giai đoạn này đã xảy ra nhiều xung đột giữa 2 hệ tư tưởng của đảng Tự do cầm quyền, chủ trương phát triển công nghiệp, với đảng đối lập, chủ nghĩa dân tộc, chủ trương phát triển nông nghiệp là chính, coi trọng gia đình và tôn giáo. Từ năm 1929 đến năm 1945, Québec cũng như tất cả các tỉnh bang khác đều bị ảnh hưởng nặng nề do cuộc đại suy thoái lớn nhất (1929-1933) bùng nổ ra tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% đến 25%. Lương giảm 40%.
- Năm 1931, Canada độc lập với Đế quốc Anh, làm chủ chính sách đối ngoại và tự trang bị quân đội, chọn quốc kỳ (1964), quốc ca(1980) cho chính mình. Năm 1939, Thủ tướng Mackenzie King gởi quận đội đi giúp các nước đồng minh với trách nhiệm giới hạn trong việc tiếp ứng thực phẩm và dụng cụ. những người gốc Anh được ưu tiên trong chiến tranh ở Âu châu. những người gốc Pháp thì không bị gọi tòng quân. Thế nhưng, năm 1942, trước nhu cầu tăng quân số, Mackenzie King phải thông qua 1 cuộc bỏ phiếu toàn dân, xin quyền động viên cả người Canada gốc Pháp. Mặc dù 71% người Québec từ chối nhưng không được chấp thuận, vì nó là thiểu số trong tỷ lệ 80% đồng ý của các tỉnh bang khác. 600 000 lính Canada đã được gởi đi tham dự Đệ nhị thế chiến, 42 000 chết và 53 000 bị thương. Từ năm 1945 đến 1960, thời kỳ này được đánh dấu bởi sự ngự trị lâu dài của Thủ hiến Maurice Duplessis. Đây là thời kỳ thịnh vượng cho Québec, lương bổng được tăng nhanh, điều kiện làm việc được cải thiện, Người Québec theo cách sống của người Mỹ (l’American Way of Life), tăng thêm xe hơi, tủ lạnh, radio, tv, điện thoại. Duplessis ý thức được rằng sự phát triển kinh tế Québec phải được hướng theo trục sản phẩm công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên., ông muốn kéo Québec trở nên giàu có về công nghiệp và tài chánh như Mỹ. Ông là 1 chính trị gia gây nhiều tranh luận trong lịch sử của Québec. Năm 1948, Chính phủ Maurice Duplessis thừa nhận lá cờ Québec, được gọi là “le Fleurdelisé). Lá cờ của Québec Québec hiện nay là 1 tỉnh bang của Canada, có dân số hơn 7 triệu 750 ngàn (2008), là tỉnh bang đông dân đứng hàng thứ nhì trong Canada, đứng hàng thứ nhất về diện tích. Trên 80% dân số ở Québec (khoảng 6 triệu) có gốc Pháp và
- tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, tại những thành phố lớn, hầu hết mọi người đều có thể nói và hiểu tiếng Anh. Hàng năm, Québec thâu nhận khoảng 25 ngàn di dân, 10% của tổng số di dân đến Canada. Do bởi lịch sử và văn hóa đặc thù của nó, Québec chịu ảnh hưởng của cả 2 nguồn văn hóa Âu châu và Bắc Mỹ, người ta có thể tìm thấy 2 di sản của đạo Thiên Chúa Giáo và đạo Tin Lành ở mọi nơi trong Québec, đặc biệt là ở trong kiến trúc và nghệ thuật của nó. Vấn đề về vị trí của Québec trong liên bang Canada vẫn còn nguyên đó. Nó ám ảnh người Canada trong những năm kế tiếp. *** Lịch sử của Québec quả thật rất thú vị. Nó được lấy làm tham khảo cho 2 dân tộc, 2 quốc gia hoặc 2 phái khác chính kiến muốn sống chung với nhau. Người Canda gốc Anh, là kẻ chiến thắng, đã biết nhường bộ, tôn trọng vị trí của người gốc Pháp, để chuộc nào 1 phần lỗi lầm của mình trong việc cai trị và đối xử không phải đối với người gốc Pháp trước đó. Người Canada gốc Pháp, là kẻ bại trận, đã biết đoàn kết để tạo ra sức mạnh chống lại sự ức hiếp của người gốc Anh. Họ không cố chấp, họ cũng thừa hiểu rằng việc liên kết với nhau sẽ có lợi cho đôi bên. Do đó, họ đã bỏ phiếu từ chối tách riêng ra khỏi khối Canada. Là 1 người di dân đến sau, nhập gia tùy tục, tôn trọng tính dân chủ, văn hóa, tôn giáo của người đến trước, tiếp thu quyền tự do cá nhân, bình đẳng nam nữ, phát huy văn hóa của mình hòa chung với xã hội đa văn hoá. Đó là điều mà mọi ngươi di dân mong muốn . theo vietsciences.free.fr
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn