intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy định về liêm chính học thuật của trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng giải pháp thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quy định về liêm chính học thuật của trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng giải pháp thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật”" đề xuất một số kiến nghị cho các cơ sở giáo dục khác trong việc quy định liêm chính học thuật trong các kỳ thi kết thúc học phần, góp phần thực hiện tốt mục tiêu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy định về liêm chính học thuật của trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng giải pháp thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật”

  1. QUY ĐỊNH VỀ LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” ThS. Văn Công Vũ, TS. Nguyễn Lê Thu Hiền* 1 Tóm tắt: Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các nội dung liên quan để cho thấy sự khác biệt trong Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là quy định trong kỳ thi kết thúc học phần của sinh viên và học viên. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các cơ sở giáo dục khác trong việc quy định liêm chính học thuật trong các kỳ thi kết thúc học phần, góp phần thực hiện tốt mục tiêu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của quốc gia. Từ khóa: Liêm chính học thuật; Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng; Học thật; Thi thật; Nhân tài thật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sự phát triển của tri thức nhân loại đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thời gian qua xuất hiện tương đối nhiều trường hợp vi phạm liêm chính trong học thuật, đe dọa nghiêm trọng đến tôn chỉ của ngành Giáo dục. Sự xuống cấp đạo đức học thuật là yếu tố nguy hiểm, cản trở việc thực hiện mục tiêu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các hình thức vi phạm liêm chính học thuật càng trở nên tinh vi, khó kiểm soát. Do vậy, nghiên cứu các giải pháp để hướng đến thực hiện tốt vấn đề “Học thật, thi thật, nhân tài thật” là vấn đề vô cùng cấp thiết. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các nội dung liên quan để cho thấy sự khác biệt trong Quy định về Liêm chính trong học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Từ đó, đưa ra bài học kinh nghiệm cho các cơ sở đào tạo khác. Sự liêm chính trong học thuật thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong phạm vi bài viết này, tác giả giới hạn đối với việc thực hiện Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. *
  2. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 461 Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng trong kỳ thi kết thúc học phần của sinh viên, học viên. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về liêm chính học thuật Tìm hiểu về vấn đề liêm chính học thuật, trước hết cần hiểu rõ định nghĩa “liêm chính học thuật”. Theo Vũ Công Giao (2018), về mặt ngôn ngữ học, “liêm chính học thuật” là một từ ghép, bao gồm liêm chính (integrity) và học thuật (academic). Khái niệm “học thuật” thường được hiểu là những hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014). Tuy nhiên, với liêm chính, do tính chất rộng và trừu tượng của nó, nhiều tác giả cho rằng rất khó để đưa ra một định nghĩa đầy đủ và hoàn chỉnh về khái niệm này (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Về nguồn gốc, integrity xuất phát từ thuật ngữ La-tinh là integer, có nghĩa là toàn bộ, toàn thể (Hà An, 2015). Theo một từ điển tiếng Anh phổ thông, liêm chính là tập hợp các phẩm chất đạo đức như sự trung thực, ngay thẳng, trong sạch (Donald L. McCabe và Cộng sự, 2001). Còn theo Ann Nichols-Casebolts, liêm chính trong nghiên cứu nghĩa là cam kết cá nhân (của nhà nghiên cứu) hướng đến các tiêu chuẩn thật thà về kiến thức và trách nhiệm cá nhân hàm chứa các tiêu chuẩn về tính tin cậy và hợp pháp (ĐHQG Hà Nội, 2017). Theo Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng giải thích, “Liêm chính học thuật là sự ứng xử ngay thẳng và trong sạch trong các hoạt động học thuật” (Trường Đại học Bách khoa, 2017). Như vậy, nếu phát huy được tinh thần liêm chính học thuật, đồng nghĩa với việc góp phần thực hiện tốt tôn chỉ “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, xây dựng nguồn nhân lực chấn lượng, cung cấp cho các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội, các hành vi vi phạm liêm chính học thuật cũng dần được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến, khó kiểm soát. Hành vi vi phạm liêm chính học thuật là hành vi nhằm đạt lợi ích, lợi thế cho bản thân hoặc cho người khác trong học thuật một cách bất công, bao gồm: bịa đặt, gian lận, đạo văn, giúp người học khác vi phạm... 2.2. Quy định về liêm chính học thuật của trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng 2.2.1. Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng Tháng 10/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 426/TTg thành lập Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trên cơ sở của Viện Đại học Đà Nẵng. Đến tháng 04 năm
  3. 462 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 1994, Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng được đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật và là một thành viên của Đại học Đà Nẵng. Ngày 09/03/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1178/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, đổi tên Trường Đại học Kỹ thuật thành Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng (Lịch sử phát triển Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, 2021). Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng với triết lý giáo dục “Tư duy, sáng tạo, nuôi dưỡng lòng nhân ái” đã hướng đến mục tiêu đào tạo ra những con người đầy trí tuệ, bản lĩnh; có khả năng tư duy độc lập, biết sáng tạo những cái mới có ích, biết phê phán, phản biện và có một tấm lòng nhân ái, biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh, có trách nhiệm với Tổ quốc. Quy mô sinh viên/ Học viên hiện tại Đơn vị: Người Đại học Tiến sĩ Thạc sĩ Chính quy Vừa làm vừa học Tổng số 64 491 13621 46 Nguồn: Công văn số 1316/ĐHBK-TCHC ngày 04/05/2021 của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (Trường Đại học Bách khoa, 2021). Với uy tín và chất lượng đào tạo ngày càng được khẳng định, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã trở thành trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý công nghiệp có trình độ cao, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của miền Trung cũng như cả nước và khu vực. 2.2.2. Quy định về liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng Quy định về liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng được ban hành theo Quyết định số 29/QĐ-ĐHBK của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa ngày 09/01/2017 (Trường Đại học Bách khoa, 2017). Nội dung Quy định đề cập rõ về những vấn đề chính sau: 1) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; 2) Giải thích từ ngữ, khái niệm; 3) Thực hiện liêm chính học thuật; 4) Ngăn ngừa và xử lý vi phạm liêm chính học thuật; 5) Quy trình xử lý vi phạm liêm chính học thuật; 6) Tổ chức thực hiện. Những nội dung của Quy định đề cập khá chi tiết, là hình thức răn đe hiệu quả đối với các hành vi vi phạm liêm chính học thuật. Sau khi Quy định được ban hành, các hoạt động học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng có sự thay đổi vượt bậc theo hướng tích cực. Tình trạng sinh viên tham gia kỳ thi kết thúc học phần được tổ chức và diễn ra nghiêm túc. Sinh viên vi phạm nội quy liêm chính học thuật sẽ bị cán bộ coi thi xử lý ngay lập tức tại
  4. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 463 phòng thi với các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Đình chỉ thi; Đình chỉ học tập 01 năm; Buộc thôi học. Tuy nhiên, sau 03 năm thực hiện Quy định, vẫn còn tình trạng nhiều sinh viên vi phạm Quy định và có thái độ vô cảm trước những hình thức kỷ luật mà Quy định đặt ra trước đó. Đến ngày 08/05/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1274/QĐ-ĐHBK về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng” (Trường Đại học Bách khoa, 2019). Theo đó, Quyết định này đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mang tính điều chỉnh cao, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm liêm chính học thuật ngay tại phòng thi kết thúc học phần của sinh viên. Những Quy định mới được sửa đổi, bổ sung như sau: Khiển trách: áp dụng đối với thí sinh vi phạm một lần với lỗi nhìn bài của bạn, trao đổi bài với bạn. Hình thức kỷ luật khiển trách do cán bộ coi thi lập biên bản, ghi rõ hình thức kỷ luật đề nghị vào biên bản và mục “Ghi chú” trong “Danh sách thi”. Thí sinh bị kỷ luật khiển trách sẽ bị trừ 25% số điểm của bài thi tương ứng. Cảnh cáo: áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi: đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn; chép bài của người khác. Thí sinh bị kỷ luật cảnh cáo sẽ bị trừ 50% số điểm của bài thi tương ứng. Đình chỉ thi: áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi: đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm; mang tài liệu vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi. Đối với các kỳ thi có thành lập Ban Coi thi, cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi công bố hình thức kỷ luật thi và phải nhận điểm 0 đối với môn học đó. Đình chỉ học tập 06 tháng: áp dụng đối với thí sinh mang phương tiện kỹ thuật mang tin, truyền – nhận tin (như: điện thoại, máy ảnh, đồng hồ thông minh, máy tính có chức năng soạn thảo văn bản,…) vào phòng thi, trừ trường hợp các môn thi có ghi rõ cho phép thí sinh sử dụng tài liệu, phương tiện kỹ thuật trong thời gian thi; người học không có tên trong danh sách thi nhưng vào phòng thi gây ảnh hưởng công tác thi. Hình thức kỷ luật này do cán bộ coi thi lập biên bản và gửi về Phòng Công tác sinh viên làm các thủ tục theo trình tự để trình Hiệu trưởng quyết định. Thí sinh và người học bị kỷ luật ở hình thức này phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi công bố hình thức kỷ luật thi; phải nhận điểm 0 đối với môn thi; không được dự thi và phải nhận điểm 0 các môn thi còn lại trong học kỳ. Thời điểm bắt đầu đình chỉ học là thời
  5. 464 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP điểm tính từ khi thí sinh/ người học bị lập biên bản xử lý kỷ luật. Trường hợp người học đã học xong tất cả các học phần của chương trình đào tạo mà vi phạm với hành vi này thì bị đình chỉ xét tốt nghiệp 06 tháng, kể từ khi người học có đủ điều kiện để xét tốt nghiệp theo quy định của chương trình đào tạo. Thời gian tối đa người học được phép học chương trình đào tạo bao gồm cả thời gian bị đình chỉ học tập 06 tháng. Đình chỉ học tập 12 tháng: áp dụng đối với thí sinh đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; người học sử dụng phương tiện kỹ thuật mang tin hoặc truyền – nhận tin trong thời gian thi, trừ trường hợp các môn thi có ghi rõ cho phép thí sinh sử dụng tài liệu, phương tiện kỹ thuật trong thời gian thi; người học giả mạo các giấy tờ liên quan đến kỳ thi. Hình thức kỷ luật này do cán bộ coi thi lập biên bản và gửi về Phòng Công tác sinh viên làm các thủ tục theo trình tự để trình Hiệu trưởng quyết định. Thí sinh và người học bị kỷ luật ở hình thức này phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi công bố hình thức kỷ luật thi; phải nhận điểm 0 đối với môn thi; không được dự thi và phải nhận điểm 0 các môn thi còn lại trong học kỳ. Thời điểm bắt đầu đình chỉ học là thời điểm tính từ khi thí sinh/ người học bị lập biên bản xử lý kỷ luật. Trường hợp người học đã học xong tất cả các học phần của chương trình đào tạo mà vi phạm với hành vi này thì bị đình chỉ xét tốt nghiệp 12 tháng, kể từ khi người học có đủ điều kiện để xét tốt nghiệp theo quy định của chương trình đào tạo. Thời gian tối đa người học được phép học chương trình đào tạo bao gồm cả thời gian bị đình chỉ học tập 12 tháng. Buộc thôi học: áp dụng đối với người học đã bị kỷ luật với hình thức “Đình chỉ học tập 06 tháng” hoặc “Đình chỉ học tập 12 tháng” và sau đó phạm lỗi có mức kỷ luật “Đình chỉ học tập 06 tháng” hoặc “Đình chỉ học tập 12 tháng”; sử dụng giấy tờ giả mạo và đi thi hộ; sử dụng giấy tờ giả mạo và nhờ thi hộ; tổ chức thi hộ; tổ chức làm giả các giấy tờ liên quan đến kỳ thi. Hình thức kỷ luật này do cán bộ coi thi lập biên bản và gửi về Phòng Công tác sinh viên làm các thủ tục theo trình tự để trình Hiệu trưởng quyết định. Người học bị kỷ luật ở hình thức này phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi công bố hình thức kỷ luật thi. Các hành vi vi phạm khác sẽ bị xử lý tùy theo mức độ. Ngoài các hình thức kỷ luật của Nhà trường, người học vi phạm còn bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật. Điểm mới của Quy định này thể hiện ở chỗ có thêm hình thức Đình chỉ học tập 06 tháng và nội dung các hình thức xử lý mở rộng và quy định bao quát, trọn vẹn các lỗi vi phạm hơn so với quy định trước đó. Đồng thời, Quyết định cũng nêu rõ về các phương tiện truyền – nhận tin trong thực hiện hành vi vi phạm liêm chính học thuật, cập nhật xu thế phát triển của khoa học, công nghệ trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt,
  6. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 465 Quyết định sửa đổi, bổ sung có thêm hình thức xử lý: “Thông tin bị kỷ luật do vi phạm liêm chính học thuật được ghi vào bảng điểm của người học. Nhà trường công khai thông tin các trường hợp người học bị kỷ luật “Đình chỉ học tập 06 tháng”, “Đình chỉ học tập 12 tháng”, “Buộc thôi học” trên trang tin điện tử của nhà trường” (Trường Đại học Bách khoa, 2019). Chính nhờ sự can thiệp mạnh tay về mặt quy chế này, sau khi áp dụng, các trường hợp vi phạm bị xử lý triệt để, nghiêm túc và tạo hiệu ứng nêu gương cho các sinh viên khác trong các kỳ thi kết thúc học phần. 2.3. Bài học kinh nghiệm cho các cơ sở đào tạo khác Từ việc ban hành và thực hiện Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, để thực hiện tốt nội dung “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, nhóm tác giả đề xuất một số bài học kinh nghiệm và giải pháp như sau: - Một là, cần ban hành và công khai Quy định về liêm chính học thuật của cơ sở đào tạo trên các phương tiện và trang thông tin truyền thông chính thống của Nhà trường. - Hai là, quy định hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc, mức độ mạnh, có tính răn đe cao, hướng đến mục đích tác động thực sự đến thái độ học tập, thi cử của người học. - Ba là, quán triệt, nghiên cứu và ban hành tổng quát về các nội dung vi phạm, có thể tham khảo các nội dung trong Quy định Liêm chính học thuật của Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. - Bốn là, thường xuyên tiếp nhận ý kiến của cán bộ, giảng viên và sinh viên để cập nhật các nội dung vi phạm liêm chính học thuật trong các kỳ thi kết thúc học phần. - Năm là, phổ biến và quán triệt chặt chẽ đến cán bộ coi thi trước các kỳ thi kết thúc học phần. Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ coi thi bỏ qua hoặc thực hiện sai Quy chế, Quy định. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên trong quá trình học tập, bồi dưỡng thái độ và tinh thần học tập tự giác, trong sáng cho sinh viên. 3. KẾT LUẬN Liêm chính trong học thuật là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng là đơn vị hàng đầu trong các đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng thực hiện tốt quy định liêm chính học thuật, nhất là trong các kỳ thi kết thúc học phần. Các hình thức xử lý kỷ luật ngay tại phòng thi được quy định bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Đình chỉ thi; Đình chỉ học tập 06 tháng; Đình chỉ học tập 12 tháng. Đây là giải pháp góp phần quan trọng vào việc “thi thật”, hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn
  7. 466 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP nhân lực chất lượng cao, cung cấp “nhân tài thật” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các cơ sở đào tạo nếu chưa ban hành quy định liêm chính học thuật và thiếu kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện quy định, cần nghiên cứu, triển khai trong thời gian sớm nhất để nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo của đơn vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà An (2015), Các trường đại học “bắt tay” chống đạo văn, tại http://news.hoasen.edu.vn/ tin-hoa-sen/cac-truong-dai-hoc-bat-tay-chong-dao-van-3904.html. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4. Donald L. McCabe, Linda Klebe, Kenneth D. Butterfield (2001), “Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research”, ETHICS & BEHAVIOR, 11(3), 219–232. 5. ĐHQG Hà Nội (2017), Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN ngày 27 tháng 7 năm 2017 về việc thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. PGS.TS. Vũ Công Giao (2018), “Liêm chính học thuật”: Lý luận, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trên thế giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6(358), Hà Nội; 7. Lịch sử phát triển Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (2021), xem tại http://dut.udn.vn/ Tintuc/Gioithieu/id/17; 8. Trường Đại học Bách khoa (2017), Quyết định số 29/QĐ-ĐHBK về việc ban hành “Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng”, Đà Nẵng. 9. Trường Đại học Bách khoa (2019), Quyết định số 1274/QĐ-ĐHBK về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về Liêm chính học thuật của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng”, Đà Nẵng. 10. Trường Đại học Bách khoa (2021), Công văn số 1316/ĐHBK-TCHC về việc Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học năm học 2021-2022, Đà Nẵng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2